Môi trường dân số (demographics environment):

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1 (Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020.doc (Trang 54 - 59)

V. Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty:

4) Môi trường dân số (demographics environment):

Dân số là một trong những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến lực lượng lao động, cơ cấu dân số và trình độ học vấn của người dân…, nó góp phần chi phối nguồn lực lao động cho nền kinh tế nói chung và ngành thủy hải sản nói riêng

4.1.Tổng số dân và tỷ lệ tăng dân số :

Tổng số dân của Việt Nam vào 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2009 là 85.789.573 người, với sai số thuần là 0,3%. Như vậy, Việt Nam là nước đông dân thứ 3 ở Đông Nam Á (sau Inđônêxia và Philippin) và đứng thứ 13 trong số những nước đông dân nhất thế giới. Kết quả Tổng điều tra 01/4/2009 cho thấy, sau 10 năm dân số nước ta tăng thêm 9,47 triệu người, bình quân mỗi năm tăng 947 nghìn người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm trong thời kỳ 1999 và 2009 là 1,2%/năm, Điều này đã tạo nên nguồn lao động trẻ dồi dào cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là đối với công ty hoạt động trong ngành sản xuất chế biến thủy hải sản cần rất nhiều lao động.

Dân số Việt Nam ngày càng tăng qua các năm sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế:

Thuận lợi:

- Là lực lượng lao động cần thiết cho xã hội, là nguồn cung cấp lực lượng lao động dồi dào cho các ngành nghề.Trong khi đó, các nước phát triển lại đang đau đầu vì lực lượng lao động trẻ của các nước ngày càng giảm thay vào đó là dân số già.

- Mặt khác TP. Hồ Chí Minh là thành phố có dân số đứng đầu so với các tỉnh thành khác trong nước với 7.123.340 người (năm 2009). Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh khai thác lực lượng lao động dồi dào này.

Bên cạnh những thuận lợi,còn có những khó khăn sau:

Nếu như tăng dân số lên 1% thì kinh tế xã hội phải tăng 4% thì mới đáp ứng được việc gia tăng đó nếu không xã hội sẽ rơi vào tình trạng kém phát triển.Tăng dân số đi kèm với gia tăng nhu cầu về an ninh, giao thông giáo dục, y tế...Đó chính là một gánh nặng mà chính phủ các nước đang phát triển lo ngại.

Khi tốc độ phát triển của cơ sở hạ tầng không tuơng xứng với sự gia tăng của dân số thì sẽ gây ra áp lực cho nền kinh tế và các vấn nạn khác như :thất nghiệpchỗ ở, giáo dục,các vấn đề bất ổn khác…làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của nền kinh tế.

Vì vậy việc ổn định quy mô dân số là mục tiêu lâu dài của Việt Nam. Sẽ là nguy cơ cho sự phát triển bền vững của đất nước nếu như để xảy ra sự bùng nổ gia tăng không kiểm soát về dân số cùng với sự mất cân bằng giới tính đe dọa sự bất ổn xã hội, làm ảnh hưởng nền kinh tế.

4.2. Cơ cấu dân số Việt Nam:

* Dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh cả số tuyệt đối và số tương đối

Sự phát triển của đất nước trước hết phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn lao động, cả số lượng và chất lượng. Để nghiên cứu nguồn lao động có thể xét các nhóm dân

số “trong độ tuổi lao động” và “ngoài độ tuổi lao động”, như: (0-14); (15- 59) và nhóm 60 tuổi trở lên.Người ta thường tính tỷ lệ dân số của các nhóm tuổi nói trên trong tổng dân số. Các tỷ lệ này ở nước ta từ năm 1979 đến 2007 đó biến đổi nhanh chóng, thể hiện ở bảng sau:

Cơ cấu dân số Việt Nam theo nhóm tuổi phản ảnh khả năng tham gia lao động Năm Tỷ trọng từng nhóm tuổi trong tổng số dân (%)

0-14 15-59 60+ Tổng số 1979 1989 1999 2007 42,55 39,00 33,48 25,51 50,49 54,00 58,41 65,04 6,96 7,00 8,11 9,45 100 100 100 100

( Nguồn: - Điều tra biến động DS-KHHGĐ năm 2007)

Như vậy sau gần 30 năm, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động của Việt Nam đã tăng từ khoảng 50% lên 65%, nghĩa là tăng thêm 15%. Nói khác đi, so với năm 1979, số người ở độ tuổi lao động trong 100 người dân năm 2007 đã tăng thêm 15 người. Năm 2005, ở các nước phát triển, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động là 63%, các nước đang phát triển khoảng 61,1% còn các nước kém phát triển nhất chỉ có 52,6%.

