Làm cho cây cao lên hay thấp đi theo ý muốn

Một phần của tài liệu Cây xanh tiêu điểm của sự sống (Trang 79)

Khi nghiên cứu cây lúa vốn là cây lúa mọc cao vống lên cao hơn các cây lúa bình thường do nấm gây bệnh Gibberella, nhà khoa học Nhật Bản Kurosawa đã tìm được chất giberelin. Từ đó đã chế tạo được 50 loại giberelin khác nhau có tác dụng làm cho thân mọc cao, dài. Các cây cần chiều cao như cây đay, cây lanh nếu được phun giberelin sẽ cho sợi dài và chất lượng tốt hơn (tăng hơn 30 – 50%).

Ở các cây muốn làm cho mọc cao hơn đều dùng chất kích thích sinh trưởng này.

Từ 25kg hạt đậu đã tách chiết được 2 mg giberelin. Đối với cây lùn (có độ cao chỉ bằng 20% độ cao cây bình thường như ngô do không có hay rất ít giberelin. Nếu phun giberelin cây ngô lùn lại cao lên như cây bình thường.

Giberelin không chỉ làm thân dài cao lên, còn làm cho ra hoa sớm hơn, hạt nảy mầm mạnh hơn, ra hoa, tạo quả sớm hơn đặc biệt là tạo quả không hạt.

Năm 1953, các nhà khoa học tìm thấy được chất gây ngủ, làm rụng lá đặt tên là axit absixic (ABA) có tính chất đối nghịch với giberelin. Nó làm chậm, kìm hãm sự sinh trưởng của cành, làm các lóng không dài ra được, làm khí khổng đóng lại các bộ phận, cơ quan của cây đi vào trạng thái nghỉ, ngủ nhất là lúc cây gặp các điều kiện khó khăn, bị “tai nạn” như hạn hán, thời tiết xấu.

Còn có các chất làm chậm sự sinh trưởng khác như chất CCC làm cây ngắn lại nên chống được lốp, đổ, làm tăng sự hình thành diệp lục, xúc tiến ra hoa kết quả sớm.

Ngày nay, người ta đã chế tạo nhiều chất kích thích làm thân dài ra, và các chất kìm hãm làm thân ngắn lại. Chúng được áp

dụng vào trồng cây lấy sợi, tạo các cây cảnh có hình dạng thấp, bé để trang trí các nơi ở.

Một phần của tài liệu Cây xanh tiêu điểm của sự sống (Trang 79)