Xây dựng chiến lược kinh doanh cho mặt hàng gạo xuất khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu an giang (angimex) giai đoạn 2011 – 2015
Trang 2KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trang 3CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ 16
4.1 Chuỗi giá trị của công ty Angimex 16
CHƯƠNG V: CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG TY ANGIMEX 24
5.1 Mục tiêu của công ty đến năm 2015 24
5.2 Đề ra một số giải nhóm giải pháp chính để thực hiện chiến lược 25
5.2.1 Chiến lược tích hợp dọc về phí trước 25
5.2.2 Chiến lược tích hợp dọc về phía sau 26
5.2.3 Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo cao cấp 26
Trang 4CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY ANGIMEX
1.1 Tổng quan về công ty
Ngày thành lập: 23 – 7 – 1976
Tên giao dịch quốc tế: AN GIANG IMPORT – EXPORT COMPANYTên viết tắt: ANGIMEX
Tiền thân: CÔNG TY NGOẠI THƯƠNG AN GIANG.
Địa chỉ công ty: 01 Ngô Gia Tự - TP.Long Xuyên – An Giang
Điện thoại: 0763 842 625, 0763 841 548, Fax: 0763 843 239, 0763 842 625Email: angimex-ag@hcm.vnn.vn Website: http://www.angimex.com.vn
Kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,…)
Liên doanh với Công ty Kitoku Shinryo (Nhật Bản) thành lập Công ty TNHHANGIMEX – KITOKU, chuyên trồng, sản xuất, chế biến các loại gạo, nếp: Jasmine,Japonica
Liên doanh với Sài Gòn CO.OP, Sài Gòn SATRA và AFIEX An Giang, thành lậpCông ty TNHH Thương mại Sài Gòn – An Giang hoạt động trong các lĩnh vực kinhdoanh thương mại, dịch vụ, siêu thị.
1.3.Năng lực sản xuất
ANGIMEX có năng lực sản xuất 350.000 tấn gạo/năm với hệ thống các nhà máy chế biếnlương thực được phân bố tại các vùng nguyên liệu trọng điểm, giao thông thuận lợi, sức chứakho trên 80.000 tấn và hệ thống máy xay xát, lau bóng gạo hiện đại, chất lượng sản phẩmđược quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
1.4 Quá trình hình thành
Vào ngày 23 tháng 7 năm 1976, UBND tỉnh An Giang ban hành Quyết định số 73/QĐ-76, doChủ tịch tỉnh Trần Tấn Thời ký, thành lập Công ty Ngoại thương An Giang – ANGIMEX.Tháng 9/1976, ANGIMEX chính thức đi vào hoạt động.
Năm 1979: Công ty đổi tên thành Công ty Liên hiệp Xuất Nhập Khẩu tỉnh An Giang, trụ
sở tại thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Năm 1982: Thành lập Trạm giao nhận TP Hồ Chí Minh (nay là Chi nhánh TP.Hồ Chí
Minh).
Trang 5Năm 1988: Đổi tên thành Liên hiệp Công ty Xuất Nhập Khẩu tỉnh An Giang ANGIMEX
được Bộ Kinh tế đối ngoại cho phép kinh doanh xuất khẩu trực tiếp.
Năm 1991: Thành lập Công ty liên doanh ANGIMEX – KITOKU.Năm 1992: Đổi tên thành Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang.
Năm 1998: Thành lập đại lý ủy nhiệm đầu tiên của Honda Việt Nam.Năm 2000: Thành lập đại lý ủy nhiệm thứ hai của Honda Việt Nam.
Năm 2004: Thành lập Trung tâm Phát triển Công nghệ thông tin NIIT – ANGIMEX.Năm 2005: Khai trương đại lý điện thoại S-Fone – ANGIMEX.
Năm 2006: Thành lập đại lý ủy nhiệm thứ ba của Honda Việt Nam.
Năm 2007: ANGIMEX góp vốn với Công ty TNHH SAGICO kinh doanh bán lẻ qua hệ
thống siêu thị.
Năm 2008: ANGIMEX chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần Thành lập Nhà máy
Gạo an toàn Thương hiệu gạo Jasmine Châu Phú ra thị trường với sự hợp tác giữaANGIMEX và Saigon Co.op Khai trương Trung tâm Bảo dưỡng và Dịch vụ sửa chữa doHonda ủy nhiệm Tạm ngưng kinh doanh điện thoại.
