0
Tải bản đầy đủ (.doc) (171 trang)

Các hoạt động chủ yếu:

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO CÔNG CỔ PHẦN THỦY SẢN SỐ 1 (SEAJOCO VIỆT NAM) TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2020.DOC (Trang 109 -120 )

III. Môi trường kinh doanh quốc tế:

1) Các hoạt động chủ yếu:

1.1 Các hoạt động đầu vào:

1.1.1Phương thức thu mua

Việc tạo nguồn nguyên liệu sản xuất là khâu vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến dây chuyền sản xuất của công ty. Nếu việc thu mua nguyên liệu được tổ chức thuận lợi sẽ phục tốt cho việc sản xuất, đáp ứng đúng thời gian, cũng như nhu cầu của thị trường, khách hàng…

Công ty mua nguyên liệu ở dạng nguyên con như : tôm sú, cá lưỡi trâu, ghẹ…và một số mặt hàng nguyên liệu khác được mua dưới dạng bán thành phẩm đã qua xử lý như : cá ngừ, cá cờ, mực, tôm choáng… Do công ty không có ngư trường nuôi trồng thủy hải sản nên nguồn nguyên liệu đầu vào được lấy thông qua các đại lý thu mua. Dựa trên hợp đồng ký với đối tác, công ty sẽ xác định những loại nguyên liệu cần sử dụng và đặt hàng với các đại lý, sau đó các đại lý sẽ giao hàng đến tận công ty theo đúng thỏa thuận đã ký kết. Việc thu mua qua các đại lý tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc chọn lọc, phân loại nhanh chóng chủng loại, kích cỡ, trọng lượng của nguyên liệu; không cần tốn chi phí đầu tư cho vùng nưôi trồng mà vẫn đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào; đặc biệt là có thể thay đổi nhà cung cấp khác khi nhà cung cấp hiện tại không đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu. Tuy nhiên nó cũng đặt ra không ít khó khăn cho công ty vì sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty trong ngành dẫn đến nguồn cung ứng không ổn định, công ty chưa xây dựng được mối quan hệ gắn bó lâu dài vói các nhà cung ứng nên thường xuyên phải đối mặt với vấn đề: thiếu nguồn nguyên liệu cung cấp, chất lượng thủy hải sản không đảm bảo yêu cầu, chí phí vận chuyển và giá cả nguyên liệu tăng cao… ảnh hưởng đến các khâu sản xuất, chế biến và đẩy giá thành sản phẩm lên cao, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường.

1.1.2Bảo quản và vận chuyển nguyên liệu

Bảo quản nguyên liệu tươi để chế biến là vô cùng quan trọng, khi nguyên liệu còn tươi sẽ đảm bảo giá trị về dinh dưỡng, tạo cảm quan và tránh được khả năng ngộ độc do những hư hỏng và biến đổi của nguyên liệu.Do đó khi đại lý vận chuyể nguyên liệu đến công ty thì nguyên liệu được bảo quản như sau:

 Tôm : đá = 1 : 1

 Cá : đá = 1 : 2

Nguyên liệu được bảo quản trong các thùng xốp cách nhiệt, đậy nấp kín, vận chuyển bằng xe bảo ôn, máy điều hòa của xe phải hoạt động suốt quá trình vận chuyển đến công ty.

Trong suốt quá trình chế biến nguyên liệu phải được thực hiện ở môi trường có nhiệt độ 20 – 210C và nhiệt độ bảo quản nguyên liệu cũng như bán thành phẩm phải < 40C. Trường hợp nhập về nhiều không kịp chế biến sẽ được bảo quản lại nhưng không quá 24 giờ.

Thời gian vận chuyển càng nhanh sẽ rút ngắn được thời gian của nguyên liệu từ lúc đánh bắt, bảo quản đến lúc gia công chế biến.Đồng thời phải đảm bảo được điều kiện vận chuyển như: dụng cụ vận chuyển phải được vệ sinh sạch sẽ, không để nguyên liệu tiếp xúc nhiều với môi trường không khí bên ngoài, ánh sáng mặt trời, và hạn chế sự va đập làm dập nát nguyên liệu, không vận chuyển nguyên liệu qua môi trường bị ô nhiễm.

Công ty đưa ra yêu cầu bảo quản chặt chẽ để đảm bảo chất lượng đầu vào cho quá trình sản xuất. Nguyên liệu nhập vào phải qua các khâu kiểm tra, xử lý và bảo quản theo đúng tiêu chuẩn, đảm bảo sản phẩm đầu ra đạt chất lượng và giá trị tốt nhất.