Quy mô và cơ cấu dân số theo tuổi có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định số lượng người "trong độ tuổi lao động". Ở Việt Nam, không chỉ quy mô dân số tăng lên không ngừng mà cả “tỷ lệ dân số từ 15 đến 59 tuổi" cũng tăng nhanh. Cơ cấu dân số đã chuyển từ cơ cấu dân số trẻ sang giai đoạn cơ cấu tuổi, thuận lợi với nguồn nhân lực dồi dào nhất từ trước đến nay với 64,5% trong độ tuổi lao động. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam khai thác nguồn lao động trẻ dồi dào.

Cơ cấu dân số theo giới tính và theo nhóm tuổi năm 2007 Nhóm tuổi Nam (%) Nữ (%) Tổng số (%) Tỷ lệ giới tính (%) 0-4 7.4 6.4 6.9 114.5 5-9 9.1 8.0 8.5 112.7 10-14 13.2 11.8 12.5 110.5 15-19 12.8 10.2 11.2 146.1 20-24 4.9 4.8 4.9 100.1 25-29 4.7 5.3 5.0 88.3 30-34 6.1 7.0 6.6 85.5 35-39 6.6 6.6 6.6 98.2 40-44 7.0 7.0 7.1 92.6 45-49 6.4 6.6 6.5 94.6 50-54 4.8 7.1 5.4 80.9 55-59 4.4 6.7 4.5 92.9 60-64 2.7 5.9 3.0 80.9 65-69 2.8 4.6 3.1 84.3 70-74 2.6 3.3 2.8 86.8 75-79 2.5 2.9 2.7 84.5

80 1.9 3.2 2.6 60.4

* Lao động nữ chiếm trên 51% dân số(9/2009)

Hiện lao động nữ ở Việt Nam chiếm 51,4% dân số đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, tập trung ở một số ngành nghề như dệt may, da giày, chế biến thủy sản, giáo dục, y tế. Trong sản xuất nông nghiệp, lao động nữ cũng chiếm một tỷ lệ lớn, cụ thể trong trồng trọt chiếm hơn 60%, chăn nuôi hơn 80%, nuôi trồng thủy sản 82%...

Ngành thủy hải sản đòi hỏi lực lượng lao động nữ nhiều hơn. Như phân tích trên, lực lượng lao động nữ chiếm tỷ trọng cao hơn so với lực lượng lao động nam là điều kiện thuận lợi cho các công ty,doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản trong việc khai thác nguồn lao động nữ dồi dào này.

* Việt Nam hiện đang trong giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”, tức là số người trong độ tuổi lao động cao hơn số người phụ thuộc. Đây thực sự là một cơ hội “vàng” cho sự phát triển kinh tế - xã hội cưng như cho những doanh nghiệp biết nắm bắt thời cơ.

* Kết cấu dân số là tỷ lệ của nhóm dân số so với tổng số dân của thời gian nào đó. Dân số được phân theo: nam, nữ; thành thị, nông thôn; phân theo ngành kinh tế như nông, lâm, thủy sản, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ; hoặc phân theo độ tuổi, nhóm tuổi, trình độ…

Kết cấu dân số ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội nói chung cũng như ngành thủy hải sản nói riêng như sau:

•Kết cấu dân số phù hợp thì KTXH phát triển thuận lợi, ngược lại sẽ cản trở KTXH phát triển như:dân số trong độ tuổi lao động cao thì lao động dồi dào,ngược lại thì thiếu lao động

•Kết cấu dân số thay đổi theo chiều hướng tốt hơn thì kinh tế phát triển thuận lợi,ngược lại sẽ cản trở KTXH phát triển.

•Kết cấu dân làm căn cứ để xây dựng chính sách phát triển KTXH từng thời kỳ, tùng năm để phát huy nguồn lực con người.Đây là nguồn lực quan trong nhất, quyết định nhất.

* Tuy nhiên, dân số Việt Nam bắt đầu già hóa vào năm 2010 dẫn đến nền kinh tế nói chung và ngành thủy hải sản nói riêng sẽ không còn nhiều lực lượng lao động trẻ để khai thác.

4.3. Trình độ văn hóa,chất lượng của lực lượng lao động:

* Trình độ học vấn:

Đa số mọi người dân đều biết chữ, trình độ học vấn ngày càng được nâng cao. Ngày nay đa phần các công ty,doanh nghiệp khi tuyển nhân viên bắt buộc là người tối thiểu có bằng Tốt nghiệp trung học phổ thông nhằm đảm bảo người lao động có kiến thức nền tảng thuận lợi cho doanh nghiệp khi tiếp nhân thêm các công nghệ, quy trình mới.

