1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1 (Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020.doc

171 969 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 171
Dung lượng 2,24 MB

Nội dung

Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1 (Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020

Trang 1

Mục lục

MỞ ĐẦU 3

PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 6

I.Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển 6

1)Tổng quan về công ty: 6

2) Cơ cấu vốn điều lệ : 8

3) Lịch sử thành lập và phát triển của công ty: 8

II Chức năng hoạt động, nhiệm vụ: 10

1) Chức năng hoạt động: 10

2) Phương châm hoạt động của công ty: 11

“Chất lượng-Uy tín:Sự sống còn của công ty”; 11

3) Chứng nhận: 12

III.Bộ máy tổ chức và nhân sự: 12

1) Sơ đồ tổ chức và bố trí dân sự: 12

2) Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 14

3) Nguồn nhân lực của công ty cổ phần thủy sản số 1: 17

IV Cơ sở vật chất, kỹ thuật: 19

1 Hệ thống cơ sở hạ tầng của công ty: 19

2) Trình độ kỹ thuật công nghệ 20

V Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty: 20

1) Doanh thu và lợi nhuận : 20

2) Sản lượng sản xuất: 22

3) Cơ cấu thị trường và doanh số xuất khẩu: 24

4) Kinh doanh nội địa: 27

PHẦN II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 29

I Môi trường vĩ mô (macro environment): 29

1).Môi trường kinh tế (Economic environment) 29

2) Môi trường Chính trị-Pháp luật: 38

3 Môi trường văn hóa-xã hội: 51

4) Môi trường dân số (demographics environment): 55

* Tuy nhiên, dân số Việt Nam bắt đầu già hóa vào năm 2010 dẫn đến nền kinh tế nói chung và ngành thủy hải sản nói riêng sẽ không còn nhiều lực lượng lao độngtrẻ để khai thác 58

5) Môi trường công nghệ: 60

6) Môi trường tự nhiên 61

II.Môi trường vi mô (micro environment): 65

PHẦN III: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG CỦA CÔNG TY 110

I.Phân tích dây chuyền giá trị của công ty: 110

Trang 2

2 Phân tích văn hóa tổ chức công ty: 148

PHẦN IV: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 150

I Giai đoạn 1: Giai đoạn nhập vào 150

1) Các thông tin đã thu thập: 150

2) Xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh : 157

II.Giai đoạn 2: Giai đoạn kết hợp: 158

III.Giai đoạn 3: Giai đoạn quyết định: 162

LỜI CÁM ƠN

Đề tài “Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1(Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020” là đề tài donhóm thực hiện từ tháng 09 năm 2009 đến tháng 12 năm 2009 với sự hướng dẫn tậntình của GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân và sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo tạicông ty cổ phần thủy sản số 1.

Do đây là đề tài rộng, phức tạp thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu thủy hải sản vàhạn chế về thời gian thực hiện và thu thập số liệu phục vụ cho nghiên cứu nên cònthiếu nhiều nội dung và có nhiều sai sót Kính mong Quý thầy cô, các bạn thông cảmvà đóng góp ý kiến để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn

Nhóm thực hiện đề tài:Danh sách nhóm:

2 Nguyễn Lâm Tú Khanh NT2 Phụ trách powerpoint

7 Trần Thị Huỳnh Linh NT4 Phụ trách powerpoint

9 Nguyễn Thị Thanh Thảo NT4 Nhóm trưởng

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Ý nghĩa :

Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay, đặc biệt là khi ViệtNam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO,thì cạnh tranh là sự sống còn đối với các doanh nghiệp Việt Nam Điều này đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải xây dựng cho mình chiến lược phát triển phù hợp Chiến lược ởđây được hiểu: “là tập hợp các mục tiêu cơ bản dài hạn, được xác định phù hợp vớitầm nhìn, sứ mạng của tổ chức và các cách thức, phương tiện để đạt được những mụctiêu đó một cách tốt nhất, sao cho phát huy được những điểm mạnh, khắc phục đượcnhững điểm yếu của tổ chức, đón nhận được các cơ hội, né tránh hoặc giảm thiểu thiệt

hại do những nguy cơ từ môi trường bên ngoài” Mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và

phát triển trong nền kinh tế hiện nay thì phải có chiến lược kinh doanh của mình vàphải làm tốt công tác quản trị chiến lược; Ngược lại, nếu không có chiến lược hoặc ápdụng một chiến lược sai lầm thì sẽ bị thất bại Và trong việc xây dựng chiến lược thì

bước hoạch định chiến lược là điều rất quan trọng nhất: “Một quốc gia, một tổ chức

không có chiến lược giống như một con tàu không có bánh lái, không biết đi về đâu”.

Việt Nam là một nước đi lên từ nông nghiệp, ngành thủy sản là một trongnhững ngành thế mạnh của Việt Nam Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình hìnhphát triển của các doanh nghiệp trong ngành nói riêng và toàn ngành nói chung đã trởnên khó khăn hơn Trước tiên phải kể đến việc các công ty Việt Nam bị xử thua trongvụ kiện bán phá giá và bị áp đặt các mức thuế chống phá giá rất cao đồng thời ngànhthủy sản đang chịu những rào cản thương mại ngày càng gắt gao hơn từ các thị trườngquốc tế Kết quả đó đã làm cho hoạt động của các công ty trong ngành trở nên cực kỳkhó khăn Ngoài ra còn có sự biến động của nền kinh tế toàn cầu cũng như áp lực cạnh

Trang 4

tranh ngày càng gay gắt hơn buộc các doanh nghiệp trong ngành phải thay đổi để tồntại Không nằm ngoài xu thế này, công ty cổ phần Thủy Sản số 1 cũng đang nỗ lựcvượt qua và khẳng định vị thế của mình

Với mong muốn có thể xây dựng một chiến lược phát triển phù hợp cho công ty

Sejoco nhóm đã chọn đề tài “XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO

CÔNG TY THỦY SẢN SỐ 1 (SEAJOCO VIỆT NAM ) TRONG GIAI ĐOẠN2010 -2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 ”

Bằng cách vận dụng những kiến thức đã học trên ghế nhà trường kết hợp vớinhững kiến thức thu được trong thực tế nhóm hi vọng đề tài này sẽ giúp ích cho côngty cổ phần thủy sản số 1 trong những chiến lược phát triển của công ty trong thời giantới.

2 Mục đích nghiên cứu:

Dựa trên cơ sở lý luận về quản trị chiến lược, từ đó vận dụng lý thuyết này vàonghiên cứu thực trạng hoạt động của công ty cổ phần thủy sản số 1 để xây dựng chiếnphát triển của công ty đến năm 2020.

Với việc chọn đề tài này, nhóm mong muốn đạt được mục tiêu sau: Có cái nhìntổng quát về hệ thống hoạch định chiến lược nói chung và quản trị chiến lược nóiriêng Phân tích cụ thể các yếu tố quyết định đến sự thành công trong tương lai củacông ty Seajoco , từ đó xây dựng được một chiến lược phát triển hợp lý cho công tygiúp công ty tạo được một vị thế trên thị trường Qua đây cũng là cơ hội cho nhóm tậpsự với những số liệu có được vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống khithiết lập chiến lược cho một công ty Hy vọng đây sẽ là bệ phóng để công ty vươn rachiếm lĩnh thị trường thủy sản thế giới sau này.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: công ty cổ phần thủy sản số 1 Ở đây, nhóm xin nghiên

cứ về thực trạng phát triển của công ty trong thời gian vừa qua- sự tác động của môitrường đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tình hình hoạt động củacông ty thời gian qua và kế hoạch, định hướng phát triển trong thời gian tới để xâydựng chiến lược phát triển cho công ty đến năm 2020.

Phạm vi: Đề tài tập trung nghiên cứu đối chiếu so sánh hoạt động công ty với

một số công ty trong ngành chế biến thủy hải Việt Nam

Thời gian nghiên cứu số liệu lấy từ 2005 - 2008

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu:

Trang 5

Để thực hiện đề tài, tác giả đã thu thập cả dữ liệu sơ cấp lẫn dữ liệu thứ cấp, trongđó dữ liệu thứ cấp đóng vai trò quan trọng

+ Dữ liệu thứ cấp:

Được lấy từ nhiều nguồn như: công ty thủy sản seajoco, các wesite của công ty,tổng công ty thủy sản Việt Nam , Hiệp hội nghề nuôi và chế biến thủy sản , Trung tâmxúc tiến thương mại, các sách báo, tạp chí và internet…

+ Dữ liệu sơ cấp:

Để thu được dữ liệu, nhóm đã phỏng vấn một số thành viên của công ty, bao gồm:Chị Oanh phó giám đốc phụ trách kinh doanh, anh Kỳ - phó phòng tổ chức hànhchính, anh Khang ,chị Trâm quản đốc của phân xưởng 2, 3 và một số công nhân trongphân xưởng sản xuất…

4.2 Phương pháp xử lý dữ liệu

Đối với các dữ liệu thu được, nhóm áp dụng chủ yếu là các phương pháp định tínhsau:

Phương pháp mô tả.Phương pháp so sánh.

Phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê đơn giản, tính toán các chỉ số tài chính.Phương pháp chuyên gia

Phần 1: Giới thiệu tổng quan công ty

Trong chương này, nhóm xin giới thiệu sơ qua lịch sử hình thành và phát triểncủa công ty cổng phần thủy hải sản số 1-Seajoco, lĩnh vực kinh doanh chức năng vànhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và nhân sự, cơ sở vật chất kỹ thuật và hoạt động kinh doanhcủa công ty trong thời gian qua 2005 -2008

Phần 2: Phân tích môi trường bên ngoài

Trong chương này, nhóm phân tích ảnh hưởng của các yếu tố môi trường, baogồm môi trường vĩ mô (để xây dựng ma trận các yếu tố bên ngoài- EFE) và môitrường vi mô (để xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh)

Phần 3: Phân tích môi trường bên trong

Trong chương này, nhóm tiến hành phân tích sức mạnh nội bộ của công ty đểlàm căn cứ xây dựng ma trận các yếu tố nội bộ (IFE),

Trang 6

Phần 4: Xây dựng chiến lược phát triển cho công ty Sejoco Việt Nam giaiđoạn 2010 - 2020

Trong chương này, nhóm sử dụng ma trận SWOT và ma trận chiến lược chínhđể xây dựng các chiến lược mà công ty có thể lựa chọn Tiếp đó, nhóm sử dụng matrận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM) để lựa chọn các chiến lược tốtnhất để công ty thực hiện.

Kết luận:

Trình bày những kết quả nghiên cứu chính mà nhóm rút ra từ đề tài

PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

I.Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển

1)Tổng quan về công ty:

Tên công ty: Công ty cổ phần Thủy Sản số1;

 Tên tiếng Anh: SEAFOOD JOINT STOCK COMPANY NO 1; Tên viết tắt: SEAJOCO VIET NAM;

Nhãn hiệu thương mại, đăng ký phát minh sáng chế và bản quyền:

Thương hiệu: “SEAJOCO VIETNAM” đã được bảo hộ độc quyền theo “giấy chứng nhận hàng hóa” ngày 22/03/2002 Logo của Công ty đã được bảo hộ độc

quyền theo “giấy chứng nhận hàng hóa” ngày 04/06/2003.

