Mô hình quản lý tín dụng và định hướng quản trị RRTD đối với khách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Quân Đội - chi nhánh Đà Nẵng (full) (Trang 57)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1.Mô hình quản lý tín dụng và định hướng quản trị RRTD đối với khách

với khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh giai đoạn 2010 – 2012

Trong quá trình mở rộng hoạt động cho vay thì các NH luôn quan tâm đến chất lượng của các khoản cho vay, biểu hiện cụ thể đó là rủi ro cho vay, nguy cơ đe doạ đến hoạt động cho vay nói riêng và hoạt động NH nói chung. Ở MB-ĐN quản trị RRTD luôn được ban lãnh đạo đặc biệt quan tâm thực hiện.

a. Mô hình quản lý tín dụng

Tổ chức quản lý tín dụng tại MB-ĐN được thực hiện theo mô hình quản trị phân quyền trên cơ sở các chính sách và nguyên tắc tín dụng được điều hành tập trung của MB-VN; các chi nhánh, phòng giao dịch, phòng tín dụng trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, tự quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng tại chi nhánh, phòng giao dịch của mình.

Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Sơ đồ 2.2: Mô hình quản lý tín dụng tại MB-ĐN

Giám đốc: Giám đốc chi nhánh có trách nhiệm tuân theo các quy định chính sách tín dụng của MB về cho vay đối với khách hàng trong hệ thống, quy định về phân cấp phán quyết tín dụng và quy định về các biện pháp đảm bảo tiền vay. Giám đốc có thể trực tiếp ký hoặc ủy quyền lại cho Phó Giám đốc ký

Giám đốc

Phòng tín dụng Phòng thẩm định

Bộ phận Kiểm tra kiểm soát nội bộ

kết các hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay. Việc ủy quyền này được thực hiện bằng văn bản và trên đó có ghi rõ hạn mức (quyền phán quyết) phê duyệt tín dụng giao cho người được ủy quyền.

Phòng tín dụng là bộ phận có chức năng tín dụng và thẩm định như sau: - CBTD được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốn có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.

+ Trường hợp khoản vay thuộc trách nhiệm của bộ phận thẩm định thì CBTD chỉ thẩm định sơ bộ các điều kiện vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ của bộ hồ sơ, khi hồ sơ đầy đủ chuyển Tổ thẩm định.

+ Trường hợp thuộc trách nhiệm của mình thì CBTD tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định và lập báo cáo thẩm định trình giám đốc chi nhánh phê duyệt.

- Trưởng phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do CBTD lập và tiến hành xem xét, tái thẩm định (nếu thấy cần thiết), ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu ) và chuyển sang phòng thẩm định.

Phòng thẩm định có chức năng như sau:

- Cán bộ thẩm định nhận hồ sơ từ CBTD và tiến hành thẩm định đánh giá việc đáp ứng các điều kiện vay vốn, hiệu quả dự án, mức độ rủi ro và đề xuất cho vay hay không cho vay, biện pháp đảm bảo tiền vay và các nội dung khác, lập báo cáo thẩm định trình Tổ trưởng thẩm định phê duyệt.

- Trưởng phòng thẩm định có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý và chính xác của báo cáo thẩm định, tính hợp pháp của hồ sơ vay vốn, có ý kiến cụ thể về việc cho vay hay không cho vay và trình Giám đốc phê duyệt.

- Chuyển các khoản vay vượt quyền phán quyết của chi nhánh ra Hội sở thực hiện thẩm định.

- Nghiên cứu thị trường mới theo nhu cầu của thị trường, quản lý rủi ro tín dụng, nghiên cứu, đề xuất các chính sách tín dụng.

Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ (Không thuộc biên chế tại chi nhánh, có chức năng kiểm tra công tác tín dụng, thẩm định tại chi nhánh theo định kỳ), bộ phận này có trách nhiệm:

- Giám sát sự tuân thủ chính sách và pháp luật của nhà nước có liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng.

