Tạo cây cảnh theo ý muốn

Một phần của tài liệu Cây xanh tiêu điểm của sự sống (Trang 81)

Mỗi dạng cây ngoài thiên nhiên đều mang nét độc đáo với vẻ đẹp hiên ngang, hùng dũng hay ẻo lả của nó. Với bàn tay con người có thể thu nhỏ những cây có trong thiên nhiên vào không gian hẹp của mình hoặc chăm sóc, uốn nắn để tổ hợp được nét đẹp tự nhiên của thế giới hoang dã vào một cây cụ thể.

Từ xưa, người Nhật đã chơi bon sai, người Trung Quốc chơi cây thế, sau này việc chơi cây cảnh được truyền rộng rãi sang phương tây. Ở Việt Nam cũng rất phát triển việc chăm sóc và chơi cây cảnh, chiêm ngưỡng vẻ đẹp bao la, kỳ thú của thiên nhiên hoang dã thu nhỏ. Ngày nay người ta thường đánh giá cây cảnh theo 3 tiêu chí: cổ mộc, kỳ mộc và mỹ thuật. Vậy sử dụng kiến thức sinh học thế nào để tạo được các cây cảnh đạt các tiêu chí trên đây để phục vụ thú vui chiêm ngưỡng nghệ thuật của con người?

Cây thế nghiêng, nằm, có thân nghiêng về một phía (hướng ngang, hướng chúc xuống, hướng xiên) có thể tạo được nhờ kỹ thuật áp dụng tính hướng trọng lực, tính hướng quang của cây. Trên cơ sở đó cũng có thể uốn cây cảnh theo hình con vật hoặc theo thế cây nhỏ nghiêng về phía cây lớn thể hiện tình cảm anh em hay cây thấp xen với cây cao dáng hình mẫu tử hoặc nhiều tầng nhiều lớp thể hiện đạo lí nho gia hay bất kỳ một hình dáng sáng tạo nào khác giành cho mong muốn của mỗi người.

Thân cây, rễ cây có nhiều hang hốc, vỏ sần sùi có thể tạo được nhờ kỹ thuật tái sinh. Nhiều khi cần tạo ra cây lùn để thu gọn vẻ đẹp của thiên nhiên có thể sử dụng các chất ức chế sinh trưởng. Các chất HAM,

CCC, BCB, TIBA phun lên tán cây ở thời kỳ sinh trưởng kéo dài sẽ ức chế sinh trưởng chiều cao vì những chất này đối kháng giberelin. Việc điều khiển làm cây lùn có thể sử dụng ánh sáng trực xạ, tia cực tím sẽ giảm sinh trưởng chiều cao mà phát triển chiều ngang.

Việc tạo rễ theo ý muốn có thể sử dụng chất kích thích sinh trưởng (nhóm auxin) để kích thích ra rễ ở vị trí đã định và dùng bầu đất để tạo rễ. Có thể nuôi bầu đất trong ống bương, ống tre để có được từng rễ hay cả bộ rễ theo ý muốn.

Những giống có khả năng tạo rễ phụ như sanh, si, gừa, bồ đề... có thể gây tổn thương, tạo mô sẹo bằng khả năng tái sinh và kích thích ra rễ để có một dáng đẹp hơn.

Việc tạo rễ buông cho cây lộc vừng, đa, sanh, si… để có dáng đẹp là cực kỳ quan trọng. Muốn vậy cần chủ động tìm chỗ cần cho ra rễ trên cành cây để bó mùn hay giữ ẩm hoặc ngâm vào nước… nhiều cây cũng có thể ra rễ một cách tự nhiên từ các cành.Trong quá trình sau đó rễ tiếp tục sinh trưởng nếu có đủ độ ẩm rồi buông dài dần xuống phía dưới theo chiều của lực hút trái đất. Vấn đề là ta cho rễ buông thẳng hay tạo dáng uốn lượn cho đẹp, sang trọng.Có thể dùng dây thép để tạo dáng cho rễ sinh trưởng theo hình dạng mong muốn

để sau này tạo dáng đẹp. Nhiều nơi người ta đã chủ động tạo thế rễ như vậy cho tới khi chúng xuyên cắm xuống đất và có thể trực tiếp hút dinh dưỡng từ đất và sinh trưởng khá mạnh tạo thành giá đỡ vững chắc cho cây(như một số cây ở Vườn Bách thảo Hà Nội) và cũng vừa tạo dáng khoẻ đẹp cho cây.

