Đối thủ cạnh tranh:

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1 (Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020.doc (Trang 64 - 76)

V. Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty:

1) Đối thủ cạnh tranh:

Công ty cổ phần thủy hải sản số 1(Seajoco) trực thuộc Tổng Công Ty Thủy Sản Việt Nam -Vietnam National Seaproducts Corporation (SEAPRODEX). Seaprodex được thành lập ngày 26/6/1978 với 21 đơn vị thành viên và 15 doanh nghiệp liên doanh cổ phần, Seaprodex có một hệ thống sản xuất kinh doanh rộng khắp trên toàn quốc trong lĩnh vực chế biến, xuất nhập khẩu thủy sản, dịch vụ tổng hợp.

Ngày 24/11/2003 Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải có quyết định cho phép Tổng công ty Thủy sản VN (Seaprodex) chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con.Theo mô hình này, công ty mẹ sẽ được hình thành trên cơ sở sắp xếp các đơn vị như Công ty Xuất nhập khẩu thủy sản TP.HCM, Trung tâm Xuất khẩu, Trung tâm Nhập khẩu, Trung tâm Thương mại, Công ty Dịch vụ và văn phòng tổng công ty.

Công ty Mẹ có các Công ty Con và các Công ty liên kết sau đây :

a) Công ty Con:

Là các doanh nghiệp có cổ phần có vốn góp chiếm trên 50% vốn điều lệ của Công ty Mẹ gồm: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty liên doanh với nước ngoài.

Các Công ty Con là DNNN:

•Công ty Xuất nhâp khẩu Thủy sản Hà Nội Ngành hàng Nông sản - Thuỷ sản - Thực phẩm Địa chỉ: 2-4-6 Tỉnh/T.Phố Tp.Hồ Chí Minh Điện thoại 8290146 Fax 8290146 E-mail seaprodex@seaprodexvn.com Website http://www.seaprodexvn.com Lĩnh vực HĐ

Sản xuất chế biến thủy hải sản phục vụ xuất khẩu và nội địa; Cơ khí đóng sửa tàu thủy sản

•Công ty Xuất nhâp khẩu Thủy sản Miền Trung

•Công ty Xuất nhâp khẩu Thuỷ sản Thành phố Hồ Chí Minh

•Các Công ty Con là các công ty cổ phần :

•Công ty cổ phần Thủy sản Năm Căn - Công ty Mẹ nắm 56,24% vốn

điều lệ,

•Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Vũng Tàu - Công ty Mẹ nắm 59,52% vốn điều lệ

b) Công ty liên kết:

Là các doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp không chi phối (dưới 50% vốn điều lệ) của Công ty Mẹ, tổ chức dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty liên doanh với nước ngoài.

Các công ty cổ phần:

•Công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long - Công ty Mẹ nắm 40,8% vốn điều lệ,

•Công ty cổ phần Kỹ nghệ lạnh - Công ty Mẹ nắm 20% vốn điều lệ,

•Công ty cổ phần Thủy sản số 1 - Công ty Mẹ nắm 25% vốn điều lệ,

•Công ty cổ phần Thủy sản số 4 - Công ty Mẹ nắm 25% vốn điều lệ,

•Công ty cổ phần Thủy sản số 5 - Công ty Mẹ nắm 35% vốn điều lệ,

•Công ty cổ phần Thủy sản số 9 - Công ty Mẹ nắm 20% vốn điều lệ,

•Công ty cổ phần Bao bì Seaprodex - Công ty Mẹ nắm 7,4% vốn điều lệ,

•Công ty cổ phần xây dựng - du lịch - thương mại Seaprodex - Công ty Mẹ nắm 25% vốn điều lệ,

•Công ty cổ phần Thủy đặc sản - Công ty Mẹ nắm 25% vốn điều lệ,

•Công ty cổ phần Thủy sản Minh Hải - Công ty Mẹ nắm 25% vốn điều lệ,

•Công ty cổ phần Thủy sản Khu vực I - Công ty Mẹ nắm 20% vốn điều lệ,

•Công ty cổ phần Kỹ thuật công trình Việt Nam - Công ty Mẹ nắm 20% vốn

điều lệ,

•Công ty cổ phần Thủy sản Bình Đại - Công ty Mẹ nắm 38,48% vốn điều lệ.