Năm 2009: Nhãn hàng gạo An Gia, Mục Đồng của ANGIMEX ra mắt thị trường nội địa.
ANGIMEX giới thiệu hai công cụ hỗ trợ cho người nông dân: Phần mềm Tính hiệu quảsản xuất lúa và Dịch vụ Tin nhắn báo giá mua gạo nguyên liệu Chuyển giao Trung tâmPhát triển Công nghệ thông tin NIIT cho đối tác mới.
Năm 2010: Khai trương dịch vụ của Trung tâm Honda ANGIMEX “Đổi xe cũ lấy xe
mới” ANGIMEX là nhà phân phối độc quyền sản phẩm phân vi sinh Dasvila tại thịtrường An Giang.
1.5 Kết quả xuất khẩu gạo trong các năm gần đây
Trong giai đoạn từ 2003 – 2005, sản phẩm gạo xuất khẩu tại Angimex chủ yếu là nhữngloại gạo cấp trung bình thấp 15% và 25% tấm Tuy nhiên, trong những năm gần đây côngty đang đẩy mạnh việc chế biến những sản phẩm gạo chất lượng cao 5% tấm, Jasmine vàgạo nếp để mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu Thị trườngxuất khẩu chủ yếu như: Philippines, Indonesia, Singapore, Malaysia…, thị trường ChâuPhi, Châu Âu, Canada, Australia chiếm tỷ lệ rất thấp Năm 2007 Angimex xuất khẩuchiếm 3,11% tổng sản lượng xuất khẩu cả nước, năm 2008 chiếm 2,88% và năm 2009chiếm 2,16% tổng sản lượng xuất khẩu của cả nước.
1.6 Tầm nhìn và sứ mệnh
Tầm nhìn: Phấn đấu trở thành một trong năm công ty xuất khẩu gạo hàng đầu cả nước
vào năm 2015.
Sứ mệnh: Angimex không ngừng đa dạng hóa các chủng loại gạo, mở rộng lãnh thổ phân
phối nhằm phát triển hơn vị trí hiện tại trên thị trường Bên cạnh đó Angimex luôn là nơichia sẻ trách nhiệm ươm mầm và phát triển tài năng cùng xã hội.
Trang 6CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
2.1 Yếu tố kinh tế
Đầu năm 2010, lãi suất cho vay là khoảng 18% - 20% Vào tháng 4, với sự can thiệp củachính phủ và ngân hàng nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vayxuống tối đa là 15%, đối với các trường hợp đặc biệt là 18%1 Vào đầu tháng 7, các ngân hàngthương mại đồng thuận giảm lãi suất cho vay xuống còn 12%- 12,5% và hiệp hội phấn đấuvào tháng 9/2010 lãi suất xuống mức khoảng 10,2%-10,5%/năm2 và theo Standard Chartered,Lãi suất cơ bản sẽ ở mức khoảng 10% trong năm 20113 Lãi suất cho vay giảm dần dẫn đếnchi phí trả lãi vay sẽ giảm và từ đây lợi nhuận của công ty sẽ tăng Bên cạnh đó, lãi suất chovay giảm là điều kiện để công ty có thể mở rộng quy mô sản xuất Ngoài ra, ngân hàng nhànước còn yêu cầu các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay với các đối tượng trongcác lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ thấphơn các đối tượng khác4, đây là cơ hội rất thuận lợi cho các công ty xuất khẩu trong đó cócông ty xuất khẩu gạo Angimex và đồng thời cũng làm gia tăng lợi nhuận cho công ty trongthời gian tới.
Để cân bằng cán cân thương mại, nhà nước buộc phải điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngânhàng giữa đồng VND và đồng USD, tỷ giá đồng nội tệ giảm và tỷ giá đồng USD tăng, cụ thểvào ngày 17/8/2010 tỷ giác tăng từ 18.544 VND lên 18.932 VND (tăng gần 2,1%)5 và ngày6/9 thì từ 18.932 VND lên 19.500 VND6 .Theo Standard Chartered cho rằng tỷ giá giữa USD-VND sẽ giữ mức 19.900 vào cuối năm nay (cao hơn mức 19.600 đồng trong báo cáo trướcđó) Đến cuối quý một năm 2011, một USD có thể đổi được 20.000 đồng và con số này sẽ là20.800 đồng vào cuối năm7, đồng Việt Nam mất giá sẽ không có lợi cho tình hình nhập siêucủa nước ta Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Jonathan Pincus, thuộc Chương trình Giảng dạykinh tế Fulbright ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhận định: “Tôi không cho là việc giảm giá đồngnội tệ 2% có thể có nhiều tác động đối với thâm hụt thương mại Nhưng tôi cho rằng, tiềnđồng vẫn đang được định giá cao hơn so với giá trị thực và đây là một bước đi đúng hướng”8,nhận định cho thấy trong thời gian tới tỷ giá USD/VN còn tăng và sẽ thúc đẩy xuất khẩu vàtăng trưởng, điều này rất có lợi cho cộng ty xuất khẩu và làm gia tăng lợi nhuận của các côngty trong thời gian tới trong đó có công ty Angimex.
