Nguyên tắc tổ chức quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Quân Đội - chi nhánh Đà Nẵng (full) (Trang 27)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3. Nguyên tắc tổ chức quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp

Sự yếu kém trong hệ thống NH của một quốc gia sẽ đe dọa đến sự ổn định về tài chính trên toàn quốc gia đó. Vì vậy, nâng cao sức mạnh của hệ thống tài chính là điều mà Ủy ban Basel quan tâm. Nguyên tắc về quản trị RRTD, quản trị nợ xấu và đảm bảo tính hiệu quả, an toàn trong hoạt động cấp tín dụng được thể hiện qua các nội dung cơ bản sau:

Thiết lập môi trường tín dụng thích hợp:

- Ban lãnh đạo có trách nhiệm phải phê duyệt định kỳ chính sách RRTD, xem xét RRTD và xây dựng một chiến lược xuyên suốt trong hoạt động của NH về tỷ lệ nợ xấu, mức độ chấp nhận rủi ro, cấu trúc kiểm soát rủi ro, các quyết định kinh doanh.

- Nhà quản trị cấp cao có trách nhiệm thực hiện các định hướng này và phát triển các chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, đo lường, theo dõi và kiểm soát nợ xấu cho từng khoản vay và cho cả danh mục đầu tư.

Xây dựng quy trình cho vay hợp lý:

- Ngân hàng cần xây dựng các tiêu chuẩn tín dụng, những tiêu chuẩn này hướng dẫn rõ cho ngân hàng về thị trường mục tiêu và đặc điểm của người vay như mục đích và cơ cấu tín dụng.

- Xây dựng các hạn mức tín dụng cho từng KH và nhóm KH vay vốn để tạo ra các loại hình RRTD khác nhau.

- NH cần phải có quy trình rõ ràng trong phê duyệt tín dụng, các sửa đổi tín dụng với sự tham gia của các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia.

Duy trì quá trình quản lý và theo dõi tín dụng phù hợp:

- Cần có hệ thống quản lý cập nhật đối với các danh mục đầu tư có RRTD. Việc quản lý tín dụng là một yếu tố quan trọng duy trì sự an toàn và lành mạnh của NH. Nó bao gồm cập nhật hồ sơ tín dụng, thu nhập thông tin tài chính hiện hành, dự thảo các hợp đồng vay theo quy mô và mức độ phức tạp của NH. Đồng thời, hệ thống này phải có khả năng nắm bắt và kiểm soát tình hình tài chính, sự tuân thủ các cam kết của KH ... để phát hiện kịp thời những khoản vay có vấn đề.

- Các NH nên xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản lý RRTD. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cần nhất quán bản chất, quy mô và mức độ phức tạp của hoạt động ngân hàng.

- Xây dựng hệ thống thông tin cung cấp đầy đủ thông tin về cơ cấu danh mục cho vay và sự tập trung của rủi ro.

- Xây dựng hệ thống theo dõi cơ cấu nợ và chất lượng của toàn bộ danh mục tín dụng.

Vai trò của cơ quan giám sát:

- Cơ quan giám sát yêu cầu ngân hàng cần có hệ thống phát hiện, đo lường, theo dõi, kiểm tra và xử lý rủi ro tín dụng hiệu quả. Các nhà giám sát tiến hành đánh giá độc lập về chiến lược, chính sách, thủ tục và các hoạt động khác trong việc cấp tín dụng; đồng thời kiểm soát danh mục đầu tư của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Quân Đội - chi nhánh Đà Nẵng (full) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)