Khoai tây vừa là cây lương thực cây rau cây công nghiệp

Một phần của tài liệu Cây xanh tiêu điểm của sự sống (Trang 63)

Ở các nước châu Âu nhu cầu về khoai tây đứng thứ hai sau lúa mì, vì vậy khoai tây còn được gọi là “Lúa mì thứ hai của châu Âu”. Ở châu Á, khoai tây cũng được trồng phổ biến ở nhiều nước.

Năm 1538 Pedro Xieda đã phát hiện được khoai tây ở Colombia và Ecuado, thổ dân da đỏ đã trồng khoai tây làm thưc ăn chính.

Người đầu tiên đưa khoai tây từ Peru vào châu Âu chính là Pedro Xieda và khoai tây được đưa vào Tây ban nha từ năm 1565. Năm 1580 khoai tây được trồng ở Ý rồi sang Bỉ, Áo , Đức, Pháp, Anh, Iêclan và các nước khác.

Người có công lao to lớn trong việc làm khoai tây được chú ý ở Pháp là nhà khoa học kiêm dược sĩ Ăngtoan Ooguto Pacmangchie. Nguyên do là Pacmangchie bị bắt làm tù binh, trong thời gian bị bắt giam ấy ông biết khoai tây là sản phẩm quan trọng ở Đức. Sau khi được tha, Pedro Xieda đã mang khoai tây về mời bạn bè. Ông đã trồng trên khu đất của mình ở ngoại ô và nghĩ cách phổ biến rộng rãi “Quả táo đất” này để dùng trong đời sống.

Từ khi khoai tây được trồng phổ biến trên thế giới đã xuất hiện những người chuyên nghiên cứu về khoai tây, tạo nhiều giống khoai tây củ to và năng suất cao. Ephim Andrevich Grapchev vào nửa sau thế kỷ 19 đã tạo được khoảng 100 loại khoai tây, có loại đạt tới 40 - 48 tấn củ/hecta với độ chứa tinh bột 30% khối lượng củ. Hainơ đã tiến hành phân loại trên ba ngàn giống khoai tây khác nhau.

Ở Việt Nam, khoai tây đã được trồng từ vài chục năm nay có năng suất 150tạ/ha, còn ở các nước châu Âu là 200 tạ/ha. Củ khoai tây tốt thường nặng từ 200 - 400g tùy theo giống, nhưng cá biệt có củ đạt kỉ lục đặc biệt: củ khoai tây khổng lồ nặng 3200g tìm thấy năm 1962 do anh công nhân lái máy kéo Piot Molotcov khi lái máy dỡ khoai ở nông trường quốc doanh Udacnui (miền Nam Xakhalin – Nga) lượm được. Cũng năm đó tại nông trường Hồng quân ở Smolen cũng thu hoạch được một củ nặng 1300g. Năm 1964 học viên nông nghiệp Ulianop

trồng được củ khoai tây nặng 1500g. Tại thành phố Leninacan (thuộc cộng hòa Acmenia- Liên Xô cũ) đã thu được một vụ khoai tây 400 tạ/củ/ha và có củ nặng 2400g.

Trên 50% sản lượng khoai tây trên thế giới ngày nay là thuộc về các nước Đức, Pháp, Anh, Nga, Ba Lan, Séc, Hà Lan, Bỉ. Châu Âu đã chiến 80% sản lượng khoai tây toàn thế giới. Năng suất cao nhất thuộc về 2 nước Hà Lan và Thụy Sỹ: 290 - 300 tạ/ha. Ở đây, mức tiêu thụ hằng năm trung bình 100kg/người, Đức 190 kg/người. Nhà văn Giechco London đã mô tả chuyện Smoc đem cả một túi cát lẫn vàng đổi lấy khoai tây để cứu sống những người da vàng bị bệnh scobut.

“…Smôc không đợi trời sáng. Hắc và Maluso sợ hai người bị bệnh nặng nhất có thể chết bất cứ lúc nào nên vội vã về ngay lều của họ. Hai người mang một cái cốc đựng củ khoai tây đã nghiên nát và nhỏ thứ cháo loãng đó vào miệng người bệnh. Suốt đêm Smoc và Maluso thay phiên nhau, thỉnh thoảng cho người bệnh uống nước khoai tây, họ sát bột khoai vào những cái lợi sưng phồng có những chiếc răng lung lay và bắt những kẻ không may kia uống cẩn thận từng giọt nước quý đó.

Đến tối hôm sau thì cả hai người bệnh đã qua phút hiểm nghèo… Sau 48 giờ, lúc đã uống hết giọt nước khoai cuối cùng, cả hai đều thoát khỏi hẳn cơn nguy hiểm, mặc dù họ vẫn còn chưa hoàn toàn bình phục…”

Người ta đã xác nhận được trong củ khoai tây có chứa vitamin C cần thiết chống lại bệnh scobut và các bệnh khác. Trong 100 gam khoai tây có 10 - 40mg vitamin C. Chỉ cần ăn mỗi ngày 100 - 300g khoai tây là đủ số lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể hằng ngày.

Khoai tây cũng có nhiều vitamin thuộc nhóm B như B1 cần cho sự hoạt động bình thường của hệ thần kinh, B2 cần cho sự chống bệnh ngoài da, B6 cần cho người thiếu máu: trong khoai tây còn có caroten sẽ tạo vitamin A cần cho sự phát triển của cơ thể, ngoài ra còn có axit nicotinic chống bệnh ngoài da. Axit pantotenic chống bệnh mỡ hóa ở gan. Khoai tây còn có nhiều chất đạm, muối khoáng, men. Muối kali trong khoai tây có tác dụng tăng cường hoạt động của thận giúp bài tiết tốt hơn. Tinh bột trong khoai tây chiếm 1/5 khối lượng củ, như vậy 1 hecta khoai tây có thể cho trung bình 500g tinh bột cần cho người và gia súc. Ngoài việc dùng làm thức ăn chính trong các bữa ăn hằng ngày khoai tây còn dùng để nấu rượu, điều chế axit axetic, chế tạo máy ô tô, làm phim ảnh, chế tơ nhân tạo, làm nước hoa.

Chính vì vậy mà khoai tây vừa là cây lương thực, vừa là cây rau, vừa là cây công nghiệp quan trọng.

Một phần của tài liệu Cây xanh tiêu điểm của sự sống (Trang 63)