1 Minh Đức.11/04/2010 Lãi suất cho vay VND sẽ phổ biến dưới 15%/năm [trực tuyến] Đọc từ:
http://vneconomy.vn/20100411105151870p0c6/lai-suat-cho-vay-vnd-se-pho-bien-duoi-15nam.htm (Đọc ngày 03.09.2010)
2 Minh Đức.25/06/2010 Sẽ giảm lãi suất cho vay VND từ đầu tháng 7 [trực tuyến] Đọc từ:
http://vneconomy.vn/20100625084414501p0c6/se-giam-lai-suat-cho-vay-vnd-tu-dau-thang-7.htm (Đọc ngày 03/09/2010) Tài liệu đã dẫn
3 Nhật Minh 8/9/2010 Standard Chartered dự báo tiền đồng sẽ tiếp tục giảm giá [trực tuyến] Đọc từ
ebank.vnexpress.net/GL/Ebank/Tin-tuc/Nha-dau-tu/2010/09/3BA20220/ (Đọc ngày 7/11/2010) Tài liệu đã dẫn4 Minh Đức.25/06/2010 Tài liệu đã dẫn
5 Kiều Oanh 20/08/2010 Giới chuyên gia dự báo xu hướng tỷ giá USD/VND [trực tuyến] Đọc từ:
http://vneconomy.vn/20100819032443753P0C6/gioi-chuyen-gia-du-bao-xu-huong-ty-gia-usdvnd.htm (Đọc ngày03/09/2010) Tài liệu đã dẫn
6 Không tác giả Không ngày tháng Đọc từ: http://www.acb.com.vn/tygia (Đọc ngày 06/09/2010)7 Nhật Minh Tài liệu đã dẫn
8 Kiều Oanh Tài liệu đã dẫn
Trang 7Bên cạnh đó, Tăng trưởng GDP năm 2011 dự kiến tăng 7,2%, Việt Nam cùng với Indonesiavà Ấn Độ là 3 nước Châu Á duy nhất có mức tăng trưởng năm 2011 cao hơn năm 20109 Tăngtrưởng GDP tăng cho thấy thu nhập và mức sống của người dân tăng vì vậy nhu cầu của mỗingười dân cũng được nâng cao Để đáp ứng được nhu cầu đó các doanh nghiệp phải ra sứcthay đổi và đáp ứng ngày càng cao cho khách hàng
Dự kiến lạm phát năm 2011 ở mức 10,5%10, ở mức lạm phát này tương đối cao vì vậy giánguyên liệu đầu vào công nghiệp tăng (xi măng, thép, ga, phân bón…) và giá các mặt hànthiết yếu tăng (gạo, muối, sữa, đường…) Đây là cơ hội cũng như thách thức đối với các côngty, trong đó có công ty Angimex.
2.2 Yếu tố nhân khẩu học
Hiện nay, cơ cấu dân số Việt Nam được các nhà nhân khẩu học trong và ngoài nước phân tíchvà nhận định là “cơ cấu dân số vàng” Dân số Việt Nam vừa bước vào giai đoạn có nhiềungười trong độ tuổi lao động Tuy nhiên, nguồn nhân lực có tay nghề rất khan hiếm, cả nướcchỉ có 13,3% nhân lực có tay nghề Trong dó, 2,6% đã tốt nghiệp sơ cấp, 4,7% trung cấp,1,6% cao đẳng, 4,2% đại học và 0,2% trên đại học.11 Tín hiệu này cho thấy nguồn nhân lực cótay nghề đang bị cạnh tranh rất gay gắt trên thị trường Cuộc cạnh tranh này càng gay gắt hơnkhi giai đoạn cơ cấu dân số vàng bắt đầu cũng là dấu hiệu báo tin dân số nước ta đang già hóa.Theo dự báo, nước ta sẽ bước vào giai đoạn già hóa dân số vào năm 201512 Từ đây có thể chothấy rằng, vấn đề nguồn nhân lực là một thách thức cho Angimex và các công ty trong ngànhtrong vấn đề chiêu mộ và giữ chân nhân tài trong hiện tại và thời gian sắp tới.
