Môi trường tự nhiên

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1 (Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020.doc (Trang 60 - 64)

V. Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty:

6) Môi trường tự nhiên

6.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên:

Lãnh thổ Việt Nam có 2860 con sông lớn nhỏ với tổng lượng dòng chảy khoảng 867 tỷ m3/năm, có 3260 km bờ biển từ Móng Cái đến Hà Tiên, trải qua 13 vĩ độ, từ 8o23' bắc đến 21o39' bắc. Diện tích vùng nội thuỷ và lãnh hải của Việt Nam rộng 226.000 km2 và vùng biển đặc quyền kinh tế trên 1 triệu km2, rộng gấp 3 lần diện tích đất liền. Trong vùng biển Việt Nam có trên 4000 hòn đảo, trong đó có nhiều đảo lớn như Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Hòn Mê, Phú Quí, Côn Ðảo, Phú Quốc... Trong vùng biển có nhiều vịnh, vụng, đầm, phá, cửa sông, chằng hạn vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, vịnh Cam Ranh, phá Tam Giang... và trên 400 nghìn ha rừng ngập mặn, là những khu vực đầy tiềm năng cho phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản các loại.

Riêng các khu vực phía Nam (từ Bà Rịa- Vũng Tàu chạy dọc xuống Cà Mau) là vùng nguyên liệu quan trọng, cung cấp một lượng thủy hải sản lớn và đa dạng cho nhu cầu xuất khẩu. Cụ thể như sau: Bà Rịa - Vũng Tàu có chiều dài bờ biển phần đất liền là 100 km, thềm lục địa tiếp giáp với quần đảo Trường Sa nên chứa đựng nguồn hải sản rất dồi dào, Bến Tre có hệ thống sông rạch chằng chịt với trữ lượng lớn các loại cá: cá thiểu, cá mối, cá cơm; Kiên Giang có những bãi tôm và luồng cá rất lớn với các loại cá ngon: thu, chim, nhám, bạc má, chép, he, cá thiều…; Cần Thơ với nhiều hệ thống sông ngòi kênh rạch: sông Hậu, sông Cần Thơ, sông Cái Tư… có nguồn thủy sản khá phong phú, chủ yếu tôm cá nước ngọt (hơn 5.000 ha ao đầm nuôi tôm cá nước ngọt); Cà Mau có có bờ biển dài, khả năng đánh bắt cá tôm rất lớn… Tiềm năng tài nguyên dồi dào như vậy hứa hẹn cơ hội cung cấp nguồn nguyên vật liệu cho các công ty xuất khẩu thủy hải sản là rất lớn.

Ngoài ra, trước dự báo mực nước biển dâng cao 1m vào năm 2100 trong đó Việt Nam và Bangladesh là hai nước bị tác động tồi tệ nhất trên thế giới do nước biển dâng. Phần lớn đất màu mỡ nhất của Việt Nam sẽ bị chìm ngập, đất nông nghiệp và GDP đều chịu những tác động xấu. Mực nước biển dâng 1m sẽ gây ngập lụt, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và khu vực vùng biển Xuân Thủy

(Nam Định). Nước biển dâng sẽ làm cho hàng loạt các rừng ngập mặn hiện nay bị chìm ngập hẳn, và làm cho các quần xã sinh vật thay đổi cấu trúc, thành phần; trữ lượng bổ sung bị giảm sút, các chế độ thủy hóa, lý, sinh xấu đi, sinh vật biển bị tổn hại. Dự báo trữ lượng các loài hải sản kinh tế sẽ giảm đi 1/3 so với hiện nay. Việc nước biển dâng lên là một nguy cơ lớn đối với nước ta, nó không chỉ ảnh hưởng ngiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người dân mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta nói chung và ngành nuôi trồng, khái thác và chế biến thủy hải sản nói riêng trong những năm sắp tới.

6.2. Tình hình khai thác và sử dụng các nguồn lợi thủy hải sản:

6.2.1. Đặc điểm nguồn lợi thủy hải sản:

Biển Việt Nam có trên 2.000 loài cá, trong đó khoảng 130 loài cá có giá trị kinh tế. Theo những đánh giá mới nhất, trữ lượng cá biển trong toàn vùng biển là 4,2 triệu tấn, trong đó sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn/năm, bao gồm 850 nghìn cá đáy, 700 nghìn tấn cá nổi nhỏ, 120 nghìn tấn cá nổi đại dương. Có thể thấy nước ta có một trữ lượng cá rất lớn và rất đa dạng về chủng loại có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nội địa cũng như nhu cầu xuất khẩu.

