Củng cố hệ thống thông tin, nâng cao chất lượng và tổ chức khai thác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Quân Đội - chi nhánh Đà Nẵng (full) (Trang 98)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.1. Củng cố hệ thống thông tin, nâng cao chất lượng và tổ chức khai thác

khai thác tốt thông tin tín dụng

Thông tin là yếu tố đóng vai trò quyết định giúp cho NH ra quyết định có cho vay hay không. Các thông tin từ phía DN cung cấp nhiều khi lại thiếu đầy đủ, chính xác, do vậy CBTD không thể chỉ dựa vào các luồng thông tin do khách hàng cung cấp trong phương án SXKD mà cần phải nắm bắt, xử lý các thông tin về mọi vấn đề liên quan đến phương án, dự án từ nhiều nguồn khác

nhau. Vì vậy, củng cố hệ thống thông tin, nâng cao chất lượng và tổ chức khai thác tốt thông tin tín dụng có vai trò cực kỳ quan trọng trong quản trị RRTD DN. Để làm tốt công tác này CN cần phải:

- Đối với công tác củng cố hệ thống công nghệ: CN cần thực hiện đầu tư phát triển công nghệ thông tin cả về hệ thống phần cứng và phần mềm, đặc biệt là các phần mềm liên quan đến việc thao tác xử lý và quản lý, trao đổi, lưu trữ thông tin, số liệu hàng ngày và CN cần có một bộ phận kỹ thuật viên tin học chuyên giải quyết các vấn đề phức tạp nếu xảy ra sự cố trong hệ thống thông tin.

- Đối với công tác nâng cao chất lượng và tổ chức khai thác tốt thông tin tín dụng:

+ Dựa trên cơ sở hợp tác, NH cần thực hiện kết nối kho thông tin dữ liệu với các ngân hàng khác, với NHNN để bổ sung, tăng tính đầy đủ và sự chính xác của kho dữ liệu, không chỉ là các dữ liệu về DN mà còn các đánh giá và dự báo về ngành, làm nền tảng trong phân tích và thẩm định khoản cho vay. + Dựa trên thông tin về các doanh nghiệp, ngành hàng, dự án đã cấp tín dụng, CN cần tổng hợp và đưa ra các đánh giá, phân tích và cung cấp các thông tin hữu ích cho toàn bộ hệ thống để sử dụng trong thẩm định khoản cho vay. Kho dữ liệu này cần có tính mở để có khả năng tích hợp với kho dữ liệu của các ngân hàng khác nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác trong cạnh tranh được đặt ra trong môi trường hội nhập.

+ CN cần thiết lập các mối liên hệ với các tổ chức, dịch vụ cung cấp thông tin trên thế giới để có thể khai thác, mua tin khi cần thiết để đáp ứng yêu cầu thông tin từ CN, đặc biệt là các thông tin về tình hình tài chính, hoạt động của các công ty mẹ - đối tác ở nước ngoài của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

+ Ngoài việc thu nhập thông tin từ phía khách hàng cần thu nhập thêm thông tin từ các đối tượng khác như: đối tác của khách hàng, những ngân hàng mà khách hàng có quan hệ vay vốn, cơ quan quản lý, cơ quan chủ quản của khách hàng, từ CIC, phòng Thông tin tín dụng của MB, từ phản ánh của CBNV của CN…Ngoài ra, cần thu thập thêm các thông tin không chính thức như uy tín của khách hàng qua đánh giá của bạn hàng, hiệp hội mà DN là thành viên để có cái nhìn toàn diện hơn.

+ Bên cạnh đó, khi DN có quan hệ vay vốn tại CN thì CBTD của CN cần phải khai thác thông tin mang tính chất thị trường về hoạt động SXKD của DN như dự đoán xu hướng phát triển ngành nghề, tình hình cung cầu, giá cả sản phẩm, thị trường tiêu thụ... Để làm được điều này CN nên xây dựng mối quan hệ hợp tác với các Sở, ban ngành, đoàn thể trên địa bàn để mở rộng việc trao đổi, khai thác thêm thông tin cần thiết liên quan đến việc phát triển hoạt động SXKD của DN.

+ CN nên tổ chức thường xuyên hơn nữa các lớp bồi dưỡng kỹ năng phân tích thông tin tài chính, phi tài chính của DN, phân tích về thị trường, xu hướng phát triển… khuyến khích các cán bộ tiếp cận với công nghệ thông tin hiện đại.

+ CN cần xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, liên tục và cập nhật kịp thời thông tin quan trọng giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động cấp tín dụng. Định kỳ, cán bộ quản lý khoản vay cần thông báo tình hình thực hiện cam kết tín dụng, cũng như theo dõi tình hình SXKD của DN và báo cáo lại cho lãnh đạo/ bộ phận kiểm soát rủi ro. Để từ đó, bộ phận kiểm soát rủi ro có phương pháp xử lý, tránh tình trạng chỉ xử lý khi phát sinh nợ xấu.