2.3 Yếu tố chính trị
Chính phủ đã thành lập quỹ đầu tư, hỗ trợ nhằm mục đích nâng cao chất lượng lúa gạo, đảmbảo thu nhập cho nông dân Quỹ này sẽ hoạt động ngay trong năm 2010, bảo đảm những hỗtrợ sẽ đến tận tay người dân Ngoài ra, quỹ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dânvay không lãi suất (hoặc hỗ trợ lãi suất) để đầu tư xây dựng hệ thống liên hoàn gồm: sấy lúa,xay xát, kho bảo quản hiện đại nhằm nâng cao chất lượng lúa gạo Bên cạnh đó, VFA sẽ hỗtrợ máy tính cho hơn 1.300 xã trồng lúa, mỗi xã 2-3 máy tính kết nối Internet để nông dântruy cập thông tin phục vụ sản xuất lúa.13
9 L.Thanh 29/10/2010 Standard Chartered: Dự báo tỷ giá lên 20.800 đồng/USD vào cuối năm 2011 [trực
tuyến] Đọc từ: vao-cuoi-nam-2011.htm (Đọc ngày 07/11/2010) Tài liệu đã dẫn
http://dvt.vn/20101029022625565p0c69/standard-chartered-du-bao-ty-gia-len-20800-dongusd-10 L.Thanh Tài liệu đã dẫn
11 Hạ Anh 22/07/2010 Việt Nam có dân số vàng nhưng nguồn nhân lực “lấm lem” [trực tuyến] Vietnamnet Đọc từ: http://Vietnamnet.vn/giaoduc/201007/viet-nam-co-dan-so-vang-nhung-nguon-nhan-luc-lam-lem-923912/ (đọc ngày 04/09/2010).
12 Nguyễn Bá Thủy 08/07/2010 Dân số Việt Nam năm 2010: Cơ hội và thách thức [trực tuyến] Trang Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đọc từ:
http://www.na.gov.vn/htx/vietnamnet/default.asb?newid=40463#pcscozub0p11 (Đọc ngày 04/09/2010)
13Vân trường – P Nguyên 23/01/2010 Xuất khẩu gạo năm 2010: Khó khăn mới, đối thủ mới [trực tuyến] Đọc
từ: http://tuoitre.vn/Kinh-te/360113/Xuat-khau-gao-nam-2010-Kho-khan-moi-doi-thu-moi.html (Đọc ngày: 04/11/2010)
Trang 8Bên cạnh những vấn đề trên thì Bộ Công Thương14 đã đưa ra quyết định là thương nhân thamgia xuất khẩu gạo cần đáp ứng một số điều kiện nhất định như phải có cơ sở xây xát, chế biếnvới công suất tương ứng để đảm bảo được khả năng tham gia thị trường một cách có hiệu quả.Nhưng để các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp thu trong thay đổi mới bộ cố gắn hạn chế thấpnhất tác động tiêu cực từ việc chuyển đổi cơ chế điều hành kinh doanh gạo.
