Môi trường Chính trị-Pháp luật:

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1 (Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020.doc (Trang 36 - 50)

V. Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty:

2)Môi trường Chính trị-Pháp luật:

2.1

Trong những năm đổi mới đất nước, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, Việt Nam đã là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế.

2.1.1.Mức độ ổn định chính trị:

Hiện nay Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 177 nước, quan hệ thương mại - đầu tư với 224 nước và vùng lãnh thổ với 91 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Việt Nam cũng đã tham gia vào hầu hết các tổ chức, các diễn đàn đa phương quan trọng ở khu vực và thế giới. Sau khi gia nhập ASEAN, APEC, ASEM và WTO, đối ngoại của Việt Nam đã tạo được nhiều thành công lớn: chủ động triển khai mạnh mẽ đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, đóng góp vào việc xây dựng môi trường hòa bình cho sự nghiệp phát triển của đất nước.

Trong ngoại giao song phương, nước ta đã tích cực chủ động trong xây dựng quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước láng giềng, các nước bạn bè truyền thống. Việt Nam đã nâng tầm quan hệ Việt Nam-Trung Quốc lên quan hệ hợp tác, đối tác chiến lược toàn diện; đưa quan hệ giữa Việt Nam với Campuchia, Lào không chỉ phát triển về mặt chính trị mà còn tăng cường quan hệ về mặt kinh tế. Đối với các nước như Nga, nước ta đã triển khai các biện pháp cụ thể để thực hiện quan hệ chiến lược đưa quan hệ với Nga lên nhiều bước phát triển mới qua các chuyến đi thăm của các nhà lãnh đạo cao cấp Việt Nam; quan hệ với Mỹ cũng đi vào ổn định trên cơ sở hợp tác hữu nghị, đối tác nhiều mặt và tôn trọng lẫn nhau, hai bên cùng có lợi. Ngoài ra nước ta còn triển khai xây dựng mối quan hệ với các nước như EU, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Đông, Canada, Phần Lan…

Về ngoại giao đa phương, Việt Nam cũng đã tham gia tích cực tại các diễn đàn APEC, ASEM… và đóng góp những sáng kiến góp phần xây dựng và phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Đặc biệt năm 2008, Việt Nam đã hoàn thành 1 năm trong vai trò là Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc và được các nước đánh giá rất cao.Việt Nam luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm, tích cực đóng góp vào việc xây dựng hòa bình thế giới nhưng đồng thời vẫn giữ vững được những chủ trương, đường lối đối ngoại của Việt Nam, từ đó đưa vị thế của Việt Nam nâng cao trên trường quốc tế. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã tham gia tích cực vào việc xây dựng Hiến chương ASEAN chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2009.

Theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, Việt Nam tích cực và chủ động tham gia vào các diễn đàn hợp tác song phương và đa phương. Đây là cơ hội tốt cho nước ta trong việc thiết lập các mối quan hệ ngoại giao với các quốc gia trong và ngoài khu vực, tạo điều kiện phát triển các ngành nghề kinh tế trong nước hội nhập với sự phát triển thế giới, trong đó có ngành xuất khẩu thủy hải sản.

2.1.2.Khả năng kiểm soát của chính phủ:

Chính phủ Việt Nam hiện nay cũng tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh xuất khẩu các hàng ra thị trường thế giới.

1) Về tỷ giá:

Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết để giữ mức giá ổn định nhằm tạo điều kiện hỗ trợ tối đa cho việc xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu, đảm bảo cán cân thanh toán quốc tế bền vững, đồng thời hạn chế tâm lý kỳ vọng tỷ giá sẽ tăng cao để giúp các doanh nghiệp chủ động xây dựng phương án sản xuất kinh doanh ổn định.

2) Hiện đại hóa Hải quan

Để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư và du lịch, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, Bộ Tài chính yêu cầu Tổng cục Hải quan đẩy nhanh việc thực hiện Kế hoạch cải cách, hiện đại hóa hải quan giai đoạn 2008-2010 và tiến độ thực hiện Dự án “Hiện đại hóa Hải quan” sử dụng vốn vay của Ngân hàng thế giới.

Theo đó Tổng cục Hải quan khẩn trương rà soát, sửa đổi và đơn giản hóa các thủ tục có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu trong phạm vi quản lý của Bộ Tài chính, đồng thời tập trung rà soát và sửa đổi để thống nhất thủ tục hải quan áp dụng cho phương thức thủ công truyền thống và giao dịch điện tử.

Quá trình hiện đại hóa hải quan mà Tổng cục Hải quan thực hiện thời gian qua đã giúp thủ tục hải quan đơn giản, thuận lợi hơn, bước đầu được chuẩn hóa theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu phát triển .

