Các thông tin đã thu thập:

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1 (Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020.doc (Trang 149 - 156)

II. Các vấn đề khác trong phân tích môi trường nội bộ:

1) Các thông tin đã thu thập:

1.1 Thông tin đã thu thập từ môi trường bên ngoài:

a) Danh sách các cơ hội, nguy cơ đối với công ty theo phân tích của nhóm:

CƠ HỘI:

•Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, duy trì ơ mức ổn định qua nhiều năm.

•Đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước: thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế

•Sự ổn định về chính trị, cải tiến thủ tục hành chính.

•Văn hóa xã hội hướng đến chất lượng sản phẩm, ưa chuộng các sản phẩm có giá trị gia tăng

•Xh hướng tiêu dùng thủy sản càng tăng

•Lực lượng lao động trẻ dồi dào.

•Trình độ văn hóa ngày càng được nâng cao

•Quá trình chuyển giao công nghệ đang phát triển

•Điều kiện tư nhiên thuận lợi cho nuôi trồng và đánh bắt

•Việt Nam gia nhập WTO

THÁCH THỨC:

•Thời kỳ hậu khủng hoảng

•Lãi suất huy động vốn tăng

•Các rào cản thương mại quốc tế ngày càng nhiều

•Thị trường quốc tế yêu cầu cao về chất lượng

•Nhà nước yêu cầu thực hiện nghiêm ngặt về tiêu chuẩn lô hàng, thủ tục xuất nhập khẩu và truy xuất nguồn gốc

•Tác phong lao động công nghiệp còn yếu

•Tình trạng kỹ thuật chế biến của ngành thủy sản nước ta còn yếu

•Khai thác quá mức tài nguyên thủy hải sản

•Môi trường tự nhiên bị tàn phá và ô nhiễm nặng

b)Xây dựng ma trận EFE như sau :

Ma trận EFE tổng hợp, tóm tắt và đánh giá những cơ hội và nguy cơ chủ yếu của mội trường bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp/tổ chức. EFE giúp các nhà quản trị chiến lược đánh giá được mức độ phản ứng của tổ chức đối với những cơ hội và nguy , đưa ra những nhận định môi trường bên ngoài tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho tổ chức.

Sau đây là danh mục từ 12 yếu tố cơ hội và nguy cơ chủ yếu theo nhóm nghiên cứu đánh giá là có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự thành bại của công ty Seajoco trong ngành kinh doanh :

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định. - Việt Nam đã gia nhập WTO.

- Thời kì hậu khủng hoảng. - Hệ thống chính trị ổn định.

- Chính phủ có chính sách hỗ trợ cho ngành thủy sản.

- Nhà nước yêu cầu về tiêu chuẩn lô hàng, thủ tục xuất nhập khẩu, thủ tục truy suất nguồn gốc.

- Xu hướng tiêu thụ thủy sản gia tăng.

- Nguồn lao động trẻ, dồi dào của Việt Nam.

- Quá trình chuyển giao công nghệ đang diễn mạnh mẽ tại Việt Nam. - Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc nuôi trồng, khai thác thủy sản.

- Thị trường quốc tế yêu cầu cao về chất lượng. - Tác phong lao động công nghiệp còn yếu.

Sau đó bước 2 : Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của từng yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó đến sự thành công của tổ chức trong ngành kinh doanh. Tổng số các mức phân loại được ấn định cho tất cả các yếu tố phải bằng 1,0.

Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, loại của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ phản ứng của tổ chức đối với yếu tố đó, trong đó: 4-phản ứng tốt; 3-phản ứng trên trung bình; 2-phản ứng trung bình; 1-phản ứng yếu.

Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với loại của nó để xác định số điểm về tầm quan trọng.

Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm của ma trận EFE.