Bên cạnh những cơ hội cho các doanh nghiệp nêu trên thì cũng có một số thách thức màdoanh nghiệp sẽ gặp phải là do năm 2011 các doanh nghiệp nước ngoài cũng được tham giahoạt động kinh doanh, xuất khẩu gạo của Việt Nam Điều kiện tham gia đang được xây dựngtrong Nghị định kinh doanh xuất khẩu gạo, trong đó Bộ sẽ điều tiết tất cả các hoạt động liênquan đến các vấn đề đăng ký hợp đồng thương mại, quy định giá sàn, các vấn đề hiện nay làđang thực hiện theo NĐ 12 với dạng 1,2 điều trong vòng 1,2 trang chúng ta sẽ được thể chếhoá dưới dạng là NĐ của Chính phủ về việc kinh doanh xuất khẩu lúa gạo.15
2.4 Yếu tố tự nhiên
Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước Đây là vùng nguyên liệu dồi dào chocác doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng lúa gạo Tuy nhiên, ngày nay do biến đổi khí hậu đãlàm cho trái đất ngày càng nóng lên ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng lúa Điều này gâykhó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành về sản lượng cũng như chất lượng của nguồnnguyên liệu Đánh giá của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP): Việt Nam, nằmtrong top 5 nước đứng đầu thế giới dễ bị tổn thương nhất đối với biến đổi khí hậu Khi mựcnước biển tăng 1 mét, ở Việt Nam sẽ mất 5% diện tích đất đai, giảm 7% sản lượng nôngnghiệp (tương đương 5 triệu tấn thóc).16
Nhiệt độ gia tăng 10C đủ làm rút ngắn chu kỳ sinh trưởng nhất là thời gian từ trổ đến chínngắn hơn, lá cờ chết sớm hơn, hậu quả là chất bột sản xuất ít hơn và chuyển đến hạt ít hơn, vìvậy hạt lép nhiều và trọng lượng hạt nhỏ hơn17 Bênh cạnh đó, cỏ dại cũng sẽ phát triển nhiềuhơn Và tấn công vào các đồng lúa làm giảm năng suất lúa và tăng chi phí sản xuất lúa củanông dân.
Theo các nhà khoa học thì cỏ dại sẽ phát triển mạnh trong tương lai, khi nhiệt độ tăng thêm10C và CO2 tăng gấp đôi.18 Song song với cỏ dại thì sâu bệnh cũng sẽ diễn biến rất phức tạp.Tại An Giang trong vụ hè thu năm 2010, bệnh lem lép hạt phát triển trong điều kiện thời tiếtnắng nóng kéo dài và đan xen có mưa rào, trên diện tích nhiễm hơn 6.293 ha, trong đó diệntích nhiễm nặng có 10 ha, xu hướng lây lan nhanh.19
14 Theo Info TV 23/12/2009 Nghị định xuất khẩu gạo tác động tới doanh nghiệp [trực tuyến] Đọc từ:
toi-doanh-nghiep (Đọc ngày06/11/2010) Tài liệu đã dẫn
http://www.vietchinabusiness.vn/index.php/xuat-nhap-khau/tin-khac/14085-nghi-dinh-xuat-khau-gao-tac-dong-15 Theo info TV Tài liệu đã dẫn
16 Thu Nguyên 18/08/2010 Biến đổi khí hậu, nguyên nhân sâu bệnh lan tràn [trực tuyến] Đọc từ
http://tamnhin.net/Canhbao/3228/Bien-doi-khi-hau-nguyen-nhan-sau-benh-lan-tran.htlm (Đọc ngày: 04/09/2010)17 Trần Đăng Hồng 06/10/2009 Ảnh hưởng của hiện trạng hâm nóng toàn cầu lên nông nghiệp Việt Nam [trực
tuyến] Đọc từ:
http://www.luagao.com/thuvien/thamkhao/56D459_anh_huong_cua_hien_trang_ham_nong_toan_cau_len_nong_nghiep_viet_nam(phan2).aspx (Đọc ngày: 04/09/2010) Tài liệu đã dẫn
18 Trần Đăng Hồng Tài liệu đã dẫn
19 VTC Không ngày tháng An giang: tập trung phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ các trà lúa hè thu 2010 [trực
tuyến] Đọc
từ:http://www.google.com.vn/#q=du+bao+sau+benh+hai+lua+nam+2010&hl=vi&ei=HUCDTMfoEoH8vQPb74
Trang 9Chi cục Bảo vệ thực vật An Giang cũng đã đưa ra dự báo tính hình, khả năng xuất hiện củacác loại sâu bệnh; khuyến cáo nông dân cần lưu ý đối với các đối tượng gây hại; nhất là cácvùng đất sản xuất hè thu muộn và chuyển tiếp sản xuất vụ thu đông.20