1.1.3Kiểm tra đánh giá nguyên liệu

Sau khi các đại lý chở hàng đến nơi tiếp nhận của công ty, bộ phận KCS sẽ kiểm tra chất lượng sản phẩm theo thỏa thuận trong hợp đồng trước khi tiếp nhận nguyên liệu. Bảo quản nguyên liệu tuyệt đối không được sử dụng các chất độc hại như ure, bôrat và đảm bảo độ tươi sống vì nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm sau chế biến. Thông thường, nguyên liệu được đánh giá thông qua các tiêu chuẩn về cảm quan như: màu sắc, tạp chất, mùi, các hư hỏng về cơ học như dập nát, bể, rách vỏ, da, rách thịt…

1.1.4 Xử lý nguyên liệu

Đối với những lô nguyên liệu đạt chất lượng thì công ty sẽ cho nhập vào và được đưa chế biến ngay, nếu chế biến không kịp thì được bảo quản lại, còn những lô nguyên liệu không đạt về những yêu cầu trên thì công ty sẽ trả lại cho đại lý. Nhưng trong thực tế công ty xem các lô hàng đã bị loại, hư hỏng ở mức độ nào xem còn chế biến được những mặt hàng nào.

Nguyên liệu đạt chất lượng đưa đi cân và rửa bằng nước lạnh có pha chlorine với nồng độ 200ppm đối với cá, bạch tuộc, tôm. Mỗi lần rửa không quá 10kg nguyên liệu, cứ 80kg nguyên liệu thì thay nước một lần.

Dụng cụ dùng để bảo quản nguyên liệu là thùng bằng nhựa, trước khi chứa đựng phải được vệ sinh sạch sẽ. Nếu chưa sơ chế thì bảo quản trong thùng với nước đá muối nồng độ 3 – 5% đối với mực, bạch tuộc, nhiệt độ từ < 5oC. Tỉ lệ đá/ nguyên liệu: 1/3.

Công ty đã chọn nhà cung cấp là các đại lý thu mua nguyên liệu từ các tỉnh lân cận, đòi hỏi các quá trình bảo quản, kiểm tra, xử lý nguyên liệu đều phải tuân thủ những

yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, độ tươi sống, không hóa chất bảo quản độc hại… để đảm bảo nguyên nguyên liệu đầu vào là tốt nhất. Mặc dù cung cấp qua trung gian sẽ tạo ra những khó khăn như phân tích ở trên nhưng nó lại là một điểm mạnh của công ty vì đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất theo như yêu cầu đặt ra mà không cần phải đầu tư vốn, công nghệ hay kỹ thuật để nuôi trồng, nâng cấp và cải tiến con giống như các các công ty có sẵn ngư trường thủy sản.

1.2 Vận hành:

1.2.1.Máy móc thiết bị

Công ty đã đầu tư hệ thống máy móc hiện đại, đảm bảo qui trình sản xuất khép kín từ khâu đầu vào: xử lý, chế biến… cho đến đầu ra là khâu bao bì, đóng gói đều đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng..Một số loại máy chuyên dùng của công ty như là: tủ đông Shangchi, tủ đông gió, kho trữ đông 50Tấn, máy đá vảy: 2 cái, cối đá vảy, băng chuyền IQF 500kg/mẻ, hệ thống kho lạnh 360T, máy dò kim loại: 2 máy, hầm đông gió, máy hút chân không, máy đóng gói chân không, tủ đông 500k/mẻ, Tủ đông 1000k, máy thực phẩm hấp 2 ngăn, lò hơi 500kg, dàn ngưng Baltimore...với tổng công suất chế biến là 6 tấn thành phẩm/ngày.

Máy móc thiết bị của công ty được kiểm tra định kỳ hàng tuần, hàng tháng theo các quy trình, tiêu chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng ISO. Ngoài ra máy móc thiết bị còn được Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (Bộ Thuỷ Sản) kiểm định hàng năm.

Nhìn chung, công ty có chú trọng đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại đảm bảo quá trình sản xuất khép kín, tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng (ISO 9001-2000 HACCP, GMP và SSOP...) với năng suất cao nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, so với các đối thủ cạnh tranh, hệ thống máy móc của công ty còn nhiều yếu kém, mức độ công nghệ hóa, hiện đại hóa chưa cao do đó công ty chưa thể bắt kịp trình độ công nghệ của các đối thủ trong ngành, chưa giảm được chí phí lao động nên không thể hạ giá thành sản phẩm, từ đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trên thị trường .