Yếu tố bên ngoài chủ yếu Tầm quan

trọng Phân loại Số điểm tầm quan trọng

1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định (O1) 0.05 2 0.1

2) Việt Nam đã gia nhập WTO (O2) 0.15 3 0.45

3) Thời kì hậu khủng hoảng (T1) 0.1 2 0.2

4) Hệ thống chính trị ổn định (O3) 0.025 2 0.05

5) Chính phủ có chính sách hỗ trợ cho ngành thủy sản

(O4) 0.1 3 0.3

6) Nhà nước yêu cầu về tiêu chuẩn lô hàng, thủ tục xuất

nhập khẩu, thủ tục truy suất nguồn gốc (T2) 0.15 4 0.6

7) Xu hướng tiêu thụ thủy sản gia tăng (O5) 0.1 3 0.3

8) Nguồn lao động trẻ, dồi dào của Việt Nam (O6) 0.05 2 0.1

9) Quá trình chuyển giao công nghệ đang diễn mạnh mẽ

tại Việt Nam (T3) 0.05 2 0.1

10) Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc nuôi trồng,

khai thác thủy sản ( O7) 0.05 1 0.05

11) Thị trường quốc tế yêu cầu cao về chất lượng (T4) 0.15 3 0.45

12) Tác phong lao động công nghiệp còn yếu (T5) 0.025 2 0.05

Tổng 1 2.75

Ta thấy tổng diểm của EFE là 2,75 => công ty phản ứng trung bình đối với những cơ hội và nguy cơ từ môi trường bên ngoài.

1.2) Thông tin đã thu thập từ môi trường bên trong :

a) Danh sách các điểm mạnh, điểm yếu đối với công ty theo phân tích của nhóm:

ĐIỂM MẠNH

- Đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào

- Không tốn nhiều thời gian để lựa chọn kích cỡ, chất lượng nguyên liệu phù hợp với yêu cầu khách hàng

- Không cần tốn chi phí vào đầu tư vùng nuôi trồng

- Quy trình bảo quản, xử lý chặt chẽ, đảm bảo chất lượng sản phẩm , vệ sinh an toàn thực phẩm

- Hệ thống nước khoan đảm bảo cung cấp nước đầy đủ và liên tụchệ thống nước dự phòng

- Hàng hóa tồn kho được bảo quản tốt, định kỳ 06 tháng có tổ chức kiểm kê.

- Việc xử lý đơn hàng,vận chuyển và giao nhận sản phẩm luôn đảm bảo sự nhanh chóng,đúng thời hạn cũng như địa điểm

- Công ty đã xây dựng được các tiêu chuẩn HACCP, ISO 9002.Đó như là giấy

thông hành giúp công ty dễ dàng hơn trong việc đưa hàng thủy sản vào thị trường.

- Công ty chú trọng đến tính thẩm mỹ trong việc thiết kế bao bì sản phẩm,đảm bảo được an toàn và chất lượng thực phẩm.Rêng bao bì sản phẩm đối với thị trường trong nước công ty làm rất tốt,bao bì của công ty nổi trội và thu hút hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành.

- Mức giá công ty đề ra cho sản phẩm phù hợp với chất lượng của nó,công ty đã xác định một chính sách giá thích hợp giúp cho công ty tránh được luật chống phá giá .

- Cơ cấu tổ chức đơn giản,theo kiểu trực tuyến chức năng.

- Hệ thống truyền dẫn thông tin bên trong tổ chức nhanh chóng,chính xác, trung thực giữa các bộ phận=>đảm bảo sự hoạt động hiệu quả của tổ chức,thông tin từ bên ngoài luôn được cập nhập một cách nhanh chóng và chính xác=>giúp cho công việc quản lý dễ dàng hơn cho nhà quản trị.

- Sự phối hợp giữa các bộ phận với nhau chặt chẽ,linh hoạt,các bộ phận luôn gắn kết với nhau trong suốt quá trình hoạt động của tổ chức,không bộ phận nào tách rời,hoạt động độc lập

- Đội ngũ lao động trẻ,khá ổn định, gắn bó lâu dài với công tythành thạo công việc,công ty sẽ không phải bỏ ra thời gian và chi phí để đào tạo lại.

- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có tay nghề cao, gắn bó lâu năm.

- Quá trình tuyển dụng của công ty khá chặt chẽ và hợp lý.

- Tỷ lệ công nhân được đào tạo lành nghề đạt 80%.

- Công ty cổ phần thủy sản số 1 luôn tăng cường đầu tư cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Thường xuyên tham gia vào nhiều hội chợ để tìm hiểu sản phẩm mới. Mạnh dạng nghiên cứu và đưa sản phẩm mới vào thị trường như: sản phẩm giá trị gia tăng (chả giò rế, chả giò tôm, chả giò tôm cua, ghẹ Farci, chạo càng, chạo mía, chả giò chay) .... để phục vụ thị trường mới, thị hiếu mới của người tiêu dùng.

