V. Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty:
4) Kinh doanh nội địa:
147.9 4.3 145.5 5.7 164.3 8.12 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 Tỷ Đồng 2006 2007 2008 Năm
DOANH THU NỘI ĐỊA TỪ 2006-2008
Doanh thu
Doanh thu nội địa
Doanh thu bán hàng trong thị trường nội địa.
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh 2007/06 So sánh 2008/07 Doanh thu 147.9 tỷ 145.5 tỷ 164,3 tỷ 98% 113% Doanh thu bán trong thị trường nội địa 4.3 tỷ 5.7 tỷ 8.12 tỷ 132.5% 142.5% % so với doanh thu 3% 4% 5%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của cuộc họp Hội Đồng Quản Trị. 2006,2007,2008)
Ngoài sản xuất chính là để xuất khẩu, trong nhiều năm qua Công ty có định hướng cho phát triển thị trường nội địa, một số mặt hàng của Công ty như tôm tẩm bột, càng ghẹ tẩm bột đã được người tiêu dùng tín nhiệm và có mặt trong hệ thống các siêu thị như: Metro, Coop Mart. Tuy nhiên thế mạnh của công ty là các mặt hàng chế biến ăn liền nên tiêu thụ mạnh tại các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh Lotteria, gà rán … trong đó doanh số bán cho Lotteria tăng đều hàng năm từ 2.6 tỷ năm 2006 tăng lên 3.4 tỷ năm
2007, tỷ lệ 33%. Doanh số bán cho thị trường nội địa khoảng 5.7 tỷ đồng chiếm 4% trong doanh thu.
Năm 2008 đã có một sự phát triển đáng kể về việc tiêu thụ trong nước. Phòng kinh doanh đã có nhiều nỗ lực trong việc tìm kiếm và chào bán các mặt hàng chế biến từ thủy sản cho thị trường trong nước. Riêng khách hàng Loteria đã tăng doanh thu từ 3,4 tỷ đồng năm 2007 lên 4,1 tỷ đồng năm 2008, tăng 18%, ngoài ra một số khách hàng mới như BBQ, Pizza và bán lẻ cũng tăng doanh thu đáng kể, từ 1,06 tỷ đồng năm 2007 lên 3,6 tỷ đồng, tăng hơn 3 lần. Như vậy năm 2008 doanh thu cho thị trường nội địa đã đạt 8,12 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ. Ban Tổng giám đốc tiếp tục thực hiện chủ trương phát triển thị trường trong nước để tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm thích hợp cho thị trường. Hiện nay công ty đang bắt đầu thậm nhập vào hệ thống siêu thị Lotemark, đây là một trong những siêu thị bán lẻ của nước ngoài đầu tư vào Việt nam tương đối sớm, chúng ta hy vọng sẽ từ từ tăng doanh số bán lẻ vào những năm tới.
PHẦN II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
I. Môi trường vĩ mô (macro environment) :
1).Môi trường kinh tế (Economic environment)
1.1.Tốc độ tăng trưởng kinh tế:
Từ năm 1990 đến năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam luôn trong tình trạng ổn định, và có xu hướng tăng đều qua các năm: từ 5.1% (1990) đến 8.5%(2007). Trong năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu mà Việt Nam chỉ đạt mức tăng trưởng kinh tế 6,23%, gần như thấp nhất trong vòng 10 năm qua và giảm mạnh 8,5% so với năm 2007, nhưng đến nửa đầu năm 2009 nền kinh tế đã có phần ổn định trở lại, GDP đã tăng 3,9% so với 6,2% trong năm 2008 và trên 8% trong giai đoạn 2005–2007. Vì vậy, nếu tính trung bình qua các năm đến nay thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vào khoảng 7.56%. So sánh với tốc độ tăng trưởng của một vài nước như Singapore (-7,2%), Đài Loan (- 5,5%) và Nhật Bản (-5,5%) thì đây có thể nói là con số “đẹp” mà nhiều quốc gia mong muốn đạt được. Tốc độ tăng trưởng này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh yên tâm, giữ vững mức lợi nhuận trong bối cảnh khó khăn hiện nay.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam so với tốc đô tăng trưởng kinh tế thế giới và nhóm nước theo khu vực(%):
Nước/nhóm nước 2006 2007 2008 Thế giới 5.1 5.0 3.7 Việt Nam 8.17 8.5 6.23 Trung Quốc 11.6 11.9 9.7 Ấn Độ 9.8 9.3 7.8 Mỹ 2.8 2.0 1.4
Nhóm nước đồng tiển chung EURO 2.8 2.6 1.2
Nhóm các nước công nghiệp mới châu Á 5.6 5.6 3.9
(Nguồn IMF năm 2008)
Sau cuộc đại khủng hoảng cho tới nay Việt Nam vẫn còn chịu ảnh hưởng khá nhiều, theo dự báo của IMF thì tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2009 xuống mức 4,75% so với mục tiêu là 6,5% do Chính phủ đề ra. Mặc dù sức ép lạm phát đã lắng xuống cùng với giá thực phẩm và năng lượng giảm nhưng tốc độ tăng trưởng dự kiến của Việt Nam sẽ chậm hơn nữa, xuống 4,75% trong năm 2009 do nhu cầu trong nước và nước ngoài suy yếu. Mặc dù thời kỳ khủng hoảng đã vượt qua đáy nhưng dự báo năm 2009 kinh tế Việt Nam không được khởi sắc như những năm trước, gây ra nhiểu khó khăn trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước.