1.2.2Hệ thống cơ sở hạ tầng của công ty

Hệ thống cơ sở hạ tầng của công ty bao gồm: các đường nội bộ cho người và xe được xây dựng kiên cố. Hệ thống điện sử dụng là mạng lưới điện Thành phố, ngoài ra còn đầu tư máy phát điện 1500KVA để đảm bảo cho quá trình sản xuất và bảo quản hàng hóa diễn ra liên tục ngay cả khi cúp điện. Hệ thống nước sử dụng cho toàn bộ công ty là hệ thống nước khoan, nước được bơm lên bồn sau đó qua các khâu xử lý nhằm loại bỏ các tạp chất và khử trùng rồi được bơm lên bể chứa lớn và cung cấp nước cho việc sản xuất và sinh hoạt. Lượng nước sử dụng trung bình mỗi ngày là khoảng 200m3.

Nhìn chung cách bố trí về mặt bằng của công ty là hợp lý và thuận tiện cho sự chuyên chở nguyên vật liệu đến công ty, xe chở nguyên liệu có thể trực tiếp vào khu vực tiếp nhận, tại đây nguyên liệu được trực tiếp tiếp nhận để kiểm tra và phân loại. Sau đó nguyên liệu được chuyển vào khu vực sản xuất để sơ chế. Tuy nhiên, từ khâu tiếp nhận đến khâu sơ chế vẫn có một vài chỗ không thuận tiện vì đoạn đường từ khâu tiếp nhận đến khâu sơ chế khá xa.

Toàn bộ hệ thống cấp đông và kho bảo quản đều nằm trong khu vực sản xuất tạo điều kiện thuận lợi và giúp tiết kiệm thời gian trong việc vận chuyển và sản xuất. Thêm vào đó hệ thống sản xuất theo qui trình khép kín nên rất thuận tiện cho việc sản xuất và cung cấp đá lạnh …đảm bảo được vệ sinh cũng như mỹ quan cho công ty.

ĐIỂM MẠNH

- Đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào

- Không tốn nhiều thời gian để lựa chọn kích cỡ, chất lượng nguyên liệu phù hợp với yêu cầu khách hàng

- Không cần tốn chi phí vào đầu tư vùng nuôi trồng

- Quy trình bảo quản, xử lý chặt chẽ, đảm bảo chất lượng sản phẩm , vệ sinh an toàn thực phẩm

- Hệ thống nước khoan đảm bảo cung cấp nước đầy đủ và liên tụchệ thống nước dự phòng

ĐIỂM YẾU

- Nguồn cung ko ổn định - Giá thu mua cao

- Chi phí vận chuyển tốn kém

1.3 Các hoạt động đầu ra:

Gồm các hoạt động, các chi phí và các tài sản liên quan đến việc phân phối sản phẩm đến các khách hàng, đó là hoạt động tồn kho sản phẩm, xử lý các đơn hàng, vận chuyển và giao nhận sản phẩm.

+ Tính đúng lúc và hiệu suất của việc phân phối sản phẩm và dịch vụ. + Hiệu suất của các hoạt động tồn kho thành phẩm.

Đối với một doanh nghiệp việc tiêu thụ sản phẩm,tìm kiếm nơi tiêu thụ ,các hoạt động liên quan đến đầu ra là việc rất quan trọng ,đóng góp lớn trong thu nhập ,doanh thu của công tycũng như việc xử lý các đơn đặt hàng phải đảm bảo thời gian,nhanh chóng,đảm bảo sự hoạt động liên tục của công ty.Sản phẩm của Seajoco chủ yếu là sản phẩm chế biến từ thủy hải sản,công ty tập trung vào thị trường xuất khẩu và được phân phối chủ yếu theo hai hướng sau đây:

 Hướng thứ nhất là xuất khẩu sang các thị trường như EU, Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, các nước ASEAN, và một số nước ở Châu Phi, trong đó thị trường Nhật Bản là thị trường lớn nhất của công ty

• Nhật là thị trường hấp dẫn nhất đối với công ty ta trong giai đoạn hiện nay và trong cả tương lai. Vì với văn hoá của người Nhật vốn dĩ rất thích ăn thuỷ sản, họ có nhiều cách chế biến thuỷ sản với nhiều món ngon khác nhau và ngay cả thuỷ hải sản tươi sống. Công ty Maple Food đã giúp công ty cải tiến chất lượng ngày càng phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của Nhật và việc duy trì ổn định chất lượng cũng như quản lý tốt điều kiện vệ sinh của phân xưởng sản xuất đã làm cho khách hàng ngày càng tin tưởng vào sản phẩm của Công ty. Bên cạnh đó thị trường Châu Âu cũng hấp dẫn không kém.Năm 2007 Đức dẫn đầu các khối EU về nhập khẩu thuỷ sản Việt Namvới khối lượng nhập khẩu đạt 40754 tấn. Với mức tăng 42,1% về khối lượng và 39,6% về giá trị. Đức là thị trường nhập khẩu có sức tăng trưởng mạnh nhất so với các thị trường riêng lẻ khác trong khối EU. Và trong năm 2008 cũng vậy, Đức tiếp tục là thị trường hấp dẫn đối với ngành thuỷ sản Việt Nam, 4 tháng đầu năm Việt Nam xuất khẩu 15660 tấn thuỷ sản sang Đức, tăng 25% so với cùng kì năm 2007.

