Nhà cung cấp:

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1 (Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020.doc (Trang 76 - 78)

V. Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty:

2.Nhà cung cấp:

Các nhà cung cấp của công ty hiện nay đa phần là doanh nghiệp tư nhân, những cơ sở thu mua nguyên liệu như DNTN mua bán hải sản Ngàn Sơn, DNTN Lộc An, Sông quê…và thậm chí là những hộ sản xuất cá thể như Bà Võ Thị Nga… Nguồn nguyên liệu của công ty chủ yếu lấy từ các tỉnh Khánh Hòa, Bình Thuận, Vũng Tàu, Bến Tre, Kiên Giang, Cần Thơ, Cà Mau… Ngoài ra công ty còn nhập nguyên liệu từ các công ty nước ngoài như Sumi – Thai International Ltd, Mitsui, Thai Lan Ltd và Daiei Taigen Co.Ltd… Hiện nay ngày càng có nhiều đối thủ xâm nhập ngành trong khi số lượng nhà cung cấp có uy tín, đảm bảo chất lượng không nhiều dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt về việc nhận cung ứng từ các nhà cung cấp thủy hải sản , tất yếu dẫn đến nguy cơ làm giảm cả về chất lượng và số lượng nguồn nguyên liệu. Do công ty chưa thiết lập được mối quan hệ khắng khít lâu dài với các nhà cung cấp nên không thể chủ động trong việc kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào, từ đó dẫn đến quy trình sản xuất cũng gặp nhiều ảnh hưởng.

Khác với những công ty trong ngành, công ty thủy sản số 1 không có ngư trường cung cấp trực tiếp nguồn nguyên liệu mà phải nhập thủy hải sản thông qua các đại lý thu mua. Do không có ngư trường nuôi trồng trực tiếp, công ty không thể đầu tư, áp dụng công nghệ, kỹ thuật để cải tiến chất lượng vật nuội cũng như sản lượng nuội trồng,

không thể chủ động trong khâu chế biến, sản xuất và đặc biệt là phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cấp. Khi cần loại nguyên liệu nào công ty sẽ thông báo đặt hàng và ký hợp đồng với các đại lý. Sau khi đại lý chở hàng đến công ty, bộ phận KCS sẽ kiểm tra lại nguyên liệu theo yêu cầu như trong hợp đồng mua bán sau đó chuẩn bị cho việc tiếp nhận. Việc thu mua nguyên liệu qua đại lý tạo nhiểu thuận lợi cho công ty trong việc chọn lọc được nguyên liệu tốt, đúng mẫu mã, kích cỡ quy định mà không mất nhiều thời gian cũng như không cần đến trực tiếp nơi thu mua, đầm nuội; đặc biệt là khả năng linh hoạt, chủ động thay đổi vùng nguyên liệu thích hợp khi thị trường có biến động. Bên cạnh nó còn gây ra không ít khó khăn cho công ty vì chi phí thu mua sẽ được đẩy lên cao hơn so với việc công ty cử cán bộ thu mua trực tiếp, từ đó ảnh hưởng đến giá đầu ra của sản phẩm, làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Thêm vào đó việc thu mua qua trung gian sẽ làm giảm chất lượng của nguyên liệu vì đại lý phải mất một thời gian để phân cỡ, loại sơ bộ để đúng theo từng hợp đồng đã đặt hàng.

Trước tình hình ngành xuất khẩu thủy hải sản phát triển mạnh mẽ như hiện nay, các doanh nghiệp mới xâm nhập ngành ngày càng nhiều mà đáng nói là nhiều doanh nghiệp địa phương có lợi thế về nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào( có sẵn các ngư trường nuôi trồng, đánh bắt tại địa phương) thì nguy cơ cạnh tranh khốc liệt là không thể tránh khỏi. Bên cạnh sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trên, công ty còn phải đối mặt với những thách thức khi đương đầu với các công ty có cùng nhược điểm với Seajoco, đó là không sở hữu nguồn nguyên liệu có sẵn mà phải thu mua thông qua đại lý. Vì khả năng đáp ứng của các đại lý là có giới hạn, không thể đáp ứng đầy đủ và trọn vẹn nhu cầu của các doanh nghiệp, do đó vấn đề được đặt ra ở đây là giá cả hàng hóa được cung cấp không thể ổn định. Nó có khuynh hướng gia tăng cao theo sự biến động của thị trường mà các công ty như Seajoco vẫn phải chi trả nếu không muốn ngưng trệ sản xuất, bồi thường hợp đồng khi không có nguyên liệu đầu vào.

Thực tế quyền kiểm soát đối với các nhà cung cấp của công ty không cao làm cho công ty không thể chủ động trong quá trình sản xuất , chế biến, và thậm chí ảnh hưởng đến cả kế hoạch, chiến lược của công ty. Do đó công ty cần chú trọng xây dựng chiến lược kết hợp về phía sau để khắc phục nhược điểm lớn này. Thêm vào đó công ty cần phải gây dựng, tạo lập mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp hiện tại đồng thời tăng cường tìm kiếm những đối tác mới phù hợp với yêu cầu của công ty để mở rộng hệ thống cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào, tăng khả năng đa dạng hóa các mặt hàng, đảm bảo chất lượng và số lượng cũng như tính ổn định của nguồn nguyên liệu đầu vào trước những biến động phức tạp của thị trường thủy hải sản. Có như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi cho các khâu tiếp theo của quy trỉnh chế biến , sản xuất sản phẩm được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng, đúng tiến độ mà công ty đã đề ra.

Tóm lại ta rút ra được những cơ hội và thách thức từ nhà cung cấp đối với công ty như sau:

- Chọn lọc được nguyên liệu tốt, đúng mẫu mã, kích cỡ quy định mà không mất nhiều thời gian.

- Tập trung toàn nguồn lực vào khâu chế biến, sản xuất vì không cần đầu tư vào khâu nuôi trồng.

- Chủ động thay đổi vùng nguyên liệu phù hợp với yêu cầu.

Thách thức

- Công ty chưa thiết lập được mối quan hệ khắng khít lâu dài với các nhà cung cấp. Phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cấp

- Chi phí thu mua được đẩy lên cao

- Giảm chất lượng nguyên liệu vì đại lý phải thực hiện nhiều hợp đồng cùng lúc - Nguồn cung ứng không ổn định

- Cạnh tranh giữa các công ty về nguồn cung cấp

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1 (Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020.doc (Trang 76 - 78)