Cuộc sống ở phòng thí nghiệm sinh học vũ trụ

Một phần của tài liệu Cây xanh tiêu điểm của sự sống (Trang 96)

Tại phòng thí nghiệm ở Liên Xô cũ đã hoàn thành việc theo dõi sinh vật được đưa về trái đất sau chuyến bay 3 tuần trên vệ tinh nhân tạo “Vũ trụ-605” bao gồm nấm, bào tử vi khuẩn hạt giống, chuột, rùa và sâu bọ. Đó là một thí nghiệm sinh học phức tạp, hoàn toàn tự động hóa, qua đó các nhà khoa học đã thu được nhiều số liệu quí giá về ảnh hưởng của các nhân tố

vũ trụ trong chuyến bay, nhất là tình trạng phi trọng lượng đến các chức năng của các cơ thể sống.

Trong các phòng thí nghiệm người ta đã đặt các thí nghiệm trong các điều kiện mặt đất và vũ trụ, trong mô hình của vệ tinh cũng đặt những hộp chứa các sinh vật tương ứng một cách định tính và định lượng với những đối tượng nghiên cứu được phóng lên vũ trụ.

Những kết quả chủ yếu của thí nghiệm này cho phép thu được các tài liệu đáng tin cậy về mặt thống kê, về ảnh hưởng của tình trạng phi trọng lượng đối với lượng kéo dài đã có ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình trao đổi chất, chẳng hạn sự hô hấp sẽ giảm đi, trọng lượng các bộ phận cơ thể cũng giảm sút. Sau khi trở về quả đất được ba bốn tuần các hoạt động của các cơ thể đó lại trở lại bình thường.

Đáng chú ý là trong các thí nghiệm đối với bào tử vi khuẩn, người ta nhận thấy tình trạng không trọng lượng không có ảnh hưởng gì đối với khả năng hoạt động của bộ máy di truyền. Các thí nghiệm cũng khẳng định các điều kiện phi trọng lượng có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát triển hình thái của cây. Ví dụ: trong điều kiện không có sức hút của trái đất thì các nấm đơn bào trên một cây cam nhỏ đã phát triển một cách khá kì lạ, so với các đối chứng dưới mặt đất chúng có tán mập hơn và có những hình dạng lạ lùng.

Những thí nghiệm đó đã đưa lại những kết quả chắc chắn góp phần hoàn thiện hơn nữa việc bố trí hệ thống bảo vệ và thiết bị an toàn cho các nhà du hành vũ trụ.

Một phần của tài liệu Cây xanh tiêu điểm của sự sống (Trang 96)