Thị trường EU:

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1 (Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020.doc (Trang 98 - 109)

III. Môi trường kinh doanh quốc tế:

2)Thị trường EU:

2.1 Giới thiệu chung về thị trường:

2.1.1.Xu hướng tiêu thụ thủy sản:

Sự tăng trưởng kinh tế, sự nhận thức về sức khoẻ, thay đổi cách sống và sự phân phối thuỷ sản qua các của hàng bán lẻ hiện đại là yếu tố dẫn đến xu hướng tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng của Các nước trong khối EU . Dựa vào nghiên cứu của FAO, tiêu thụ thuỷ sản của EU trong tương lai sẽ theo 3 xu hướng khác nhau :

- Tiêu thụ thuỷ sản chế biến bảo quản và thuỷ sản ướp lạnh/tươi hầu như là ổn định.

- Tiêu thụ giáp xác, nhuyễn thể, philê cá và các sản phẩm đã chế biến sẽ tăng - Tiêu thụ sản phẩm đông lạnh sẽ giảm.

Hướng tiêu thụ thủy sản ở một số nước EU: Ở Pháp, cá tươi và cá phi lê được bán nhiều, đặc biệt người Pháp ưa chuộng các loại động vật thân mềm, nhất là hến. Ba Lan lại chuộng loại mặt hàng cá nguyên con. Ở thị trường Đức, đến 90% các sản phẩm thủy hải sản tiêu thụ lại là cá, và hầu hết người tiêu dùng ở Đức quan tâm đến những sản phẩm thủy hải sản được bảo quản và chế biến sẵn. Ở Tây Ban Nha, cá tươi là mặt hàng tiêu thụ nhiều nhất. Tuy nhiên động vật thân mềm, loài giáp xác (tôm, cua) và đặc biệt là mực ống cũng được người tiêu dùng ưa chuộng. Ở Italy, phần lớn hải sản được bán dưới dạng tươi hoặc ướp lạnh, động vật thân mềm đặc biệt phổ biến. Italy cũng là một thị trường quan trọng đối với mực phủ, sức tiêu thụ tôm càng và hến cũng có mức tăng trưởng đáng kể.

Người tiêu dùng châu Âu đang chuyển hướng mạnh sang tiêu thụ tôm biển loại nhỏ và tôm pandan nước ấm. Xu hướng này có thể nhận thấy ở hầu hết các nước châu Âu, ngoại trừ Đức. Hiện nay một số loài cá đang được tiêu thụ rất mạnh ở châu Âu như cá tra, cá basa của Việt Nam và cá rô Sông Nile với khối lượng tăng lên nhanh chóng.

Những loài thủy hải sản mới này được người tiêu dùng châu Âu ưa chuộng do có mùi vị trung tính và giá thấp.

Cá phi lê đang giành lại thị phần từ cá nguyên con trên toàn EU do người tiêu dùng đòi hỏi sự thuận tiện hơn khi mua hải sản. Các sản phẩm giá trị gia tăng như cá hun khói, sản phẩm cá chế biến sẵn và những món ăn từ cá đang trở nên phổ biến. Một xu hướng đáng chú ý là sự phát triển những sản phẩm hải sản mới dành cho những dịp đặc biệt hoặc để thưởng thức đặc biệt như món ăn mặn Tây Ban Nha, món khai vị cá, sushi và các sản phẩm tẩm bột.

2.1.2. Mức tiêu thụ thủy sản:

Tổng mức tiêu thụ ở thị trường EU mỗi năm vào khoảng 10 triệu tấn, bằng 12% tổng mức tiêu thụ của thế giới. Tây Ban Nha, Pháp, Italy là những thị trường tiêu thụ hải sản lớn nhất ở châu Âu. Tây Ban Nha đã chiếm phần lớn với 10,5 tỉ EUR (14,8 tỉ USD) dành cho thuỷ sản, Pháp: 10,3 tỉ EUR (14,6 tỉ USD) và Italia: 8,6 tỉ EUR (12,2 tỉ USD), tiếp đến là Đức với 4,3 tỉ EUR (6,1 tỉ USD), Anh 3,9 tỉ EUR (5,5 tỉ USD) và Bồ Đào Nha 2,4 tỉ EUR (3,4 tỉ USD). Thị phần của 6 nước thành viên này chiếm 85% tổng chi tiêu cho thủy hải sản.