Vốn điều lệ: 20.000.000.000 đồng (Hai mươi tỷ đồng chẵn) Sau khiphát hành tăng vốn điều lệ : 35.000.000.000 đ (ba mươi lăm tỷ đồng);

Trụ sở chính:1004A Âu Cơ, Phường Phú Trung, Quận Tân Phú, TP.Hồ Chí

Công ty có 2 xưởng sản xuất đặt tại các địa điểm sau:

- Xưởng 1: 1004A Âu Cơ - Phường Phú Trung- Quận Tân Phú- Tp.HCM - Xưởng 2: 536 Âu Cơ – Phường 10- Quận Tân Bình- Tp.HCM

 Điện thoại: (84-8)9741135_9741136; Fax: (84-8)8643925;

Website: www.seajocovietnam.com.vn;

Trang 7

 Email: mathangmoi@hcm.vnn.vn;

 Giấy phép thành lập: Quyết định số 15/2000/QĐ-TTg ngày 31/12/2000 củaThủ Tướng chính phủ về việc chuyển Xí nghiệp mặt hàng mới thuộc Tổngcông ty Thủy Sản Việt Nam thành công ty Cổ Phần Thủy Sản số 1

 Giấy CNĐKKD: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103000113 đăngký lần đầu ngày 10/07/2000, đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 29/08/2005 doSở Kế hoạch và đầu tư TP.HCM cấp.

 Dụng cụ cung cấp vật tư thiết bị và lắp đặt công trình lạnh công nghiệpđiều hòa không khí, hệ thống điện;

 Hợp tác liên doanh liên kết với tổ chức kinh tế trong và ngoài nước; Hoạt động sản xuất kinh doanh các ngành nghề khác theo qui định của

pháp luật;

 Mã số thuế:0302047389 Tài khoản tiền:

 VND: 007.100.000.7353 mở tại ngân hàng Ngoại Thương Việt NamChi Nhánh TP.Hồ Chí Minh;

 USD: 007.137.000.83879 mở tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt NamChi Nhánh TP.HCM

2) Cơ cấu vốn điều lệ :

Vốn điều lệ ban đầu: 20.000.000.000 đồng (Hai mươi tỷ đồng chẵn)

Sau khi phát hành tăng vốn điều lệ : 35.000.000.000 đ (ba mươi lăm tỷ đồng)

Trang 8

CƠ CẤU VỐN ĐIỀU LỆ

- Cổ đông Nhà nước- Cổ đông lớn trên 5%- Cổ đông từ 1% - 5%- Cổ đông dưới 1%- Cổ phiếu quỹ

- Cổ đông Nhà nước- Cổ đông lớn trên 5%- Cổ đông từ 1% - 5%- Cổ đông dưới 1%- Cổ phiếu quỹ

600.000779.2201.207.240769.270144.270

( Nguồn: trích Báo cáo thường niên năm 2008 của Seajoco Vietnam )

3) Lịch sử thành lập và phát triển của công ty:

Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Số 1 tiền thân là xí nghiệp thủy sản đông lạnh ViệtHoa do một người Hoa làm chủ, trụ sở đóng tại 536 Âu Cơ, quận Tân Bình Sau ngàymiền Nam giải phóng, nhà nước tiếp quản trực thuộc Tổng cục thủy sản, sau giao choBộ thủy sản mà cấp chủ quản là Seaprodex

Đến năm 1979, ngành thủy sản nước ta sa sút do cơ chế tập trung quan liêu bao

cấp Trước tình hình đó, công ty Seaprodex đã mạnh dạn đề nghị thực hiện cơ chếhoạch toán độc lập, tự cân đối, tự trang trải và được Hội đồng Bộ trưởng chấp thuậncho làm thử nghiệm Các đơn vị trực thuộc Seaprodex đã được bung ra sản xuất từnăm 1980 Xí nghiệp đông lạnh Thủy sản số 1 đã theo kịp tình hình đổi mới này và trởthành đơn vị đầu tiên trong công ty có vốn tự có lớn nhất Xí nghiệp đã chủ động tìmkhách hàng để mua nguyên liệu sản xuất hoặc gia công chế biến các mặt hàng thủy sảncho các tỉnh Với sự chủ động trong việc tìm nguồn nguyên phục vụ cho việc sản xuất

Trang 9

hoặc gia công chế biến các mặt hàng thủy hải sản xí nghiệp đã có được những mối làmăn đáng tin cậy và từng bước tìm lối đi cho riêng mình.

Năm 1985, các địa phương đã xây dựng ồ ạt các nhà máy đông lạnh, vấn đề

cạnh tranh về nguyên liệu tôm trở nên gay gắt Đồng thời do có sự thay đổi về cơ cấutổ chức, do quản lý không chặt chẽ nên sản xuất ngày càng sa sút Mặt khác, phongtrào liên doanh liên kết sản xuất giữa các đơn vị đang được mở rộng, nhất là giữa cácđơn vị trong công ty và địa phương Xí nghiệp chế biến đông lạnh thủy sản 1 đã đầutư vào các tỉnh Kiên Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp với số vốn 500.000 USD để tạonguồn nguyên liệu lâu dài cho đơn vị Nhưng cơ chế liên doanh chưa rõ ràng, chưa quiđịnh trách nhiệm rõ rệt cộng thêm sự quản lý lỏng lẻo của công ty nên việc thực hiệnhợp đồng của các tỉnh không nghiêm túc làm hao hụt vốn đầu tư và cuối cùng xínghiệp đã lâm vào tình trạng khó khăn, vốn hao hụt, công nhân lương không đủ sống.Nên công ty Seaprodex đã thành lập xưởng thực nghiệm Bá Lợi chuyên nghiên cứu vàsản xuất thử các mặt hàng mới, trực thuộc trung tâm KCS (kiểm tra chất lượng sảnphẩm) của công ty Trước tình trạng khó khăn của công ty thủy sản số 1, công tySeaprodex đã quyết định sát nhập Xí nghiệp đông lạnh thủy sản số 1 với xưởng thựcnghiệm Bá Lợi và bắt đầu tiến hành việc đổi mới cơ cấu tổ chức, tăng cường bộ phậnnghiên cứu kỹ thuật, mở rộng thị trường nhằm phục hồi lại Xí nghiệp

Trước sự cạnh tranh của cơ chế thị trường và do yêu cầu về chất lượng sản phẩmnên công ty Seaprodex đã thành lập xí nghiệp chế biến đông lạnh Mặt Hàng Mới đểnâng cao chất lượng ngành thủy sản và tìm kiếm những mặt hàng thủy sản Do đó,

ngày 08/08/1988, Trung tâm kỹ thuật Chế biến Đông lạnh và Mặt Hàng Mới ra đời

trực thuộc Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam.

Năm 1996, Xí nghiệp lên kế hoạch nâng cấp Xí nghiệp và đã được Tổng công ty

duyệt dự án nâng cấp Xí nghiệp với 811.500 USD dự toán Với những cố gắng vànhững thành công của mình, Xí nghiệp đã được nhận huân chương lao động hạng nhì.

Năm 1998, Xí nghiệp được nhà nước thưởng huân chương lao động hạng nhất Theo quyết định số 15/2000/QĐ-TTG ngày 31/1/2000 của thủ tướng chính phủ về

việc chuyển Xí nghiệp Mặt Hàng Mới thuộc Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam thành

công ty cổ phần.Ngày 01/07/2000 Công ty cổ phần Thủy sản Số 1 chính thức ra đời và

đi vào hoạt động Công ty đã đạt tiêu chuẩn về chất lượng của EU số DL01 và là côngty chế biến thủy sản đầu tiên ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn ISO 9002.

29/12/2006:Ngày giao dịch đầu tiên tại TTGDCK TP.HCM

Tên cổ phiếu: Cổ phiếu Công Ty Cổ Phần Thuỷ Sản Số 1M ã chứng khoán: SJ1

Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phiếu (Mười nghìn đồng/cổ phiếu)

Trang 10

Số lượng cổ phiếu đăng ký niêm yết: 2.000.000 cổ phiếu (Hai triệu cổ phiếu)Tổng giá trị cổ phiếu niêm yết: 20.000.000.000 đồng (Hai mươi tỷ đồng chẵn)

II Chức năng hoạt động, nhiệm vụ:

 Hợp tác liên doanh liên kết với tổ chức kinh tế trong và ngoài nước; kinhdoanh nhà, cho thuê văn phòng; hoạt động sản xuất kinh doanh các ngànhnghề khác theo quy định của pháp luật.

Hiện nay chế biến thủy sản xuất khẩu là hoạt động chủ yếu của Công ty Doanh

thu từ hoạt động kinh doanh hàng xuất khẩu chiếm hơn 90% doanh thu của Công ty.Mặt hàng chính cuả công ty được phân vào các nhóm sau:

+ Tôm: đông block, tôm luộc, đông rời….+ Mực: mực fille, mực cắt khoanh….+ Ghẹ: càng ghẹ, đùi ghẹ, ….

+ Cá: cá lưỡi trâu fille cuộn vòng, ….+ Thủy sản khác: nghêu, sò, ốc,

Sau đây là một vài sản phẩm của Công ty:

Hình 1: Sản phẩm tẩmbột

Trang 11

Hình 2: Sản phẩm tôm Hình 3: Sản phẩm ghẹ

Hình 4: Sản phẩm cá Hình 5: Sản phẩm khác

2) Phương châm hoạt động của công ty:

“Chất lượng-Uy tín:Sự sống còn của công ty”;

“Hợp tác cùng chia sẻ lợi nhuận”.

Công ty xác định:

- Mình hoạt động trong lĩnh vực nào?

- Xã hội nhận được gì từ hoạt động của doanh nghiệp?

- Và định hướng xuyên suốt trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp mình làgì?

- Công ty không ngừng nâng cao chất lượng để làm hài lòng khách hàng Giữvững và phát huy truyền thống “Uy tín, Chất lượng”, công ty không ngừng nỗlực đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, năng lực cán bộ, tay nghềcông nhân để trở thành một trong những nhà sản xuất và cung cấp thủy sản hàngđầu của Việt Nam

Sứ mệnh:

Công ty Cổ Phần Thuỷ Sản Số 1 hoạt động theo luật doanh nghiệp, thực hiện đầyđủ các quy chế và điều lệ của một công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Côngty không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượngcạnh tranh tối đa hoá lợi nhuận có thể được, cải thiện môi trường làm việc, nâng caothu nhập và điều kiện sống cho người lao động trong công ty, đảm bảo lợi ích hợppháp cho các cổ đông, làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước.

3) Chứng nhận:

Công ty đã đạt tiêu chuẩn về mặt chất lượng sản phẩm của EU số DL01 và làcông ty chế biến thủy sản đầu tiên tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn ISO 9002

Trang 12

Công ty có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001-2000và tiêu chuẩn thực phẩm tòan cầu BRC trên cơ sở áp dụng HACCP, GMP và SSOP.

Cả hai phân xưởng sản xuất của công ty đều đạt tiêu chuẩn An Tòan Vệ sinhCông Nghiệp do Bộ Thủy sản cấp và có giấy phép xuất vào thị trường Châu Âu DL01& DL157.

