Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động quản trị RRTD doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Quân Đội - chi nhánh Đà Nẵng (full) (Trang 41)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.5.Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động quản trị RRTD doanh nghiệp

sản doanh nghiệp để thu hồi nợ.

- Bán nợ: Là một phương pháp khả thi trong nền kinh tế của các nước mà các tổ chức có thế mạnh hơn trong việc thu hồi nợ hoặc các NH ngoài nước mới vào thị trường muốn tìm kiếm một vị trí chắc chắn trong nội địa sử dụng. Họ mua lại các khoản vay từ NH cho vay và tiến hành việc đòi nợ từ chủ khoản vay.

1.2.5. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động quản trị RRTD doanh nghiệp doanh nghiệp

Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng chỉ có tác dụng khi nó đánh giá, đo lường được mức độ rủi ro của từng khoản vay, của danh mục cho vay; từ đó giúp ngân hàng đưa ra các biện pháp, hành động xử lý kịp thời thích hợp.

Cơ cấu nhóm nợ:

Ngân hàng thực hiện phân loại nợ cho vay theo nhóm có mức độ rủi ro từ thấp đến cao dựa vào các tiêu chí về thời gian quá hạn, phương án đánh giá rủi ro về định tính. Việc đánh giá cơ cấu nhóm nợ dựa vào xu hướng việc giảm tỷ trọng nợ có độ rủi ro cao, tăng tỷ trọng nợ ít rủi ro trong tổng dư nợ. Nhóm nợ được xác định theo quy định về phân loại nợ kèm theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 24/04/2005 của NHNN thì nợ vay được phân thành 05 nhóm: Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn), nhóm 2 (Nợ cần chú ý), nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (Nợ nghi ngờ), nhóm 5 (Nợ có khẳ năng mất vốn).

Tỷ lệ nợ xấu:

Tỷ lệ nợ xấu =

Dư nợ xấu Tổng dư nợ cho vay

Nợ xấu (Nợ từ nhóm 3, 4, 5) là các khoản tín dụng có nguy cơ không thể thu hồi và đây là biểu hiện của RRTD. Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ các khoản vay khó thu hồi đầy đủ trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Chỉ tiêu này

thấp thể hiện rủi ro tín dụng của NH thấp và các kế hoạch của ngân hàng được thực hiện tốt. Ngược lại, khi RRTD của NH cao, điều này sẽ ảnh hưởng đến chi phí, lợi nhuận và tính thanh khoản của NH.

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng:

Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD =

Dự phòng RRTD được trích lập Tổng dư nợ

Mức trích lập dự phòng RRTD phản ánh mức độ RRTD của ngân hàng dựa trên việc phân loại nợ theo mức độ rủi ro. Do đó, chỉ tiêu này nói lên sự chuẩn bị của một ngân hàng cho các tổn thất tín dụng được dự kiến trước.

Mức trích lập này phụ thuộc vào phân nhóm nợ theo mức độ rủi ro tín dụng. Do đó, nó phản anh được mức độ RRTD của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện danh mục cho vay của ngân hàng có những rủi ro tiền ẩn lớn.

Tỷ lệ xóa nợ ròng:

Tỷ lệ xóa nợ ròng =

Giá trị xóa nợ ròng Tổng dư nợ cho vay

Trong đó:

Giá trị xóa nợ ròng = Dư nợ xóa trong bảng – số tiền đã thu được

Nợ xóa là những khoản nợ đã được xử lý rủi ro từ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và được xuất toán trong bảng để chuyển sang theo dõi ngoại bảng. Khoản xóa nợ ròng là mức tổn thất thật sự, phản ánh mức rủi ro tín dụng. Đây là chỉ tiêu đánh giá mức tổn thất thật sự của RRTD; nếu tỷ lệ này càng cao, nó cho thấy hoạt động tín dụng của NH có vấn đề, có nguy cơ phá sản cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Quân Đội - chi nhánh Đà Nẵng (full) (Trang 41)