Theo báo cáo của Chính phủ năm 2010-năm cuối cùng thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-1010 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 cho nên mục tiêu tổng quát trong năm này là tập trung mọi nỗ lực để phục hồi tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tốc độ tăng trưởng năm 2010 cao hơn năm 2009; tạo tiền đề để tăng trưởng nhanh và bền vững trong các năm tiếp theo.Theo đó Chính phủ dự kiến các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của năm 2010 như sau: GDP tăng khoảng 6,5% so với năm 2009 (GDP theo giá thực tế khoảng 1.931,3 nghìn tỉ đồng, tương đương khoảng 106 tỉ USD, bình quân đầu người khoảng 1.200USD), tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6% so với năm 2009, chỉ số tăng giá tiêu dùng khoảng 7%.
Bảng số liệu về tốc độ tăng trưởng và GDP/người giai đoạn 1990-2008
Năm Tốc độ tăng trưởng(%) GDP/người(USD) 1990 5.1 105 1995 9.54 288 2000 6.79 391 2001 6.84 413 2002 7.2 440 2003 7.26 492 2004 7.7 552 2005 8.43 636 2006 8.17 723 2007 8.5 835 2008 6.32 1047 Bình quân 7.56 538
(Nguồn IMF)
1.2 Lãi suất:
Trước vận động bất lợi của thị trường chứng khoán và lạm phát tăng cao ngay từ đầu năm 2008, Ngân hàng nhà nước đã thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ, sử dụng đồng thời các công cụ lãi suất và hoạt động thị trường mở. Từ giữa tháng 1-2008, dự trữ bắt buộc đã tăng thêm 1% với tiền gửi nội tệ và ngoại tệ từ không kỳ hạn tới dưới 12 tháng. Đến năm 2008 Ngân hàng nhà nước tiếp tục điều chỉnh lãi suất cơ bản lên14%/năm. Điểm đáng chú ý là lãi suất huy động ngắn hạn bằng, thậm chí cao hơn lãi suất huy động dài hạn. Nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện theo cả hai hướng mở rộng và thắt chặt tiền tệ mà không tác động nhiểu đến lãi suất
Chính sách tiền tệ trong năm 2008 sử dụng nhiều công cụ với cường độ điều chỉnh mạnh hơn. Mức lãi suất cho thấy các liệu pháp tiền tệ đã phát huy tác dụng ổn định kinh tế, chi phí lãi vay cao kết hợp với tăng giá đầu vào tạo ra áp lực lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm. Chấp nhận chi phí đầu vào tăng cao, hạn chế mở rộng tín dụng là những dấu hiệu cho thấy hệ thống ngân hàng thương mại cũng đang gặp khó khăn với vấn đề thanh khoản. Điều này có thể là kết quả của những khoản tín dụng chất lượng thấp đã cung cấp trong thời gian trước với tỷ lệ không nhỏ dành cho các dự án đầu tư của doanh nghiệp.