3) Chính sách thuế hỗ trợ tích cực sản xuất kinh doanh

Theo Bộ Tài chính, các chính sách về thuế và phí 6 tháng đầu năm 2009 đã được triển khai khẩn trương, đúng lộ trình của Chiến lược cải cách thuế, qua đó góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và đồng thời cải thiện môi trường kinh doanh, tăng thu ngân sách cho nhà nước.

Đối với thuế giá trị gia tăng (GTGT):

Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được tạm hoàn 90% số thuế GTGT đầu vào đối với hàng hóa xuất khẩu trong trường hợp doanh nghiệp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng và hoàn tiếp 10% khi có chứng từ thanh toán theo Nghị quyết 30/2008/NQ-CP của Chính phủ; được giảm 50% mức thuế suất GTGT áp dụng từ ngày 01/2/2009 đến hết ngày 31/12/2009 đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ có thuế suất 10% là đầu vào của sản xuất kinh doanh; đồng thời được phép kéo dài thời hạn nộp thuế đến 180 ngày đối với số thuế GTGT phải nộp cho các lô hàng nhập khẩu là máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải... Chính sách giãn, giảm thuế này đã giúp doanh nghiệp giảm bớt căng thẳng về nguồn vốn, tạo điều kiện phát triển sản xuất- kinh doanh.

Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN):

Nhiều doanh nghiệp đã được giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của quý IV năm 2008 và năm 2009; được giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của quý IV năm 2008 đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất sợi, dệt, nhuộm, may, da giầy theo Quyết định 58/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009. Đồng thời các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất,

gia công, chế biến các mặt hàng như nông, lâm, thủy sản, dệt may, da giày... và các doanh nghiệp có thu nhập từ sản xuất như cơ khí, vật liệu xây dựng, lắp đặt, dịch vụ du lịch, kinh doanh lương thực và phân bón cũng được giãn thời hạn nộp thuế TNDN trong 9 tháng đầu năm đối với số thuế TNDN phải nộp trong năm 2009.

4) Bộ Công Thương đã triển khai gói hỗ trợ xuất khẩu năm 2009.

Ngày 23/02/2009 Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên chủ trì cuộc họp triển khai gói hỗ trợ xuất khẩu năm 2009 và đề ra những giải pháp thực hiện và cụ thể hóa những nhóm giải pháp để sớm triển khai gói hỗ trợ xuất khẩu năm 2009. Đây là việc cấp bách nhằm hỗ trợ và thu hút các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Như Bộ Công Thương đã đề ra một số giải pháp để tăng tốc xuất khẩu thủy sản như là: các doanh nghiệp cần tích cực tiếp cận với các kỳ hội chợ thương mại sắp diễn ra tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, EU... để quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác mới; đồng thời cần tăng cường liên hệ với các đối tác tại các thị trường lớn trước những ngày lễ tết trong các tháng cuối năm để đàm phán hợp đồng và chuẩn bị tốt nguồn cung.

DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI QUỐC GIA NĂM 2009

(Ban hành kèm theo Quyết định số 0354/QĐ-BCTngày 20 tháng 01 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam 45

Tham gia Hội chợ Thủy sản quốc tế Boston, Hoa Kỳ (International Boston Seafood Show)

13-22/3 Boston

46 Tham gia Hội chợ thuỷ sản Châu Âu ESE (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tại Bỉ (European Seafood Exposition) Tháng 4 Brussels

47

Tham gia Hội chợ Thực phẩm và đồ uống tại các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (GulFood 2009)

21-28/02 Dubai

48

Tham gia Hội chợ Công nghệ Thủy sản Nhật Bản (Japan International Seafood and Technology Expo)

Tháng 7 Tokyo

58

Nâng cao chất lượng thông tin thương mại thủy sản quốc tế cung cấp cho doanh nghiệp

Năm 2009 Việt Nam

Tóm lại, Chính phủ Việt Nam đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp này đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tuy nhiên trong nhiều năm qua, do quá chú trọng đến việc xuất khẩu các sản phẩm thủy sản tươi sống và đông lạnh mà ít quan tâm đến việc tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm nên trước tình

hình các rào cản thương mại quốc tế được lập ra ngày càng nhiều đã đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý và bản thân các doanh nghiệp phải có những điều chỉnh về chính sách và chiến lược kinh doanh phù hợp.

2.2. Pháp luật:

2.2.1.Luật xuất nhập khẩu thủy hải sản:

a Hoạt động của ngành xuất nhập khẩu thuộc sự giám sát của Bộ nông nghiệp. và phát triển nông thôn

b. Thủ tục XNK thủy sản:

Luật quy định: khi xuất khẩu hàng thủy sản hồ sơ hải quan gồm có: + Tờ khai hải quan

+ Hoá đơn thương mại

+ Hợp đồng mua bán hàng hoá

+ Giấy chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn hàng thủy sản. + Giấy chứng nhận kết quả kiểm tra hàng hóa thủy sản tươi sống.

c.Tiêu chuẩn xuất khẩu lô hàng :

Để đáp ứng yêu cầu khắt khe của nhà nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu phải đảm bảo các tiêu chuẩn như :

+ Được sản xuất từ cơ sở đã được công nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đồng thời đáp ứng đầy đủ các quy định của các thị trường nhập khẩu tương ứng.

