6. Kết cấu của luận văn
2.4.2.1. Năng lực tài chính và sức mạnh thương hiệu
-Năng lực tài chính: Hoạt động với vai trò là chi nhánh của VCB Trung ương, năng lực tài chính của VCB-Khu vực Đồng Nai là khả năng tạo lập nguồn vốn và sử dụng vốn trong quá trình hoạt động, chất lượng tài sản và nguồn vốn, khả năng sinh lời và đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh.
Từ năm 2012 trở về trước năng lực tài chính của VCB-Khu vực Đồng Nai tương đối ổn định, HĐV và dư nợ và lợi nhuận tăng đều qua các năm, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp, cho nên ngân hàng đã đầu tư nghiên cứu thị trường, cơ sở vật chất, công nghệ và nguồn nhân lực để phát triển hoạt động bán lẻ song song với hoạt động bán buôn, theo đó mạng lưới PGD và hệ thống máy ATM được đầu tư mở rộng và nâng cấp, cũng trong giai đoạn này các chương trình khuyến mại thường xuyên hơn, hấp dẫn hơn, bên cạnh đó tính thanh khoản của tài sản nợ vẫn được duy trì ngay trong giai đoạn căng thẳng nhất, góp phần tạo nên niềm tin đối với khách hàng. Năm 2013, nợ xấu tăng cao đến 3,64%, chất lượng tín dụng có sự sụt giảm đã được bù đắp đầy đủ bằng dự phòng rủi ro, tính thanh khoản vẫn được đảm bảo, tạo dựng được niềm tin với khách hàng.
-Sức mạnh thương hiệu: Sức mạnh thương hiệu thể hiện uy tín của VCB, có ảnh hưởng tích cực đến việc mở rộng và nâng cao hoạt động bán lẻ của VCB-Khu vực Đồng Nai, do VCB có số lượng lớn khách hàng trung thành cũng như khả năng thu hút khách hàng mới cao, mặt khác, khách hàng cũng thường ra quyết định lựa chọn dịch vụ dựa trên quan điểm chủ quan hay sự cảm nhận bên ngoài về các dịch vụ NHBL tại VCB-Khu vực Đồng Nai, sẽ tạo sự thuận lợi cho việc triển khai các sản phẩm NHBL của ngân hàng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Tiềm lực tài chính mạnh kết hợp với uy tín thương hiệu của VCB, giúp cho VCB-Khu vực Đồng Nai dễ tiếp cận và làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, chiếm lĩnh thị trường kinh doanh.