Phân tích văn hóa tổ chức công ty:

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1 (Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020.doc (Trang 147 - 149)

II. Các vấn đề khác trong phân tích môi trường nội bộ:

2. Phân tích văn hóa tổ chức công ty:

Theo như lý thuyết thì văn hóa công ty là phong tục, tập quán, các giá trị được chia sẻ tạo thành các chuẩn mực hành vi chi phối hành vi ứng xử của nhân viên. Một mặt, nó được tạo ra từ mối quan hệ của các thành viên trong Công ty, mặt khác, nó điều khiển mối quan hệ đó với danh nghĩa là “chương trình của tập thể”. Vậy nghiên cứu văn hóa của công ty sẽ nghiên cứu thái độ, hành vi ứng xử của họ. Trong thời gian đi tham quan và tìm hiểu công ty thì nhóm nhận thấy văn hóa công ty có những đặc điểm sau:

+ Chia sẽ, học hỏi:

Trong quá trình làm việc nếu như nhân viên có nhu cầu học tập để nâng cao trình độ thì các nhân viên trong cùng phòng sẽ tạo điều kiện cho nhân viên ấy. Nếu công việc quá nhiều trong thời gian thi cử hoặc thi nâng bậc lương thì các anh chị em trong cùng phòng sẽ chia sẻ công việc. Luôn hỏi thăm và giúp đỡ những lúc cần thiết. Thỉnh thoảng họ hay trao đổi với nhau về những thông tin thị trường tài chính, chính trị, xã hội…

+ Các hoạt động công ty nhằm gắn kết nhân viên:

Hằng năm, công ty đều tổ chức liên hoan vào các dịp lễ tết như các ngày 1/1, 8/3, 30/4, 2/9, 20/10, Tết âm lịch.. . trong các buổi liên hoan thường có những tặng thưởng riêng cho nhân viên có thành tích tốt hoạt động năng nổ. Đặc biệt hơn là công ty còn tổ chức thi văn nghệ 2 lần một năm vào ngày 20/3 và 20/10 trong chương trình ngoài hoạt đông thi ca hát còn có hoạt động rút thăm trúng thưởng 200 giải/ 600 CBNV 1 TV 21 inch, DVD và hàng trăm giải thưởng có giá trị khác. Đây chính là các hoạt động nhằm tạo sự gắn kết của toàn thể cán bộ nhân viên với nhau, giúp họ có thêm động lực để làm việc và gắn kết lâu dài với công ty.

Mỗi năm, công ty đều tổ chức cho cán bộ viên chức một chuyến tham quan du lịch miễn phí để gắn kết mọi người lại với nhau. Nhưng không bắt buộc là phải đi, nếu ai không đi thì sẽ được hoàn tiền tương đương với giá trị của chuyến đi. Cho thấy không có sự gò bó mà linh động theo hướng “mở”.

Cuối năm, công ty tặng lịch năm mới cho công nhân viên. Hình ảnh trên lịch là sự chọn lọc cuối cùng của bộ sưu tập ảnh mà tất cả các nhân viên góp ý. Điều này vừa thể hiện giữa các cấp lãnh đạo và nhân viên có sự nhất trí với nhau vừa nâng cao tinh thần đoàn kết trong tổ chức.

+ Không khí trong công ty:

Mọi người đối xử với nhau rất thân thiện, không phân biệt công nhân hay cấp lãnh đạo qua cách giao tiếp. Các phòng ban không có cảm giác nặng nề của không khí khép kín .Nhân viên trong công ty có tính cầu tiến và cởi mở. Bầu không khí văn hóa tin cậy lẫn nhau.

+Tổ chức công đoàn trong công ty:

Công đoàn cơ sở của Công ty tham gia cùng với thành đoàn TP.HCM và các tổ chức xã hội trong thành phố chăm lo và bảo vệ cho quyền lợi của công nhân viên trong Công ty. Đồng thời, tham gia kiểm tra, giám sát việc thi hành các quy định của Pháp luật Lao Động ở Công ty.

Công đoàn cơ sở ở công ty hoạt động như một tổ chức độc lập chịu sự chi phối của thành đoàn tp HCM, chăm lo đời sống của nhân viên. Hoạt động mạnh nhất trong công tác quan tâm đến đời sống tinh thần của anh chị em công nhân như cưới hỏi, tang lễ, tai nạn, ốm đau…

Nhưng chưa có những hoạt động thiết thực hơn để nâng cao đời sống tinh thần, bảo vệ sức khỏe cho công nhân viên. Chưa gắn kết công nhân thành tổ chức, chưa tạo cho công nhân có cảm giác công đoàn thực sự là tổ chức của thanh niên, của người lao động.

+ Hoạt động xã hội:

Công ty cũng tham gia rất nhiều các hoạt động giúp đỡ người nghèo,gia đình khó khăn ,đồng bào bị thiên tai lũ lụt…nhưng chủ yếu là hình thức thông qua phường, xã, quận chứ không thông qua các phương tiện thông tin đại chúng nên các hoạt động này ít được biết đến.