Tiêu thụ thủy hải sản bình quân đầu người ở EU rất cao, chiếm khoảng 6,5% tổng chi tiêu ho thực phẩm đứng thứ hai thế giới sau Nhật Bản(17,4%). (Số liệu năm 2007)

2.1.3. Hệ thống tiêu thụ:

Hầu hết các nước trong khối EU là những nước phát triển, mức sống cao, điều kiện về cơ sở vật chất tốt vì vậy mà hệ thống nhập khẩu thủy sản của các nước EU rộng khắp và phát triển. Riêng ở Đức đã có hệ thống nhập khẩu của trên150 công ty vào 7 chuỗi siêu thị lớn, 10 ngàn nhà bán lẻ và gần 1 ngàn nhà hàng lớn nhỏ. Đây là một trong những điều kiện vô cùng thuận lợi cho các nhà xuất khẩu.

Tuy nhiên, kênh nhập khẩu và phân phối hàng trong khối EU lại khá phức tạp và có nhiều đầu mối có phương thức ứng xử khác nhau. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm rõ những đặc điểm của kênh phân phối đó và các đầu mối nhập khẩu để có những biện pháp xâm nhập cụ thể.

2.2 Tình hình nhập khẩu thủy sản của một số nước ở EU:

EU là khu vực chủ yếu nhập khẩu ròng thủy hải sản do sản lượng sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu. Eu nhập khẩu từ hơn 180 nước trên thế giới với tổng kim ngạch nhập khẩu lên tới khoảng 10tr tấn/năm.

Tây Ban Nha là nước nhập khẩu đứng thứ ba trên thế giới và đứng đầu EU. Nhập khẩu chủ yếu là các sản phẩm tôm đông lạnh, cá tươi và đông lạnh, nhuyễn thể, cá hun khói và cá đóng hộp. Tôm đông lạnh là sản phẩm chính với sản lượng cao nhất hàng năm đạt 9,0 đến 9,6 tấn. Các thị trường nhập khẩu chính của Tây Ban Nha là Trung Quốc, Achentina, Colombia, Ấn Độ, Thái Lan và Malaisia….

Pháp là nước nhập khẩu thủy sản lớn thứ tư trên thế giới và thứ hai trong EU. Có 3 nhóm sản phẩm thủy sản nhập khẩu chính của thị trường Pháp là cá tươi và cá, giáp xác, nhuyễn thể đông lạnh; và thủy sản đóng hộp, thủy sản tẩm bột. Hai mặt hàng cá philê đông lạnh và tôm đông lạnh chiếm gần 26% giá trị nhập khẩu thủy sản của Pháp năm 2000. Song nhập khẩu đang có xu hướng giảm. Pháp nhập khẩu từ 10 thị trường chủ yếu, trong đó đáng lưu ý là Mađagasca, Braxin, Hà Lan…

Italy là nước nhập khẩu thủy sản lớn thứ 5 thế giới và thứ ba trong khối EU.Các mặt hàng nhập khẩu chính của Italy là cá ngừ đóng hộp, mực đông lạnh, tôm và cá philê đông lạnh. Giá trị nhập khẩu vào khoảng 2,7 tỷ USD mỗi năm Các nước cung cấp chủ yếu các sản phẩm này cho Italy là Thái Lan, Achentina, Êcuađo, Đan Mạch, Ấn Độ…

Hy Lạp nhập khẩu nhiều nhất là từ Đan Mạch với 32.700 tấn, Italy 14.900 tấn, Hà Lan 12.400 tấn. Nhập khẩu từ Đan Mạch chủ yếu gồm bột cá làm thức ăn chăn nuôi. Đức nhập khẩu thủy sản khoảng 1triệu tấn mỗi năm. Mặt hàng chính là tôm với nhiều chủng loại. Nhập khẩu tôm nước ấm vào Đức dưới dạng đông lạnh (không đầu, bóc vỏ hoặc cả vỏ) và các dạng chế biến chín sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới do ngày càng có nhiều hộ gia đình ở Đức ăn thuỷ sản và tôm. Tôm nhập khẩu vào Đức khá đa dạng về chủng loại từ trên 80 nước, trong đó chủ yếu từ Banglađét, Ấn Độ, Bỉ, Anh, Inđônêsia…

Ngoài ra EU đang tăng cường nhập khẩu thủy sản từ các nước ASEAN nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

2.3 Quan hệ thương mại thủy sản với Việt Nam:

2.3.1.Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - EU:

Từ năm 1995 đến nay, trao đổi thương mại của Việt Nam với các nước thành viên EU tăng hàng năm khoảng 15 - 20% và EU đã trở thành một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta sang EU gồm: giày dép, dệt may, thuỷ sản, cà phê, hàng thủ công mỹ nghệ. Năm 2007 giá trị xuất khẩu của hải sản là khoảng 1,5 tỉ USD .