Tình hình nguồn nguyên liệu đang giảm sút dần cả về sản lượng và chất lượng sẽ gây khókhăn cho các doanh nghiệp trong ngành Tình hình này làm cho sự cạnh tranh trong ngànhngày càng khốc liệt hơn Do đó, dòi hỏi Angimex cũng như các doanh nghiệp khác trongngành phải chủ động trong khâu thu mua nguyên liệu để đảm bảo đủ nguyên liệu cung cấp
2.5 Yếu tố công nghệ
Có thể nói, cây lúa không chỉ là cây trồng chủ lực của ĐBSCL mà còn là cây đảm bảo an ninhlương thực quốc gia và cung cấp lúa gạo cho thị trường thế giới Thành tựu cơ bản trong sảnxuất lúa gạo Việt Nam trong các năm qua nhờ vào các yếu tố như: nghiên cứu cải tiến giốnglúa, thay đổi từ giống lúa mùa một vụ năng suất thấp (1,5-2 tấn/ha) sang các giống lúa cao sảnchất lượng cao (6-8 tấn/ha), ngắn ngày (85-100 ngày) nên dễ dàng tăng vụ (2-3 vụ/năm), từđó làm gia tăng sản lượng Công tác đầu tư thủy lợi, xả phèn, rửa mặn, cải tạo đất hoang hóa,chủ động tưới tiêu, tạo tiền đề cho các giống lúa thích nghi phát triển, nhờ đó diện tích gieotrồng được mở rộng Trong những năm qua, nhờ làm tốt công tác khai hoang, thủy lợi đã mởrộng diện tích trồng lúa, công tác nghiên cứu giống, công tác khuyến nông… đã giúp ĐBSCLnâng sản lượng lúa từ 4,2 triệu tấn năm 1976 lên trên 21 triệu tấn vào năm 2009 Thành quảđó đã góp phần quan trọng vào ANLT quốc gia và chiếm tỷ trọng trên 90% lượng gạo xuấtkhẩu của cả nước Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, nhu cầu về lúa gạo nhiều hơn, đadạng hơn, tạo thị trường tiêu thụ rộng rãi hơn.21
Với việc đẩy mạnh chuyển giao các giải phát kỹ thuật sản xuất lúa thích ứng cho hội nhậpkinh tế và sự biến đổi khí hậu, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ cao trong sản xuất lúađể đạt năng suất cao, phẩm chất tốt, nâng cao giá trị sản phẩm và lợi nhuận cho nông dân Đặcbiệt, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh lúa gạo vùng ĐBSCL từ khâu dịch vụ đầu vào,tổ chức sản xuất, bảo quản, tồn trữ, chế biến và tiêu thụ lúa gạo.
“Nhằm góp phần vì một nền an ninh lương thực bền vững, đồng thời giúp bà con nông dânnâng cao thu nhập ngay trên đất của mình, trong dịp này chúng tôi chuyển giao kỹ thuật tiêntiến để thích ứng” - bà Jenny Wang nhấn mạnh: “Một trong những giải pháp đó là cùng nôngdân trồng lúa khoẻ” Vì vậy, bên cạnh tổ chức tham quan thực tế đồng ruộng, những phươngtiện đơn giản hỗ trợ cho nền sản xuất tiên tiến, như: Giàn phun cánh trượt, máy đánh rãnhđường nước , trong suốt 4 ngày hoạt động, Expo Syngenta còn mời chuyên gia hàng đầu trêncác lĩnh vực cây lúa chuyển giao công nghệ trồng lúa hiện đại cho nông dân.22
mMBA&start=10&sa=N&3c72e2f5cc67bb8 (Đọc ngày: 04/09/2010)20 Trọng Ân 19/08/2010 Chủ động sản xuất vụ 3 [trực tuyến] Đọc từ:
http://www.baoangiang.com.vn/newsdetails.aspx?id=201&newsid=20428 (Đọc ngày: 04/09/2010).21 Không tác giả không ngày tháng báo nông nghiệp Việt Nam [trực tuyến] đọc từ: http://www.cfc-cobay.com.vn/?newsdetail/2/5/16/&lua-gao-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung (Đọc ngay2.0/9/.2010)
22Không tác giả Không ngày tháng Ngày hội chuyển giao công nghệ trồng lúa [trực tuyến] Báo lao động Đọc
từ: http://tintuc.xalo.vn/001448698924/expo_syngenta_ngay_hoi_chuyen_giao_cong_nghe_trong_lua.html.(Đọc ngày 03/11/2010)
Trang 10Ngoài ra, với sự ra đồi của Mô hình công nghệ sinh thái là mô hình ứng dụng trồng hoa trên
bờ ruộng để thu hút thiên địch đến, diệt trừ các loại sâu rầy hại lúa, giúp nông dân ít hoặc