Bên cạnh cá biển, còn nhiều nguồn lợi tự nhiên như trên 1.600 loài giáp xác với sản lượng cho phép khai thác 50 - 60 nghìn tấn/năm, có giá trị cao là tôm biển, tôm hùm và tôm mũ ni, cua, ghẹ; khoảng 2.500 loài động vật thân mềm, trong đó có ý nghĩa kinh tế cao nhất là mực và bạch tuộc (cho phép khai thác 60 - 70 nghìn tấn/năm); hằng năm có thể khai thác từ 45 - 50 nghìn tấn rong biển có giá trị kinh tế như rong câu, rong mơ... Bên cạnh đó còn rất nhiều loài đặc sản quý như bào ngư, đồi mồi, chim biển và có thể khai thác vây cá, bóng cá, ngọc trai...

Theo số liệu thống kê, khả năng cho phép khai thác cá biển Việt Nam bao gồm cả cá nổi và cá đáy ở khu vực gần bờ có thể duy trì ở mức 600.000 tấn. Nếu kể cả các hải sản khác, sản lượng cho phép khai thác ổn định ở mức 700.000 tấn/năm, thấp hơn so với sản lượng đã khai thác ở khu vực này hằng năm trong một số năm qua. Trong khi đó, nguồn lợi vùng xa bờ còn lớn, chưa khai thác hết.

Theo vùng và theo độ sâu, nguồn lợi cá cũng khác nhau. Vùng biển Ðông Nam Bộ cho khả năng khai thác hải sản xa bờ lớn nhất, chiếm 49,7% khả năng khai thác cả nước, tiếp đó là Vịnh Bắc Bộ (16,0%), biển miền Trung (14,3%), Tây Nam Bộ (11,9%), các gò nổi (0,15%), cá nổi đại dương (7,1%).

Có thể nói Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc nuôi trồng, khai thác thủy sản cũng như cung ứng những sản phẩm thủy hải sản đa dạng cho thị trường khu vực và thế giới.

6.2.2. Tình hình khai thác :

Tháng 8/2009, sản lượng khai thác thuỷ sản của cả nước đạt 158.000 tấn, nâng tổng sản lượng khai thác thuỷ sản 8 tháng năm 2009 lên 1.502.000 tấn, bằng 68,3 % so với kế hoạch, tăng 5,6 % so với cùng kỳ. Trong đó khai thác biển đạt 1.076 ngàn tấn, khai thác nội địa ước đạt 85 ngàn tấn.Việc đẩy mạnh khai thác đã tạo ra sản lượng thủy

hải sản đáng kể, góp phần đáp ứng nhu cầu thu mua của các công ty xuất khẩu thủy sản ra khu vực và thế giới.

Tuy nhiên tại khu vực biển phía Nam, thời tiết biển luôn biến động thất thường và mùa vụ không ổn định do nước trong, chảy mạnh, gió chướng kéo dài... đã ảnh hưởng đáng kể đến việc khai thác. Hiện nay, do đang vào mùa sinh sản của cá biển, lượng cá con quá nhiều và vào mùa nước chảy mạnh nên sản lượng khai thác thủy sản chỉ đạt khoảng 60% so với cùng kỳ.

Một vấn đề đặt ra là hiện nay tại những vùng ven bờ đã và đang bị tận dụng khai thác quá mức làm cho nguồn lợi thủy sản có nguy cơ bị cạn kiệt. Với 84% số lượng tàu thuyền lắp máy có công suất dưới 90CV và thuyền thủ công chưa lắp đặt các phương tiên mang tính bảo tồn sinh vật biển( lưới te, đóng đáy, cào…) hoạt động chủ yếu ở vùng nước ven bờ đã gây sức ép quá lớn cho nguồn lợi thủy sản ven bờ. Lượng tàu phát triển một cách tự phát không theo định hướng quy hoạch phát triển biển và số lượng tàu cá có công suất nhỏ vẫn tăng bình quân 2.300 chiếc/năm, số lượng ngư dân trực tiếp khai thác hải sản tăng bình quân 23.155 người/năm. Điều này đồng nghĩa với việc cạnh tranh trong khai thác ven bờ với cường độ cao, ráo riết hơn , từ đó dẫn tới các phương thức khai thác mang tính hủy diệt như: sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện… Sự suy giảm nguồn lợi đã ảnh hưởng nghiêm trọng và trực tiếp đến hiệu quả đánh bắt của các loại nghề khai thác hải sản. Tỷ lệ cá tạp, cá con trong các mẻ lưới ngày càng cao, chiếm 40-95% sản lượng đánh bắt. Trước thực trạng khai thác quá mức như hiện nay, nếu nhà nước không có biện pháp quản lý kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên thủy hải sản, ảnh hưởng rất lớn đến ngành xuất nhập khẩu nói riêng và cả nền kinh tế Việt Nam nói chung.

