Thích nghi của quang hợp cây C4 và CAM

Một phần của tài liệu Cây xanh tiêu điểm của sự sống (Trang 58)

Ở thực vật vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới (ngô, mía, kê, rau dền...), và những cây mọng nước (xương rồng, dứa, hành tỏi, thiên lý...) do sống trong điều kiện nóng hạn chúng đã có được sự thích nghi mới trong quang hợp để tổng hợp được chất hữu cơ trong điều kiện khí hậu không thuận lợi. Ở cây C4 và CAM trong quá trình sống, đã tạo thêm được một chu trình sơ bộ cố định CO2 ngay trong ngày hay vào ban đêm để tăng cường, đảm bảo nguồn CO2 cho quang hợp ban ngày. Ở cây C4 quá trình này diễn ra ở tế bào nhu mô thịt lá, ở đây CO2 được dự trữ trong axit hữu cơ (axit axaloaxetic, axit malic, axit aspartic) để ban ngày chuyển tới tế bào bao bó mạch cung cấp cho chu trình Calvin để tổng hợp chất hữu cơ. Còn ở thực vật CAM thì việc sơ bộ cố định CO2 diễn ra vào ban đêm và dự trữ ở dạng axit hữu cơ, tập trung ở trong không bào rồi ban ngày giải phóng CO2 cung cấp cho quang hợp. Những loại cây này đã tạo ra khả năng dự trữ CO2 rất thuận tiện trong điều kiện môi trường bất lợi. Nhờ enzym PEP-

carboxylaza có ái lực rất cao đối với CO2 nên các loại cây trên có thể cố định nhanh được CO2

dù ở nồng độ thấp , điều này rất có lợi đối với cây trồng khi trời nóng hạn, khí khổng đóng một phần khiến nồng độ CO2 ở gian bào thấp. Hơn thế nữa, ở cây C4 do có sự phân công nhiệm vụ tích luỹ CO2 trong không gian rộng nên chúng dự trữ được nhiều CO2 hơn cây CAM và do vậy ít khi xảy ra hô hấp ngoài sáng và cây trồng thường có năng suất cao và là mục tiêu tìm kiếm của những nhà chọn giống trong trồng trọt.

Một phần của tài liệu Cây xanh tiêu điểm của sự sống (Trang 58)