- Phòng xuất khẩu và phòng kinh doanh: 7người;- Phòng kĩ thuật: 20 người;

- Phòng điều hành-KCS: 14nguời;- Bảo vệ: 1người;

- Rada: 7người;- Cấp dưỡng: 8người;- Tiếp nhận: 35người;- Phân cỡ: 210 người;

- Bảo quản lạnh: 140người;

Trang 13

- Sơ chế: 101người;- Rada: 7người;

- Bao trang: 35 người;- Đội 1: 85 người;- Đội 2: 80 người;

- Xếp khuôn: 140 người

Sơ đồ tổ chức công ty:

BAN KIỂM SOÁTĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN GIÁM ĐỐC

Phó Giám đốcKỹ thuật cấp

PhòngKỹ thuật

Cơ điện lạnhPhó Giám

đốcKỹ thuật-

chế biến

PhòngKỹ thuật KCSPhòng

Tổ chức hành chínhPhó Giám đốcTổ chức- hành

PhòngXuất khẩu

PhòngKinh doanhPhó Giám đốc

Xuất khẩu

Quản đốcPhân xưởng 1

Quản đốcPhân xưởng 2Phòng

Kế toán tài

vụ

Trang 14

 Danh sách ban điều hành công ty:

Hội đồng quản trị bao gồm: (theo nghị quyết cổ đông có

1961 Chủ tịch Điều hành

2 Nguyễn Thị BạchNhạn

1960 Thành viên Điều hành

4 Tetsuji Totsune 1942 Thành viên Không điều hành

6 Tôn Thất Diên Hoa 1974 Thành viên Không điều hành

7 Nguyễn Thị ThanhThúy

1977 Thành viên Không điều hành

1 Nguyễn Thị Hồng Ngọc 1968 Trưởng ban Trong công ty

1 Nguyễn Thị Bạch Nhạn 1960 Tổng giám đốc

2) Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.

Cơ cấu bộ máy của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng Thông

tin từ các phòng ban làm nhiệm vụ tham mưu cho cấp lãnh đạo Tổng Giám đốc là

người thay mặt cho Hội Đồng Quản Trị điều hành, quản lý và báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh cho Hội Đồng Quản Trị.

2.1 Đại hội đồng cổ đông

Trang 15

Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông cóquyền bỏ phiếu hoặc người được cổ đông ủy quyền

Đại hội đồng cổ đông có các quyền hạn sau:- Thông qua bổ sung, sửa đổi Điều lệ.

- Thông qua định hướng phát triển Công ty, thông qua báo cáo tài chính hàngnăm, các báo cáo của Ban kiểm soát, của Hội đồng quản trị và của các kiểmtoán viên.

- Quyết định mức cổ tức được thanh toán hàng năm cho mỗi loại cổ phần.- Quyết định số lượng thành viên của Hội đồng quản trị.

- Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;phê chuẩn việc Hội đồng quản trị, bổ nhiệm Giám Đốc.

- Các quyền khác được quy định tại Điều lệ.

2.2 Hội đồng quản trị:

Số thành viên Hội đồng quản trị của Công ty gồm 05 thành iên có cấu trúc như sau:Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyềnnhân danh Công ty, trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông mà khôngđược ủy quyền Hội đồng Quản trị có các quyền hạn sau:

- Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty.

- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng nămcủa Công ty.

- Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chàobán của từng loại, quyết định huy động vốn theo hình thức khác; đề xuất cácloại cổ phiếu có thể phát hành và tổng số cổ phiếu phát hành theo từng loại.- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát hoạt động của Ban Giám Đốc vàcác cán bộ quản lý trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty.

- Đề xuất mức cổ tức hàng năm và xác định mức cổ tức tạm thời; quyết địnhthời hạn và thủ tục trả cổ tức; xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh.- Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản Công ty.

- Các quyền khác được quy định tại Điều lệ.

2.3 Ban kiểm soát:

Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 03 thành viên, thay mặt cổđông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Côngty Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và pháp luật về nhữngcông việc thực hiện theo quyền hạn và trách nhiệm sau:

- Được Hội đồng Quản trị tham khảo ý kiến về việc chỉ định công ty kiểm toánđộc lập, mức phí kiểm toán và mọi vấn đề liên quan đến sự rút lui hay bãi

Trang 16

nhiệm của công ty kiểm toán độc lập; thảo luận với kiểm toán viên độc lập vềtính chất và phạm vi kiểm toán trước khi bắt đầu việc kiểm toán.

- Kiểm tra các báo cáo tài chính hàng năm, 6 tháng và hàng quý trước khi đệtrình Hội đồng Quản trị;

- Thảo luận về những vấn đề khó khăn và tồn tại phát hiện từ các kết quả kiểmtoán giữa kỳ hoặc cuối kỳ cũng như mọi vấn đề mà kiểm toán viên độc lậpmuốn bàn bạc.

- Xem xét báo cáo của Công ty về các hệ thống kiểm soát nội bộ trước khiHĐQT chấp thuận.

- Các quyền khác được quy định tại Điều lệ.

2.4 Ban Giám Đốc:

Ban Giám Đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm gồm 04 thành viên.

Ban Giám đốc có các nhiệm vụ:

- Thực hiện các nghị quyết của Hội đồng Quản trị và Đại hội đồng cổ đông, kếhoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty đã được Hội đồng quản trịvà Đại hội đồng cổ đông thông qua.

- Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự và các loạihợp đồng khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động kháccủa Công ty.

- Kiến nghị về số lượng và các loại cán bộ quản lý mà Công ty cần thuê để Hộiđồng quản trị bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm khi cần thiết để thực hiện các thônglệ quản lý tốt nhất cũng như các cơ cấu do Hội đồng quản trị đề xuất và tưvấn cho Hội đồng quản trị để quyết định mức lương, thù lao, các lợi ích vàcác điều khoản khác của hợp đồng lao động của cán bộ quản lý.

- Tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị để quyết định số lượng người laođộng, mức lương, trợ cấp, lợi ích, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và các điềukhoản khác liên quan đến hợp đồng lao động của người lao động.

- Chuẩn bị các bản dự toán dài hạn, hàng năm và hàng tháng của Công ty phụcvụ hoạt động quản lý dài hạn, hàng năm và hàng tháng của Công ty theo kếhoạch kinh doanh.

- Các nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ.

2.5 Các phòng ban nghiệp vụ:

Có chức năng tham mưu và giúp việc cho Ban Giám Đốc, trực tiếp điều hànhtheo chức năng chuyên môn và chỉ đạo của Ban Giám Đốc Công ty hiện có 07 phòngnghiệp vụ với chức năng được quy định như sau:

Phòng Xuất khẩu: có chức năng theo dõi việc thực hiện các hợp đồng xuất nhập

khẩu với nước ngoài, mua bán hàng hóa, làm các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa,vận chuyển và đóng hàng xuất khẩu…

Trang 17

Phòng kinh doanh: Kinh doanh mua bán hàng thuỷ sản trong nước và các dịch vụ

mua bán hàng thuỷ sản nước ngoài, tìm kiếm khách hàng Xây dựng giá thu mua, giacông mua thành phẩm…

Phòng Tổ chức - Hành chính: có chức năng xây dựng phương án kiện toàn bộ máy

tổ chức trong Công ty, quản lý nhân sự, thực hiện công tác hành chính quản trị, tiềnlương thưởng cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty.

Phòng Kế toán - Tài vụ: có chức năng trong việc lập kế hoạch sử dụng và quản lý

nguồn tài chính của Công ty, phân tích các hoạt động kinh tế, tổ chức công tác hạchtoán kế toán theo đúng chế độ kế toán thống kê và chế độ quản lý tài chính của Nhànước.

Phòng Kỹ thuật - KCS: có chức năng hướng dẫn các quy trình sản xuất của từng

công đoạn, từng mặt hàng và quy trình vệ sinh công nghiệp dây chuyền sản xuất Tổchức giám sát chất lượng hàng hóa trong quá trình sản xuất, về mẫu mã, quy cách,kiểm tra vi sinh Hướng dẫn uốn nắn các thao tác chế biến, các yêu cần kỹ thuật sảnxuất cho công nhân…

Phòng Kỹ thuật – Cơ điện lạnh: Chịu tránh nhiệm về toàn bộ hoạt động liên quan

đến kỹ thuật cơ điện lạnh : Lập kế hoạch duy tu, bảo trì vệ sinh máy móc thiết bị địnhkỳ, đảm bảo an toàn PCCC…

Xưởng chế biến: có chức năng tổ chức sản xuất các loại sản phẩm hàng hóa theo kế

hoạch và theo đơn hàng

3) Nguồn nhân lực của công ty cổ phần thủy sản số 1:

Tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty Cổ phần Thủy sản Số 1 là 619người, với 619 hợp đồng lao động dài hạn và không có hợp đồng lao động ngắnhạn Cơ cấu lao động của Công ty được thể hiện trong bảng sau:

Bảng : Cơ cấu lao động của công ty Cổ Phần Thuỷ Sản Số 1

Phân theo trình độ chuyênmôn

Trang 18

Đại học 7,10%Cao đẳng, trung cấp 9,85%Sơ cấp, công nhân kỹ thuật 83,40%

Trang 19

Vậy lực lượng quản lý điều hành chiếm tỷ lệ khá nhỏ Điều này cho thấy công ty coitrọng sản xuất sản phẩm hơn là chủ động tìm kiếm nhu cầu thị trường và công tácnghiên cứu duy trì nguồn nhân lực.

Do tính chất của ngành chế biến là sử dụng nhiều lao động tay chân, đòi hỏinhiều kỹ năng thủ công nên người lao động cần phải nhanh nhẹn, có sức khỏe…Vậycơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi này là hợp lý Nguồn nhân lực trẻ có khả năng làmviệc có hiệu quả, dễ dàng tiếp nhận kiến thức, dễ thuyết phục, có kỷ luật… Sự thay đổinhân sự trong bộ phận lao động gián tiếp (cán bộ điều hành, kỹ sư vi sinh,…) khôngđáng kể nên không gây ảnh hưởng đến bộ phận quản lý kinh doanh Còn bộ phận laođộng trực tiếp (công nhân phân xưởng) thường xuyên thay đổi do tính chất công việccó ảnh hưởng đến sức khỏe của họ nên việc tuyển dụng công nhân sản xuất thườngxuyên diễn ra.

IV Cơ s ở vật chất, kỹ thuật:

1 Hệ thống cơ sở hạ tầng của công ty:

Trụ sở chính:1004A Âu Cơ, Phường Phú Trung, Quận Tân Phú, TP.Hồ Chí Minh;

Công ty có 2 xưởng sản xuất đặt tại các địa điểm sau:

- Xưởng 1: 1004A Âu Cơ - Phường Phú Trung- Quận Tân Phú- Tp.HCM - Xưởng 2: 536 Âu Cơ – Phường 10- Quận Tân Bình- Tp.HCM

Nằm ở Quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, cách các vùng nguyên liệu

lớn: Vũng Tàu, Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Phan Thiết từ 2 - 6 giờ xe Vị trí nàycũng rất thuận lợi cho việc nhập nguyên liệu và chuyển sản phẩm đi các vùng kháctrong khu vực.

