Phương hướng của việc săn lùng nguồn protein hiện nay

Một phần của tài liệu Cây xanh tiêu điểm của sự sống (Trang 89)

Tạo một nguồn protit phong phú và đa dạng là một mục tiêu khá hấp dẫn của các nhà khoa học. Hiện nay phương hướng của việc khai thác các nguồn được tập trung thành những mục tiêu sau đây:

1)Nâng cao hiệu quả nguồn protein sẵn có:

Con người cũng như động vật, chỉ có khả năng đồng hóa tới một chừng mực nào đó chất protein có trong thức ăn; tỉ lệ đồng hóa các protein động vật đạt được từ 40 -70% còn tỉ lệ đồng hóa các protein thực vật chỉ vào khoảng 20 - 50%. Thành ra một lượng lớn protein đã bị bỏ phí trong khi người ta vẫn đang lo lắng về nạn thiếu protein trên thế giới. Chỉ cần làm sao tận dụng hết nguồn protein sẵn có trong thịt cá, trứng, men quả cũng đủ làm dôi thêm cho thế giới hàng trục triệu tấn protein và có thể giải quyết được phần nào nạn thiếu protein đó.

2)Thêm các chất tổng hợp có tác dụng “xúc tác” vào thực vật:

Để tăng khả năng đồng hóa protein người ta có thể cho thêm các chất xúc tác vào lương thực, thực phẩm. Ví dụ: chỉ cần thêm 0,2% chất lyzin vào bột mì là đủ tăng được lượng protein có ích trong đó lên tới 1/3. Biện pháp này sẽ được áp dụng rộng rãi khiến nhu cầu ngũ cốc cho mỗi đầu người sẽ giảm xuống.

Cá biển là nguồn protein phong phú có thể khai thác với số lượng lớn. Người ta đã chế biến được các loại “bột cá thực phẩm” có hàm lượng protein tới 95%. Về giá trị dinh dưỡng bột này còn cao hơn cả cazein là chất đạm có trong sữa và cơ thể dùng nó làm chất bổ sung rất tốt cho những thực phẩm nghèo protein khác. Một chiếc bánh mì được pha thêm 25% bột cá có hàm lượng protein tương đương với 50g thịt. Một người lao động nặng ăn cơm là chủ yếu, chỉ cần thêm mỗi ngày hai ba thìa bột cá cũng đủ bù lại lượng protein bị thiếu.

Người ta ước tính có thể khai thác được từ cá biển 200 triệu tấn protein vì vậy mà dân số trên thế giới có tăng gấp đôi thì việc giải quyết nạn thiếu protein cũng không đễn nỗi gay go lắm.

4)Phát triển ngành nông nghiệp biển:

Phát triển việc trồng và khai thác các loại rong biển và sinh vật trong nước biển cũng là một hướng giải quyết nạn thiếu protein hiện nay. Các nhà khoa học đã xác định rằng, khả năng chuyển hóa vật chất của sinh vật trong môi trường nước gấp hàng chục lần, thậm chí hàng trăm lần so với sinh vật ở trong môi trường đất và không khí. Trong khi đó bề mặt đại dương chiếm 3/4 diện tích toàn cầu với chiều dày hàng ngàn mét của lớp nước biển mỗi năm có khả năng cung cấp cho người hàng triệu tấn protein thực vật và động vật. Nước ta có hơn 2000km bờ biển và biển nước ta lại quanh năm nóng ẩm, có độ mặn vừa phải là điều kiện khá thuận lợi cho việc phát triển các loài tảo có ích.

Tuy nhiên việc thu lọc các vi khuẩn rong, tảo rất khó và khá tốn kém, ngoài ra việc chăm bón các loại “cây trồng này” sẽ làm cho nước biển thêm nhiễm bẩn khi bón phân cho chúng.

5)Protein tổng hợp nhân tạo từ nguyên liệu tự nhiên:

Người ta đã thành công trong việc dùng dầu hỏa làm môi trường để nuôi men và các vi sinh vật có khả năng tổng hợp protein với chất lượng cao tựa thịt bò và trứng gà tươi.

Tuy nhiên khó khăn tạm thời là thức ăn đạm nhân tạo còn khó tiêu, chưa ngon như protein tự nhiên và chưa thật sự được ưa chuộng.

Một phần của tài liệu Cây xanh tiêu điểm của sự sống (Trang 89)