Trong khoảng thời gian gần đây có sự biến động về lãi suất huy động USD. Mặc dù các ngân hàng thương mại đồng loạt giảm lãi suất cho vay USD xuống còn 3%-5%/năm nhưng do lo ngại về biến động tỉ giá (khoảng thời gian này tỉ giá trên thị trường tự do biến động với xu hướng tăng, tâm lý kỳ vọng USD lên giá lớn) các doanh nghiệp nhập khẩu ít vay ngoại tệ. Bên cạnh đó việc thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất 4%/ năm cũng khiến nhu cầu vay USD giảm khá mạnh. Lãi suất huy động USD tăng cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của cả doanh nghiệp và ngân hàng, từ đó kéo theo lãi suất cho vay đối với khách hàng cũng phải tăng (lãi suất cho vay USD cao nhất hiện đã đến mức 7,5%/năm) dẫn đến chi phí của doanh nghiệp bị đội lên cao. Còn đối với ngân hàng thì giá vốn đầu vào tăng trong khi việc mở rộng cho vay USD cũng chưa phải là dễ dàng, cho nên việc giải bài toán cân đối vốn và chi phí không hề đơn giản.
Về lãi suất bằng đồng Việt Nam: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã công bố Quyết định số 2232/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc tiếp tục áp dụng mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam (VND) là 7%/năm. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1.10.2009 và thay thế Quyết định số 2024/QĐ- NHNN ngày 26.8.2009 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Các mức lãi suất khác cũng được giữ như tháng trước cụ thể là: lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng là 7%/năm; lãi suất tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng là 5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng là 7%/năm.Hiện nay trên thị trường, lãi
suất cho vay ngắn hạn bằng VND của các ngân hàng thương mại phổ biến ở mức từ 9,5-10,5%/năm, trung và dài hạn phổ biến ở mức 10-10,5%/năm. Lãi suất cho vay thỏa thuận đối với các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng phổ biến từ 12-16,5%/năm. Trong khi đó, lãi suất huy động bằng VND đang trong khoảng 2,4%-3,6%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và 8%-9,3%/năm tuỳ theo kỳ hạn gửi 3 tháng, 6 tháng hay 12 tháng.
1.3.Tỷ giá hối đoái:
Tính cho một rổ tiền tệ gồm 19 đồng tiền (kể cả USD) tức là tính tỷ giá hối đoái thực hiệu quả (real effective) thì tỷ giá hối đoái danh nghĩa của VND so với rổ tiền tệ tăng 20% và tỷ giá thực thi có hiệu quả tăng 11,9%. Điều này có nghĩa là trên thực tế VND đang mất giá so với rổ tiền tệ 11,9%. Lý do là VND gắn với USD trong khi đồng tiền này mất giá mạnh so với nhiều đồng tiền khác. Ví dụ, từ năm 2002 đến nay, USD đã mất giá khoảng 16% so với Franc Thuỵ Sĩ, khoảng 22% so với Bảng Anh, khoảng 25% so với Đô- la Úc và khoảng trên 45% so với Eruo. Như vậyvề cơ bản, nếu tính cho một rổ tiền tệ thì tỷ giá hối đoái hiện nay đang có lợi có xuất khẩu hơn là nhập khẩu.
Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái vẫn còn nhiều bất lợi cho các doanh nghệp. Nếu lấy năm 2000 làm gốc thì tỷ giá hối đoái VND/USD danh nghĩa tăng 13,7% (tức là VND giảm giá 13,7%) trong khi tỷ giá hối đoái thực giảm còn 93,9% (nghĩa là trên thực tế VND đang tăng giá khoảng 6,1% so với USD). Lý do là mặc dù tỷ giá danh nghĩa tăng nhưng lạm phát của Việt Nam từ năm 2004 đến nay cao hơn nhiều so với lạm phát của Mỹ. Điều này cho thấy xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đang ở thế bất lợi: tăng về kim ngạch nhưng lợi nhuận lại giảm.