- Công ty đã xây dựng được các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế như: ISO 9001-2000; BRC; HACCP; GMP; SSOP …nhằm bào đảm về chất lượng hàng hóa và an toàn thực phẩm. Đáp ứng được những đòi hỏi nghiêm ngặt của khách hàng Châu Âu , Nhật… Ngoài ra, còn đáp ứng theo các tiêu chuẩn quy định riêng biệt đặc trưng của từng nhà nhập khẩu.

- Bộ phận KCS không ngừng hoàn thiện việc kiểm tra chất lượng và an toàn của sản phẩm, xây dựng các tiêu chí về chất lượng và kiểm tra chặt chẽ chất lượng sản phẩm.Ghi nhật kí sản xuất giúp việc quản lý chất lượng truy suất linh hoạt và điều chỉnh kịp thời các sai sót phát sinh

- Công ty có một hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc Tế ISO

9001-2000 và tiêu chuẩn thực phẩm tòan cầu BRC trên cơ sở áp dụng HACCP, GMP và SSOP. Cả hai phân xưởng sản xuất của công ty đều đạt tiêu chuẩn An Tòan Vệ sinh Công Nghiệp do Bộ Thủy sản cấp và có giấy phép xuất vào thị trường Châu Âu DL01 & DL157.

- Công ty đang nắm giữ những máy móc và thiết bị đa số thuộc thế hệ mới và

đang trong tình trạng sử dụng tốt như: 1 hệ thống băng chuyên IQF, 2 tủ đông gió, 4 tủ đông tiếp xúc, 2 hầm đông; Công suất kho lạnh: 1200 tấn; máy xay; máy trộn; máy hâp,…

- Phòng thí nghiệm sinh – hóa: kiểm nghiệm nguồn nguyên liệu, nguồn nước và sản phẩm hàng ngày theo tiêu chuẩn ngành, quốc gia và theo yêu cầu của khách hàng.

- Việc tính toán, ghi chép các số liệu trong báo cáo tài chính trung thực, việc bảo quản chứng từ, công tác hạch toán kế toán đúng theo quy định hiện hành. Nhìn chung các số liệu trên báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính tính phù hợp với các quy định của hệ thống kế toán hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan

- Tình hình tài chính Công ty lành mạnh, trong năm không phát sinh nợ xấu hoặc nợ khó đòi. Các khoản công nợ phải thu và phải trả đều có biên bản đối chiếu đầy đủ.

- Mặc dù công ty sỏ hữu một số vốn không cao nhưng ta có thể thấy tỷ lệ vay nợ thấp, tổng nợ chỉ bằng 16.585% tổng số tài sản

- Từ chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay cho thấy rằng công ty sử dụng đồng vốn vay khá hiệu quả và khả năng có thể thanh toán chi phí lãi vay rất cao

ĐIỂM YẾU

- Nguồn cung ko ổn định

- Giá thu mua cao

- Chi phí vận chuyển tốn kém

- Côngty không nắm được nhiều thông tin về khách hàng cuối cùng

- Hệ thống phân phối bán lẻ trong nước còn yếu kém

- Với mặt hàng xuất khẩu công ty không giữ nguyên hình thức sản phẩm mà thay đổi bao bì, sử dụng bao bì của khách hàng.Làm cho thương hiệu của công ty ở thị trường nước ngoài còn mờ nhạt.

- Không có sự thay đổi mặt hàng hay phát triển sản phẩm theo từng thị trường mà là theo đơn đặt hàng.

- Công ty chưa thật sự có hệ thống phân phối ở nước ngoài, mà giao phó việc phân phối sản phẩm cho nhà nhập khẩu ở các nước. Công ty làm theo cách chung là làm theo đơn đặt hàng rồi xuất thẳng đến các đơn vị đặt hàng chứ không thông qua một kênh bán lẻ nào.

- Công tác quảng cáo của công ty chưa được coi trọng lắm.

- Công ty không chú trọng nhiều lắm vào việc quan tâm,chăm sóc khách hàng.Không tổ chức các buổi hội thảo để gặp gỡ khách hàng,người tiêu dùng

- Chưa liên kết với công ty xúc tiến thương mại,tư vấn thương mại và đầu tư, hỗ trợ cho doanh nghiệp…để giúp công ty trong việc tìm thị trường và khách hàng.