3.3.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

Yếu tố con người là quan trọng nhất khi xem xét đến bất kỳ một hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Trong hoạt động cho vay, yếu tố con người lại càng

quan trọng hơn gấp nhiều lần, con người quyết định đến chất lượng khoản cho vay, chất lượng dịch vụ và hiệu quả tín dụng của NH. Cho nên, cần thiết đội ngũ cán bộ làm công tác cho vay, theo hướng sau:

Chuẩn hoá đội ngũ CBTD

Để làm được điều này ngay từ khâu tuyển dụng cán bộ vào bộ phận tín dụng CN cần phải cần đưa ra một số tiêu chuẩn cơ bản sau:

+ CBTD phải là người có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cao, trung thực, có trách nhiệm và tâm huyết với NH, đặc biệt là đối với các cấp lãnh đạo. + CBTD phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, được đào tạo bồi dưỡng chu đáo về kiến thức chuyên môn, am hiểu thị trường, pháp luật, chuyên môn hóa trong thẩm định từng ngành, nghề và từng đối tượng DN.

+ Kiên quyết xử lý đối với các CBTD có liên quan đến tiêu cực trong cho vay, không trung thực và chuyển cán bộ sang bộ phận công tác khác nếu thiếu kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ.

- Nâng cao trách nhiệm của CBTD, gắn trách nhiệm với quyền lợi, nên có chế độ thưởng, phạt, thăng tiến rõ ràng để có thể răn đe cũng như khuyến khích CBTD làm tốt công việc của mình, đặc biệt CN nên có các khoản tiền thưởng cho các CBTD theo kết quả làm việc thực tế.

- Thường xuyên tuyên truyền, quán triệt tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp và ý thức phòng ngừa, hạn chế rủi ro cho các CBTD để họ hiểu và chấp hành đúng các quy trình nghiệp vụ, các quy định, làm việc nghiêm túc, không vì lợi ích cá nhân mà gây thiệt hại cho DN cũng như cho CN.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

- Đối với cán bộ quản lý:

+ Cần phải nâng cao kiến thức quản trị nguồn nhân lực để có thể bố trí đúng người, đúng việc, phù hợp với khả năng, trình độ và sở trường của từng cán bộ. Bên cạnh đó, cán bộ quản lý cũng phải thường xuyên tự bồi dưỡng,

nâng cao trình độ, đổi mới tư duy, tiếp cận với những đổi mới trong lĩnh vực ngân hàng và nhiều lĩnh vực khác để quản lý tốt hơn hoạt động kinh doanh và quản trị RRTD DN. Cán bộ quản lý phải thực sự là tấm gương sáng cho cấp dưới noi theo.

- Đối với cán bộ tín dụng:

+ CN cần phải yêu cầu cũng như tạo điều kiện thuận lợi để CBTD không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên tìm hiểu các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau để phục vụ cho hoạt động cho vay. Cần phải có nhiều hơn nữa những chương trình đào tạo sâu về công tác quản lý để có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kinh nghiệm thực tế và những kiến thức mới trong công tác quản lý.

+ Ngoài ra, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ CN nên tìm kiếm và thu hút những chuyên gia giỏi chuyên nghiên cứu về rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, vừa làm tham mưu cho lãnh đạo vừa bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho đội ngũ nhân viên về phòng ngừa, hạn chế nguy cơ xảy ra rủi ro và giảm thiểu tổn thất RRTD.

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ trong hoạt động quản trị RRTD

Trên cơ sở làm cho CBTD hiểu rõ về sự cần thiết và vai trò của quản trị RRTD thì mới khơi gợi và củng cố tinh thần tự giác, chủ động, tính có trách nhiệm trong quản trị rủi ro. Các giải pháp đề nghị:

- Giám đốc/Trưởng phòng tín dụng cần thường xuyên nhắc nhở, lưu ý CBTD về hoạt động quản trị RRTD, giảm thiểu rủi ro trong việc cấp tín dụng. - Tổ chức các buổi hội thảo, thảo luận về quản trị RRTD, nhấn mạnh các sai phạm và hậu quả gặp phải trong toàn hệ thống để phòng tránh. Thảo luận và đưa ra những biện pháp cho vay linh hoạt nhưng an toàn cho từng trường hợp cụ thể.

- Loại bỏ tâm lý khi cho vay chỉ dựa vào TSĐB mà phải thực hiện nguyên tắc: cho vay phải dựa vào sự hiểu biết về DN, có thể kiểm soát được hoạt động tín dụng khi cho vay.

3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

3.4.1. Kiến nghị với NHNN và các cơ quan khác nhằm nâng cao hiệu quả của quản trị RRTD

- NHNN cần có những chỉ đạo để các NHTM thấy được tính cần thiết của bảo hiểm đối với sự an toàn của các khoản vay và sớm hình thành môi trường pháp lý cho việc ra đời của bảo hiểm tiền vay.

- Thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm, cơ chế giám sát hoạt động các NHTM nên hỗ trợ khuyến khích việc thành lập các tổ chức này, thiết lập hệ thống thông tin minh bạch về các DN để NH có thể lấy làm căn cứ quyết định cho vay của mình.

- NHNN cần phải thiết lập môi trường nhằm tạo ra cơ chế quản trị hữu hiệu RRTD là kiểm soát thị trường, KH và các tổ chức kinh doanh khác thông qua cạnh tranh chứ không phải chỉ là cơ chế hành chính như hiện nay. Nhưng phải nhìn nhận rằng các NH phải tự nâng cao năng lực quản trị của mình, không chỉ là sự khống chế từ trên xuống theo các tỷ lệ và chỉ tiêu nhất định.

- Ban hành các văn bản quy định hướng dẫn nâng cao năng lực quản trị RRTD tại các NHTM và cố gắng đưa ra những tiêu chuẩn phù hợp và sát với tiêu chuẩn quốc tế. Phối hợp với Chính phủ để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các NHTM.

- Phối hợp với Chính phủ để đưa ra các hành lang pháp lý cho hoạt động phái sinh cũng như hoạt động chứng khoán hóa, tạo điều kiện để phát triển thị trường phái sinh tại Việt Nam. Phát triển thị trường vốn theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh về cấu trúc vận hành theo các thông lệ quốc tế. NHNN cần đưa ra

các chính sách điều tiết thị trường phái sinh sao cho phù hợp với nhu cầu và sự biến động của thị trường vốn, thị trường chứng khoán.

- Nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin tín dụng vì hoạt động thông tin tín dụng mang lại rất nhiều lợi ích cho các NHTM, vấn đề thông tin đang là vấn đề nan giải đối với các NHTM. Hiện nay, đã có một trung tâm thông tin tín dụng NHNN (CIC), đây là nguồn cung cấp thông tin duy nhất đối với các NHTM hiện nay. Trong khi các NHTM chưa xây dựng được mô hình lượng hoá rủi ro và xác định mức cho vay tối đa, tối ưu đối với KH thì thêm vào đó, thông tin “đầu vào” vô cùng cần thiết phục vụ việc ra quyết định của NH chưa được lưu trữ, thu thập và xử lý hiệu quả. Trung tâm Thông tin Tín dụng- NHNN hầu như mới chỉ cung cấp được số liệu dư nợ của các doanh nghiệp, chưa có thông tin phi tài chính, khả năng quản lí của lãnh đạo doanh nghiệp. Thông tin của các NH nhiều khi phải lấy từ các nguồn phi chính thức. Vì vậy, NHNN cần có những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm CIC.

Ngoài ra, tính công khai, minh bạch trong các thông tin liên quan đến tài chính còn ít nên vai trò giám sát của công chúng đối với hệ thống NHTM còn hạn chế. Trong nhiều trường hợp, người dân chỉ biết được thông tin này thông qua tin đồn nên trong nhiều trường hợp gây hoang mang, ảnh hưởng đến tâm lý của KH (KH ồ ạt rút tiền khi biết các thông tin một cách bất ngờ và không chính xác về tình trạng tài chính của NH).

- Về hệ thống kiểm tra, giám sát hoạt động quản trị rủi ro: Do NHNN chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết về quản trị rủi ro tín dụng nên công tác thanh tra, giám sát rủi ro tín dụng chưa phát huy hiệu quả. Các NH chưa có hệ thống giám sát tự động; do vậy, việc giám sát phụ thuộc vào cán bộ làm công tác giám sát nên không thể tránh được các sai sót. Chính vì vậy NHNN phải nhanh chóng đưa ra những văn bản hướng dẫn chi tiết về quản trị RRTD để việc thanh tra, giám sát RRTD hiệu quả, giảm thiểu rủi ro cho các hệ thống NHTM.

- Các cơ chế quản trị rủi ro cho hệ thống NH Việt Nam đang tiến dần tới thông lệ quốc tế và được đánh giá là khá chặt chẽ. Tuy nhiên, giải pháp hữu hiệu nhất chính là nâng cao năng lực tự quản trị rủi ro của các NH chứ không phải là khống chế từ trên NHNN xuống theo các tỷ lệ, chỉ tiêu nhất định, để từ đó NHTM cố gắng làm mọi việc để đạt chỉ tiêu đó, kể cả chuyện bóp méo số liệu. Việc đảm bảo an toàn chỉ có mỗi yêu cầu từ NHNN dội xuống thì vô cùng mỏng manh, bởi cơ chế đó do NHNN đưa ra, rồi chính mình kiểm soát và đánh giá.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Quân Đội - chi nhánh Đà Nẵng (full) (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)