không sử dụng thuốc trừ sâu, bảo vệ môi trường Áp dụng quan điểm này, các nhà côn trùnghọc ở Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế ( IRRI ) đã thực hiện đề tài này tại Trung Quốc, Thái Lanvà Việt Nam Thí nghiệm đã bắt đầu từ tháng 11 năm 2009 Từ việc trồng hoa trên bờ ruộngđã mang lại nhiều lợi ích như: thu hút thiên địch ký sinh và ăn mồi đến cư ngụ trong đó cónhện, kiến ba khoang phát triển mạnh và chúng được sử dụng như một đội quân bảo vệ lúa,trực tiếp tấn công các loài sâu rầy mà không cần phun thuốc hóa học Thực tế cho thấy nhữngruộng lúa có trồng hoa dọc theo bờ thì số lần phun thuốc trừ sâu giảm hẵn so với ruộng đốichứng Hơn nữa, với lực lượng thiên địch đến ruộng đông đúc để lấy mật hoa đã tạo sự đadạng sinh học, bảo vệ hệ sinh thái Đặc biệt, mô hình này rất thích hợp đối với những vùnglúa gần khu vực nuôi trồng thủy sản Ngoài ra, chung quanh bờ ruộng có nhiều hoa với màusắc sặc sỡ, tạo mỹ quan cho cánh đồng , điều đó cũng làm cho người nông dân phấn khởi,thoải mái khi đi thăm ruộng.23
23KS Nguyễn Thị Nguyệt - Chi cục Bảo vệ thực vật Bến Tre Không ngày tháng Mô hình công nghệ sinh thái
http://sonongnghiep.bentre.gov.vn/tintucsukien/tt/281-mo-hinh-cong-ngh-sinh-thai-mt-hng-phat-trin-bn-vng.html (Đọc ngày 03/11/2010)
Trang 11CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP
3.1 Khách hàng
Khách hàng của ngành gạo xuất khẩu được phân thành hai nhóm chính:
Nhóm khách hàng gián tiếp: Nhóm khách hàng này là những người tiêu dùng gạo cuối cùng
ngoài nước Theo ông Trương Thanh Phong chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam, “trongchín tháng đầu năm nay, chỉ có Việt Nam xuất khẩu gạo tăng cả lượng và giá trị, còn lạinhững nước có lượng xuất khẩu gạo lớn trước đây như: Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan đều giảm.Trong khi đó, nhu cầu gạo thế giới lại tăng khá mạnh do thời tiết bất thường dẫn đến mất mùatại nhiều nơi Indonesia sau khi thông báo xuất khẩu gạo hồi đầu năm hiện phải quay sangnhập khẩu do mất mùa”24 Như vậy nhu cầu của nhóm khách hàng này là rất lớn, hứa hẹn đâylà tiềm năng rất khả quan cho các công ty trong ngành Tuy đây là nhóm khách hàng có nhiềutiềm năng nhưng họ không có khả năng gây sức ép cho các công ty trong ngành vì họ muagạo chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số của các công ty trong ngành
Nhóm khách hàng trực tiếp: đây là nhóm khách hàng mục tiêu của các công ty trong ngành
bao gồm các công ty nhập khẩu gạo nước ngoài, nhóm khách hàng này chiếm tỷ trọng rất lớntrong tổng doanh số của các công ty trong ngành, chiếm 86% tổng doanh thu của Angimexnăm 200625 Tuy nhiên, lượng mua của các công ty này lại phụ thuộc vào nhu cầu của nhómkhách hàng gián tiếp Do đó, khi nhu cầu của nhóm khách hàng gián tiếp thay đổi thì lượnggạo mà các nhóm trực tiếp cần nhập sẽ thay đổi theo.
Đặc điểm của nhóm khách hàng trực tiếp là:
Họ đòi hỏi các công ty trong ngành cung cấp gạo đúng với hợp đồng.
Sản phẩm gạo không có sự khác biệt nhiều giữa các công ty trong ngành Chính vì thếcác công ty nhập khẩu sẽ đòi hỏi giá cạnh tranh từ các công ty trong ngành.
Nhóm khách hàng này có khả năng gây sức ép lớn cho các công ty trong ngành vì các lý dosau:
Nhóm khách hàng này mua với số lượng lớn trong tổng doanh số của các công tytrong ngành Họ là nhà phân phối gạo của các công ty trong ngành đến tay người tiêudùng cuối cùng
Nhóm khách hàng này có đầy đủ thông tin về nhóm khách hàng gián tiếp, giá cả gạotrên thị trường.
Sản phẩm gạo không có sự khác biệt nhiều giữa các công ty trong ngành.