Tổng diện tích 13.419 m2 trong đó diện tích nhà xưởng 4.500 m2 (gồm 2 phânxưởng sản xuất)

Mặt tiền phía Nam công ty tiếp giáp với đường Âu Cơ, phía Bắc công ty tiếpgiáp với các cơ sở cơ khí và khu dân cư, phía Tây tiếp giáp với kênh Tân Hóa và phíaĐông tiếp giáp với khu dân cư.

Hệ thống cơ sở hạ tầng của công ty bao gồm: các đường nội bộ cho người và xeđược xây dựng khá vững chắc Hệ thống điện sử dụng là mạng lưới điện Thành phố,ngoài ra để đảm bảo cho quá trình sản xuất và bảo quản hàng hóa diễn ra bình thườngkhi có cúp điện thì công ty còn trang bị máy phát điện 1500KVA

Hệ thống nước sử dụng cho toàn bộ công ty là hệ thống nước khoan Nước

được bơm lên bồn sau đó qua các khâu xử lý nhằm loại bỏ các tạp chất và khử trùng

rồi được bơm lên bể chứa lớn và cung cấp nước cho việc sản xuất và sinh hoạt Lượngnước sử dụng trung bình mỗi ngày là khoảng 200m3.

Trang 20

 Máy hút chân không, Máy đóng gói chân không Tủ đông 500k/mẻ, Tủ đông 1000k

 Máy thực phẩm hấp 2 ngăn Lò hơi 500kg

 Dàn ngưng Baltimore

Tổng công suất chế biến của Công ty: 06 tấn thành phẩm/ngày.

Máy móc thiết bị của công ty được kiểm tra định kỳ hàng tuần, hàng tháng theocác quy trình, tiêu chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng ISO Ngoài ra máy móc thiết bịcòn được Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (Bộ Thuỷ Sản) kiểm định hàng năm.

Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty:

1) Doanh thu và lợi nhuận :

Kết quả hoạt động kinh doanh và lợi nhuận năm 2005,2006,2007,2008

Đơn vị: Ngàn VND

năm 2005

Thực hiệnnăm 2006

Thực hiệnnăm 2007

Thực hiệnnăm 2008

So sánh2006/05

So sánh2007/06

So sánh2008/07

Trang 21

147.89 145.55

Nhận xét : Nhìn vào bảng tổng hợp doanh thu qua các năm ở trên ta thấy mức

doanh thu của công ty CP thuỷ sản số 1 tăng trưởng không đồng đều:

Năm 2006, doanh thu tăng mạnh là do hậu quả của thảm họa sống thần và đại dịchcúm gia cầm đã làm gia tăng đột biến mức cầu thuỷ sản trên thế giới, đặc biệt là thịtrường Nhật, Châu Âu, Mỹ…thời cơ cho thuỷ sản Việt Nam vượt lên bất chấpnhững rào cản thương mại về dư lượng kháng sinh – hoá sinh, bán phá giá…;

Năm 2007, chỉ tiêu doanh thu của giảm còn 98% so với năm 2006 là do doanhthu gia công, do các khách hàng bên ngoài giảm 1,5tỷ VNĐ.

Năm 2008, chúng ta thấy các chỉ tiêu căn bản là doanh thu, doanh số xuất khẩu vàlợi nhuận của công ty đều tăng lên

Nhìn chung qua các năm, thì lợi nhuận sau thuế vẫn tăng lên và giữ vững ổn định.Công ty lấy lại được vị thế của mình.

Năm Lợi nhuận sau thuế(VND)

So sánh cùng kì nămtrước

Trang 22

LỢI NHUẬN SAU THUẾ TỪ 2005-2008

lợi nhuận sau thuế

Trang 23

Mặt hàng

Sản lượng(tấn)

Năm 2006

lượng(tấn)Năm 2007

lượng(tấn)Năm 2008

So sánh2007/2006

So sánh2008/2007

Năm 2007, tình hình nguyên liệu thủy sản phục vụ sản xuất có nhiều biến động

do ảnh hưởng chung của thị trường Giá cả thay đổi hàng ngày do xăng dầu tăng cũngnhư ảnh hưởng thời tiết không tốt vào thời điểm các tháng cuối năm đã làm cho cácmặt hàng sản xuất từ nguyên liệu đánh bắt như: bạch tuộc, cá lưỡi trâu, ghẹ…khôngđáp ứng được nhu cầu của khách hàng Đây là các mặt hàng sản xuất chính của côngty và có khách hàng tương đối ổn định từ năm năm nay Trước tình hình giá nguyênliệu cao khách hàng cũng đã chấp nhận nhưng do mất mùa so với các năm trước làmcho sản lượng sản xuất thành phẩm các mặt hàng này giảm đi Mặt hàng tôm vẫn giữđược sản lượng chế biến như năm 2006 Ngoài ra các mặt hàng chế biến giá trị caonhư: Súp hải sản, Tôm quấn Kadaif, Chuối quấn Kadaif, Mực nhồi nếp, Há cảo…tăngđột biến cũng mang lại sản lượng đáng kể cho sản xuất.

Nhìn chung tổng sản lượng sản xuất năm 2007 là 2.113 tấn so với năm 2006 là2.378 tấn có giảm đi nhưng không đáng kể

Trong năm 2008: Mặt hàng chủ lực của công ty vẫn là tôm Mặt hàng cá chủ

yếu là cá lưỡi trâu fille đã giảm 40%, năm 2007 đạt 379 tấn, năm 2008 chỉ sản xuấtđược 228 tấn Chủ yếu giảm do 6 tháng đầu năm khách hàng hầu như không mua mặthàng này, và hầu hết các loại cá biển như: cá ngừ, cá cờ của khách hàng Châu Âu đãngừng hẳn do giá cả của Việt Nam quá cao so với các nước trong khu vực Mặt hàngghẹ được Ban tổng giám đốc nỗ lực duy trì bằng các nguồn nhập khẩu, tuy nhiên sảnlượng chỉ bằng 76% so với 2007 và đạt 88 tấn Riêng các mặt hàng chế biến như chảgiò, faccie, chả cá, bánh xèo, cơm seafood đã có sản lượng tăng vượt trội, năm 2007chỉ sản xuất được 273 tấn, năm 2008 đạt sản lượng 343 tấn, tăng 25% Đây cũng làmục tiêu chiến lược của công ty trong việc phát triển ngày càng nhiều các mặt hànggiá trị gia tăng.

Nhìn chung lại tổng sản lượng sản xuất năm 2008 đạt 2163 tấn, so với 2007 :2113 tấn tăng không đáng kể, tuy nhiên do chúng ta tập trung sản xuất để xuất khẩunhững mặt hàng giá trị cao nên đã giúp cho Công ty đạt doanh thu tương đối cao Vìcông ty tập trung vào sản xuất các mặt hàng giá trị gia tăng nên đã tạo ra việc làm

Trang 24

tương đối ổn định cho công ty và khai thác hết công suất sản xuất ở cả hai phânxưởng.

3) Cơ cấu thị trường và doanh số xuất khẩu:

200620072008

CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU

KhácAsianChâu âuNhật

Cơ cấu thị trường và doanh số xuất khẩu thủy hải sản qua các năm

Doanh số (usd)

Tỷ lệ (%) Doanhsố (usd)

Tỷ lệ (%) Doanhsố (usd)

Trang 25

So sánh 2007 và 2006:

 Thị trường Nhật tăng 7 % : Mặc dù 2007 là một năm hết sức khó khăn đối với việcxuất khẩu vào thị thường Nhật, việc kiểm soát kháng sinh gắt gao và một số hóa chấtmới phát hiện bị cấm vào Nhật làm cho hàng loạt thành phẩm xuất khẩu của Việt nambị trả về đã ảnh huởng lớn đến xuất khẩu của nghành thủy sản nói chung Tuy nhiênvới nỗ lực rất lớn của ban Giám Đốc, chuyên gia Nhật cùng sự quyết tâm của toàn thểcông nhân đặc biệt là đội ngũ kiểm soát chất lượng của công ty đã giúp cho thị trườngNhật của công ty được phát triển, các khách hàng cũ tăng giá trị xuất khẩu và có thêmđược một số mặt hàng mới cùng khách hàng mới.

 Thị trường Châu Âu giảm 21,6 %: nguyên nhân chủ yếu do chúng ta không đáp ứngđược nhu cầu về mặt hàng ghẹ cũng như các mặt hàng về cá biển mặc dù khách hàngvẫn có nhu cầu rất lớn Ban giám đốc đang có kế hoạch nhập khẩu nguyên liệu để đápứng yêu cầu của khách tuy nhiên do còn sự chênh lệch về giá cũng như chất lượng nênchưa triển khai nhập khẩu nguyên liệu được như mong muốn

 Thị trường Asian : Đây là một thị trường mới đối với công ty chúng ta năm 2007,chủ yếu do công ty đã phát triển được một số mặt hàng chế biến đáp ứng được thịtrường Hàn quốc, tuy doanh số chưa lớn nhưng Hàn quốc là một thị trường mới nhiềutiềm năng.

Doanh số xuất khẩu sang thị trường Asian tăng 63,5%.

Như vậy doanh số xuất khẩu năm 2008 tăng 4,7 % so với năm 2007 Tuy tăngkhông nhiều nhưng đã là một nỗ lực rất lớn của toàn thể cán bộ công nhân viên củacông ty, đặc biệt là Ban Tổng giám đốc đã nỗ lực phấn đấu để điều hành và quản lýcông ty ngày càng có uy tín với khách hàng Thị trường xuất khẩu chính của công tyvẫn là nước Nhật, EU Những năm sắp tới, công ty vẫn tiếp tục tập trung xuất khẩusản phẩm thủy hải sản sang thị trường Nhật, EU Đồng thời đẩy mạnh phát triển sảnphẩm sang các thị trường tiềm năng khác Đặc biệt là thị trường Asian mà chủ yếu làHàn Quốc, công ty đã thâm nhập từ từ và mỗi năm đều tăng trưởng, với thế mạnh làcác mặt hàng chế biến ăn liền ngày càng phù hợp với nhu cầu của Hàn Quốc công tyhy vọng sẽ phát triển nhiều mặt hàng hơn cho thị trường tiềm năng này.

Trang 26

4) Kinh doanh nội địa:

Doanh thu nội địa

Doanh thu bán hàng trong thị trường nội địa.

So sánh2008/07

Doanh thu bántrong thị trườngnội địa

Trang 27

3.4 tỷ năm 2007, tỷ lệ 33% Doanh số bán cho thị trường nội địa khoảng 5.7 tỷ đồngchiếm 4% trong doanh thu.

Năm 2008 đã có một sự phát triển đáng kể về việc tiêu thụ trong nước Phòngkinh doanh đã có nhiều nỗ lực trong việc tìm kiếm và chào bán các mặt hàng chế biếntừ thủy sản cho thị trường trong nước Riêng khách hàng Loteria đã tăng doanh thu từ3,4 tỷ đồng năm 2007 lên 4,1 tỷ đồng năm 2008, tăng 18%, ngoài ra một số kháchhàng mới như BBQ, Pizza và bán lẻ cũng tăng doanh thu đáng kể, từ 1,06 tỷ đồng năm2007 lên 3,6 tỷ đồng, tăng hơn 3 lần Như vậy năm 2008 doanh thu cho thị trường nộiđịa đã đạt 8,12 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ Ban Tổng giám đốc tiếp tục thựchiện chủ trương phát triển thị trường trong nước để tạo ra ngày càng nhiều sản phẩmthích hợp cho thị trường Hiện nay công ty đang bắt đầu thậm nhập vào hệ thống siêuthị Lotemark, đây là một trong những siêu thị bán lẻ của nước ngoài đầu tư vào Việtnam tương đối sớm, chúng ta hy vọng sẽ từ từ tăng doanh số bán lẻ vào những nămtới.