Các công ty hoàn thành cổ phần hoá vào cuối năm 2005:

•Công ty Xuất nhâp khẩu và chế biến thủy sản số 3

•Công ty Thông tin - Dịch vụ thương mại và quảng cáo Seaprodex

•Công ty Thủy sản và dịch vụ tổng hợp

•Công ty Vật tư

•Công ty Cơ khí đóng tàu Thủy sản Hải Phòng

•Công ty Cơ khí Thủy sản II.

Công ty liên doanh:

Do Seajoco là một công ty con tách ra từ tổng công ty mẹ nên trong cùng tổng công ty sẽ có những đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng cùng loại với công ty. Càng nhiều đối thủ càng tăng tính khốc liệt của việc cạnh tranh trên thị trường. Đây là nguy cơ cho công ty ngay từ khi công ty mới thành lập. Đối thủ cạnh tranh chia sẻ thị phần với công ty và có thể vươn lên nếu có vị thế cạnh tranh cao hơn. Vì vậy công ty luôn luôn ý thức được vị thế của mình trong ngành để từ đó có những kế hoạch hợp lý, những quyết sách đúng đắn nhằm giữ vững và ngày một nâng cao dần vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác.

1.1

Đối thủ cạnh tranh của Seajoco trong cùng tổng công ty:

Quy mô của Seajoco tương đương với các doanh nghiệp nhỏ trong cùng ngành nghề như: Thuỷ sản số 4, Thuỷ sản số 5, Thủy sản số 9… Điển hình như công ty cổ phần thủy sản số 4, công ty này là một trong những đối thủ cạnh tranh có vị thế tương đương với công ty cổ phần thủy sản số 1.

Sơ lược về công ty thủy sản số 4:

Công Ty Cổ Phần Thuỷ Sản Số 4 trước đây là Công ty xuất nhập khẩu và Chế Biến Thủy Sản Đông Lạnh 4 trực thuộc Tổng Công ty Thuỷ Sản Việt Nam, được thành lập vào năm 1980 và chính thức hoạt động theo hình thức cổ phần hoá năm 2001, hơn 25 năm hoạt động kinh doanh và chế biến hàng thuỷ hải sản đông lạnh.

Sản lượng chế biến của hai Nhà máy hơn 6,000 tấn / năm với những sản phẩm truyền thống và mở rộng như sau:

Tôm đông lạnh: Đặc biệt là Tôm Càng xanh

Mực đông lạnh: Mực Lá fillet, Mực Nang fillet, Mực Ống fillet

Cá biển đông lạnh : Cá Đục , Cá Lưỡi Trâu, Cá Đổng, Cá thu

Cá nước ngọt đông lạnh: Cá Basa, Cá Lóc, Cá Trê, Cá Rô Mề, Cá Kèo

Thủy sản khác đông lạnh: Ghẹ , Bạch Tuộc, Sò Lông

Hàng giá trị cao : Thịt Ghẹ nhồi mai ghẹ, Ghẹ lột, Thủy sản trộn hỗn hợp

Trái cây đông lạnh : Nhãn, Bắp dẻo

Với hơn 1,000 CB.CNV lành nghề dưới sự lãnh đạo của Hội đồng Qủan trị gồm 5 thành viên và Ban Tổng Giám đốc gồm có 04 người.

