8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.4.2. Đối với Ngân hàng TMCP Quân đội
- Tích cực thực hiện các hướng dẫn của Uỷ ban Basel về công tác quản trị RRTD trong thời kỳ hội nhập hiện nay.
- Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ thật tốt, có như vậy mới có thể cung cấp những thông tin về KH một cách tốt nhất để phục vụ cho hoạt động tín dụng của mình. Đồng thời xây dựng lại mô hình tổ chức và quy trình cấp tín dụng (qui trình tín dụng mẫu), quản trị rủi ro đảm bảo sự độc lập giữa các chức năng bán hàng, phân tích và quản trị rủi ro tín dụng. Định kỳ tổ chức đánh giá lại mức độ rủi ro của khoản vay, của tài sản thế chấp.
- Đưa vào sử dụng mô hình quản trị hiện đại theo chuẩn mực của quốc tế, sử dụng phần mềm hiện đại phục vụ việc phân tích mức độ rủi ro của KH, định giá khoản vay, định giá tài sản thế chấp và quản trị danh mục cho vay.
- Xử lý nợ tồn đọng và nợ xấu: Để có thể hội nhập và phát triển đòi hỏi MB-ĐN phải giải quyết bài toán nợ xấu một cách triệt để, phải có biện pháp thu hồi các khoản nợ xấu, tăng cường quản lý danh mục TSĐB. Việc thẩm định dự án phải được thực hiện chặt chẽ và hiệu quả hơn. NH không nên lạm dụng nghiệp vụ gia hạn nợ. Hoàn thiện quy trình phân loại nợ theo đúng chuẩn mực quốc tế. Khi định kỳ hạn nợ và gia hạn nợ phải phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của KH nhằm đảm bảo tính hiệu quả của việc sử dụng vốn. Nên
tham gia hợp tác với các NH nước ngoài trong việc giải quyết nợ xấu, nên bán các khoản nợ xấu cho các công ty xử lý nợ xấu hay các NH nước ngoài.
- Tăng cường hoạt động thông tin tín dụng: Hoạt động thông tin tín dụng sẽ giúp ích rất nhiều tới quản trị RRTD. Như chúng ta đã biết, thông tin quyết định rất lớn đến hoạt động kinh doanh tín dụng. Trong các bước của quản trị RRTD thì ở mỗi bước đều có nhu cầu về thông tin, đặc biệt là trong nhận dạng và đo lường. Hầu hết các công cụ mà bài viết đưa ra, muốn thực hiện được cần phải có nguồn thông tin đầy đủ và chính xác.
- Hoạt động thông tin tín dụng phải được thực hiện minh bạch, kiện toàn tổ chức hoạt động thông tin tín dụng. Phải xây dựng bộ phận phân tích, đánh giá cập nhật các thông tin tín dụng tại các chi nhánh của MB. Bộ phận này có nhiệm vụ: trực tiếp tiếp nhận và xử ý thông tin KH, thông tin giao dịch tín dụng và đưa ra cảnh báo sớm về các rủi ro tín dụng thông qua việc phân tích và xử lý thông tin qua các kênh thông tin khác nhau, chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, đồng thời trực tiếp cung cấp các thông tin pháp lý, tài chính phi tài chính, thông tin về các khoản nợ…
- Bên cạnh đó cần phải phối hợp với các cơ quan, các sở ban ngành, các công ty tài chính, bảo hiểm, nhằm tiếp nhận và xử lý thông tin chính xác.
- Việc thiết lập bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế là hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay, khi mà các biến động kinh tế diễn ra mạnh mẽ hàng ngày. Bộ phận này sẽ có nhiệm vụ tổng kết những rủi ro ngành, chiến lược KH và chiến lược đầu tư của MB vào thành phần này. Một mặt để giảm áp lực cho nhân viên tín dụng, giúp họ tập trung hơn vào chuyên môn; mặt khác giúp cho MB có cái nhìn tổng quan hơn về danh mục cho vay, tập trung trong quản trị RRTD khi có những biến động về tình hình kinh tế vĩ mô. Giúp việc cấp tín dụng của MB được mở rộng một cách an toàn, hiệu quả và bền vững.
