Làm giảm sự mất nước trong cây và trong đất

Một phần của tài liệu Cây xanh tiêu điểm của sự sống (Trang 27)

Đại bộ phận nước được hút vào trong cây lại bốc thành hơi qua bề mặt lá và phần nào qua thân. Tính trung bình cứ 1giờ trên 1m2 diện tích lá ban ngày mất từ 15-250 g nước, ban đêm mất từ 1- 20 g nước. Rễ cây đâm sâu vào lòng đất hút nước và muối khoáng để tạo thành các chất dinh dưỡng nuôi cây. Nó chỉ sử dụng một lượng nhỏ bé trong toàn bộ lượng nước xâm nhập vào. Thường cứ 1000 g nước mà cây hút vào cây chỉ dùng 2 g nước để tạo nên chừng 3g chất bột, mỡ, prôtit. Cứ được 1 g chất khô tích trong hạt quả…. trong điều kiện bình thường cây phải

dùng tới 300 gđến 1 kg nước. Cây thoát nước chủ yếu là để nước bay hơi qua lá, lượng nước bay hơi đó gấp 300-1000 lần lượng nước cần dùng thực sự. Nhưng nếu không có sự hao phí đó thì cây sẽ bị đốt nóng và chết, cho nên dù tốn kém bao nhiêu thì cây vẫn phải tiến hành lấy nước và cho thoát nước đi để tự làm mát mình. Đó là một “Tai họa cần thiết”.

Một cây ngô một ngày có thể mất đi 1kg nước. Suốt cả thời kì sinh trưởng mất 200-300 kg nước. Muốn trồng 1 ha ngô với độ bốn vạn cây thì phải cung cấp một lượng nước khá lớn bị tiêu phí đi trong hiện tượng bốc hơi là 8000 tấn nước, nghĩa là trên 1 m2 đất trồng bốc hơi mất 1m3 nước.

Làm cho cây và đất giảm bớt sự bốc hơi nước cũng mang lại kết quả không kém việc tưới thêm nước, kết quả là làm tăng năng suất cây trồng.

Tẩm hạt giống bằng canxi clorua làm cho cây tăng tính chịu hạn. Dung dịch có chất như axit xitric, axit fumaric, axit malic, axit sucxinic, các chất có hoạt tính tổng hợp ADN và ARN cũng có tác dụng làm tăng tính chịu hạn của cây.

Một số chất khi phết hay phun lên lá, làm lá giảm bớt sự thoát nước giảm nhu cầu về nước của cây như hidroxilamin sunfat, thủy ngân phenin axetat…

Để giảm bớt sự mất nước trong đất, người ta phủ đất bằng những vật liệu khác nhau. Dùng một loại giấy polyetylen đem phủ cho ruộng hành trong suốt cả thời gian dài, người ta nhận thấy: sự che phủ không gây ảnh hưởng xấu đến đất, trái lại còn làm cho nhiệt độ của đất được ổn định, giữ được độ ẩm của đất. Chất dinh dưỡng không bị rửa trôi, giữa các hàng cây không có cỏ dại, ngoài ra hành lại lớn đều nhau đúng tiêu chuẩn, năng suất có thể tăng tới 50%. Giấy polyetylen này không bền do ảnh hưởng của các bộ phận làm giấy, giấy này rách thành nhiều mảnh nhỏ và trong vòng 6 tháng chỉ còn lại rất ít polyetylen trong đất mà thôi. Thường thì giấy polyetylen được rải đều trên các luống đất trồng, giấy có những lỗ tròn nằm ở các vị trí nhất định để gieo giống. Bánh máy kéo chạy đè lên mép tấm giấy polyetylen và chặn đất chừng 15 cm. Giữa lớp giấy và mặt đất vẫn còn một lớp cách ly mỏng không khí vào lớp đó qua các lỗ gieo giống. Lớp không khí cách ly giữ cho nhiệt độ đất không bị thay đổi theo nhiệt độ ban ngày và ban đêm.

Một phần của tài liệu Cây xanh tiêu điểm của sự sống (Trang 27)