Trang 28

PHẦN II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI

I Môi trường vĩ mô (macro environment) :

1).Môi trường kinh tế (Economic environment)

1.1.Tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Từ năm 1990 đến năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam luôn trongtình trạng ổn định, và có xu hướng tăng đều qua các năm: từ 5.1% (1990) đến8.5%(2007) Trong năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tếtoàn cầu mà Việt Nam chỉ đạt mức tăng trưởng kinh tế 6,23%, gần như thấp nhất trongvòng 10 năm qua và giảm mạnh 8,5% so với năm 2007, nhưng đến nửa đầu năm 2009nền kinh tế đã có phần ổn định trở lại, GDP đã tăng 3,9% so với 6,2% trong năm 2008và trên 8% trong giai đoạn 2005–2007 Vì vậy, nếu tính trung bình qua các năm đếnnay thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vào khoảng 7.56% So sánh với tốcđộ tăng trưởng của một vài nước như Singapore (-7,2%), Đài Loan (- 5,5%) và NhậtBản (-5,5%) thì đây có thể nói là con số “đẹp” mà nhiều quốc gia mong muốn đạtđược Tốc độ tăng trưởng này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh yêntâm, giữ vững mức lợi nhuận trong bối cảnh khó khăn hiện nay

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam so với tốc đô tăng trưởng kinhtế thế giới và nhóm nước theo khu vực(%):

Nhóm các nước công nghiệp mới châu Á 5.6 5.6 3.9

(Nguồn IMF năm 2008)

Tốc độ tăng trưởng GDP thống kê qua các năm

Trang 29

Sau cuộc đại khủng hoảng cho tới nay Việt Nam vẫn còn chịu ảnh hưởngkhá nhiều, theo dự báo của IMF thì tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2009xuống mức 4,75% so với mục tiêu là 6,5% do Chính phủ đề ra Mặc dù sức ép lạmphát đã lắng xuống cùng với giá thực phẩm và năng lượng giảm nhưng tốc độ tăngtrưởng dự kiến của Việt Nam sẽ chậm hơn nữa, xuống 4,75% trong năm 2009 do nhucầu trong nước và nước ngoài suy yếu Mặc dù thời kỳ khủng hoảng đã vượt qua đáynhưng dự báo năm 2009 kinh tế Việt Nam không được khởi sắc như những năm trước,gây ra nhiểu khó khăn trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước.

Theo báo cáo của Chính phủ năm 2010-năm cuối cùng thực hiện chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-1010 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5năm 2006-2010 cho nên mục tiêu tổng quát trong năm này là tập trung mọi nỗ lực đểphục hồi tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tốc độ tăng trưởng năm 2010 cao hơn năm2009; tạo tiền đề để tăng trưởng nhanh và bền vững trong các năm tiếp theo.Theo đóChính phủ dự kiến các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của năm 2010 như sau: GDP tăngkhoảng 6,5% so với năm 2009 (GDP theo giá thực tế khoảng 1.931,3 nghìn tỉ đồng,tương đương khoảng 106 tỉ USD, bình quân đầu người khoảng 1.200USD), tổng kimngạch xuất khẩu tăng khoảng 6% so với năm 2009, chỉ số tăng giá tiêu dùng khoảng7%.

Bảng số liệu về tốc độ tăng trưởng và GDP/người giai đoạn 1990-2008

Trang 30

Chính sách tiền tệ trong năm 2008 sử dụng nhiều công cụ với cường độ điềuchỉnh mạnh hơn Mức lãi suất cho thấy các liệu pháp tiền tệ đã phát huy tác dụng ổnđịnh kinh tế, chi phí lãi vay cao kết hợp với tăng giá đầu vào tạo ra áp lực lớn đối vớihoạt động sản xuất kinh doanh trong năm Chấp nhận chi phí đầu vào tăng cao, hạnchế mở rộng tín dụng là những dấu hiệu cho thấy hệ thống ngân hàng thương mạicũng đang gặp khó khăn với vấn đề thanh khoản Điều này có thể là kết quả của nhữngkhoản tín dụng chất lượng thấp đã cung cấp trong thời gian trước với tỷ lệ không nhỏdành cho các dự án đầu tư của doanh nghiệp.

Trong khoảng thời gian gần đây có sự biến động về lãi suất huy động USD.Mặc dù các ngân hàng thương mại đồng loạt giảm lãi suất cho vay USD xuống còn3%-5%/năm nhưng do lo ngại về biến động tỉ giá (khoảng thời gian này tỉ giá trên thịtrường tự do biến động với xu hướng tăng, tâm lý kỳ vọng USD lên giá lớn) các doanhnghiệp nhập khẩu ít vay ngoại tệ Bên cạnh đó việc thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất4%/năm cũng khiến nhu cầu vay USD giảm khá mạnh Lãi suất huy động USD tăngcao sẽ ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của cả doanh nghiệp và ngân hàng, từ đó kéotheo lãi suất cho vay đối với khách hàng cũng phải tăng (lãi suất cho vay USD caonhất hiện đã đến mức 7,5%/năm) dẫn đến chi phí của doanh nghiệp bị đội lên cao Cònđối với ngân hàng thì giá vốn đầu vào tăng trong khi việc mở rộng cho vay USD cũngchưa phải là dễ dàng, cho nên việc giải bài toán cân đối vốn và chi phí không hề đơngiản.

Về lãi suất bằng đồng Việt Nam: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã công bố

Quyết định số 2232/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vềviệc tiếp tục áp dụng mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam (VND) là 7%/năm.Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1.10.2009 và thay thế Quyết định số2024/QĐ-NHNN ngày 26.8.2009 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Cácmức lãi suất khác cũng được giữ như tháng trước cụ thể là: lãi suất tái cấp vốn củaNgân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng là 7%/năm; lãi suất tái chiết khấu

Trang 31

của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng là 5%/năm; lãi suất cho vay quađêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanhtoán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng là 7%/năm.Hiện nay trênthị trường, lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND của các ngân hàng thương mại phổbiến ở mức từ 9,5-10,5%/năm, trung và dài hạn phổ biến ở mức 10-10,5%/năm Lãisuất cho vay thỏa thuận đối với các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông quanghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng phổ biến từ 12-16,5%/năm Trong khi đó,lãi suất huy động bằng VND đang trong khoảng 2,4%-3,6%/năm đối với tiền gửikhông kỳ hạn và 8%-9,3%/năm tuỳ theo kỳ hạn gửi 3 tháng, 6 tháng hay 12 tháng

1.3.Tỷ giá hối đoái:

Tính cho một rổ tiền tệ gồm 19 đồng tiền (kể cả USD) tức là tính tỷ giá hối đoáithực hiệu quả (real effective) thì tỷ giá hối đoái danh nghĩa của VND so với rổ tiền tệtăng 20% và tỷ giá thực thi có hiệu quả tăng 11,9% Điều này có nghĩa là trên thực tếVND đang mất giá so với rổ tiền tệ 11,9% Lý do là VND gắn với USD trong khi đồngtiền này mất giá mạnh so với nhiều đồng tiền khác Ví dụ, từ năm 2002 đến nay, USDđã mất giá khoảng 16% so với Franc Thuỵ Sĩ, khoảng 22% so với Bảng Anh, khoảng25% so với Đô- la Úc và khoảng trên 45% so với Eruo Như vậy về cơ bản, nếu tínhcho một rổ tiền tệ thì tỷ giá hối đoái hiện nay đang có lợi có xuất khẩu hơn là nhậpkhẩu.

Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái vẫn còn nhiều bất lợi cho các doanh nghệp Nếu lấynăm 2000 làm gốc thì tỷ giá hối đoái VND/USD danh nghĩa tăng 13,7% (tức là VNDgiảm giá 13,7%) trong khi tỷ giá hối đoái thực giảm còn 93,9% (nghĩa là trên thực tế VND đang tăng giá khoảng 6,1% so với USD) Lý do là mặc dù tỷ giá danh nghĩa tăngnhưng lạm phát của Việt Nam từ năm 2004 đến nay cao hơn nhiều so với lạm phát củaMỹ Điều này cho thấy xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đang ở thế bất lợi: tăng vềkim ngạch nhưng lợi nhuận lại giảm.

Việc duy trì cùng lúc hai tỷ giá: tỷ giá chính thức của ngân hàng Nhà nước vàtỷ giá “chợ đen” đang gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp cũng như người dân Khicần thanh toán cho một đối tác nước ngoài bằng ngoại tệ thì dù hội đủ mọi điều kiệnchuyển tiền ra nước ngoài theo quy định quản lý ngoại hối của Chính phủ cũng khôngthể nào mua được USD với tỷ giá chính thức do ngân hàng Nhà nước đặt ra Bởi vì ngân hàng đang ở trong tình trạng thiếu ngoại tệ Trên thực tế, những người chuyêngiao dịch xuất nhập khẩu lúc nào cũng có sẵn các số điện thoại của những đầu mối đổingoại tệ có khả năng cung cấp ngoại tệ với số lượng lớn, chỉ có điều giá cao hơn nhiềuso với biên độ tăng/giảm 3% so với tỷ giá hối đoái liên ngân hàng mà ngân hàng Nhànước công bố hàng ngày.Trong thời gian gần đây thì tỷ giá liên ngân hàng là 16.998đ/USD thì tỷ giá bán ra của thị trường chợ đen là 18.280đ Đây là vấn đề nhức đầu kinhniên với hầu hết các doanh nghiệp thường xuyên có nhu cầu thanh toán với nướcngoài Cả ngân hàng và doanh nghiệp đều cho biết mặc dù ngân hàng Nhà nước camkết đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu về ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại nhưng tình

Trang 32

trạng thiếu ngoại tệ thật hay ảo là rất khó xác định, tạo ra những lỗ hổng trong hoạtđộng giao dịch giữa các tổ chức kinh tế

Những doanh nghiệp được ưu tiên giải quyết mua ngoại tệ với giá chính thức lànhững doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu thiết yếu (ví dụnhư nhập xăng dầu) hoặc những doanh nghiệp có quan hệ tốt với ngân hàng, thôngthường là những doanh nghiệp lớn, có giao dịch thường xuyên Với các doanh nghiệpnhỏ và vừa hoặc những người có nhu cầu thanh toán vãng lai, việc mua USD với tỷgiá chính thức gần như là không thể Tuỳ từng giai đoạn, nhu cầu về ngoại tệ mà thông thường là đôla Mỹ tăng mạnh sẽ tạo ra những căng thẳng về tỷ giá trên thịtrường tự do và những bất ổn trong tâm lý thị trường về giá trị tiền đồng Theo Ngânhàng nhà nước, các ngân hàng trong trạng thái “âm ngoại tệ” vẫn được cung cấp đủngoại tệ theo tỷ giá chính thức Như vậy có một sự chênh lệch mà bên bị thiệt thườnglà các doanh nghiệp.