- Giám sát việc tuân thủ chính sách và quy chế tín dụng của MB.

- Giám sát việc chấp hành hạn mức tín dụng và danh mục tín dụng, đánh giá mức độ rủi ro của danh mục tín dụng và quy trình quản trị rủi ro nhìn từ góc độ chi nhánh.

- Giám sát việc thực hiện quy trình bảo đảm tiền vay.

- Kiểm tra việc thực hiện quy trình cho vay và quy trình phê duyệt tín dụng.

- Kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý nợ xấu. - Kiểm tra tính pháp lý của các hợp đồng vay vốn.

- Kiểm tra việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và an toàn vốn tối thiểu.

- Đưa ra các kiến nghị đối với ngân hàng để cải thiện các nội dung thuộc chính sách tín dụng cho phù hợp với thực tế phát sinh.

Ưu và nhược điểm của mô hình quản lý tín dụng hiện tại

- Điểm mạnh của mô hình: Gọn nhẹ, cơ cấu tổ chức đơn giản, dễ quản trị và thích hợp với mô hình ngân hàng có trình độ công nghệ chưa phát triển cao. - Điểm yếu của mô hình: Nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu chuyên sâu; việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phương thức từ xa dựa trên số liệu báo cáo thống kê từ chi nhánh hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách, quy trình tín dụng.

b. Về định hướng quản trị RRTD doanh nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung cơ bản của phương hướng quản trị RRTD DN tại MB-ĐN được thể hiện ở các điểm sau:

- Mục tiêu quản trị RRTD đối với khách hàng DN mà CN đặt ra được thể hiện qua chỉ tiêu Nợ xấu/Tổng dư nợ dưới 5% (theo Phương hướng và kế hoạch kinh doanh năm 2012). Cho thấy bên cạnh việc mở rộng quy mô cho vay thì CN còn kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ nợ xấu nhằm nâng cao chất lượng cho vay.

- Áp dụng mức lãi suất cho vay theo mức độ rủi ro: Lãi suất cho vay = Lãi suất huy động + Chi phí quản lý + Mức lợi nhuận dự kiến + Mức độ rủi ro

- Điều hoà cân đối vốn cho vay theo các loại kỳ hạn để tránh rủi ro.

- Xây dựng và thực hiện giới hạn cho vay trên cơ sở tuân thủ các giới hạn an toàn mà HSC đã đưa ra, tập trung đầu tư vào các ngành, các thành phần kinh tế có độ rủi ro thấp, giảm dần dư nợ các DN nhà nước và các DN có tài chính yếu kém.

- Yêu cầu CBTD và cấp có thẩm quyền của chi nhánh thực hiện chặt chẽ quy định về trình tự, thủ tục và thẩm quyền cấp cho vay đối với khách hàng DN.

- Thực hiện cho vay theo hướng đa dạng hoá ngành nghề, lĩnh vực, đối tượng khách hàng, thời hạn, cho vay dưới nhiều hình thức khác nhau,... bố trí cơ cấu cho vay hợp lý, phù hợp với chủ trương và chính sách của HSC. Tập trung thực hiện mở rộng quy mô cho vay doanh nghiệp trên toàn địa bàn thành phố Đà Nẵng đi đôi với quản trị RRTD DN.

- Thực hiện tốt Quy định của HSC về giao dịch bảo đảm trong cho vay, nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro và tạo cơ sở pháp lý để thu hồi nợ khi nguồn thu nợ thứ nhất không thể thực hiện được.

- Thực hiện việc phân loại nợ và tiến hành trích lập dự phòng theo đúng quy định.

- Thực hiện việc quản trị con người để tạo môi trường làm việc lành mạnh, gắn bó thân thiết, giúp đỡ lẫn nhau, để tránh những hành động gây mâu thuẫn lợi ích giữa đội ngũ nhân viên, đặc biệt chú ý hạn chế RRTD DN từ phía nhân viên trong nội bộ CN.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Quân Đội - chi nhánh Đà Nẵng (full) (Trang 57)