6. Cấu trúc luận văn
3.3.3 Giải pháp về chính sách phân phối
Hệ thống phân phối đại trà, cần phát huy để đáp ứng được nhu cầu sử dụng sản phẩm như có các điểm bán hàng kiểu mẫu, chuẩn, chỉ cung cấp các lại Bia Saigon Special nóng, ướp lạnh, bia sệt, bia tuyết... và tại các máy bán hàng tự động, cửa hàng tiện lợi, siêu thị, đại siêu thị...
Định hướng của Tổng công ty là mở rộng hệ thống phân phối rộng khắp các tỉnh, thành, huyện, xã trong cả nước, gia tăng độ phủ Bia Saigon Special lên tới mức cao nhất. Đảm bảo cung cấp sản phẩm nhanh, kịp thời tới hệ thống điểm bán, đưa hàng tới gần nhất cho người tiêu dùng. Định hướng tiếp theo là mở rộng ra các nước trong khu vực để thăm dò thị trường, thị hiếu của người sử dụng dần dần sẽ xây dựng những chiến lược tấn công sang thị trường nước nước ngoài.
Xây dựng đội ngũ nhân viên tiếp thị tốt, được đào tạo bài bản để giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng. Đội ngũ salesman nhằm chăm sóc nhà hệ thống phân phối, điểm bán, trưng bày sản phẩm và triển khai các chương trình hỗ trợ bán hàng.
Xây dựng hệ thống phân phối theo vùng, theo tuyến bán hàng, để tránh tình trạng trùng lắp vùng bán hàng, phá giá, đảm bảo các nhà phân phối có lợi nhuận, an tâm đầu tư và tái đầu tư vào chính hệ thống phân phối của mình.
Đối với thị trường thương mại cũng cần có các biện pháp hỗ trợ thương mại như vật phẩm quảng cáo, mô hình trưng bày sản phẩm, tủ lạnh ướp sản phẩm, chương trình quán tiếp thị, quán khoán, quán độc quyền hình ảnh, điểm bán kiểu mẫu. Chính sách hậu mãi nhà phân phối, các hình thức thưởng bằng hiện kim, hiện vật khác nhau, linh hoạt, hấp dẫn nhằm khích lệ động viên, tạo mối liên hệ gắn bó hơn nữa giữa Tổng công ty và hệ thống phân phối.
Tóm tắt chương 3:
Chương 3 trình bày định hướng phát triển thương hiệu của Bia Saigon Special trong thời gian tới và các nhóm giải pháp chính. Dựa trên định hướng phát triển thương hiệu, căn cứ vào thực trạng hoạt động chiêu thị của Bia Saigon Special
trong thời gian qua cùng với việc phân tích kết quả nghiên cứu định lượng tác giả đề xuất bốn nhóm giải pháp về chiêu thị và các giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao giá trị thương hiệu Bia Saigon Special đó là: giải pháp về hoạt động quảng cáo, giải pháp về hoạt động khuyến mãi cho người tiêu dùng và giải pháp về các hoạt động quan hệ công chúng và giải pháp về bán hàng cá nhân. Ngoài ra còn có giải pháp đồng bộ về chính sách giá, sản phẩm và hệ thống phân phối.
KẾT LUẬN
Bia Sài gòn đang trên con đường phát triển giá trị thương hiệu với xu hướng cách tân một thương hiệu truyền thống. Bia Saigon Special mang trong mình trọng trách nặng nề hơn cả vì đây là sản phẩm tạo nên hình ảnh của doanh nghiệp trong phân khúc giá cận cao cấp và cao cấp thương hiệu của Việt Nam. Thổi cho sản phẩm của mình những yếu tố hiện đại về truyền thông, quảng cáo, xây dựng nhóm khách hàng mục tiêu nhưng vẫn đảm bảo những giá trị truyền thống từ việc giữ gìn hình ảnh của sản phẩm, logo, xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, giá trị cốt lõi, sứ mệnh...là những công việc không bao giờ được xem nhẹ. Điều quan trọng, doanh nghiệp phải hiểu rằng, vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu là một quá trình lâu dài, cần sự đầu tư bài bản và đồng bộ trong toàn doanh nghiệp. Tạo dựng được thương hiệu đã khó thì việc duy trì và phát triển thương hiệu còn khó hơn rất nhiều lần. Nhân diện được những nhân tố tác động mạnh đến giá trị thương hiệu để có chiến lược đầu tư hiệu quả là một trong những bước đi quan trọng, đón đầu xu hướng tiêu dùng trong thời gian tới của Bia SaiGon nói chung và Bia Saigon Special nói riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đào Hữu Dũng (2003), Quảng cáo truyền hình trong kinh tế thị trường: Phân
tích đánh và đánh giá, NXB Đại học Quốc gia TP. HCM
[2]. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS, NXB Hồng Đức – TP. HCM
[3]. Hoàng Trọng và Chu Mộng Ngọc (2005) trích từ “Churchill, Jr. G. A (1979), A Paradigm for Developing better Measures of Marketin Constructs, Journal of Marketing Research, 26(1): 64-73“
[4]. Lê Đăng Lăng & ctg (2012), Nghiên cứu tác động của chiêu thị đến giá trị
thương hiệu hàng tiêu dùng nhanh tại thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Đại Học
Thủ Dầu Một, số 4 (6), 31-43
[5]. Lê Đăng Lăng & Lê Thị Kiều Như (2012), Tác động của truyền thông đến xây
dựng thương hiệu, Tạp chí Đại học Thủ Đầu Một, số 5(7), 48-57
[6]. Lê Đăng Lăng (2012), Tác động của quảng cáo và khuyến mãi đến thương hiệu
trong nước giải khát, Tạp chí phát triển kinh tế, Đại học kinh tế TP.HCM, 266
(12/2012), 13-21
[7]. Lê Quang Bình (2008), Thái độ người tiêu dùng đối với chiêu thị trong việc xây
dựng thương hiệu kem đánh răng tại thị trường TP. HCM, luận văn Thạc sỹ, Đại
học Kinh tế TP.HCM
[8]. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh
doanh: Thiết kế và thực hiện, NXB Lao động – Xã hội, TP.HCM
[9]. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2002), Nghiên cứu các thành phần của giá trị thương hiệu và đo lường chúng trong thị trường hàng tiêu dùng
Việt Nam, B2002-22-33, Đại học Kinh tế TP.HCM
[10]. Philip Kotler (2000), Thấu hiểu tiếp thị từ A đến Z, Dịch tiếng Anh, Người dịch Lê Hoàng Anh (2011), NXB Trẻ.
