Làm tơi xốp đất trồng bằng “cày hóa học”

Một phần của tài liệu Cây xanh tiêu điểm của sự sống (Trang 46)

Trình độ cơ giới hóa hiện nay cần nhiều cơ năng nhất là khi sử dụng những máy mạnh hơn, phức tạp hơn. Một trong số những khuyết điểm của các phương pháp làm đất cũ là phá hủy kết cấu đất, đất bị vun nát, tạo điều kiện để gió và nước bào mòn lớp đất màu mỡ. Do đó muốn khôi phục được chất lượng dinh dưỡng cần phải bón thêm phân bón. Ví dụ muốn khôi phục được lượng lân ở lớp đất canh tác cần phải bón thêm 1000 kg supephotphat/ha

Mới đây người ta dùng cách “cày hóa học” để trồng cây không cần làm đất bằng cách cơ giới. Người ta coi việc đó cũng có ý nghĩa cách mạng như khi chuyển việc cày đất bằng sức kéo sang việc cày đất bằng máy kéo.

Kĩ thuật cày hóa học chỉ mất 1/6 thời gian của kĩ thuật làm đất thông thường. Độ ẩm của đất không bị giảm sau khi “cày hóa học”. Nhiệt độ đất thấp hơn 5% so với việc cày đất cơ giới. Nói chung thời gian canh tác nhanh hơn. Nhờ vậy mà năng suất cây trồng cao, có thể gieo muộn nhưng thu hoạch vẫn theo đúng thời vụ. Do đó thời gian sản xuất rút ngắn nên thừa nhiều thời gian và công suất để chế biến nông sản.

Những hóa chất cày đất theo kĩ thuật mới phải có tác dụng chọn lọc (như atrazin) và không tạo kết tủa (như paraquat) trong đất.

Ở Nga người ta còn chế tạo được một loại “cày không khí - nước”. Cấu tạo và cơ chế hoạt động như sau: một con dao sắc rạch một rãnh nhỏ trên mặt đất còn ở cuối dao có một kim rỗng chuyển động dưới mặt đất. Máy điều hòa sẽ lùa không khí bị nén dưới một áp suất lớn vào kim này. Đồng thời lúc đó phân lỏng sẽ được hút từ thùng và phun ra các hạt rất nhỏ. Hỗn hợp các hạt phân và không khí được bón vào đất, làm cho đất xốp và trương phình ra, chứa đầy không khí và phân bón.

Các cày không khí này làm việc rất nhanh và tiện lợi. Năng suất gấp 2 lần cày bình thường mà năng lượng dùng cho nó lại tốn rất ít. Các dòng không khí làm cho đất tơi xốp không phá hoại chất màu của đất, không làm mất thăng bằng sinh vật tự nhiên bên trong lớp đất chứa những vi khuẩn có lợi cho sự phát triển của cây trồng.

Ngoài hai phương pháp trên, mới đây người ta còn dùng tia lửa điện để cày đất. Trên khung của máy cày có lắp thiết bị phóng tia lửa điện (1000 tia/giây) gồm hai lưỡi cày kề nhau. Người ta thường dùng phương pháp này để cày đất sét và đất phủ băng.

Có thể dùng tia lửa điện để xử lý nước khi thu hoạch các cây trồng khác nhau. Ví dụ trước khi thu hoạch hoa hướng dương người ta dùng các tia lửa điện phóng 1000 tia/ giây làm cho cây hướng dương bị bỏng, đài hoa không hút nước, hạt không rơi rụng khi thu hoạch do đó chất lượng của hoa hướng dương thu được cao hơn.

Phần III

QUANG HỢP VÀ HÔ HẤP Ở THỰC VẬT 1. Lá cây vừa tiến hành quang hợp, vừa tiến hành hô hấp

Lục lạp chứa diệp lục là cơ quan tiếp nhận ánh sáng biến đổi CO2 và H2O thành đường và giải phóng oxy ra ngoài không khí. Ti thể chứa các men hô hấp phân giải đường thành sản phẩm cuối cùng là CO2, H2O và năng lượng. Ti thể là bào quan làm nhiệm vụ hô hấp, trạm năng lượng của tế bào. Vì năng lượng hóa học của hô hấp có tên là ATP sẽ dùng cho mọi hoạt động của cây: hút nước, hút khoáng, phân chia tế bào tổng hợp các chất hữu cơ.

Hô hấp ở ty thể thải khí độc CO2 và dùng O2 khí trời: C6H12O6 + 6O2 6CO2 + 6H2O + năng lượng

Quá trình quang hợp thì lại dùng CO2 và thải oxy cho mọi sinh vật dùng trong hô hấp. Vì vậy mà quang hợp giữ được cân bằng không khí: thu khí độc, thải khí trong lành làm không khí sạch, tránh được ô nhiễm. Trồng cây xanh có lợi là làm thành lá phổi sống cho người và động vật.

Ở những thành phố, thị trấn, công trường, trường học, nếu trung bình 3000 người thì mỗi người cần ít nhất 10m2 diện tích cây xanh. Nếu dân số 2 vạn người trở lên cần 15 – 20m2

cây xanh. Trong một số nước, trung bình mỗi người dân cần được hưởng 100 – 150 cây xanh. Đặc biệt xung quanh nhà máy tỏa nhiều hơi độc, khí CO2, bụi than, cần trồng nhiều cây chống lại khí độc như xà cừ, sến, nhội, sấu, ngô đồng...

Hai quá trình quang hợp và hô hấp luôn diễn ra đồng thời. So sánh hai quá trình này ta thấy có những điểm sai biệt rõ rệt

Quang hợp Hô hấp

1. Diễn ra ở lục lạp

2. Quá trình chỉ diễn ra ở tế bào cây xanh 3. Cần có ánh sáng

4. Dùng CO2 và H2O 5. Giải phóng oxy

6. Năng lượng ánh sáng mặt trời biến thành năng lượng hóa học

7. Kết quả của quá trình là tăng trọng lượng 8. Đường và thức ăn khác (protit, lipit) được sản sinh

1. Diễn ra ở ti thể

2. Quá trình diễn ra ở tế bào sống ở cả thực vật và động vật

3. Ở tế bào sống, ngoài ánh sáng và trong tối 4. Dùng đường và oxy

5. Giải phóng nước và CO2

6. Năng lượng hóa học được hình thành biến 1 phần thành nhiệt, phần còn lại là năng lượng hóa học tiện dùng (ATP)

7. Kết quả của quá trình là giảm trọng lượng 8. Đường và thức ăn bị phân cắt thành năng lượng

Một phần của tài liệu Cây xanh tiêu điểm của sự sống (Trang 46)