Môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ bưu chính tại Bưu điện Tp. Hồ Chí Minh (Trang 64)

Theo dự báo nước ta bước vào già hóa dân số vào năm 2015, nhưng thực tế hiện nay là ngay từ những năm 2010. Theo phân tích và nhận định của các nhà nhân khẩu học kinh tế trong và ngoài nước, cơ cấu dân số Việt Nam đã bước vào giai đoạn "Cơ cấu dân số vàng" hay " cửa sổ cơ hội dân số" hoặc "dư lợi dân số".

Dân số Việt Nam có sự chuyển đổi đặc biệt: vừa bước vào giai đoạn nhiều người trong tuổi lao động nhưng đồng thời cũng già hóa. Chỉ tiêu về chất lượng dân số tuy đạt mục tiêu Chiến lược dân số Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 đề ra, nhưng mức xuất phát điểm còn thấp về cả thể chất, trí tuệ và tinh thần.

Kinh tế

Bưu chính là một ngành kinh tế kỹ thuật, dịch vụ quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân.

Bưu chính là một ngành kết cấu hạ tầng cơ sở, sản xuất kinh doanh dịch vụ quan trọng không thể thiếu được của nền kinh tế quốc dân, là công cụ đắc lực cho việc quản lý, điều hành nhà nước.

Công nghệ

Trình độ công nghệ của chúng ta chưa cao, đóng góp của yếu tố công nghệ, tri thức vào từng sản phẩm còn thấp, kết quả nghiên cứu khoa học còn rất hạn chế. Khoa học và công nghệ nước ta chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, chưa trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chưa khắc phục tìnchh trạng tụt hậu với các nước trong khu vực. Điều đáng tiếc là theo đánh giá mới đây, năng lực công nghệ của Việt Nam vẫn ở mức thấp trong trong khu vực châu Á.

Văn hóa

Văn hóa của Việt Nam là một pha trộn đặc biệt giữa những văn hóa cổ xưa cùng với văn hóa bản xứ của người Việt. Ngoài ảnh hưởng lớn nhất của Trung Hoa, văn hóa của người Việt còn chịu sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây và có các văn hóa riêng biệt của một bộ phận dân tộc thiểu số tại Việt Nam .

Khách hàng

Đối tượng khách hàng hướng đến là các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ bưu chính.

Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay thị trường sản phẩm dịch vụ Bưu chính trong nước đã có những chuyển biến lớn, nhiều doanh nghiệp đầu tư, vì thế sức cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường. Nên vấn đề về đối thủ cạnh tranh là một vấn đề thực sự quan trọng. Sau khi thị trường chuyển phát Việt Nam mở cửa hoàn toàn việc một số doanh nghiệp nước ngoài tiếp tực thăm dò thị trường, thậm chí là mua lại cổ phần của doanh nghiệp Bưu chính trong nước cho thấy áp lực cạnh tranh ngày càng nặng hơn với doanh nghiệp Bưu chính nội.

Trong 20 năm qua thị trường Bưu chính chuyển phát Việt Nam đã chứng kiến sự tham gia mạnh mẽ của các nhà khai thác dịch vụ Bưu chính có mạng lưới toàn cầu, bao gồm TNT của Hà Lan, DHL của Đức và FedEx, UPS của Mỹ. Lần lược góp mặt vào thị trường Việt Nam theo hình thức hợp tác với doanh nghiệp trong nước để mở đại lý thu gom, phát hàng từ đầu thập niên 1990, các doanh nghiệp Bưu chính quốc tế này đã triển khai nhiều hoạt động nhằm hiện thực hóa định hướng đầu tư lâu dài tại Việt Nam. Cụ thể, TNT kết hợp với Viettrans cho ra đời công ty liên doanh đầu tiên tại thị trường Việt Nam trong lĩnh vực Bưu chính. DHL liên doanh với VNPT lập ra Công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển phát nhanh DHL-VNPT. Lãnh đạo các doanh nghiệp Bưu chính trong nước đều thừa nhận, với kinh nghiệm, công nghệ và tiềm lực tài chính của mình, các nhà khai thác Bưu chính toàn cầu đang tạo ra sức ép cạnh tranh vô cùng lớn với doanh nghiệp Bưu chính nội. Sự lấn lước của các doanh nghiệp Bưu chính nước ngoài tại thị trường Việt Nam ngày càng rõ nét, nhất là ở mảng cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế. Theo sách trắng CNTT&TT Việt Nam về thị phần dịch vụ của các doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam tính theo doanh thu trong 2 năm 2010 và 2011, tổng thị phần của hai công ty liên doanh DHL-VNPT và TNT-Viettrans chiếm gần 26%. Tương ứng với điều đó thì liên tiếp trong ba năm từ 2010-2012, thị phần dịch vụ của doanh nghiệp trong nước dần bị thu hẹp, ví dụ như VNPost Express giảm từ hơn 16%

(2010) xuống 12% (2011) và chiếm gần 10% tổng doanh thu toàn ngành vào năm 2012.

Thời gian gần đây, mặc dù mức độ cạnh tranh trên thị trường Bưu chính chưa có nhiều biến động, song việc thăm dò và tham gia thị trường Việt Nam của doanh nghiệp nước ngoài vẫn được triển khai. Cụ thể là công ty Yamoto (Nhật Bản) đã sang tìm hiểu thị trường chuyển phát của Việt Nam.

