Kết quả hoạt động quản trị RRTD doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Quân Đội - chi nhánh Đà Nẵng (full) (Trang 74)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.6. Kết quả hoạt động quản trị RRTD doanh nghiệp

a. Thực trạng cơ cấu nhóm nợ doanh nghiệp

Bảng 2.5: Phân nhóm nợ trong cho vay doanh nghiệp

Đvt: Tỷ đồng

CHỈ TIÊU 2010 2011 2012

Số tiền TL (%) Số tiền TL (%) Số tiền TL (%)

1, Tổng dư nợ 1.223,50 100% 1.417,04 100% 1.629,32 100% Nợ nhóm 1 1.188,42 97,13% 1.380,48 97,42% 1.565,56 96,09% Nợ nhóm 2 8,12 0,66% 12,50 0,88% 13,90 0,85% Nợ nhóm 3 9,79 0,80% 5,67 0,40% 14,66 0,90% Nợ nhóm 4 3,67 0,30% 7,09 0,50% 11,41 0,70% Nợ nhóm 5 13,50 1,10% 11,30 0,80% 23,79 1,46% 2, Nợ xấu 26,96 2,20% 24,06 1,70% 49,86 3,06% 3, Nợ nhóm 2- 5 35,08 2,87% 36,56 2,58% 63,76 3,91%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010, 2011, 2012 của MB-ĐN)

Theo bảng trên ta thấy, nợ nhóm 2 có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2010, nợ nhóm 2 là 8,12 tỷ đồng (chiếm 0,66% tổng dư nợ), đến năm 2012 nợ nhóm 2 là 13,9 tỷ đồng (chiếm 0,85% tổng dư nợ), điều này là do khách hàng hoạt động kinh doanh khó khăn tạm thời, đã tác động đến tình trả nợ của khách hàng.

Đối với nợ nhóm 3 thì chiếm tỷ lệ tương đối, tính đến năm 2010 là 9,79 tỷ đồng (chiếm 0,8% trong tổng dư nợ), cho đến năm 2011 giảm chỉ còn 5,67 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 0,4% tổng dư nợ), sang cuối năm 2012 tăng lên là 14,66 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 0,9% tổng dư nợ).

Có thể thấy biểu hiện đầu tiên của rủi ro trong hoạt động cho vay là nhóm 2 (nợ cần chú ý) thì nợ nhóm 3 (nợ dưới chuẩn) là biểu hiện trực tiếp của nguy cơ mất vốn tín dụng. Tỷ trọng nhóm nợ có rủi ro cao tăng trong thời gian qua là một vấn đề cần được quan tâm, đòi hỏi Chi nhánh phải tăng cường hạn chế rủi ro tín dụng. Để làm được điều này, cần phải xác định rõ nguyên nhân của tình trạng gia tăng nhóm nợ trong thời gian qua tại Chi nhánh để có những giải pháp hợp lý.

b. Thực trạng nợ xấu của chi nhánh

Bảng 2.6: Tình hình nợ xấu giai đoạn 2010 - 2012

Đvt: Tỷ đồng CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 Chênh lệch (11/10) Chênh lệch (12/11) Số tiền Tốc độ tăng giảm (%) Số tiền Tốc độ tăng giảm (%) Tổng dư nợ 1.223,50 1.417,04 1.629,32 194 15,82% 212 14,98% Nợ xấu 26,96 24,06 49,86 -3 -10,76% 26 107,23% Tỷ lệ nợ xấu 2,20% 1,70% 3,06% -0,51% 1,36%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010, 2011, 2012 của MB-ĐN)

Nhìn vào bảng ta thấy nợ xấu tăng mạnh thể hiện qua các năm như sau: Nợ xấu năm 2010 là 26,96 tỷ đồng; sang năm 2011 là 24,06 triệu đồng, giảm 2,9 tỷ đồng so với năm 2010, tương ứng với mức giảm: 10,76%; đến năm 2012, nợ xấu tăng lên 49,86 tỷ đồng, tăng 26 tỷ đồng so với năm 2011, tốc độ tăng là 107,23%.

Nợ xấu năm 2012 là 49,86 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 3,06% nằm ngoài mức cho phép là 3% theo quy định của NHNN.

Nợ xấu của chi nhánh tăng qua các năm; điều này cho thấy nợ có khả năng mất vốn ngày càng tăng.

Nhìn chung nợ xấu của chi nhánh rơi vào một số khách hàng là công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân. Do tăng trưởng tín dụng nóng và không ổn định theo chính sách tín dụng của Hội sở nên nợ xấu cũng thay đổi theo từng năm. Năm 2012 tỷ lệ nợ xấu cao chủ yếu là do các các công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân đã sử dụng vốn vay sai mục đích, một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề tài chính, làm ăn thua lỗ không thu được tiền hàng, do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới đã tác động xấu đến sự phát triển kinh tế trong nước, làm gia tăng mức độ RRTD.

c. Thực trạng tỷ lệ xóa nợ ròng

Trong năm 2012, Chi nhánh đã tích cực xử lí nợ xấu bằng nhiều biện pháp khác nhau như: trực tiếp làm việc với người vay để đôn đốc tìm mọi nguồn vốn để trả nợ, tự bán các tài sản để trả nợ... Đối với các khách hàng mất khả năng trả nợ và cố tình chây ỳ thì khởi kiện ra tòa án xử lí theo quy định của pháp luật. Do vậy chưa có khoản vay nào phải xóa nợ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Quân Đội - chi nhánh Đà Nẵng (full) (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)