- Chưa đầu tư nhiều vào việc nghiên cứu,tìm kiếm những sản phẩm mới

- Vẫn còn tập trung quá nhiều vào những thị trường công ty đang xuất khẩu

- Tập trung chủ yếu vào thị trường quốc tế,chưa chú trọng thị trường trong nước

- Khả năng nhận diện các cơ hội kinh doanh sản phẩm mới và các đe dọa tiềm

năng của môi trường vẫn còn yếu.

- Chưa chủ động tổ chức,tham gia các hoạt động như hội chợ,triễn lãm=>tìm kiếm nhà đầu tư mới với nguồn chi phí thấp.

- Chỉ chú trọng đến hoạt động sản xuất mà chưa đề cao việc chủ động trong công tác nghiên cứu duy trì nguồn nhân lực

- Mức lương khởi đầu cho công nhân khá thấp, khen thưởng chưa nhiều chưa thật sự thu hút và khuyến khích tinh thần làm việc của công nhân.

- Việc tuyển dụng chủ yếu thực hiện từ nguồn nội bộ,chủ yếu là quen biết trong công tykhông tạo được sự công bằng, không tạo được sức thu hút đối với những người có năng lực thật sự.

- Mức độ gắn bó giữa nhân viên, công nhân với công ty chưa cao.

- Chưa có chính sách đền bù cho công nhân khi mắc phải những bệnh nghề

nghiệp.

- Hiện nay công ty cổ phần thủy sản số 1 đang chịu ảnh hưởng rất lớn trước tình trạng kỹ thuật chế biến của ngành thủy sản nước ta đang găp nhiều hạn chế. Trên thực tế, với sự biến thường xuyên của khoa hoc-kỹ thuật đã tạo cho công ty những nguy cơ lớn đó là công ty không áp dụng kịp thời những thành tựu kỹ thuật mới của Thế Giới.

- Trên thực tế vẫn còn có rất nhiều công nhân chưa có khả năng vận hành những máy móc thiết bị hiện đại của công ty. Do đó gây cảng trở rất nhiều trong sản xuất, làm cho năng suất kém hơn.

- Hệ thống máy móc thiết bị của công ty còn lạc hậu và cũ kỹ so với các nước cùng ngành trên Thế Giới như: Mỹ, Nhật Bản,…Do đó, năng lực sản xuất bị kém đi và lợi thế cạnh tranh kém hơn so với những nước trên.

- Một số chỉ tiêu cụ thể về tài chính chưa được trình bày rõ ràng trong các báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán

- So sánh giữa số liệu của các tài liệu thu thập được thì vẫn còn một số con số chưa phù hợp và bị lệch nhau

- Sự gia tăng của chỉ tiếu xuất khẩu không đồng đều giữa các năm

- Công đoàn chưa thực hiện hết chức năng của một tổ chức của thanh niên, bảo vệ người lao động.

- Các hoạt động xã hội hướng đến cộng đồng của công ty chưa được phát huy.

- Chưa xây dựng được văn hóa riêng cho công ty.

b) Xây dựng ma trận IFE như sau :

Ma trận các yếu tố nội bộ - IFE tóm tắt và đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu cơ bản của doanh nghiệp, cho thấy các lợi thế cạnh tranh cần khai thác và các điểm yếu cơ bản doanh nghiệp cần cải thiện. Theo nhóm sau khi nghiên cứu đánh giá thì nhóm rút ra được danh mục gồm 11 yếu tố :bao gồm những điểm mạnh và những điểm yếu cơ bản có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp :

- Nguồn cung không ổn định.

- Quảng cáo chưa được coi trọng.

- Mạng lưới phân phối xuất khẩu còn yếu.

- Chủ yếu tuyển dụng từ nguồn nội bộ.

- Chưa xây dựng được văn hóa riêng của công ty.

- Hệ thống mày móc thiết bị còn lạc hậu.

- Mức giá cả công ty phù hợp khách hàng.

- Chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế.

- Nguồn lao động công ty trẻ dồi dào.

- Đào tạo nguồn nhân lực thường xuyên.

- Khả năng sử dụng nguồn vốn hiệu quả.

Tiếp theo, Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của từng yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của nó đến sự thành công của doanh nghiệp trong ngành kinh doanh. Tổng số tầm quan trọng của tất cả các yếu tố phải bằng 1,0.

Bước 3: Xác định trọng số cho từng yếu tố theo thang điểm từ 1 đến 4, trong đó

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1 (Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020.doc (Trang 149 - 156)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w