Với Bưu chính Việt Nam, doanh nghiệp anh cả trong ngành Bưu chính thì việc đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt trên thị trường, từ sau khi tách ra hoạt động độc lập với viễn thông từ 2008 đến nay, cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT, cải thiện chất lượng dịch vụ. Bưu chính Việt Nam đã đa dạng hóa, làm mới các dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, giúp giữ chân các khách hàng hiện có, đồng thời gia tăng thêm khách hàng, thị phần dịch vụ của doanh nghiệp.

Đối với Bưu điện TP.HCM, việc xác định chính xác đối thủ cạnh tranh của Bưu điện TP.Hồ Chí Minh là rất quan trọng, tránh chủ quan, bởi vì, bên cạnh những đối thủ cạnh tranh hiện tại còn có những đối thủ tiềm ẩn, đối thủ ngầm không lộ diện sẽ rất nguy hiểm đối với công ty, thể hiện cụ thể qua hình sau:

Bưu chính Vietel

Công ty Tín Thành

Hợp Nhất Sai Gòn Post

Chuyển phát nhanh GNN Công ty chuyển phát nhanh Nội Bài

Bưu điện TP.Hồ Chí Minh

(Nguồn : Phòng phát triển kinh doanh Bưu điện TP.HCM)

Công ty cổ phần chuyển phát nhanh Tín Thành:

Ra đời mới hơn 3 năm, cho đến nay Công ty cổ phần chuyển phát nhanh Tín Thành - một công ty kinh doanh dịch vụ chuyển phát ở thành phố Hồ Chí Minh - đã trở thành một trong những công ty lớn kinh doanh các dịch vụ chuyển phát, được nhiều người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh biết đến

Mạnh hơn Bưu Điện Thành Phố Hồ chí Minh ở chỗ Công ty cổ phần chuyển phát nhanh Tín Thành có được dòng dịch vụ chuyển phát nhanh hẹn giờ tai các chi nhánh chính tại các thành phố lớn trực thuộc công ty (Dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng) và có được hệ thống marketing chuyên nghiệp hơn.

Công ty Bưu Chính Viettel

Công ty Bưu chính Quân Đội – là một công ty con trực thuộc Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội, kinh doanh các dịch vụ Viễn Thông , dịch vụ bưu chính … có trụ sở đặt tại Hà Nội - cũng là một trong những “đại gia” kinh doanh dịch vụ thị trường nội địa, đã làm rất tốt khâu bán hàng. Công ty Bưu chính Quân Đội đã xác định đúng hướng kinh doanh, ngoài việc tập trung xây dựng và quảng bá thương hiệu cho các dịch vụ viễn thông và dịch vụ bưu chính. Công ty còn đẩy mạnh các chương trình chăm sóc tặng quà cho khách hàng, khuyến mãi nhằm thu hút nhiều khách hàng.

Công ty Bưu Chính Sài Gòn

Công ty Bưu Chính Sài Gòn là một thành viên của Cty Cổ phần Dịch Vụ Bưu Chính Viễn Thông Sài Gòn (gọi tắt SGP), có trụ sở đặt tai TP.Hồ Chí Minh kinh doanh trên rất nhiều lĩnh vực dịch vụ, trong đó kinh doanh các dịch vụ viễn thông và chuyển phát thị trường nội địa đươc trải rộng 53/63 tỉnh thành đa số ở các trung tâm tỉnh huyện , thị xã… Dịch vụ nổi tiếng của Trung tâm Bưu Chính Sài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gòn là dịch vụ chuyển phát nhanh hẹn giờ với mức giá tương đối cao, được các doanh nghiệp đánh giá là có chất lượng.

Ngoài các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Bƣu chính trên, thì hệ thống ngân

hàng cũng là một trong những đối thủ cạnh tranh hết sức quan trọng đối với Bưu điện TP.HCM. Mạng lưới ngân hàng ngày càng phát triển phát triển trên toàn Thành phố và các quận huyện ngoại thành. Với tác phong phục vụ hết sức chuyên nghiệp. Chính vì vậy, làm giảm một lượng khách hàng hết sức đáng kể (các doanh nghiệp, công ty lớn có nhu cầu chuyển tiền nhanh). Ngoài ra việc chuyển khai dịch vụ rút tiền tự động qua máy ATM của ngân hàng cũng đã làm giảm mạnh lượng tiền gửi qua Bưu điện.

Tóm lại, qua việc phân tích môi trường bên ngoài của Bưu điện TP.HCM đã cho ta thấy được những cơ hội cũng như những nguy cơ đối với doanh nghiệp như:

Những cơ hội

- Xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới, tạo thế cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp.

- Chính trị ổn định, được sự ưu đãi của nhà nước, địa phương.

- Nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống vật chất, dân trí nhân dân ngày càng nâng cao nên nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú tạo thị trường tiềm năng, là động lực cho doanh nghiệp cải tiến, phát triển dịch vụ.

- Kỹ thuật công nghệ phát triển, tạo tiền đề cho tin học hóa bưu chính.

Những nguy cơ

- Mở cửa thị trường bưu chính nên mất dần thế độc quyền trong kinh doanh dịch vụ.

- Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, thị trường bị chia sẻ nhiều đối thủ; đối thủ có tính chuyên nghiệp cao được ưu thế trong kinh doanh.

- Nhu cầu khách hàng ngày càng cao và khó tính hơn. - Công nghệ thay đổi nhanh chóng tạo sản phẩm thay thế.

- Xuất hiện nhiều sản phẩm thay thế trên thị trường như: E-mail, chuyển phát bưu phẩm, gửi rút tiền qua thẻ ATM,… làm cho sản phẩm truyền thống có chiều hướng suy giảm.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ bưu chính tại Bưu điện Tp. Hồ Chí Minh (Trang 64)