Việc duy trì cùng lúc hai tỷ giá: tỷ giá chính thức của ngân hàng Nhà nước và tỷ giá “chợ đen” đang gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp cũng như người dân. Khi cần thanh toán cho một đối tác nước ngoài bằng ngoại tệ thì dù hội đủ mọi điều kiện chuyển tiền ra nước ngoài theo quy định quản lý ngoại hối của Chính phủ cũng không thể nào mua được USD với tỷ giá chính thức do ngân hàng Nhà nước đặt ra. Bởi vì
ngân hàng đang ở trong tình trạng thiếu ngoại tệ Trên thực tế, những người chuyên giao dịch xuất nhập khẩu lúc nào cũng có sẵn các số điện thoại của những đầu mối đổi ngoại tệ có khả năng cung cấp ngoại tệ với số lượng lớn, chỉ có điều giá cao hơn nhiều so với biên độ tăng/giảm 3% so với tỷ giá hối đoái liên ngân hàng mà ngân hàng Nhà nước công bố hàng ngày.Trong thời gian gần đây thì tỷ giá liên ngân hàng là 16.998đ/USD thì tỷ giá bán ra của thị trường chợ đen là 18.280đ. Đây là vấn đề nhức đầu kinh niên với hầu hết các doanh nghiệp thường xuyên có nhu cầu thanh toán với nước ngoài. Cả ngân hàng và doanh nghiệp đều cho biết mặc dù ngân hàng Nhà nước cam kết đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu về ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại nhưng tình trạng thiếu ngoại tệ thật hay ảo là rất khó xác định, tạo ra những lỗ hổng trong hoạt động giao dịch giữa các tổ chức kinh tế.
Những doanh nghiệp được ưu tiên giải quyết mua ngoại tệ với giá chính thức là những doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu thiết yếu (ví dụ như
nhập xăng dầu) hoặc những doanh nghiệp có quan hệ tốt với ngân hàng, thông thường là những doanh nghiệp lớn, có giao dịch thường xuyên. Với các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc những người có nhu cầu thanh toán vãng lai, việc mua USD với tỷ giá chính thức gần như là không thể. Tuỳ từng giai đoạn, nhu cầu về ngoại tệ mà
thông thường là đôla Mỹ tăng mạnh sẽ tạo ra những căng thẳng về tỷ giá trên thị trường tự do và những bất ổn trong tâm lý thị trường về giá trị tiền đồng. Theo Ngân hàng nhà nước, các ngân hàng trong trạng thái “âm ngoại tệ” vẫn được cung cấp đủ ngoại tệ theo tỷ giá chính thức. Như vậy có một sự chênh lệch mà bên bị thiệt thường là các doanh nghiệp.
1.4. Tỷ lệ lạm phát
Tình hình lạm phát hiện nay ở Việt Nam đang ở mức 2 con số, vượt qua ngưỡng lạm phát cho phép tối đa là 9% của mỗi quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống kinh tế của chính phủ, thậm chí làm suy vong nền kinh tế quốc gia. Nó không chỉ tác động mạnh tới đời sống của người dân( nhất là dân nghèo khi vật giá ngày càng leo thang) mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Giá nguyên liệu trên thị trường thế giới hạ nhiệt do khủng hoảng tài chính thế giới đã, đang và sẽ còn đẩy giá cả hàng hoá thế giới chìm vào cơn sốt lạnh rất sâu, do đó thị trường trong nước không thể không hạ nhiệt theo thị trường thế giới. Trước hết, các số liệu thống kê của IMF cho thấy nếu như năm 2003 giá nguyên liệu thế giới chỉ tăng 11,5% thì 5 năm trở lại đây hầu như liên tục gia tăng: năm 2004 tăng 23,9%; năm 2005 tăng 24,2%; năm 2006 tăng 20,7%; năm 2007 tăng 11,9% và ước tính năm 2008 tăng kỷ lục 28,7%. Thế nhưng, trước xu thế bắt đầu manh nha giảm từ tháng 8 vừa qua, vào tháng 10, IMF dự báo giá nguyên liệu thế giới trong năm 2009 sẽ chỉ giảm nhẹ 6,2% nhưng chính trong tháng này giá nguyên liệu thế giới lại bất ngờ rơi tự do 21,6%, đến đầu tháng 11 IMF đã đưa ra một dự báo gây chấn động dư luận quốc tế rằng, giá nguyên liệu thế giới trong năm 2009 sẽ rơi tự do 21,4%. Việc giá dầu mỏ thế giới liên tục giảm buộc giá trong nước cũng phải sớm giảm theo, còn giá những hàng hoá và dịch vụ có liên quan chắc chắn cũng sẽ phải giảm theo.
Như vậy với chỉ số lạm phát ở mức 15% sẽ gây bất lợi đối với nền kinh tế nói chung và ngành xuất nhập khẩu nói riêng, cụ thể là ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản. Giá tiêu dùng được dự báo sẽ tăng nhẹ kéo theo giá nguyên liệu đầu vào của ngành sẽ tăng theo. Hơn nữavới ảnh hưởng của cơn bão số 9 khá nặng nề ở miền Trung, đặc