Hình 28. Cây sam [31]

Việc tạo cho cây mai nở hoa đúng dịp Tết Nguyên đán là công việc hết sức thú vị, tuy nhiên không hề đơn giản. Để cây mai nở hoa đúng dịp Tết người ta thường chú ý đền thời điểm bỏ lá. Bình thường khi thời tiết lạnh hơn thì nên bỏ lá sớm trước rằm tháng chạp, còn nếu thời tiết ấm hơn thì nên bỏ lá sau ngày rằm. Cây mai trồng ở đất giàu dinh dưỡng thường nở hoa muộn hơn vì thế phải bỏ lá sớm hơn. Những giống mai có hoa nhiều cánh thường nở hoa muộn hơn giống ít cánh nên phải bỏ lá sớm hơn. Đến khoảng 23 tháng chạp nếu nụ hoa bung vỏ lụa thì có triển vọng nở vào dịp Tết. Nếu chưa thấy bung ra thì cần tưới nước ấm hay cho ra ngoài nắng, ngược lại thì nên đưa cây vào chỗ râm mát hay tưới thêm phân đạm loãng cho cây để làm chậm thời gian ra hoa.

Việc làm cho cây sung ra nhiều quả và đúng chỗ mong muốn cũng có thể thực hiện được. Trước hết cần chọn cây sung có lá hình mũi giáo, lá non có lông 2 mặt, lá già cứng nhẵn, bên trên có những u nhỏ( do sâu thuộc họ Psyllidae kí sinh). Vào cuối mùa xuân nên chủ động ngừng tưới 15-20 ngày, bỏ lá trên cây. Một số cây có khả năng tự rụng lá vào mùa xuân. Sau thời kì này cây lại ra lá rồi ra nụ hoa. Dùng dao khía vào thân cây cho chảy nhựa cũng kích thích ra hoa.

Việc ghép cành dựa trên tính tái sinh và phân cực của cây cũng có thể tạo được cây cảnh hấp dẫn, chẳng hạn ghép cây thông 5 lá vào gốc cây thông đen bình thường vốn là loại có thân đẹp sẽ tạo được cây dáng đẹp, ghép nhiều cành có hoa khác nhau lên một cây, ghép cành để tạo cây ớt cảnh mà các cành có quả khác màu nhau… Gần đây việc ghép “cây ngũ quả” : bưởi, cam , phật thủ, quýt, quất thành công ở Thanh Oai (Hà Nội) theo ý tưởng tạo mâm ngũ quả đem lại sự thịnh vượng, cát tường, hạnh phúc và no đủ cho gia chủ cũng dựa trên kỹ thuật chọn gốc ghép khoẻ rồi lần lượt ghép từ bưởi đến cam, quýt, quất và phật thủ để chúng ra trái và kịp trưng bày vào dịp Tết.

Việc tạo cây có dáng cổ thụ bằng kỹ thuật lão hoá cũng ngày một phát triển trên cơ sở ứng dụng kỹ thuật thuật tái sinh để khắc tạo vết sần sùi, xù xì, nứt nẻ trên thân, hang hốc hoặc những vết tích thời gian trên cây, tạo dáng dấp cổ thụ là ứng dụng tổng hợp các kỹ thuật cắt tỉa, ức chế sinh trưởng... tuy nhiên khi sử dụng các kỹ thuật đó phải chú ý tình trạng cây, tuổi cây phải tương đối lớn, khi lớp tượng tầng còn đang hoạt động, vỏ cây đang có khả năng tái sinh mạnh, hạn chế tưới nước để tầng sinh bì phát triển mạnh hơn.

Một phần của tài liệu Cây xanh tiêu điểm của sự sống (Trang 81)