1.4 Tỷ lệ lạm phát

Tình hình lạm phát hiện nay ở Việt Nam đang ở mức 2 con số, vượt quangưỡng lạm phát cho phép tối đa là 9% của mỗi quốc gia Điều này sẽ dẫn đến nhiềutiêu cực trong đời sống kinh tế của chính phủ, thậm chí làm suy vong nền kinh tế quốcgia Nó không chỉ tác động mạnh tới đời sống của người dân( nhất là dân nghèo khivật giá ngày càng leo thang) mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến các doanh nghiệp, đặcbiệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Giá nguyên liệu trên thị trường thế giới hạ nhiệt do khủng hoảng tài chính thếgiới đã, đang và sẽ còn đẩy giá cả hàng hoá thế giới chìm vào cơn sốt lạnh rất sâu, dođó thị trường trong nước không thể không hạ nhiệt theo thị trường thế giới Trước hết,các số liệu thống kê của IMF cho thấy nếu như năm 2003 giá nguyên liệu thế giới chỉtăng 11,5% thì 5 năm trở lại đây hầu như liên tục gia tăng: năm 2004 tăng 23,9%; năm2005 tăng 24,2%; năm 2006 tăng 20,7%; năm 2007 tăng 11,9% và ước tính năm 2008tăng kỷ lục 28,7% Thế nhưng, trước xu thế bắt đầu manh nha giảm từ tháng 8 vừaqua, vào tháng 10, IMF dự báo giá nguyên liệu thế giới trong năm 2009 sẽ chỉ giảmnhẹ 6,2% nhưng chính trong tháng này giá nguyên liệu thế giới lại bất ngờ rơi tự do21,6%, đến đầu tháng 11 IMF đã đưa ra một dự báo gây chấn động dư luận quốc tếrằng, giá nguyên liệu thế giới trong năm 2009 sẽ rơi tự do 21,4% Việc giá dầu mỏ thếgiới liên tục giảm buộc giá trong nước cũng phải sớm giảm theo, còn giá những hànghoá và dịch vụ có liên quan chắc chắn cũng sẽ phải giảm theo.

Như vậy với chỉ số lạm phát ở mức 15% sẽ gây bất lợi đối với nền kinh tế nóichung và ngành xuất nhập khẩu nói riêng, cụ thể là ngành công nghiệp chế biến thủyhải sản Giá tiêu dùng được dự báo sẽ tăng nhẹ kéo theo giá nguyên liệu đầu vào củangành sẽ tăng theo Hơn nữavới ảnh hưởng của cơn bão số 9 khá nặng nề ở miền

Trang 33

Trung, đặc biệt là vùng duyên hải sẽ đẩy giá nguyên liệu cao hơn mức bình thường,nhất là đối với một số sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu cao như tôm, cá tra, cá ba sa.Đây chính là khó khăn trong những tháng cuối năm đối với ngành: dễ bị các đại lý thumua ép giá đối với những doanh nghiệp nhỏ Tuy nhiên giá các sản phẩm đầu ra cũngsẽ tăng cùng với xu hướng chung của giá tiêu dùng, giá xăng Điều này là điểm thuậnlợi để tăng giá trị xuất khẩu nhưng cũng cần thận trọng khi cùng lúc các doanh nghiệpđổ xô vào xuất khẩu với giá cao Tốt nhất là nên tham khảo và nghiên cứu giá thủy sảntrên thế giới để có sự điều chỉnh giá cả phù hợp với lợi nhuận thu được là cao nhất

1.5 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Đối với những nước đang trên đà tăng trưởng như Việt Nam thì vốn luôn là vấnđề nóng bỏng, thu hút sự quan tâm không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài Với vịtrí địa lý thuận lợi, mức tăng trưởng nhanh, nguồn vốn trong nước còn thiếu…thì ViệtNam chính là mảnh đất sinh lời cho nguồn vốn của các nhà đầu tư nước ngoài Tậndụng lợi thế đó, Chính phủ không ngừng chủ trương thu hút và sử dụng có hiệu quảnguồn vốn này trong những năm gần đây, nhất là khi chúng ta đã gia nhập WTO mởra cơ hội liên kết kinh tế với nước ngoài Đồng thời, việc sửa đổi trong luật đầu tưcũng khiến các nhà kinh doanh mạnh dạn đầu tư hơn, góp phần tạo thuận lợi cho kinhtế trong nước phát triển.

Có thể nói điểm sáng nhất trong bức tranh kinh tế năm 2008 là thành tựu trongthu hút nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài Theo Tổng cục Thống kê,vốn đầu tư toàn xã hội năm 2008 theo giá thực tế đạt 637,3 nghìn tỷ đồng, bằng 43,1%GDP, tăng 22,2% so với năm 2007 Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đã tiếp tục phá kỷlục mới, năm 2008 cả nước thu hút được 64 tỷ USD với 1171 dự án đăng ký mới (60,3tỷ USD) và 311 dự án bổ sung vốn (3,7 tỷ USD), tăng gấp 3 lần so với năm 2007.Thêm vào đó cộng đồng quốc tế đã cam kết hỗ trợ trên 5 tỷ USD nguồn vốn ODA choViệt Nam Với sự ưu ái của thế giới cùng sự khuyến khích của nhà nước, đây chính làcơ hội để các doanh nghiệp tận dụng, tăng cường hiệu quả sản xuất dựa trên việc muasắm thêm trang thiết bị, ứng dụng công nghệ mới, mở rộng quy mô sản xuất…

Báo cáo trong 9 tháng đầu năm 2009, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăngký và vốn tăng thêm đạt 12,54 tỉ đô la Mỹ, bằng 21,4% so với cùng kỳ năm 2008.Theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong tổng số vốn FDI đăng ký trong 9 tháng có 583 dựán với vốn đăng ký đạt 7,67 tỉ đô la Mỹ, bằng 14,3% so với cùng kỳ năm 2008 Có168 dự án tăng vốn với mức vốn tăng thêm 4,86 tỉ đô la Mỹ, tăng 7% so với cùng kỳnăm ngoái Theo bộ kế hoạch đầu tư Việt Nam, 9 tháng đầu năm 2009, ước tính cácdự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 7,2 tỷ USD, bằng 88,9% so vớicùng kỳ năm 2008 So với mục tiêu giải ngân 10 tỷ USD năm 2009 Theo các báo cáo,cả nước có 583 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là7,67 tỷ USD Tuy chỉ bằng 14,3 % so với cùng kỳ 2008 nhưng 7,67 tỷ USD đăng kýmới cũng là con số khá cao trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay Có 168 dựán đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 4,86 tỷ USD, tăng 7%

Trang 34

so với cùng kỳ năm 2008, thể hiện niềm tin của các nhà đầu tư vào khả năng phục hồivà tiềm năng phát triển của nền kinh tế Việt Nam Tính chung cả cấp mới và tăng vốn,trong giai đoạn này các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 12,541tỷ USD, bằng 21,4% so với cùng kỳ 2008.

Như vậy với số liệu trên, không chỉ nền kinh tế chung có nhiều thuận lợi như vềquy mô vốn, quy mô sản xuất, dây chuyền công nghệ… mà ngành xuất khẩu thủy sảncũng tìm được những lợi thế để tiếp tục phát triển trong những tháng cuối năm Tuynhiên, cùng với khoản vốn đầu tư khá ưu đãi thì các nhà kinh doanh nước ngoài cũngphải đối mặt với những tiêu chuẩn khắt khe hơn cho mặt hàng thủy sản Việt Nam, đòihỏi các doanh nghiệp của ta phải tận dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả, vừa đáp ứngmục tiêu phát triển trong nước vừa đáp ứng yêu cầu khách hàng

1.6 Hoạt động xuất nhập khẩu

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam không ngừng tăng lên trong những nămqua về cả quy mô và tốc độ Năm 2001 tốc độ tăng trưởng là 6,89% thì xuất khẩuđóng góp 0,97%(chiếm 14%), năm 2007 GDP tăng 8.48% thì xuất khẩu đóng góp2.62%(chiếm 24,43 Thâm hụt trong cán cân thương mại đã được cải thiện mạnh mẽvào cuối năm 2008: kim ngach xuất khẩu đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm2007, kim ngạch nhập khẩu ở mức 80,4 tỷ USD, tăng 28,3%, nhập siêu hàng hóa đãđược kiềm chế, giảm dần từ mức 2,2 tỷ USD trong tháng 1; 2,8 tỷ USD trong tháng 2;3,2 tỷ USD trong tháng 3 đã giảm xuống còn 662 triệu USD trong tháng 10; 433 triệuUSD tháng 11 Tổng nhập siêu của nền kinh tế năm 2008 chỉ còn 17,5 tỷ USD chiếm27,8% giá trị xuất khẩu.

Tuy nhiên theo báo cáo mới nhất của bộ công thương, kim ngạch xuất khẩu vànhập khẩu đều giảm trong 8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn donhững tác động rất mạnh của việc giá cả thế giới rơi tự do Xuất khẩu hàng hoá của tatrong năm 2009 còn gặp những khó khăn gay gắt hơn nhiều, sẽ tạo ra sức ép giảm giátrong nước bởi vì cùng với giá cả rơi tự do, nhập khẩu hàng hoá đặc biệt là của cáctrung tâm kinh tế thế giới- những thị trường xuất khẩu hàng hoá chủ yếu của nước ta,sẽ “chạm đáy” với mức tăng trưởng “âm” 0,1% trong năm 2009, trong khi năm 2008ước tính vẫn còn tăng 1,8%; năm 2007 tăng 4,5%; năm 2006 tăng 7,5%.

Kim ngạch xuất khẩu tiếp tục giảm, tháng 8 ước đạt 4,7 tỷ USD giảm 2,2% sovới tháng 7; so với tháng 8/2008 giảm 22,6%, trong đó xuất khẩu của các doanhnghiệp trong nước đạt 2,74 tỷ USD, giảm 29,2%, chiếm 58,3% kim ngạch xuất khẩucủa cả nước; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1,96 tỷ USD, giảm 10,9%,chiếm 41,7% kim ngạch xuất khẩu của cả nước Tính chung 8 tháng kim ngạch xuấtkhẩu đạt 37,255 tỷ USD, chỉ đạt 57,7% kế hoạch năm và giảm 14,2% (tương đương5,0 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước Như vậy, 4 tháng còn lại của năm 2009, kimngạch xuất khẩu phải đạt 27,31 tỷ USD (trung bình mỗi tháng đạt khoảng 6,83 tỷUSD) thì mới hoàn thành kế hoạch năm

Trang 35

Thời gian qua, hầu hết các thị trường xuất khẩu của Việt Nam đều giảm, riêng thị

trường châu Âu vẫn tăng 9,4% so với cùng kỳ 2008 Đặc biệt, thủy sản Việt Nam làmặt hàng rất được ưa chuộng tại châu Âu Theo Bộ Công Thương, trong 9 tháng quado tiếp tục chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu của cảnước chỉ đạt khoảng 41,7 tỷ USD, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó khuvực 100% vốn trong nước đạt 25 tỷ USD, giảm 19%; khu vực có vốn đầu tư nướcngoài đạt 16,7 tỷ USD, giảm 6,3%.