Sử dụng hệ thống máy móc thiết bị công nghệ lạnh nhãn hiệu MYCOM như:

Tủ đông tiếp xúc ( 1 Tấn / giờ )

Tủ đông tiếp xúc ( 1,5 Tấn / giờ )

Tủ đông gió ( 250 Kgs / giờ )

Băng chuyền IQF ( 250 Kgs / giờ )

Máy đá vẩy ( 10 Tấn / ngày )

Máy đá viên ( 12 Tấn / ngày )

Thị trường xuất khẩu chiến lược chủ yếu là: EU, Mỹ, Nhật, Úc, Thailand, Hàn Quốc, Malaysia…

Quản lý chất lượng theo hệ thống tiêu chuẩn GMP HACCP, code EU: DL 400 Công Ty cổ phần thủy sản số 4 là một trong những doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội Thủy sản VASEP.

Khi phân tích công ty số 4, ta thấy được mục tiêu và chiến lược của công ty như sau:

Ban Điều hành Công ty sẽ giữ phương châm kinh doanh là thận trọng, chắc chắn, có hợp đồng mới tiến hành sản xuất để hạn chế đến mức thấp nhất lượng hàng tồn kho, quan tâm đến việc bảo đảm chất lượng sản phẩm ổn định, và không ngừng phát triển sản phẩm phù hợp với thị trường; sản phẩm làm ra phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; kiểm tra chặt chẽ các công đoạn chế biến trong quá trình sản xuất để đạt được tiêu chuẩn về chất lượng theo qui định của ngành và của khách hàng .

Về công tác vốn : Năm 2008 Công ty đã phát hành thêm 2 đợt cổ phiếu tăng Vốn điều lệ từ 30 tỷ lên 84,7 tỷ đồng . Hội đồng quản trị sẽ giao cho Ban Điều hành sử dụng hiệu quả nguồn vốn này để đầu tư , mở rộng sản xuất, ngoài ra sẽ củng cố mối quan hệ với các Ngân hàng, tăng cường lượng khách hàng mở L/C để tận dụng triệt để các nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh .

Về công tác thị trường: Nghiên cứu và phát triển các mặt hàng có giá trị cao vào thị trường Mỹ như : Tôm Càng, Ghẹ thịt cao cấp…, củng cố thị trường Nhật Bản để phát huy hết thế mạnh của Nhà máy Kiên Giang( nguồn nguyên liệu và nhân công nhiều) .

Tham gia các Hội chợ xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để tìm thêm khách hàng đặc biệt là thị trường EU… Chuẩn bị tìm thị trường cho mặt hàng cá tra, Basa khi Nhà máy Đồng tâm đi vào hoạt động .

Sản phẩm & dịch vụ chủ yếu:

- Nhóm cá đông : Cá đục fillet bướm, mảnh, cá các loại nguyên con. - Nhóm mực đông : Mực fillet, mực cắt khúc.

- Nhóm tôm đông : Tôm càng đông lạnh.

- Nhóm thuỷ sản khác : Ghẹ nguyên con đông lạnh, ghẹ cắt, ốc bươu nõn, sò lông xẻ,bướm, lươn…

Vị thế và danh tiếng trên thị trường:

Là một thành viên của VASEP, Công Ty Cổ Phần Thuỷ Sản 4 nhận được nhiều sự hỗ trợ trong chương trình phát triển chung của Ngành.

* Kết quả SXKD năm 2008 đạt được như sau :

A) Về Sản xuất chế biến , xuất khẩu : A Về sản lượng sản xuất cơ bản :

- Sản luợng chế biến đạt : 2.185 Tấn – Đạt 78% so với kế hoạch và 87,5% so với cùng kỳ

- Tôm đông : 58 Tấn – Đạt 54,9% so với cùng kỳ - Mực đông : 957 Tấn – 103,4%

- Cá đông : 687 Tấn – 110,8% - Thủy sản khác : 427 Tấn – 56,2% - Trái cây, Nông sản : 56 Tấn – 65,5% - Về xuất khẩu :

