8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1.3. Định hướng và mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp của MB
của MB - Đà Nẵng trong thời gian đến
Hoạt động cho vay luôn tiềm ẩn rủi ro nhưng ngân hàng không thể chối bỏ rủi ro, tức là không cho vay, mà chỉ có thể tìm cách để hoạt động cho vay trở nên an toàn hơn và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất thông qua việc nâng cao chất lượng quản trị RRTD. Để thực hiện được những yêu cầu trên thì MB-ĐN phải đi theo những định hướng cụ thể sau:
- Thiết lập cơ cấu tổ chức rõ ràng và phù hợp với các trách nhiệm hàng ngày được xác định rõ. Cấp điều hành có trách nhiệm phát triển toàn bộ các sản phẩm và các chính sách rủi ro chi tiết bao gồm các cấu trúc hạn mức, cấu trúc kiểm soát rủi ro, các hệ thống thông tin báo cáo và các luồng thông tin.
- Giảm thiểu RRTD trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng nhưng đảm bảo tăng trưởng theo chính sách và định hướng cho vay đã đề ra.
- Nắm định hướng phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước, các Bộ, Ngành, các địa phương và định hướng phát triển đối với các doanh nghiệp, các ngành
hàng, các định mức kinh tế kỹ thuật liên quan đến đối tượng đầu tư; thu thập, phân tích các thông tin kinh tế, thông tin khách hàng, thông tin thị trường...có liên quan đến phương án cần thẩm định để thẩm định dự án có hiệu quả, đúng hướng; phối hợp với các Ban liên quan, tham mưu cho lãnh đạo trong việc xác định mức cho vay đối với một số ngành kinh tế, ngành hàng và doanh nghiệp...để đầu tư đúng hướng, phòng ngừa.
- Phân tích kinh tế theo ngành nghề kinh tế kỹ thuật, lựa chọn đối tượng, biện pháp cho vay đạt hiệu quả cao. Chỉ đạo, kiểm tra phân tích hoạt động tín dụng, phân loại nợ, phân tích nợ xấu để tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục; phối hợp với các Ban liên quan xây dựng và thực hiện chiến lược khách hàng; tổ chức quản lý và phân loại khách hàng; phối hợp với Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng
- Phân tán rủi ro trong danh mục đầu tư tín dụng theo định hướng lựa chọn những ngành nghề, lĩnh vực và nhóm khách hàng có khả năng phát triển và đạt hiệu quả; khôn đầu tư quá mạnh, đầu tư theo phong trào vào một nhóm ngành hàng/ khách hàng cho dù ngành nghề/khách hàng đó đang có sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ nhưng có khả năng bão hòa hoặc cung vượt cầu trong tương lai.
- Nâng cao hiệu quả công tác xử lý RRTD, trong đó chú trọng xử lý các khoản nợ tồn đọng, nợ xấu. Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành phân loại nợ và phản ánh đúng thực trạng, thực hiện đầy đủ chế độ trích lập dự phòng rủi ro. Việc xử lý các khoản nợ xấu phải gắn với trách nhiệm cá nhân trong giải quyết món vay theo cơ chế khoán. Phân định rõ trách nhiệm trong từng khâu của quy trình cho vay. Có cơ chế thưởng phạt rõ ràng, kịp thời để động viên, khuyến khích cán bộ đồng thời cũng hạn chế sớm những rủi ro có thể xảy ra.
- Thu thập, cung cấp, lưu trữ và phân tích thông tin phòng ngừa rủi ro, tổng hợp và xử lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống; xây
dựng chiến lược và thực hiện các biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh.