8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.3. Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ
Việc đo lường RRTD DN của chi nhánh được thực hiện bằng cách xếp hạng tín dụng KH. Khi chúng ta áp dụng những phương pháp đo lường rủi ro tốt thì sẽ giúp ngân hàng xác định được mức độ tổn thất cũng như có cách để đối phó hợp lý khi rủi ro xảy ra. Vì vậy cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đo lường RRTD một cách chính xác.
XHTD nội bộ là một công cụ để đánh giá mức rủi ro của khách hàng. Hệ thống XHTD chuẩn mực sẽ giúp ngân hàng đánh giá khả năng một khách hàng “tốt” hoặc “xấu”, cũng như xác định xác suất vỡ nợ của khách hàng. Nhờ tích hợp trong nó các nguyên tắc, khung, chính sách và tiêu chuẩn tín dụng căn bản
của ngân hàng, hệ thống XHTD tạo ra một căn cứ độc lập để TCTD đánh giá hiệu quả quá trình quản trị rủi ro của các bộ phận có trách nhiệm liên quan, bảo đảm rằng chức năng cấp tín dụng được quản lý phù hợp, các tài sản có rủi ro tín dụng nằm trong các giới hạn, thống nhất với các tiêu chuẩn thận trọng, và khả năng phát hiện sớm các khoản tín dụng xấu.
Căn cứ vào kết quả xếp hạng, ngân hàng có thể từ chối ngay những khách hàng có mức điểm thấp, dành nhiều thời gian, nhân lực để tiếp tục thẩm định các khách hàng vay đạt mức điểm yêu cầu. Vì thế, sử dụng XHTD sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức, giảm bớt sự can thiệp từ con người và mang lại lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng. Mặt khác XHTD còn là căn cứ để ngân hàng đưa ra các quyết định cấp tín dụng mới, bổ sung cho các khách hàng tốt hay “cảnh báo sớm” để có biện pháp kịp thời đối với các khách hàng có hạng tín nhiệm thấp.
Các chỉ tiêu chấm điểm không quá phức tạp và sát với thực tế để cán bộ NH tin tưởng sử dụng. Có thể hoàn thiện theo mô hình sau:
Bước 1: Phân loại doanh nghiệp theo quy mô hoặc ngành nghề kinh doanh, có tính đến yếu tố vùng miền.
Bước 2: Chấm điểm tài chính dựa trên 4 nhóm chỉ tiêu: Chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu cân nợ, chỉ tiêu thu nhập.
Bước 3: Chấm điểm các chỉ tiêu dự báo nguy cơ khó khăn tài chính của doanh nghiệp bao gồm 4 chỉ tiêu: Nguy cơ vỡ nợ, chính sách nhà nước tác động đến doanh nghiệp, triển vọng ngành, tình hình trả nợ ngân hàng.
Bước 4: Chấm các chỉ tiêu phi tài chính gồm 4 chỉ tiêu: Tình hình trả nợ trả lãi, khả năng đối phó với sự thay đổi, khả năng đa dạng hoá ngành nghề lĩnh vực kinh doanh, khả năng mở rộng quy mô.
Bước 5: Xếp hạng khách hàng căn cứ vào số điểm của bước 2,3,4 tiến hành xếp hạng tương ứng mức độ rủi ro tăng dần từ AAA đến D.
Bước 6: Xếp hạng khoản vay khách hàng theo 5 mức: nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn.
Định kỳ 6 tháng thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng là doanh nghiệp để đưa ra giới hạn tín dụng phù hợp nhằm hạn chế rủi ro.