- Gía trị xuất khẩu : 10,3 Triệu USD - Đạt 85,8% so với kế hoạch, 103% so với cùng kỳ - Sản lượng xuất khẩu : 2.198 Tấn - Đạt 84,5% so với kế hoạch, 92,8% so với cùng kỳ - Cơ cấu thị trường:

- Mỹ : 23,3 % – Đạt 88,7% so với cùng kỳ - Nhật : 57,0 % – 104,6% “

- Thái Lan : 6,7 % – 92,5% “ - Uc : 10,5 % – 137,5% “ - Hàn Quốc : 0,3 % – 31,9% “

- Tây Ban Nha : 2,2 % – Thị trường mới

B) Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

CHỈ TIÊU Năm 2008

Tổng doanh thu 183.434.568.698

Các khoản giảm trừ 2.911.810.757 Doanh thu thuần 180.522.757.941 Giá vốn hàng bán 155.509.481.624 Lợi nhuận gộp 25.013.276.317

Doanh thu hoạt động tài chính 2.301.683.644 Chi phí hoạt động tài chính 3.824.601.387 Trong đó : Chi phí lãi vay 3.056.255.579 Chi phí bán hàng 9.889.264.964

Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.614.098.590

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 9.986.995.020

Thu nhập khác 930.698.463 Chi phí khác 8.299.8625 Lợi nhuận khác 922.398.601

Tổng lợi nhuận trước thuế 10.909.393.621

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 201.850.787

Lợi nhuận sau thuế 10.707.542.834 Lãi cơ bản trên 1 cổ phiếu 1.205

Số liệu này đã được kiểm toán

- Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh :

Các chỉ tiêu cơ bản trong hoạt động SXKD năm 2008 của Công ty chưa đạt so với kế hoạch là do một số yếu tố đã nêu trên và khó khăn về nguồn vốn, tuy nhiên Công ty đã có những chính sách tiết kiệm trong sản xuất chế biến và chọn lọc mặt hàng xuất

khẩu nên đảm bảo kinh doanh có hiệu quả thực hiện đầy đủ mọi chế độ chính sách và tạo thu nhập ổn định cho người lao động

- Phân phối lợi nhuận trước thuế : 10.909.393.621 đồng

- Chia cổ tức dự kiến 10% ( Vốn điều lệ ) : 8.469.828.000 - Thuế TNDN : 201.850.787

- Quỹ Dự phòng Tài chính : 300.000.000 - Quỹ Phúc lợi khen thưởng : 1.406.537.821

- Quỹ Đầu tư phát triển sản xuất : Xin không trích lập - Trích lập dự phòng nợ khó đòi : 500.000.000

- Lợi nhuận chưa phân phối : 31.177.013

Sau khi hiểu rõ về đối thủ, quay lại khi so sánh với công ty Seajoco ta thấy với những đặc điểm và vị trí vùng nguyên liệu của hai Nhà máy (Thành phố HCM và Kiên Giang), Công ty số 4 đáp ứng và phục vụ mọi nhu cầu ngày càng phát triển của khách hàng. Trong điều kiện cạnh tranh như vậy, công ty thủy sản số 1 có cơ hội để cạnh tranh nhằm cải tiến sản phẩm, công nghệ…ngày càng tốt hơn. Bên cạnh đó, tìm hiểu được kinh nghiệm, chính sách, cách tiếp cận các thị trường… của đối thủ để học hỏi.

Cũng là một công ty con được tách ra từ tổng công ty, Công ty thủy sản số 4 có những đặc điểm tương tự với công ty thủy sản số 1 về sản phẩm xuất khẩu (thủy sản),công nghệ,khoảng thời gian có mặt trên thị trường, uy tín và thương hiệu cả hai công ty được nhiều người biết đến. Do đó nếu công ty Seajoco không tạo được nét riêng độc đáo cho sản phẩm của mình thì công ty sẽ bị xóa tên khỏi danh sách các công ty xuất khẩu thủy hải sản hàng đầu Việt Nam, cũng như mất đi những khách hàng lâu năm củ công ty. Mặt khác Công ty số 4 cũng xuất khẩu sang các thị trường chính là Nhật, EU, Mỹ. Ngoài ra còn các thị trường như Úc,Thái Lan…dẫn đến nguy cơ bị giành thị phần của công ty thủy sản số 1 là rất lớn.