Về thị trường, số liệu thống kê đến hết tháng 8/2009 cho thấy, xuất khẩu sangchâu Âu đạt kim ngạch 9,1 tỷ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ 2008 Trong khi thịtrường Liên minh châu Âu (EU) chỉ đạt kim ngạch 6,14 tỷ USD, giảm 14,6% thì thịtrường châu Âu không thuộc EU lại đạt 2,96 tỷ USD, tăng tới hơn 163 % so với cùngkỳ năm trước Ngoài khu vực này, thời gian qua xuất khẩu sang châu Phi cũng tăng12% so với cùng kỳ năm 2008 với kim ngạch thu về là 750 triệu USD Còn các thịtrường khác là châu Mỹ, châu Á, châu Đại dương, Asean đều giảm,thị trường châuĐại Dương giảm tới 50,1% chỉ đạt kim ngạch 1,62 tỷ USD.

Riêng về mặt hàng thủy hải sản thì hiện Việt Nam được coi là một trong nhữngnước có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản nhanh nhất thế giới với tốc độ tăng giátrị trung bình của giai đoạn 1998-2008 đạt 18% hàng năm Việt Nam đang đứng thứ 6thế giới về xuất khẩu thủy sản, thứ 5 về sản lượng nuôi trồng và thứ 12 về sản lượngkhai thác Những tháng đầu năm 2009 xuất khẩu thủy sản cả nước đạt 1,05 tỷ USD.Các mặt hàng xuất được đạt cụ thể như sau: cá tra, cá basa đạt kim ngạch 265 triệuUSD (với khối lượng 116.600 tấn, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước); tôm đạt 234triệu USD (27.800 tấn gồm cả tôm đông lạnh và tôm chế biến); cá ngừ đạt 28,4 triệuUSD (8.870 tấn)…

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), chưa baogiờ ngành thủy sản đối mặt với hàng loạt khó khăn như lúc này Ở trong nước, hai đốitượng nuôi chủ lực là tôm và cá tra đêu trong tình trạnh “treo ao” vì thiếu vốn Điềunày đã dẫn đến nguồn nguyên liệu thiếu trầm trọng, nhiều nhà máy lâm vào cảnh chạycầm chừng; trong khi đó đầu ra ách tắc do thị trường xuất khẩu bị thu hẹp Hiện thủysản nước ta chỉ còn giữ được 122 thị trường, giảm 37 thị trường so với năm 2008.

Hơn nữa trong bối cảnh kinh tế suy thoái, các nước đã tận dụng triệt để hàngrào kỹ thuật để chặn hàng nhập khẩu đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệpViệt Nam Sau Ai Cập đến thị trường Italia đã có những thông tin thiếu thiện chí, phảnđối sản phẩm cá tra, basa Việt Nam Một số phương tiện truyền thông Italia có phátphóng sự truyền hình, đưa tin bài với nội dung cho rằng cá tra, basa được nuôi ởnguồn nước ô nhiễm, gây ra lo ngại cho người tiêu dùng Hiện nay, nhiều sản phẩmthủy sản nước ta ngày càng mất thế cạnh tranh so với các nước trên thương trườngquốc tế Cụ thể, tôm của ta thường bán thấp từ 0,1 - 0,2 USD/kg so với Thái Lan trongkhi giá đầu vào cao hơn từ 15% - 20% Đây là cũng khó khăn cho ngàng xuất khẩuthủy sản của Việt Nam

Trang 36

Để hoàn thành kế hoạch (4,5 tỷ USD trong năm 2009), các doanh nghiệp cầnnhìn lại chính mình để nhanh chóng khắc phục những nhược điểm còn tồn tại, kiênquyết nói không với việc kinh doanh theo kiểu “ăn xổi ở thì”, bán hàng kém chấtlượng gây mất uy tín chung cho toàn ngành Việc tuyên truyền, xây dựng thương hiệuthủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới cùng cần được các doanh nghiệp lưu tâmhơn nữa như lời khẳng định của Ông Nguyễn Như Tiệp, Phó Cục trưởng Cục Quản lýChất lượng Nông, lâm sản và Thuỷ sản (Nafiqad):”Cần phải chủ động cung cấp thôngtin về con cá tra của Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu, nhất là thị trường mới đểtránh những hiểu lầm đáng tiếc” và Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành

Biên:” Nếu phát huy được những lợi thế xuất khẩu, làm tốt công tác thị trường thì xuất

khẩu mặt hàng thủy sản có thể đóng góp thêm 1,75 tỷ USD trong 4 tháng cuối năm,nâng tổng kim ngạch của cả năm 2009 lên tới 4,4 tỷ USD.(nguồn:www.vneconomy.comngày 18/09/2009)

Hiện nay, Việt Nam đang có lợi thế cả về sản lượng và chất lượng thủy sản.Sản lượng khai thác thủy sản trong 7 tháng đầu năm 2009 đạt 1,2 triệu tấn, tăng 7% sovới cùng kỳ năm ngoái Ngành đang phấn đấu đạt sản lượng khai thác cả năm 2009đạt khoảng 2 triệu tấn, tăng 5% so với năm 2008 các doanh nghiệp ngày càng đáp ứngđược các tiêu chuẩn quốc tế, dần lấy lại vị thế cạnh tranh trên thị trường thế giới

Tóm lại, môi trường kinh tế tạo đã tạo ra những cơ hội và thách thức đối với

các doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản như sau:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, đặc biệt kiềm chế lạm phát, cân đối vĩmô, an sinh xã hội được bảo đảm là một thành tựu thể hiện sự nỗ lực, điều hành chỉđạo quyết liệt của Đảng và Nhà nước.

- Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam luôn duy trì ,ổn định qua các năm tạo điềukiện cho các doanh nghiệp kinh doanh yên tâm,giữ vững mức lợi nhuận trong bối cảnhkhó khăn hiện nay.

- Lượng ngoại tệ VN tăng nhanh trong các năm gần đây đảm bảo thị trườngngoại hối ,giữ tỷ giá ổn định trong thời gian qua, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệpxuất khẩu.

- Nếu tính cho một rổ tiền tệ thì tỷ giá hối đoái hiện nay đang có lợi có xuấtkhẩu hơn là nhập khẩu.

- Mặc dù thời kỳ khủng hoảng đã vượt qua nhưng dự báo năm 2009 kinh tếViệt Nam không được khởi sắc như những năm trước,đây cũng chính là nguy cơ , khókhăn cho các doanh nghiệp trong việc kinh doanh.

- Lãi suất huy động tăng lên làm cho việc giải bài toán cân đối vốn và chi phíkhông đơn giản chút nào.

- Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh do thị trường XK bị thu hẹp lại, điều này đãlàm ảnh hưởng dây chuyền tới các ngành khác trong nước

Trang 37

2) Môi trường Chính trị-Pháp luật:

Chính trị:

Trong những năm đổi mới đất nước, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tựchủ, chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, Việt Nam đãlà bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế.

2.1.1.Mức độ ổn định chính trị:

Hiện nay Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 177 nước, quan hệ thương mại đầu tư với 224 nước và vùng lãnh thổ với 91 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.Việt Nam cũng đã tham gia vào hầu hết các tổ chức, các diễn đàn đa phương quantrọng ở khu vực và thế giới Sau khi gia nhập ASEAN, APEC, ASEM và WTO, đốingoại của Việt Nam đã tạo được nhiều thành công lớn: chủ động triển khai mạnh mẽđường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, đóng góp vào việc xây dựng môi trườnghòa bình cho sự nghiệp phát triển của đất nước

-Trong ngoại giao song phương, nước ta đã tích cực chủ động trong xây dựng

quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước láng giềng, các nước bạn bè truyềnthống Việt Nam đã nâng tầm quan hệ Việt Nam-Trung Quốc lên quan hệ hợp tác, đốitác chiến lược toàn diện; đưa quan hệ giữa Việt Nam với Campuchia, Lào không chỉphát triển về mặt chính trị mà còn tăng cường quan hệ về mặt kinh tế Đối với cácnước như Nga, nước ta đã triển khai các biện pháp cụ thể để thực hiện quan hệ chiếnlược đưa quan hệ với Nga lên nhiều bước phát triển mới qua các chuyến đi thăm củacác nhà lãnh đạo cao cấp Việt Nam; quan hệ với Mỹ cũng đi vào ổn định trên cơ sởhợp tác hữu nghị, đối tác nhiều mặt và tôn trọng lẫn nhau, hai bên cùng có lợi Ngoàira nước ta còn triển khai xây dựng mối quan hệ với các nước như EU, Nhật Bản, ẤnĐộ, Trung Đông, Canada, Phần Lan…

Về ngoại giao đa phương, Việt Nam cũng đã tham gia tích cực tại các diễn đàn

APEC, ASEM… và đóng góp những sáng kiến góp phần xây dựng và phát triển cácmối quan hệ kinh tế quốc tế Đặc biệt năm 2008, Việt Nam đã hoàn thành 1 năm trongvai trò là Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc và được cácnước đánh giá rất cao.Việt Nam luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm, tích cực đóng gópvào việc xây dựng hòa bình thế giới nhưng đồng thời vẫn giữ vững được những chủtrương, đường lối đối ngoại của Việt Nam, từ đó đưa vị thế của Việt Nam nâng caotrên trường quốc tế Ngoài ra, Việt Nam cũng đã tham gia tích cực vào việc xây dựngHiến chương ASEAN chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2009.

Theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, Việt Nam tích cực và chủđộng tham gia vào các diễn đàn hợp tác song phương và đa phương Đây là cơ hội tốtcho nước ta trong việc thiết lập các mối quan hệ ngoại giao với các quốc gia trong và

Trang 38

ngoài khu vực, tạo điều kiện phát triển các ngành nghề kinh tế trong nước hội nhập vớisự phát triển thế giới, trong đó có ngành xuất khẩu thủy hải sản.

2.1.2.Khả năng kiểm soát của chính phủ:

Chính phủ Việt Nam hiện nay cũng tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệptrong nước đẩy mạnh xuất khẩu các hàng ra thị trường thế giới.

1) Về tỷ giá:

Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết để giữ mức giá ổn địnhnhằm tạo điều kiện hỗ trợ tối đa cho việc xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu, đảm bảo cáncân thanh toán quốc tế bền vững, đồng thời hạn chế tâm lý kỳ vọng tỷ giá sẽ tăng caođể giúp các doanh nghiệp chủ động xây dựng phương án sản xuất kinh doanh ổn định

2) Hiện đại hóa Hải quan

Để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư và du lịch, góp phầnnâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, Bộ Tài chính yêu cầu Tổngcục Hải quan đẩy nhanh việc thực hiện Kế hoạch cải cách, hiện đại hóa hải quan giaiđoạn 2008-2010 và tiến độ thực hiện Dự án “Hiện đại hóa Hải quan” sử dụng vốn vaycủa Ngân hàng thế giới.

Theo đó Tổng cục Hải quan khẩn trương rà soát, sửa đổi và đơn giản hóa cácthủ tục có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu trong phạm vi quản lý của Bộ Tàichính, đồng thời tập trung rà soát và sửa đổi để thống nhất thủ tục hải quan áp dụngcho phương thức thủ công truyền thống và giao dịch điện tử.