* Chất lượng dân số:

Việt Nam là một nước nặng về nông nghiệp và đang trong quá trình xu nhập vào nền kinh tế thị trường, vì thế với sự thay đổi lao động theo hướng trẻ hóa là một điểm mạnh làm cho số lao động cần việc tăng về số lượng; nhưng bên cạnh đó, lao động ta lại yếu kém về chất lượng. Điều này là một điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam khi hội nhập.

Chất lượng và số lượng lao động là nhân tố ảnh hưởng trực tếp đến năng suất lao động, quyết định sự phát triển của doanh nghiệp.Về chất lượng, tác động của ngành thủy sản để phát triển nguồn lực là tác động hai chiều.

• Thứ nhất, do yêu cầu kinh tế kỹ thuật ngày càng cao của ngành thủy sản đòi hỏi mỗi lao động tham gia hoạt động trong ngành phải tự giác hoặc được hỗ trợ để nâng cao trình độ và kỹ năng nghề nghiệp.

• Thứ hai, do ngành thủy sản phát triển ngày càng mạnh đã làm tăng thu nhập của các hộ gia đình tham gia hoạt động thủy sản, tạo điều kiện để họ có thể nâng cao trình độ học vấn cũng như kỹ năng nghề nghiệp

Mặc dù đang được coi là nằm trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng (người trong độ tuổi lao động nhiều hơn người phụ thuộc) nhưng chất lượng dân số của Việt Nam hiện được coi là thấp, đặc biệt là chất lượng thể chất và thể lực. Do dân số tăng quá nhanh dẫn đến các chỉ số phát triển của con người không được đảm bảo phát triển phù hợp.

Theo thống kê, hiện nay có tới 1,5% dân số Việt Nam bị thiểu năng về thể lực và trí tuệ, trong đó số trẻ mới sinh bị dị tật bẩm sinh do di truyền chiếm khoảng 1,5-3%. Đặc biệt xu hướng này hiện có dấu hiệu tiếp tục gia tăng do điều kiện sống, môi trường độc hại và không được phát hiện, điều trị kịp thời. Nhiều nhất chính là số người bị tàn tật, khuyết tật, hiện chiếm khoảng 6,3% dân số và đang được “bổ sung” mỗi ngày do tình trạng tai nạn giao thông, tai nạn lao động liên tục gia tăng…Điều này khiến cho nền kinh tế sẽ mất đi một số lượng không nhỏ lực lượng lao động.

Mặt khác nếu xét về chiều cao, sức nặng và độ bền bĩ thì phần đông người Việt Nam nhỏ con, nhẹ cân hơn và sức bền kém. Trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên Việt Nam không chỉ thấp bé nhẹ cân mà cơ bắp và thể lực cũng kém hơn dân các nước trong khu vực. Chỉ Số phát triển con người (HDI) của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các quốc gia bạn trong khu vực và trên thế giới. Năm 2008 Chỉ số HDI của Việt Nam chỉ đạt 0,733 điểm; đứng thứ 105 trên 177 nước .

Bên cạnh những thuân lợi thì vẫn tồn tại không ít khó khăn cho doanh nghiệp khi chất lượng dân số của Việt Nam còn thấp nhưng chúng ta đang hi vọng chất lượng cuộc sống của người dân sẽ cải thiện đáng kể khi nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến tích cực trong vài năm gần đây.

Tóm lại, Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào, đặc biệt là lao động nữ, đó là thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thu hút nguồn lao động. Bên cạnh đó trình độ văn hóa của người dân cũng ngày một tăng cao tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp trong việc đầu tư, chuyển giao các máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho

sản xuất. Tuy nhiên hiện nay nước ta cũng đang phải đồi mặt với vấn đề chỉ số HDI thấp hơn nhiều so với các quốc gia bạn trong khu vực và trên thế giới, tác phong làm việc của người lao động Việt Nam còn nhiều nhược điểm (làm việc còn chậm chạp,không đúng giờ..) ảnh hưởng rất nhiều đến nền sản xuất nói riêng và kinh tế nói chung. Đây là một trong những vấn đề nan giải cho Nhà nước trong thời gian qua.

Kết luận, môi trường dân số đã tạo ra những cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản như sau:

Cơ hội:

- Lực lượng lao động trẻ dồi dào.

- Kết cấu dân số Việt Nam khá phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thuận lợi cho nguồn nhân lực của ngành thủy hải sản nói riêng.

Thách thức:

- Tác phong lao động công nghiệp còn kém, đó là tác phong làm việc còn chậm chạp, không đúng giờ.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1 (Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020.doc (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w