8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.7. Thực hiện tốt biện pháp bảo đảm tiền vay
- Đối với đặc thù của tín dụng tại Việt Nam, tài sản đảm bảo vẫn là nguồn trả nợ chính thứ hai nên việc thẩm định kĩ TSĐB sẽ giúp ích rất nhiều trong xử lý tài sản nếu DN không trả được nợ. Từ việc định giá phải thật chính xác, không quá nhỏ để DN duy trì quan hệ tín dụng với CN, không quá lớn để gây rủi ro khi xử lý; cho đến việc soạn thảo, ký kết và thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý cần thiết như công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo trước khi cho vay. Cần thiết phải có bộ phận chuyên trách trong việc xử lý TSĐB, tách hẳn với bộ phận xử lý nợ như hiện nay. Việc kiểm tra tài sản định kỳ nên giao cho nhân viên định giá tài sản thay vì nhân viên phân tích như hiện nay để tránh tiêu cực xảy ra do các mối quan hệ thân thiết với DN vay.
- Hợp đồng thế chấp là cơ sở pháp lý quan trọng nhất. Đây là nguồn trả nợ thứ hai nếu DN mất khả năng chi trả, do đó phải xem xét kỹ các yếu tố sau:
+ Tình trạng pháp lý của tài sản: hợp pháp, không tranh chấp, ngăn chặn.
+ Phải có nguồn thông tin tham khảo rõ ràng về giá trị, định giá phải thật chính xác, an toàn, đảm bảo tính khách quan.
+ Xem xét các yếu tố về điều kiện an toàn (phòng cháy, chống trộm cắp, điều kiện an toàn), có cần phải mua bảo hiểm hay không.
+ Lợi thế thương mại, quy hoạch xây dựng, khả năng bán, thanh lý.
- Chuẩn hoá quy trình công chứng tập trung, bổ sung thêm nhân sự để đáp ứng nhu cầu hiện tại và áp dụng toàn diện trên toàn hệ thống đối với tất cả các
phòng công chứng. Chỉ xét công chứng phi tập trung với các hồ sơ được phê duyệt bởi Ban tín dụng với lý do hợp lý.
- Tuyển chọn và đào tạo nhân sự thích hợp, đúng chuyên ngành trong bộ phận Pháp lý chứng từ và Quản lý tài sản/Ban pháp chế nhằm nhận biết được những rủi ro và khả năng xảy ra rủi ro khi phát sinh tại chi nhánh và có những kiến nghị hợp lý khi xử lý hồ sơ vay.
- Việc định giá tài sản phải thường xuyên cập nhật theo giá thị trường, trường hợp có biến động lớn về giá phải nhanh chóng định giá lại và có biện pháp thu hồi bớt nợ hoặc yêu cầu DN bổ sung tài sản kịp thời, tránh gây tổn thất cho NH. Việc kiểm tra tài sản định kỳ nên giao hẳn cho Công ty định giá, để theo sát TSĐB hơn, tránh tình trạng để CBTD thực hiện như trước đây. Vì thực tế đại đa số CBTD không thực hiện việc kiểm tra thực tế mà chỉ làm qua loa, chiếu lệ. Điều này rất nguy hiểm khi DN cố tình lừa NH dựa vào các mối quan hệ quen biết.
- Hiện nay, hầu hết TSĐB cho các khoản vay tại CN là bất động sản nên việc xử lý TSĐB để thu hồi nợ thường gặp khó khăn. Do đó, CN ưu tiên cho những DN sử dụng TSĐB là các giấy tờ có giá. Bởi các giấy tờ có giá có khả năng thanh khoản và độ an toàn cao, khi DN sử dụng giấy tờ có giá để đảm bảo thì NH sẽ cho vay với quy mô lớn hơn hoặc có thể có những ưu tiên cho DN.
- Thường xuyên theo dõi, cập nhật các văn bản pháp luật của Nhà nước và của MB-VN liên quan đến giao dịch bảo đảm trong cho vay, đặc biệt CN cần nắm rõ các quy định của pháp luật về việc phát mại tài sản.