- Ứng dụng các công cụ phái sinh: Ứng dụng các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa và hạn chế RRTD. Chi nhánh phải xây dựng bộ phận chuyên môn, xây dựng quy trình thực hiện. Tuy nhiên, để có thể ứng dụng được công cụ phái sinh không chỉ đòi hỏi sự cố gắng từ NH mà còn có các cơ quan chức năng khác phải vào cuộc trong đó có NHNN và Chính phủ.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ: Tiến hành tổ chức đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ trong Ngân hàng đặc biệt là cán bộ quản lý rủi ro và CBTD. Cử các cán bộ giỏi đi đào tạo tại các nước có thị trường tài chính ngân hàng phát triển, nhằm học hỏi kinh nghiệm và ứng dụng vào Ngân hàng, đồng thời truyền đạt lại cho các cán bộ trong Ngân hàng. nâng cao năng lực cán bộ quản trị và tác nghiệp trong lĩnh vực tín dụng. Đưa ra chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ và đề bạt thích hợp với yêu cầu và trách nhiệm công việc. Thường xuyên tổ chức và phối hợp với các ngân hàng tổ chức các lớp học, tập huấn, đào tạo và đào tạo lại để cập nhật kiến thức ngân hàng hiện đại.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hiện nay, NH vẫn đã và đang là một mắt xích quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Hầu hết các NHTM đang cố gắng cung cấp rất nhiều sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng cũng như tạo điều kiện thuận lợi nhất cho KH để thu hút KH giao dịch tại NH mình. Tuy nhiên, hoạt động cho vay vẫn là hoạt động chủ yếu, vì thế NH đương đầu với rủi ro là điều không thể tránh khỏi được. Chấp nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên trong hoạt động kinh doanh NH là yêu cầu khách quan hợp lý. Vấn đề là làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được.
Ở MB–Đà Nẵng, trong những năm qua hoạt động cho vay khách hàng DN đã đạt được những thành công quan trọng. Trong đó, hoạt động quản trị RRTD DN luôn là vấn đề được chi nhánh hết sức quan tâm, chú ý; đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay. Điều đó, đặt ra cho quản trị RRTD của Chi nhánh là phải tổ chức thực hiện ngày càng tốt hơn nữa các biện pháp kiểm soát nhằm phòng ngừa, hạn chế nguy cơ xảy ra rủi ro và giảm thiểu tổn thất nếu rủi ro cho vay khách hàng DN xảy ra.
Luận văn này đã trình bày được cơ sở lý luận quản trị RRTD DN của NHTM, thực trạng hoạt động quản trị RRTD DN tại MB–Đà Nẵng trong trong thời gian qua. Từ đó, đã đưa ra giải pháp và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa quản trị RRTD của Chi nhánh trong thời gian tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
[1] Nguyễn Hồng Châu (2008), Quản trị rủi ro tín dụng Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân Hàng Nông nghiệp &Phát triển nông thôn khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, Đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
[2] Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Lao động xã hội, TP Hồ Chí Minh
[3] Trương Hữu Huy (2012), Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông – Chi nhánh Trung Việt, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[4] Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và Thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính, Hà Nội.
[5] Nguyễn Thị Mùi (2006), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội
[6] Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội
[7] Lương Khắc Trung (2012), Giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Sơn Trà- thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, Đại học Đà Nẵng.
[8] Ngân hàng TMCP Quân đội – CN Đà Nẵng, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (2010, 2011, 2012 )
[9] Ngân hàng TMCP Quân đội, Tài liệu tập huấn Hướng dẫn sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
[10] Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng, Hà Nội.
Tài liệu điện tử
[11] https://www.mbbank.com.vn [12] http://www.sbv.gov.vn