Ôxy ở rừng mưa nhiệt đới

Một phần của tài liệu Cây xanh tiêu điểm của sự sống (Trang 66)

Có ý kiến cho rằng rừng nhiệt đới đóng góp ít hay như không đóng góp vào tổng lượng sản xuất ôxy toàn cầu vì:

Rừng nhiệt đới là một khu hệ thực vật phong phú, là nguồn tiềm năng sản xuất lương thực, thực phẩm, dược phẩm và các sản phẩm có ích khác. Các nước đang phát triển ở vùng xích đạo chưa đủ điều kiện để phát triển nguồn lợi này. Dân số lại gia tăng, nghèo đói, lạc hậu họ thường phá rừng lấy gỗ và lấy đất canh tác nên nhiều loài cây bị tuyệt chủng, các loại thực vật nhiệt đới – nguồn sản phẩm hữu ích bị giảm sút.

Rừng mưa nhiệt đới thực tế chỉ bao phủ khoảng 3% diện tích bề mặt Trái đất nhưng đã đảm nhiệm hơn 20% sản phẩm quang hợp toàn cầu, chất hữu cơ, O2. Vì lý do này ta thường ví rừng mưa nhiệt đới là lá phổi của hành tinh cung cấp ôxy cho toàn bộ sự sống trên Trái đất. Rừng mưa nhiệt đới có thể sản xuất thừa O2 nếu rừng được phát triển đúng mức sẽ tích lũy được nhiều năng lượng trong quang hợp so với hô hấp tế bào.

Tuy nhiên có quan niệm rừng mưa nhiệt đới đóng góp ít hay coi như không đóng góp vào tổng lượng sản xuất ôxy toàn cầu. Lý do đó được giải thích là do diện tích rừng bị tàn phá nghiêm trọng. Khi cây rừng bị phá, động vật ăn thực vật bị phân giải khi chết, các sản phẩm hữu cơ được sử dụng vào hô hấp tế bào của động vật ăn nó hay các vi sinh vật phân giải nó.

Lượng ôxy do cây tạo ra được dùng vào hô hấp tế bào. Vì vậy vấn đề cần quan tâm là bảo vệ rừng mưa nhiệt đới trong việc khai thác rừng về quy mô và tổ chức cần được chú ý đúng mức.

Phần IV

SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT 1. Một thế giới khổng lồ

Hằng ngày tiếp xúc với thiên nhiên ta thấy cây cỏ và động vật xung quanh đã quá quen thuộc với chúng ta. Ở đây chúng tôi muốn mời các bạn tham quan thế giới khổng lồ của thực vật ít thấy ở nước ta.

Nhiều người đã được nghe chuyện cái tháp Petropaplovsk cao vời vợi (150 m) do vua Pie đệ nhất xây dựng ở thành phố Leningrat một công trình tốn biết bao sức lực, xương máu và tiền bạc của nhân dân lao động Nga. Ấy thế mà cái tháp vẫn thấp hơn cây Bạch đàn châu Úc

(Eucalyplus amvgladina), một loại cây gỗ cao nhất thế giới: 155 m có khi không tốn đồng xu

nào để trồng vì nó có thể mọc tự nhiên. Nếu bạn muốn trèo lên tận ngọn cây đó thì phải nối sáu, bảy cây tre thật to và dài mới tới được đỉnh.

Tuy cao như vậy nhưng tán lá bạch đàn lại rất hẹp. Bạn sẽ thất vọng nếu muốn nấp dưới bóng cây này trong những ngày hè oi bức, vì lá của nó thường hẹp xếp theo mặt phẳng thẳng đứng hoặc xếp nghiêng để tránh bớt sự tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Ngược lại ban đêm ngủ dưới rừng bạch đàn thì rất thoải mái, mùi thơm nhè nhẹ từ cây tiết ra xua tan hết mệt nhọc sau một ngày lao động. Họ hàng nhà muỗi lại rất sợ chốn này, không dám bén mảng tới nhờ thế mà những người dân sống ở vùng nhiều bạch đàn ít khi bị bệnh sốt rét.

Mập mạp nhất trong thế giới thực vật là loài Bao báp (Adansonia digilata) ở vùng đất cát gần sông hoặc các savan châu Phi. Sống trong điều kiện khô hạn ánh sáng mạnh gió nhiều, cây không cao lên được nhưng kích thước lại rất lớn, không cây nào có thể sánh kịp. Đường kính thân cây bao báp thường là 10 m, có cây tới 12 m. Cả một lớp 40 em học sinh nhỏ nắm tay ôm mới xuể một vòng quanh thân. Về mùa mưa tán cây tỏa rộng có thể che bóng cho cả một khu trường lớn. Trên nền lá xanh nổi lên những bông hoa lớn, màu vàng chói đứng xa trông như vườn hoa rực rỡ. Bao báp cũng rụng lá nhưng không phải về mùa đông như ở phía Bắc nước ta và các nước ôn đới mà là vào mùa hè, vì mùa này ở châu Phi rất nóng bao báp không lấy được nước trên mảnh đất khô cằn. Nó đành bỏ bộ áo xanh tươi của mình để giảm bớt sự thoát hơi nước.

Bao báp tuy to lớn nhưng nhân dân châu Phi không ưa nó lắm. Họ thường nói “chúng tôi chẳng kiếm được ở bao báp một que củi nào cả”. Bạn ngạc nhiên ư? Đúng đấy, vì gỗ bao báp không cháy. Có lẽ vì thế mà cuộc đời bao báp rất thọ: 4000-5000 năm tuổi.

Bao báp và bạch đàn đều là những “tay vô địch” về độ cao, nhưng nếu thi đấu với Xecoia

(Sequoia giganiea) thì đều bị “đo ván”. Sao vậy? Xét về từng mặt thì Xecoia kém hai cây trên

nhưng gộp cả hai mặt thì cây này là một anh chàng khổng lồ: vừa cao (150 m) lại vừa to (đường kính 10 m)

Một người Mỹ đã lợi dụng hốc cây Xecoia để làm một tiệm giải khát. Có chỗ người ta đã khoét hộc thân cây để làm nhà chứa ô tô hoặc làm đường cái chạy xuyên qua một thân cây.

Ấy thế mà trên thân hình đồ sộ của Xecoia lại chỉ có những lá hình kim bé nhỏ và thường thay đổi màu sắc theo mùa. Đặc biệt gỗ Xecoia rất nhẹ có màu đỏ đẹp nhưng không một loại

nấm hoặc sâu bọ nào có thể đụng đến nó. Lửa có thể thiêu cháy các cây rừng khác nhưng chẳng làm gì nổi Xecoia vì nó có chiếc áo bảo hộ thần kì, đó là lớp vỏ dày thấm nước nhờ những đặc tính quý giá trên mà Xecoia có thể sống rất lâu, tới 6000 năm.

Có bạn hỏi: Xecoia sống ở đâu nhỉ? Thời cổ xưa chúng có mặt ở khắp mọi nới trên trái đất nhưng sau đó khí hậu thay đổi nhiều Xecoia không thích nghi nổi nên đã chết dần. Ở một số nơi khác người ta chặt phá nhiều nên ngày nay chỉ còn lại một số rất ít sống tự nhiên trong những khu rừng cấm nhỏ ở California và nước Mỹ. Tại nhiều vườn bách thảo trên thế giới, Xecoia được chăm sóc chu đáo và được nhiều người ngưỡng mộ.

Một phần của tài liệu Cây xanh tiêu điểm của sự sống (Trang 66)