6.3. Môi trường và ô nhiễm môi trường:

Trước nguồn lợi khổng lồ từ việc nuôi trồng thủy sản đặc biệt là tôm, người dân các tỉnh đã dậy lên phong trào “lấy đất nuôi tôm”, ảnh hưởng nghiêm trọng đối với hệ sinh thái của vùng. Điển hình là ở đất mũi Cà Mau, diện tích nuôi tôm tăng lên nhanh bao nhiêu thì diện tích rừng ngập mặn giảm đi bấy nhiêu. Họ phá rừng để lấy đất bao ví nuôi tôm, làm rẫy và lấy cây rừng bán để giải quyết nhu cầu cuộc sống trước mắt nên chỉ trong thời gian ngắn môi trường sinh thái nơi đây gần như bị phá vỡ. Kiểu khai thác tự nhiên một cách vô tội vạ này đã làm suy giảm, cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, nguồn tài nguyên rừng một cách nhanh chóng mà hệ quả là năng suất tôm nuôi tự nhiên ngày càng giảm sút. Việc khai thác nguồn tài nguyên đất không đúng cách ảnh hưởng nghiêm trọng hệ sinh thái đang tiềm ẩn nguy cơ đối với ngành thủy hải sản nói chung và các công ty xuất khẩu thủy hải sản như Seajoco nói riêng.

Các nguồn thải ra sông rạch đã tác động làm cho môi trường nước bị biến đổi. Chất lượng nước trong các ao nuôi thủy sản gồm cá nước ngọt, nuôi tôm ven biển đặc biệt là trong các mô hình nuôi công nghiệp đã cho thấy dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ (BOD, COD, nitơ, phốt pho cao hơn tiêu chuẩn cho phép), có sự xuất hiện các thành phần độc

hại như H2S, NH3+, và chỉ số vi sinh Coliforms, đã cho thấy nguồn nước thải này cần phải được xử lý triệt để trước lúc thải ra sông rạch. Môi trường nước bị ô nhiễm nặng sẽ ảnh hưởng lớn đến viêc khai thác và nuôi trồng thủy sản của nước ta, từ đó sẽ tạo ra nguy cơ lớn cho viêc cung ứng sản phẩm thủy sản xuất khẩu.

Như vậy, điều kiện tự nhiên thuận lợi như đường bờ biển dài, hệ thống sông ngòi chằn chịt …đã tạo nên một trữ lượng thủy hải sản đa dạng và phong phú, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu ngày càng gia tăng của nước ta. Tuy nhiên trước tình trạng khai thác quá mức, không chú trọng đến việc tái tạo nguồn lợi dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nguồn thủy hải sản trong những năm sắp tới. Nó không những làm giảm sản lượng khai thác mà còn làm giảm cả về chất lượng sản phẩm, từ đó sẽ gây ra nhiều khó khăn khi xuất khẩu sang các quốc gia đòi hỏi yêu cầu chất lượng sản phẩm khắt khe như hiện nay.

Tóm lại, môi trường tự nhiên đã tạo ra những cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản như sau:

Cơ hội

- Nguồn cung nguyên vật liệu cho các công ty chế biến thủy sản rất lớn. - Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc nuôi trồng, khai thác thủy sản

Thách thức

-Việc mực nước biển dâng lên.

-Việc khai thác nguồn tài nguyên biển không đúng cách và quá mức nguy cơ cạn kiệt trong tương lai.

II.Môi trường vi mô (micro environment):

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1 (Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020.doc (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w