+ Lãnh đạo:

Lãnh đạo công ty gần gũi và quan tâm đến không chỉ đến công ty mà đến cả đời sống của công nhân viên . Đặc biệt, công ty đã đi vào thực hiện dự án xây dựng nhà máy mới tại khu công nghiệp Tân Phú Trung, Củ Chi qua cầu vượt An Sương khoảng 22km.Công ty đã thiết kế xây dựng nhà máy hệ thống xử lý nước thải hiện đại và khu công nghiệp sạch và xanh theo chủ trương của UBNDTP .Một điểm đáng chú ý là trong dự án, công ty sẽ xây dựng khu tập thể cho công nhân, gần nhà xưởng. Bên cạnh đó, công ty còn hỗ trợ tiền xăng cho những cán bộ, công nhân ở trong thành phố. Khu công nghiệp sẽ chính thức đi vào hoạt động tháng 6/2010.

Tuy công ty đã được cổ phần hóa, nhưng do công ty vẫn là công ty xuất thân từ tổng Công ty thủy sản Việt Nam nên phong cách lãnh đạo của công ty vẫn mang tính hoạch định kế hoạch, thống nhất mệnh lệnh nên khó thay đổi một cách nhanh chóng và dễ dàng dẫn đến quản trị chiến lược chưa mang lại hiệu quả cao. Công ty đang rất cố gắng hoàn thiện để thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

Kết luận: Từ quan sát trên, có thể đánh giá rằng văn hóa của công ty là văn hóa thân thiện. Nhân viên trong công ty có tính cầu tiến và cởi mở.Bầu không khí văn hóa tin cậy lẫn nhau nhưng văn hóa công ty không có gì đặc sắc nổi trội, chưa xây dựng được nét riêng. Công ty cũng đang rất quan tâm đến đời sống nhân viên nhưng các hoạt động vẫn còn rời rạt chưa gậy ấn tượng sâu sắc trong mỗi nhân viên.

ĐIỂM YẾU

- Công đoàn chưa thực hiện hết chức năng của một tổ chức của thanh niên, bảo vệ người lao động.

- Các hoạt động xã hội hướng đến cộng đồng của công ty chưa được phát huy. - Chưa xây dựng được văn hóa riêng cho công ty.

PHẦN IV: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC

Quá trình phát triển của một doanh nghiệp diễn ra từ khi doanh nghiệp tập trung vào một lĩnh vực kinh doanh trên thị trường nội địa; sau đó doanh nghiệp thực hiện hội nhập dọc hoặc mở rộng thị trường ra bên ngoài, toàn cầu hóa hoạt động để củng cố và duy trì vị thế cạnh tranh; đến chỗ Doanh nghiệp thực hiện đa dạng hóa, mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực kinh doanh mới. Trong quá trình đó, doanh nghiệp đã xây dựng những chiến lược kinh doanh cho mình. Trong phạm vi bài hoạch định này nhóm xin trình bày những chiến lược chỉ mang tầm công ty. Chiến lược cấp công ty/doanh nghiệp hay còn có tên gọi là chiến lược tổng quát là một cấp chiến lược không thể thiếu trong hệ thống chiến lược của một doanh nghiệp. Chiến lược cấp công ty hướng tới các mục tiêu cơ bản dài hạn trong phạm vi của cả công ty.

Như chúng ta đã biêt, quản trị chiến lược là một khoa học, đồng thời là một nghệ thuật về hoạch định, tổ chức thực hiện và đánh giá các chiến lược. Giai đoạn hoạch định chiến lược là là giai đoạn đầu tiên, đặt nền tảng và đóng vai trò hết sức quan trọng trong toàn bộ quá trình Quản trị chiến lược. Trên cơ sở mục tiêu ban đầu mà công ty nhận định là: “Công ty Cổ Phần Thuỷ Sản Số 1 hoạt động theo luật doanh nghiệp, thực hiện đầy đủ các quy chế và điều lệ của một công ty cổ phần theo quy định của pháp luật. Công ty không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng cạnh tranh tối đa hoá lợi nhuận có thể được, cải thiện môi trường làm việc, nâng cao thu nhập và điều kiện sống cho người lao động trong công ty, đảm bảo lợi ích hợp pháp cho các cổ đông, làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước », nhóm nghiên cứu xin hoạch định chiến lược phát triển cho công ty Seajoco Việt Nam. Quy trình xây dựng chiến lược gồm:

3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Giai đoạn nhập vào - Giai đoạn 2: Giai đoạn kết hợp - Giai đoạn 3: Giai đoạn quyết định

I. Giai đoạn 1: Giai đoạn nhập vào

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1 (Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020.doc (Trang 147 - 149)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w