Quá trình hiện đại hóa hải quan mà Tổng cục Hải quan thực hiện thời gian quađã giúp thủ tục hải quan đơn giản, thuận lợi hơn, bước đầu được chuẩn hóa theo cácchuẩn mực và thông lệ quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất nhậpkhẩu phát triển

3) Chính sách thuế hỗ trợ tích cực sản xuất kinh doanh

Theo Bộ Tài chính, các chính sách về thuế và phí 6 tháng đầu năm 2009 đãđược triển khai khẩn trương, đúng lộ trình của Chiến lược cải cách thuế, qua đó gópphần ngăn chặn suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và đồng thời cải thiện môitrường kinh doanh, tăng thu ngân sách cho nhà nước.

Đối với thuế giá trị gia tăng (GTGT):

Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được tạm hoàn 90% số thuế GTGT đầu vàođối với hàng hóa xuất khẩu trong trường hợp doanh nghiệp chưa có chứng từ thanh

toán qua ngân hàng và hoàn tiếp 10% khi có chứng từ thanh toán theo Nghị quyết30/2008/NQ-CP của Chính phủ; được giảm 50% mức thuế suất GTGT áp dụng từ

ngày 01/2/2009 đến hết ngày 31/12/2009 đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ cóthuế suất 10% là đầu vào của sản xuất kinh doanh; đồng thời được phép kéo dài thờihạn nộp thuế đến 180 ngày đối với số thuế GTGT phải nộp cho các lô hàng nhập khẩulà máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải Chính sách giãn, giảmthuế này đã giúp doanh nghiệp giảm bớt căng thẳng về nguồn vốn, tạo điều kiện pháttriển sản xuất- kinh doanh.

Trang 39

Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN):

Nhiều doanh nghiệp đã được giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của quý IVnăm 2008 và năm 2009; được giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của quý IV năm

2008 đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất sợi, dệt, nhuộm, may, da giầy theo Quyếtđịnh 58/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 Đồng thời các doanh nghiệp có hoạt động sản

xuất, gia công, chế biến các mặt hàng như nông, lâm, thủy sản, dệt may, da giày vàcác doanh nghiệp có thu nhập từ sản xuất như cơ khí, vật liệu xây dựng, lắp đặt, dịchvụ du lịch, kinh doanh lương thực và phân bón cũng được giãn thời hạn nộp thuếTNDN trong 9 tháng đầu năm đối với số thuế TNDN phải nộp trong năm 2009.

4) Bộ Công Thương đã triển khai gói hỗ trợ xuất khẩu năm 2009.

Ngày 23/02/2009 Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên chủ trì cuộc họp triển khaigói hỗ trợ xuất khẩu năm 2009 và đề ra những giải pháp thực hiện và cụ thể hóa nhữngnhóm giải pháp để sớm triển khai gói hỗ trợ xuất khẩu năm 2009 Đây là việc cấp báchnhằm hỗ trợ và thu hút các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trườngnước ngoài.

Như Bộ Công Thương đã đề ra một số giải pháp để tăng tốc xuất khẩu thủy sảnnhư là: các doanh nghiệp cần tích cực tiếp cận với các kỳ hội chợ thương mại sắp diễnra tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, EU để quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác mới;đồng thời cần tăng cường liên hệ với các đối tác tại các thị trường lớn trước nhữngngày lễ tết trong các tháng cuối năm để đàm phán hợp đồng và chuẩn bị tốt nguồncung

DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI QUỐC GIANĂM 2009

(Ban hành kèm theo Quyết định số 0354/QĐ-BCTngày 20 tháng 01 năm 2009của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam45

Tham gia Hội chợ Thủy sản quốc tếBoston, Hoa Kỳ (International BostonSeafood Show)

13-22/3 Boston

46 Tham gia Hội chợ thuỷ sản Châu Âu ESE

tại Bỉ (European Seafood Exposition) Tháng 4 Brussels47

Tham gia Hội chợ Thực phẩm và đồ uốngtại các Tiểu Vương quốc Ả rập Thốngnhất (GulFood 2009)

21-28/02 Dubai

Tham gia Hội chợ Công nghệ Thủy sảnNhật Bản (Japan International Seafoodand Technology Expo)

Nâng cao chất lượng thông tin thươngmại thủy sản quốc tế cung cấp cho doanhnghiệp

Năm 2009 Việt Nam

Trang 40

Tóm lại, Chính phủ Việt Nam đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ cho các doanhnghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhằm tạo điều kiện thuận lợi chocác doanh nghiệp này đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường nước ngoài Tuy nhiên trongnhiều năm qua, do quá chú trọng đến việc xuất khẩu các sản phẩm thủy sản tươi sốngvà đông lạnh mà ít quan tâm đến việc tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm nên trướctình hình các rào cản thương mại quốc tế được lập ra ngày càng nhiều đã đặt ra chocác nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý và bản thân các doanh nghiệp phải cónhững điều chỉnh về chính sách và chiến lược kinh doanh phù hợp.

2.2 Pháp luật:

2.2.1.Luật xuất nhập khẩu thủy hải sản:

a Hoạt động của ngành xuất nhập khẩu thuộc sự giám sát của Bộ nông nghiệpvà phát triển nông thôn

c.Tiêu chuẩn xuất khẩu lô hàng :

Để đáp ứng yêu cầu khắt khe của nhà nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu phải đảmbảo các tiêu chuẩn như :

+ Được sản xuất từ cơ sở đã được công nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh antoàn thực phẩm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đồng thờiđáp ứng đầy đủ các quy định của các thị trường nhập khẩu tương ứng.

+ Được kiểm tra chứng nhận về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (yêucầu ghi nhãn, tỉ lệ mạ băng, chỉ tiêu sinh học, hóa học ) theo quy định của nước nhậpkhẩu hoặc quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố áp dụng theotừng thời kỳ.

Seajoco tự hào là một trong những công ty đi đầu trong việc thực hiện đầy đủcác tiêu chuẩn về lô hàng, do đó những quy định mang tính pháp lý này sẽ tạo cơ hộicho công ty trong việc xuất khẩu sang thị trường các nước.

d Về vấn đề truy xuất nguồn gốc:

Về vấn đề truy xuất nguồn gốc, từ 1/1/2010 thủy sản được nhập vào EU phảicó chứng nhận tên tàu khai thác, vùng biển khai thác, sử dụng ngư cụ khai thác antoàn… các sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào EU phải có giấy chứng nhận đánh bắt.Cơ quan chức năng của nước có tàu đánh bắt phải xác nhận rằng thủy sản đánh bắtđược trên tàu là phù hợp với quy định của pháp luật và các quy định quốc tế về quản

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Sản phẩm tẩm bột - Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1 (Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020.doc
Hình 1 Sản phẩm tẩm bột (Trang 10)
DOANH THU TỪ 2005-2008 - Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1 (Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020.doc
2005 2008 (Trang 21)
Nhận xét: Nhìn vào bảng tổng hợp doanh thu qua các nă mở trên ta thấy mức doanh thu của công ty CP thuỷ sản số  1 tăng trưởng không đồng đều: - Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1 (Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020.doc
h ận xét: Nhìn vào bảng tổng hợp doanh thu qua các nă mở trên ta thấy mức doanh thu của công ty CP thuỷ sản số 1 tăng trưởng không đồng đều: (Trang 21)
Năm 2007, tình hình nguyên liệu thủy sản phục vụ sản xuất có nhiều biến động do ảnh hưởng chung của thị trường - Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1 (Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020.doc
m 2007, tình hình nguyên liệu thủy sản phục vụ sản xuất có nhiều biến động do ảnh hưởng chung của thị trường (Trang 23)
Bảng số liệu về tốc độ tăng trưởng và GDP/người giai đoạn 1990-2008 - Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1 (Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020.doc
Bảng s ố liệu về tốc độ tăng trưởng và GDP/người giai đoạn 1990-2008 (Trang 29)
Nhìn vào bảng trên ta thấy không có vị trí xếp hạng cho công ty thủy hải sản số1 do đó nếu công ty Seajoco không có những chính sách thay đổi, cải tiến sản phẩm để khẳng  định vị thế trên thị trường thì nguy cơ sản phẩm công ty Seajoco ngày càng không đượ - Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1 (Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020.doc
h ìn vào bảng trên ta thấy không có vị trí xếp hạng cho công ty thủy hải sản số1 do đó nếu công ty Seajoco không có những chính sách thay đổi, cải tiến sản phẩm để khẳng định vị thế trên thị trường thì nguy cơ sản phẩm công ty Seajoco ngày càng không đượ (Trang 72)
1.2. Tình hình nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản: - Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1 (Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020.doc
1.2. Tình hình nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản: (Trang 83)
Bảng 12: Nhập khẩu tôm đông lạnh (tất cả các loại) vào Nhật Bản, 1998 & 2001 – 2005 - Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1 (Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020.doc
Bảng 12 Nhập khẩu tôm đông lạnh (tất cả các loại) vào Nhật Bản, 1998 & 2001 – 2005 (Trang 86)
Bảng 14: Nhập khẩu nhuyễn thể chân đầu tươi, ướp đá hoặc đông lạnh vào Nhật Bản, 1985 & 1990 - 2005 - Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1 (Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020.doc
Bảng 14 Nhập khẩu nhuyễn thể chân đầu tươi, ướp đá hoặc đông lạnh vào Nhật Bản, 1985 & 1990 - 2005 (Trang 87)
Bảng 20: Các mặt hàng TS của VN xuất khẩu sang Nhật Bản, 1997-2005 - Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1 (Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020.doc
Bảng 20 Các mặt hàng TS của VN xuất khẩu sang Nhật Bản, 1997-2005 (Trang 94)
2.3.2.Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU: - Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1 (Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020.doc
2.3.2. Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU: (Trang 101)
Hình 4.2. Cấu tạo tủ đông gió - Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1 (Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020.doc
Hình 4.2. Cấu tạo tủ đông gió (Trang 137)
Hình 4.1. Cấu tạo cối đá vảy  Thông số của máy đá vảy:            Công suất: 15 tấn/ngày - Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1 (Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020.doc
Hình 4.1. Cấu tạo cối đá vảy Thông số của máy đá vảy: Công suất: 15 tấn/ngày (Trang 139)
_ Tình hình tài chính Công ty lành mạnh, trong năm không phát sinh nợ xấu hoặc nợ khó đòi - Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1 (Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020.doc
nh hình tài chính Công ty lành mạnh, trong năm không phát sinh nợ xấu hoặc nợ khó đòi (Trang 146)
2) Xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh: - Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1 (Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020.doc
2 Xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh: (Trang 156)
_ Bảng cân đối kế toán 2005-2008 - Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1 (Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020.doc
Bảng c ân đối kế toán 2005-2008 (Trang 168)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31 tháng 12 năm 2008 - Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1 (Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020.doc
i ngày 31 tháng 12 năm 2008 (Trang 169)
1. Tài sản cố định hữu hình 22 08 3,603,691,754 4,051,028,937 - Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1 (Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020.doc
1. Tài sản cố định hữu hình 22 08 3,603,691,754 4,051,028,937 (Trang 170)
3. Tài sản cố định vô hình 22 79 1,458,158,00 0- - Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1 (Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020.doc
3. Tài sản cố định vô hình 22 79 1,458,158,00 0- (Trang 171)
3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 - Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1 (Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020.doc
3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 (Trang 172)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w