Cải tổ mạng đường thư, mạng phát trả bưu phẩm

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ bưu chính tại Bưu điện Tp. Hồ Chí Minh (Trang 86)

Đường thư cấp 1, cấp 2 : Bố trí xe hợp lý hơn

Bưu điện TP.HCM cần quan tâm đến lượng hàng tại các nút cần chuyển đi đến các Quận, Huyện với phương tiện của Bưu điện TpHCM. Như vậy ràng buộc khả năng lưu thoát ở đây là khả năng vận chuyển của phương tiện bố trí (trọng tải, thể tích thùng hàng của xe ô tô) đi đến các Quận, Huyện.

Để giảm thiểu chi phí trong vận chuyển là bố trí tải trọng xe phù hợp với lưu lượng hàng vận chuyển theo từng nất tải trọng 3- 3,5 tấn; 3, 5- 5 tấn; trên 5 tấn. Để làm được điều này thì Bưu điện TpHCM phải bố trí xe chạy theo tháng, đồng thời phải có sự thông tin thường xuyên từ các nút trung gian trên toàn bộ đường thưđể bố trí xe hợp lý.

Đường thư cấp 3 nội thành: Xây dựng lộ trình đi của phương tiện sao cho ngắn nhất

Đối với đường thư nội thành do không bị sự hạn chế về khả năng lưu thoát tại mỗi điểm giao nhận (tải trọng xe 1,5 tấn vẫn còn dư tải), các điều kiện tác động đến chi phí vận chuyển một đơn vị lưu lượng trên các tuyến đường có thể xem như tương đồng với nhau nên chi phí vận chuyển cho một đơn vị sản phẩm gần như bằng nhau cho các phương án vận chuyển với các tuyến đường khác nhau trong nội thành. Do vậy để giảm chi phí vận chuyển nội thành là xây dựng lộ trình đi của phương tiện sao cho ngắn nhất.

* Mạng phát trả bưu phẩm: bảo đảm thời gian toàn trình của bưu tá không nên vượt quá 2 giờ.

Tại trung tâm Thành phố và các Quận lân cận có kinh tế phát triển thì mạng phát trả chưa đáp ứng được nhu cầu. Mạng tuyến phát cần phải phân chia ngắn hơn nữa để đảm bảo yêu cầu phát bưu gửi phải xong trước 9 giờ hàng ngày. Thời gian toàn trình của bưu tá không nên vượt quá 2 giờ.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ bưu chính tại Bưu điện Tp. Hồ Chí Minh (Trang 86)