+ Được kiểm tra chứng nhận về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (yêu cầu ghi nhãn, tỉ lệ mạ băng, chỉ tiêu sinh học, hóa học...) theo quy định của nước nhập khẩu hoặc quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố áp dụng theo từng thời kỳ.

Seajoco tự hào là một trong những công ty đi đầu trong việc thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn về lô hàng, do đó những quy định mang tính pháp lý này sẽ tạo cơ hội cho công ty trong việc xuất khẩu sang thị trường các nước.

d. Về vấn đề truy xuất nguồn gốc:

Về vấn đề truy xuất nguồn gốc, từ 1/1/2010 thủy sản được nhập vào EU phải có chứng nhận tên tàu khai thác, vùng biển khai thác, sử dụng ngư cụ khai thác an toàn… các sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào EU phải có giấy chứng nhận đánh bắt. Cơ quan chức năng của nước có tàu đánh bắt phải xác nhận rằng thủy sản đánh bắt được trên tàu là phù hợp với quy định của pháp luật và các quy định quốc tế về quản lý và bảo tồn nguồn lợi thủy sản. Chứng nhận này phải được cơ quan có thẩm quyền cấp và áp dụng cho tất cả các sản phẩm đã chế biến hoặc chưa qua chế biến, trừ cá nước ngọt, cá cảnh và một số loại thân mềm như sò, hàu, trai sông…

Quy định IUU mà EU đưa ra rõ ràng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc xuất khẩu thủy sản vào thị trường này. Các doanh nghiệp muốn xuất khẩu vào EU đương nhiên phải có giấy phép, đáp ứng các yêu cầu về việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Nhưng

đối với sản phẩm nuôi trồng, việc truy xuất nguồn gốc đã khó khăn thì đối với thủy sản đánh bắt, để truy xuất nguồn gốc sản phẩm còn khó khăn hơn gấp bội. Vì vậy theo đánh giá của các nhà chuyên môn, đây là khó khăn lớn đối với doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nhất là khi thời hạn áp dụng quy định đã rất gần. Nhận biết được nguy cơ trên, công ty Seajoco đã làm tốt vấn đề truy xuất nguốn gốc và đã có những văn bản và mẫu đơn theo chuẩn của Việt Nam cũng như của nước ngoài về việc thực hiện vấn đề truy xuất nguốn gốc. Đây là cơ hội thuận lợi của Seajoco trong việc giữ ổn định thị trường hiện tại là Nhật Bản và Hàn Quốc đồng thời tạo điều kiện phát triển các thị trường tiềm năng khác như Hàn Quốc, Nam Phi…

2.2.2. Luật thuế xuất nhập khẩu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày 14/6/1995, Quốc hội đã thông qua Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006. Luật quy định căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan, giá tính thuế, thuế suất theo tỷ lệ %, đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối thì căn cứ tính thuế là số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa. Giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu xuất theo hợp đồng. Giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên theo hợp đồng, phù hợp với cam kết quốc tế.

Thuế suất đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu gồm thuế suất thông thường và thuế suất ưu đãi:

- Thuế suất thông thường là thuế suất được quy định tại Biểu thuế. Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Thuế suất thông thường được quy định không quá 70% so với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng do Chính phủ quy định. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận thì được xét giảm thuế.

- Thuế suất ưu đãi là thuế suất áp dụng đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu với các nước có ký kết điều khoản ưu đãi trong quan hệ buôn bán với Việt Nam và những trường hợp khác do Hội đồng Bộ trưởng quyết định. Thuế suất ưu đãi được quy định thấp hơn nhưng không quá 50% so với thuế suất thông thường của từng mặt hàng. Hội đồng Bộ trưởng sẽ quyết định mức thuế suất ưu đãi cụ thể của từng mặt hàng với từng nước.

Nắm vững luật thuế xuất nhập khẩu sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam xác định mức giá hàng xuất khẩu phù hợp với luật lệ cũng như quy định của các nước, tránh xảy ra trường hợp tranh chấp gây ảnh hưởng đến mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới.

Cụ thể luật thuế XNK:

a..Đối tượng đều chỉnh và đối tượng nộp thuế:

Điều 1 :Hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, kể cả hàng hoá từ thị trường trong nước đưa vào khu chế xuất và từ khu chế xuất đưa ra thị trường trong nước, đều là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Điều 2 Hàng hoá trong các trường hợp sau đây không thuộc diện chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, sau khi làm đầy đủ thủ tục hải quan:

1- Hàng vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua biên giới Việt Nam; 2- Hàng chuyển khẩu;

3- Hàng viện trợ nhân đạo.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1 (Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020.doc (Trang 36 - 50)