[11]. Tạp chí Marketing Việt Nam, Cùng PR tạo thương hiệu mạnh, (5/2013), 23-27 [12]. Tạp chí Đồ uống, Phát triển thương hiệu Bia Việt Nam, (9/2013), 32-38
[13]. Aker (1996), measuring Brand Equity Across Products and Markets, California Management Review 38 (Spring):102-120
[14]. Assuncao, Joao L and Robert J, Meyer (1993), “The Rational Effect of Price Promotions on Sales and Consumption” Management Science, 39 (may), 517-535 [15]. Ballester, E.D. and J.L. Aleman, 2001. Brand trust in the contest of consumer loyalty. European J. Marketing, 35 (11): 1238-1258
[16]. American Marketing Association (2009), Dictionary of marketing. Accessed Noverber 14, 2009
[17]. Baohong Sun Scott A. Neslin, Kanna Srinivasan (2003), Measuring the Impact of Promotions on Brand Wsitching When Consumers Are Forward Looking, Journal of marketing Research, Vol. 40, No. 4(Nov,2003), pp. 398-405
[18]. Boongee Yoo, Naveen Donthu & Sungho Lee (2000) trích từ “Ambler T & Styles C (1996), Brand development versus new product development: Towards a processmodel of eension, marketing Intelligence & Planing, 14(7):10-19”
[19]. Boongee Yoo, Naveen Donthu & Sungho Lee (2000) trích từ “Baumgertner, hans, Mita Sujan and Dan Padgett (1997), Pattern of Affecttive Reactions to Advertisements: The Intergetion of Moment-to-Moment Responses in to Overall Judgments, Jornal of marketing Research, 34, 219-232”
[20]. Boongee Yoo, Naveen Donthu & Sungho Lee (2000), An Examination of Selected marketin Mix Elment and Brand Wquity, Academy of Marketing Science, Journal, 28(2): 195-211
[21]. Carl F Mela; Sunil Gupta & Donald R Lehmann (1997), The Long – Term Impact of Promotion and Advertising on Cunsumer Bran Choice, Journal of Marketing Research/VolXXXIV (May 1997) 248-261
[22]. Gupta, Sunil (1998) “Impact of Sales Promotions on When, What and How Much to Buy”, Journal of Marketing researh, 25 (November), 342-355
[23]. Hsieh, A.T. and C. Kai Li (2008), The moderating effectof brand Image on public relations perception and customer loyalty. Marketing Intelligence and Planning, 26(1): 26-42
[24]. Kambis Heidarzadeh Hanzaee and Fatemeh Torabi Farsani (2011), The Effects of Brand Image and Perceived Public Relation on Cusomer Loyalty, World
Applied Sciences Journal 13(2): 277-286
[25]. Keller, K. L. (1993). Conceptualizing, measuring and managing customer based brand equity. Journal of Marketin, 57 (January), 1-22
[26]. Keller, K. L. (1998). Strategic brand management: Building, mesasuring and managing brand ewuty. Prentice Hall, New Jersey
[27]. Kotler, P. (2000) marketing managenment; Analysis, planning, implementation and control. New jesey: Prentice-Hall Inc
[28]. Kusum L. Ailawadi & Scott A. Neslin (1998), The Effect of Promotion on Consumption; Buying More and Consuming It Faster, Journal of Marketing Research, Vol. XXXV (August), 390-398
[29]. Lassar, Mittal B&Sh arma A (1995), Measuring Customer-based Brand Equity, Journal of Consumer Marketing 12 (4): 10-20
[30]. Lee, C. W. (2002) Sales promotion as tategic communication: The case of Singapore. The Journal of Product and Bran management, 11(2/3) 103-114
[31]. Role of PR in brand biuldin (2000), Exceroted from the workbook of PR Pundit’s workshop held in New Delhi on November
[31]. Yoo & ect (2000), “An E amination of Selected Marketing Mi Elements and Brand Equity”, Jounal of the Academy of Marketing Science, 28(2) 195-211
[33]. Zeino labedin Rahmani, Payame Noor University, Sari, Iran; Hamidreza Salmani Mojaveri, IslamicAzad Univesity, Tehran, Iran; Amin Allahbakhsh, Payame Noor University, Babol, Iran (2012) “Review the impact of Advertising and Sale Promotion on Brand Equity” Jounal of Business Studies Quarterly, Vol 4, No 1, 64-73
[34]. http://p5media.vn
[35]. http://www.marketingvietnam.net/ [36]. http://www.clbmarketing.com/