• Đối với thị trường khác mà chủ yếu là Hàn Quốc, chúng ta đã thâm nhập từ từ và mỗi năm đều tăng trưởng, với thế mạnh là các mặt hàng chế biến ăn liền ngày càng phù hợp với nhu cầu của Hàn Quốc chúng ta hy vọng sẽ phát triển nhiều mặt hàng hơn cho thị trường tiềm năng này.

 Hướng thứ hai là phân phối trên thị trường nội địa. Sản phẩm của công ty Seajoco được phân phối cho các siêu thị lớn như Metro của Đức, Lotte Mark của Hàn Quốc... Bên cạnh đó sản phẩm của công ty còn là nguyên liệu đầu vào cho các nhà hàng thức ăn nhanh như Lotteria, Pizza Hut...

• Phòng kinh doanh đã có nhiều nỗ lực trong việc tìm kiếm và chào bán các mặt hàng chế biến từ thủy sản cho thị trường trong nước. Riêng khách hàng Loteria đã tăng doanh thu liên tục ngoài ra một số khách hàng mới như BBQ, Pizza và bán lẻ cũng tăng doanh thu đáng kể. Ban Tổng giám đốc tiếp tục thực hiện chủ trương phát triển thị trường trong nước để tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm thích hợp cho thị trường. Hiện nay chúng ta đang bắt đầu thậm nhập vào hệ thống siêu thị Lottemark, đây là một trong những siêu thị bán lẻ của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam tương đối sớm, chúng ta hy vọng sẽ từ từ tăng doanh số bán lẻ vào những năm tới.

• Tuy nhiên, hàng hóa của công ty xuất khẩu sang các thị trường thông qua các nhà nhập khẩu của các nước. Và từ đó việc phân phối sản phẩm lại thuộc về quyền hạn và trách nhiệm của các công ty nhập khẩu. Vì vậy công ty Seajoco không nắm được nhiều thông tin về khách hàng cuối cùng của mình. Do đó khó có thể biết được các nhu cầu của các khách hành đó để có thể đáp ứng sản phẩm phù hợp. Hệ thống sản phẩm phân phối bán lẻ tại thị trường Việt Nam còn yếu chỉ có một số siêu thị bán sĩ như Metro thì mới thấy những sản phẩm của công ty.

• Tính đúng lúc của công tác vận chuyển ,giao nhận sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng uy tín ,thành công,phát triển của công ty.Sau khi sản phẩm đã qua chế biến tạo thành thành phẩm thì việc chuyển giao sản phẩm đúng lúc,đúng thời điểm luôn được công ty chú trọng,đề cao nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất,đạt được sự thõa mãn cao nhất của khách hàng,.Sản phẩm của cộng ty là các mặt hàng vể thủy hải sản nên công tác bảo quản hàng tồn kho luôn phải đảm bảo ,nhằm giúp sản phẩm tránh bị hư hỏng, không đáp ứng đủ tiêu chuẩn về chất lượng ,phục vụ cho công tác tiêu thụ . Do đó,định kỳ 6 tháng công ty đều tổ chức kiểm kê,kiểm soát chặt chẽ.

ĐIỂM MẠNH:

-Hàng hóa tồn kho được bảo quản tốt, định kỳ 06 tháng có tổ chức kiểm kê. -Việc xử lý đơn hàng,vận chuyển và giao nhận sản phẩm luôn đảm bảo sự nhanh chóng,đúng thời hạn cũng như địa điểm

ĐIỂM YẾU:

-Công ty không nắm được nhiều thông tin về khách hàng cuối cùng=>khó biết nhu cầu thực sự để đáp ứng thị trường

-Hệ thống phân phối bán lẻ trong nước còn yếu kém

1.4 Marketing và bán hàng:

1.4.1 Sản phẩm:

Sản phẩm là 1 trong những chiến lược quan trọng nhất của mô hình 4P vì nó ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Ngày nay thu nhập của người dân ngày càng cao do đó nhu cầu sử dụng sản phẩm cũng ngày càng khắt khe hơn. Họ đòi hỏi chất lượng sản phẩm phải xứng đáng với túi tiền mà họ bỏ ra để mua sản phẩm.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO CÔNG CỔ PHẦN THỦY SẢN SỐ 1 (SEAJOCO VIỆT NAM) TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2020.DOC (Trang 109 -120 )

×