Chiến lược phân phối

Một phần của tài liệu Phát triển giá trị thương hiệu Saigon Special của tổng công ty CP bia Sài Gòn thông qua các hoạt động chiêu thị (Trang 53)

6. Cấu trúc luận văn

2.3.3 Chiến lược phân phối

Phân phối đã được khẳng định là khâu quan trọng mà doanh nghiệp cần chú ý khi muốn chiếm lĩnh thị trường nội địa. Nhận thức được tầm quan trọng đó Bia Saigon Special có được hệ thống phân phối sẵn có của Tổng công ty (các sản phẩm thương hiệu “mẹ”) làm đường dẫn, nên hệ thống phân phối phủ rộng, sẵn sàng tiếp cận người tiêu dùng mọi lúc, mọi nơi. Vì thế, Bia Saigon Special đã duy trì được sự hiện diện khắp nơi, từ thành phố đến nông thôn, từ kênh phân phối truyền thống đến kênh phân phối hiện đại. Khi vào bất cứ điểm bán, tạp hóa hay nhà hàng nào người tiêu dùng cũng có thể mua được Bia Saigon Special. Tổng công ty CP Bia Sài Gòn có hơn 800 Nhà phân phối C1 bao phủ khắp 63 tỉnh thành trong cả nước (xem hình 2.1).

Ngun: Phòng Kim soát & H tr bán hàng

Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống phân phối của Bia Saigon Special

Mạng lưới phân phối kênh dài (4 kênh chính): nhà sản xuất, nhà phân phối C1 (nhà bán sĩ), nhà phân phối C2 (bán sĩ cấp 2), nhà bán lẽ (C3 – điểm bán, quán, nhà hàng). Tuy nhiên thực tế kênh phân phối có thể dài hơn hoặc ngắn hơn.

Hiện nay, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các đối thủ nội địa và liên doanh nước ngoài. Nơi họ có kinh nghiệm về thị trường, thói quen sử dụng sản phẩm và họ có kinh nghiệm quản lý, có vốn,... Các đối thủ cũng đang ra sức hoàn thiện hệ thống phân phối khá mạnh mẽ, quy hoạch tái quy hoạch lại hệ thống phân

Tổng Công ty Cp Bia Sài Gòn Nhà phân phối C1 Nhà phân phối C1 Nhà phân phối C1... Nhà phân phối C2 Nhà phân phối C2... C3 – Điểm bán, quán, nhà hàng,.. Người tiêu dùng N.viên bán hàng

phối để cạnh tranh với Bia Sài gòn nói chung và nhãn hàng Bia Saigon Speical nói riêng. Vì vậy việc hoàn thiện khâu phân phối là hết sức quan trọng.

Trước thực trạng đó, Bia SaiGon nói chung và nhãn hàng Bia Saigon Special nói riêng đã tiếp tục thực hiện quy hoạch tái quy hoạch hệ thống phân phối, để đảm bảo quản lý được chiều dài và chiều rộng kênh phân phối, phủ rộng khắp trên cả nước cũng như những văn phòng đại diện nước ngoài. Đặc biệt nhất là thị trường trong nước đảm bảo quản lý được hệ thống phân phối, giám sát hơn 95% dòng chảy sản phẩm để tránh tình trạng bán hàng chồng chéo, lấn tuyến không tuân theo chính sách giá, tình trạng cá lớn nuốt cá bé... để phát triển bền vững.

Vì thế trong giai đoạn hiện nay, việc quy hoạch, tái quy hoạch Nhà phân phối là một bước đi cần thiết để ổn định thị trường, hướng tới kiểm soát hơn 95% dòng chảy sản phẩm. Đánh giá được độ dài, độ rộng của kênh phân phối, đồng thời đề ra chính sách, phương án phát triền hệ hệ thống phân phối nhằm làm cho người tiêu dùng dể thấy dể lấy, dể nhìn, dễ mua và dể sử dụng.

Một phần của tài liệu Phát triển giá trị thương hiệu Saigon Special của tổng công ty CP bia Sài Gòn thông qua các hoạt động chiêu thị (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)