Công ty số 4 cũng lấy nguyên liệu từ Kiên Giang,Vũng Tàu…do đó không chỉ cạnh tranh về sản phẩm mà còn cạnh tranh về nguồn nguyên liệu, nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào với Seajoco. Trong khi ngày càng khan hiếm nguồn nguyên liệu đầu vào vấn đề thiết lập mối quan hệ lâu dài với các nhà cung ứng có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm nguồn cung ổn định.

1.2. Đối thủ cạnh tranh Seajoco với các công ty khác trong ngành:

Hiện nay trên thị trường Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng thủy sản. Các doanh nghiệp cạnh tranh nhau từ đầu vào nguyên liệu, trang thiết bị, chất lượng và giá cả sản phẩm. Sản phẩm của các công ty nhìn chung giống nhau về chủng loại, qui cách chế biến do đó để khách hàng biết đến và trung thành với sản phẩm công ty Seajoco là việc rất khó. Vì vậy Seajoco đề ra phương châm: “Cạnh tranh mình là chính” ra sức phấn đầu về mọi mặt để có thể tồn tại trong môi trường kinh doanh đào thải nhau. Mặc dù thế, Công ty cũng xác định trước mắt những đối thủ cạnh tranh hiện tại đang rất có uy tín trên thị trường như là: Công ty TNHH Thực Phẩm Xuất Khẩu Nam

Hải, Công ty cổ phần Chế Biến Thủy Sản Út Xi, Xí Nghiệp Chế Biến Thủy Sản Cầu Tre, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang (Agifish),…

Sau đây là những ví dụ sơ bộ để nói lên công ty cổ phần thủy sản số 1 có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, và so với các công ty khác công ty cổ phần thủy hải sản số 1 còn tồn tại nhiều điểm thua kém.

Công ty TNHH XNK Thuỷ sản Cửu Long An Giang (CL-Fish Co. Ltd), một “tân binh” trong làng thuỷ sản Việt Namcó chỗ đứng vững chắc trên thị trường Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Đích thân ông Giám đốc đã phải bền bỉ mang sản phẩm sang Trung Đông để cho khách hàng... ăn thử, nhằm gây ấn tượng cho sản phẩm của mình...”. UAE được CL-Fish Co. Ltd chọn làm thị trường trọng điểm tập trung đầu tư để xuất khẩu sản phẩm cá tra, basa. Chưa đầy nửa năm, mỗi tháng doanh nghiệp (DN) đều đặn mang về 500.000USD kim ngạch xuất khẩu từ thị trường này. “Là DN mới, kim ngạch xuất khẩu chưa nhiều nhưng sự thành công có được là nhờ tạo dựng được chỗ đứng ổn định từ thị trường... bình dân tại UAE bằng cách đi riêng. Hiện công ty đang mang cách làm này để khai phá thị trường cao cấp Mỹ” do cơ cấu thị trường này đang thay đổi theo chiều hướng tích cực. Xuất khẩu thuỷ sản ngày càng gặp nhiều khó khăn trên thị trường Mỹ sau hai vụ kiện nhưng các DN đã chủ động xúc tiến mạnh việc xuất khẩu vào các thị trường khác, đặc biệt là thị trường EU và Nhật. Cùng với việc mở rộng thị trường, DN đã chú trọng đến việc đa dạng hoá sản phẩm, thay thế dần các sản phẩm xuất khẩu sơ chế bằng những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, phù hợp với các thị trường truyền thống. Nhờ đó, hiện nay cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1 (Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020.doc (Trang 64 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w