Việc Việt Nam gia nhập WTO đã có tác động mạnh đến nhập khẩu từ EU, chính sách thương mại của EU đối với Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực, được dành nhiều ưu đãi hơn. Tuy nhiên so với nhiều nước đang phát triển khác, kể cả các nước ASEAN: Thái Lan, Singapore, Indonesia, Malaysia và Philippines thì sự ưu đãi vẫn còn kém hơn nhiều. Nguồn cung hàng hoá dồi dào với giá rẻ và chất lượng không kém từ các nước này là thách thức lớn đối với hàng xuất khẩu Việt Nam. Ngoài ra, do chưa được EU công nhận có nền kinh tế thị trường nên hàng hoá của Việt Nam chưa được hưởng hoàn toàn lợi ích của việc là thành viên WTO và phần nào bị đối xử kém thuận lợi so với một số nước khác đặc biệt là trong các vụ kiện bán phá giá.

Để tăng cường hơn nữa mối quan hệ về mọi mặt Việt Nam và EU đang tiến tới hòan tất đàm phán Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) mở ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam.

2.3.2.Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU:

Từ năm 1996 – 1999, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU tăng rất nhanh với tốc độ trung bình hàng năm 54,92%. Trong những năm 2000 – 2002, hoạt động xuất khẩu bị chững lại và có xu hướng giảm sút do EU tăng cường kiểm tra dư lượng các chất kháng sinh và hạ thấp ngưỡng phát hiện dư lượng các chất này trong sản phẩm. Nhờ những nỗ lực khắc phục của các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp và nông ngư dân Việt Nam, từ năm 2003 kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng trở lại. Hàng thủy sản hiện là mặt hàng có kim ngạch đứng thứ tư trong số các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU. Tuy nhiên, cho đến nay tỷ trọng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam hàng năm chỉ bằng 0,3-0,4% trị giá nhập khẩu thủy sản của toàn EU.

Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU

(Nguồn: www.globefish.org/EU legislation) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong những năm qua, thủy sản Việt Nam gần như chỉ xuất hiện với mức độ hết sức khiêm tốn ở một vài nước trên thị trường Đông Âu. Trong vài năm gần đây, ngành thủy sản Việt Nam đã có nhiều động thái tích cức thâm nhập thị trường các thành viên mới của EU ở khu vực này, đặc biệt là ở Ba Lan và đã có những kết quả bước đầu.

Sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu là cá, tôm, mực, bạch tuộc, cá ngừ, đồ hộp. Trong đó, tôm đông lạnh là một trong những mặt hàng có khối lượng nhập khẩu lớn của EU từ Việt Nam. Có giai đoạn bị giảm sút do bị phát hiện dư lượng kháng sinh nhưng hiện nay đã dần phục hồi và có sự gia tăng cả về giá trị và khối lượng và thâm nhập ngày càng mạnh hơn vào thị trường các nước EU như: Bỉ, Anh, Đức, Italy… Đối với mặt hàng tôm của Việt Nam, vấn đề quan trọng nhất là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ngoài ra không bị cản trở bởi các biện pháp phi quan thuế nào khác.

Cá đông lạnh cũng là mặt hàng có mức tăng xuất khẩu sang EU đều và đáng kể. Xuất khẩu cá của Việt Nam sang thị trường này đã vượt xa tôm không những về khối

lượng mà cả về giá trị, vươn lên đứng trên Nhật. Sản phẩm cá chủ lực của Việt Nam xuất sang thị trường này là cá tra, cá basa (pangasius) và cá ngừ. Các sản phẩm thủy sản xuất khẩu chính sang Đức là cá philê đông lạnh, nhuyễn thể chân đầu, nhuyễn thể và thủy sản có vỏ. Sản phẩm tiềm năng là cá basa philê đông lạnh.

2.3.3 Các rào cản thương mại từ EU:

Mặc dù thuế quan của EU thấp hơn so với các cường quốc kinh tế lớn và có xu hướng giảm nhưng EU vẫn là một thị trường được bảo trợ chặt chẽ với hàng rào phi thuế quan (rào cản kỹ thuật) nghiêm ngặt. Theo các chuyên gia thuỷ sản, EU có hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn vệ sinh thực phẩm vào loại nghiêm ngặt nhất thế giới. Hàng thuỷ sản của các nước đang phát triển đưa vào EU phải tuân thủ theo các quy định sau:

- Quy định về vệ sinh: các nước muốn đưa hàng thuỷ sản vào EU phải nằm trong danh sách các nước được xuất khẩu vào EU. Từng lô hàng phải kèm theo giấy chứng nhận đáp ứng các yêu cầu của EU do cơ quan chức năng của nước xuất khẩu cấp.

- Quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm: theo các quy chế 91/492/EEC và 91/493/EEC các sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể về vệ sinh gồm độ tươi, độ sạch, mức nhiễm vi sinh tối đa (bao gồm các vi sinh vật gây bệnh và các vi sinh vật chỉ thị), dự lượng hoá chất (kim loại nặng, kháng sinh và thuốc trừ sâu), chất độc, độc tố sinh học biển và ký sinh trùng.

- Quy định về giám sát: Quyết định 94/356/EEC yêu cầu nhà sản xuất có hàng thuỷ sản xuất khẩu sang EU phải tổ chức giám sát hoạt động sản xuất và chế biến của mình phù hợp với HACCP. Tiêu chuẩn HACCP là điều kiện quan trọng của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản vào EU.

Nếu hàng nhập khẩu thuỷ sản bị một nước thành viên EU phát hiện có vấn đề về chất lượng lập tức sẽ bị đưa lên Hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm (RASFF) cho tất cả các nước thành viên biết. Việc cấm và hạn chế nhập khẩu thuỷ sản vào EU đã được thực hiện không ít lần như trường hợp cấm nhập khẩu cá của Ấn Độ, Bangladesh và Madagascar năm 1997, bắt buộc kiểm tra toàn bộ hàng thuỷ sản Trung Quốc năm 2001.…

Đối với thủy sản Việt Nam, do sự chênh lệch về trình độ kĩ thuật nên yêu cầu phải đảm bảo các tiêu chuẩn kĩ thuât là vấn đề hết sức được quan tâm. Bên cạnh đó vấn đề truy xuất nguồn gốc là vấn đề bức thiết và được bàn cãi nhiều trong suốt thời gian qua. Nó là một trong những rào cản lớn nhất đối với ngành thủy sản nước ta vì ở nước ta hầu hết việc thu mua đánh bắt là nhỏ lẻ, chưa có các giấy tờ cần thiết. Do đó việc giải quyết tốt vấn đề truy suất nguồn gốc sẽ đảm bảo được cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

Tóm lại, ta có thể rút ra những cơ hội và thách thức từ thị trường EU như sau:

- Sức mua lớn và ổn định  đảm bảo cho việc sản xuất xuất khẩu nếu đảm bảo đc tiêu chuẩn hàng hóa.

- Sở thích tiêu dùng của EU có thế bổ sung cho thị trường Nhật và Mỹ  tạo thế cân bằng cho xuất khẩu.

- Xu hướng tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng thêm hợp đồng, mở rộng sản xuất. - Mối quan hệ ngày càng bền vững  mở rộng hợp tác trong tương lai.

Thách thức:

- Nhiều tiêu chuẩn kĩ thuật, rào cản  nếu không đảm bảo được thì sẽ dẫn đến mất thị trường

- Sự chênh lệch về trình độ  khó khăn trong việc đảm bảo được các tiêu chuẩn. - Thị trường khó tính và nhiều bản sắc văn hóa  rất khó đáp ứng.

- Vì là thị trường lớn và đầy tiềm năng nên sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là trong khu vực khi họ có sản phẩm tương tự ta mà trình độ lại cao hơn ta như Thái Lan, Singapore, Indonesia, Philippines…

- EU là một khối thống nhất, nếu mất danh tiếng trên một nước thuộc khối thì cũng sẽ bị ảnh hưởng ở những nước khác trong khối.

3. Thị trường Hàn Quốc:

3.1 Giới thiệu chung về thị trườngHàn Quốc:

Hàn Quốc nằm ở phần phía nam bán đảo Triều Tiên, địa hình phân hoá thành hai vùng rõ rệt: vùng rừng núi chiếm khoảng 70% diện tích nằm ở phía đông; vùng đồng bằng duyên hải ở phía tây và nam. Bãi bồi ven biển Saemangeum là bãi nổi ven biển lớn thứ hai thế giới. Khí hậu ở đây khá ôn hoà. Những cơn mưa nặng hạt tập trung vào một quãng thời gian ngắn ngủi trong mùa hè. Mùa mưa được gọi là Jangma. Vào mùa đông nhiệt độ thường xuyên dưới 0°C và có thể xuống rất thấp. Gió mùa mang không khí lạnh từ Siberia thổi tới.

Hàn Quốc có số lượng sông suối tương đối lớn, đóng vài trò quan trọng lối sống của người dân và trong quá trình công nghiệp đất nước.

Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy hải sản của Hàn Quốc không thể đáp ứng đủ nhu cầu trong nước do đó hàn Quốc phải nhập khẩu một lượng lớn thủy hải sản tử các nước khác, trong đó Việt Nam là một đối tác lớn.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1 (Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020.doc (Trang 98 - 109)