Trồng mãi một loại cây trên cùng một miếng đất thì thu hoạch thường kém

Một phần của tài liệu Cây xanh tiêu điểm của sự sống (Trang 97)

Trên một miếng đất, nếu trồng mãi một loại hoa màu thì sản lượng thường giảm đi. Trong nông nghiệp, nếu hàng năm thay đổi đất trồng cho hoa màu thì kết quả thu hoạch sẽ khá hơn.

Vấn đề này có nhiều nguyên nhân.

Đất là nơi cây trồng hấp thụ những chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, các loại cây trồng khác nhau cũng hấp thụ trong đất những chất dinh dưỡng không những khác nhau về thành phần mà khác nhau cả về số lượng. Chẳng hạn, lúa và tiểu mạch trong quá trình sinh trưởng cần nhiều đạm và ka-li, còn đối với khoai tây thì nhu cầu về đạm ít hơn, nhưng nhu cầu về can-xi lại nhiều gấp đôi. So với lúa và lúa mì thì nhu cầu về canxi của củ cải đường nhiều hơn hai lần. Cây bông khi kết bông hút rất nhiều lân trong đất. Ngoài ra, khả năng hút của các loại cây trồng khác nhau cũng khác nhau; lúa và lúa mỳ chỉ hút được những chất ở nông trên mặt đất, ngược lại các loại đậu có những khả năng tự tìm kiếm thức ăn cho nó ở sâu dưới đất.

Đất còn là nơi chứa nước cho cây trồng. Cây trồng khác nhau cũng hút nước nhiều ít, nông sâu không giống nhau.

Rõ ràng là nếu trên cùng một mảnh đất trồng mãi một loại hoa màu, thì hàng năm nó sẽ hấp thụ những chất dinh dưỡng giống nhau, thành phần nước như nhau và ở cùng một độ sâu như nhau, kết quả là những chất nó cần sẽ thiếu mà những chất nó không cần lại thừa, tạo thành một chất bị hao hụt về một mặt chất bổ nào đó. Nếu trồng luân canh, lại bón thêm phân thích hợp, cây trồng sẽ mọc tốt trở lại.

Ngoài ra, trồng luân canh còn làm cho kẻ thù của cây trồng như cỏ dại và sâu bệnh trở thành vô hại. Thí dụ, cỏ dại và sâu bệnh trong ruộng lúa không đục được vỏ của khoai tây; ngược lại, cỏ dại và sâu bệnh trong ruộng khoai tây lại không tranh cướp được màu mỡ của cây lúa, vì cỏ dại và sâu bệnh chỉ có thể phá hoại được một số cây trồng nào đó.

Hiện nay, trong nông nghiệp người ta thường áp dụng biện pháp luân canh gối vụ. Thông thường nhất là trồng luân canh lúa với các loại đậu. Lúa và lúa mì cần rất nhiều đạm, mà trên rễ các loại đậu lại có những vi khuẩn nốt sần có thể chế tạo được phân đạm; hơn nữa lúa và lúa mì chỉ có thể tìm kiếm thức ăn ở nông trên mặt đất, mà ở lớp đất sâu thì “khóa kho cất của”, còn rễ cây đậu nằm sâu, có thể kiếm ăn ở sâu, nên rất có lợi cho cây đậu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Hoài Anh, 2008, Nghệ thuật chơi bon sai, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.

2. Lê Trần Bình, 2008, Phát triển cây trồng chuyển gen ở Việt Nam, Nxb KHTN và Công

nghệ, Hà Nội

3. Vũ Văn Chuyên, 1977. Hỏi đáp về thực vật - Nxb KH và KT Hà Nội. 4. Nguyễn Như Hiền, 2008, Sinh học tế bào, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 5. Nguyễn Đình Huyên, 1984. Công việc của rễ, Nxb KH và KT Hà Nội.

6. Nguyễn Như Khanh, Cao Phi Bằng, 2008, Sinh lý học thực vật, Nxb Giáo dục.

7. Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Quýnh, Nguyễn Quốc Việt, 2007, Chỉ thị sinh học môi trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Nguyễn Duy Minh, 1981, Quang hợp, Nxb Giáo dục Hà Nội. 9. Nguyễn Duy Minh, 1983, Physiologie végétale, ENS Phnom Penh. 10. Nguyễn Duy Minh, 1995, Ecologie végétale, CUC Alger.

11. Nguyễn Duy Minh, 1996, Fertilisation minérale et organique, CUC Alger.

12. Nguyễn Duy Minh, Phan Nguyên Hồng, 1982, Một số vấn đề sinh học thực vật – Kỹ thuật. Nxb Giáo dục Hà Nội.

13. Nguyễn Duy Minh, 2009, Bài tập sinh lý thực vật, Nxb Giáo dục Hà Nội.

14. .Nguyễn Xuân Nguyên, 2005, Kỹ thuật thuỷ canh và sản xuất rau sạch, Nxb KHKT, Hà Nội.

15. Phạm Đình Thái, Nguyễn Duy Minh, Nguyễn Lương Hùng, 1987, Sinh lý học thực vật tập I, II. Nxb Giáo dục Hà Nội.

16. Trung tâm văn hóa Châu Á – Thái Bình Dương thuộc UNESCO, 1995, Các loài cây,

chương trình xuất bản Châu Á – Thái Bình Dương.

17. Vũ Văn Vụ, Nguyễn Mộng Hùng, Lê Hồng Điệp, 2008, Công nghệ sinh học, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Tiếng nước ngoài

18. Berhaut, J – 1967. Flore du Senegal.Dakar.

19. Campbell N.A., Reece J.B.2008. Biology, 8 edition. Benjamin Cummings. San Francisco 20. Guillaumin, A. 1955. La vie des plantes . Librairie Larousse.

21. Kahn, F.1958. Le livre de la nature. Flammarion.

23. Schaums, 1988. 3000 solved problem in biology . International editions.

24. Taylor D.T, N.P.O.Green, G.W.Stout. 1997. Biological science, Cambrige University

press.

25. Tunner P.C, A. G. Mc Lennan, A. D. Battes, M.R.H.White 1999, Molecular biology. 26. Веретеников А. В.2006. Физиология растений. Москва. Акад. Проект. 480 с. 27. Биологическая энциклопедия, 1986. Москва. 28. Энциклопедия для юнных биологистов, 1986. Москва 29. Энциклопедия для пионеров, 1988. PCфCP. 30. Якушкина Н. И. 1993.Физиология растений. Москва Website 31. www.searchresult.com 32. www.thealkalineathlete.com

Một phần của tài liệu Cây xanh tiêu điểm của sự sống (Trang 97)