24 Trần Mạnh 09/10/2010 Nhu cầu gạo thế giới tăng nhanh [trực tuyến] Tuổi trẻ online Đọc từ:
http://tuoitre.vn/kinh-te/404666/nhu-cau-gao-the-gioi-tang-nhanh.html (Đọc ngày 17/11/2010).25 Hải Bằng 18/08/2007 Công ty xuất khẩu gạo đầu tiên bán cổ phần [trực tuyến] Đọc từ:
http://www.vnchannel.net/news/dau-tu-chung-khoan-dia-oc/200708/cong-ty-xuat-khau-gao-dau-tien-ban-co-/phan.11088.html (Đọc ngày 17/11/2010)
Trang 123.2 Đối thủ cạnh tranh
3.2.1 Tổng quan về cạnh tranh trong ngành
Hiện nay, bên cạnh hơn 20026 doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước còn có rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo khác bên ngoài nước đến từ Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ, Pakistan đang giành nhau các hợp đồng xuất khẩu gạo Hơn nữa, từ 2011 Việt Nam cho phép doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu gạo, kéo theo khả năng dư thừa các nhà máy xay xát, kho chứa 27 Vì thế, trước tình hình Philippines - nước nhập khẩu gạo nhiều nhấtthế giới - ngừng nhập khẩu gạo khiến cho tình hình xuất khẩu gạo thế giới đã gay gắt lại càng trở nên gay gắt hơn
Mặc khác, ngành kinh doanh doanh lương thực thiếu vắng sự khác biệt về sản phẩm, đặc biệtlà về sản phẩm gạo, mặt hàng thiết yếu hàng ngày Vì vậy, yếu tố quyết định trong cạnh tranhlúc này là cạnh tranh về giá và tính kịp thời trong giao hàng Muốn làm được điều này, cácdoanh nghiệp kinh doanh lương thực gạo phải có vốn mạnh để đầu tư cho các dây chuyền,công nghệ sản xuất chuyên môn hóa tiên tiến, vùng nguyên liệu, hệ thống quản lý kho chuyênvà kênh phân phối Ví dụ như theo đề xuất của Tiến sĩ (TS) Phạm Văn Tấn, cán bộ Phân việnCơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch: 1 silo có sức chứa 10.000 tấn có giá thànhxây dựng là 60.000 USD Hệ thống sấy có công suất 20-24 tấn/giờ và khoảng 245.000USD.Dây chuyền chế biến gạo có công suất 10-12 tấn/giờ vào khoảng 355.000USD Như vậy, mộtđịa điểm được đầu tư hoàn thiện tốn tổng cộng 1,2 triệu USD Riêng cũng theo TS Tấn thìmuốn nâng cao chất lượng gạo ở ĐBSCL thì cần đến khoảng 480 triệu USD28.
Như vậy, đầu tư ban đầu cao là một rào cản cho việc rút lui ra khỏi ngành, khi công nghệ nàychỉ chuyên sản xuất gạo xuất khẩu mà không thể dùnng cho sản phẩm khác, khó khăn trongviệc thu hồi vốn đầu tư như máy móc, thiết bị, nhà kho,… Đồng thời chính phủ cũng lo ngạiviệc tăng tỷ lệ thất nghiệp nếu các công ty rút lui khỏi ngành bởi ngành lương thực, chủ yếu làsản phẩm gạo có liên quan đến công ăn việc làm của rất nhiều đối tượng vì nước ta là mộtnước thuần nông Tóm lại rào cản rút lui khỏi ngành hiện nay là cao.
3.2.2 Xác định đối thủ cạnh tranh
Việt Nam là một nước nông nghiệp thuần, thị trường tiêu thụ gạo nội địa chủ yếu ở các thành phố, khu vực đô thị cách xa vùng canh tác lúa Vì vậy, các sản phẩm gạo sản xuất trong nước chủ yếu là để xuất khẩu sang nước ngoài Do đó, việc xác định các đối thủ cạnh tranh sẽ dựa vào kim ngạch xuất khẩu gạo của các công ty trong ngành Dựa vào kết quả xuất khẩu trong tháng 5 năm 201029 ta có bảng top 7 doanh nghiệp xuất khẩu gạo hàng đầu của Việt Nam như sau:
26 Không ngày tháng Xuất khẩu gạo sẽ là ngành kinh doanh có điều kiện (Thời báo kinh tế Sài Gòn) [trực
tuyến] Hau giang food company Đọc từ: http://www.haugiangfood.com.vn/index.php?uption=com_content&view=article&id=71%3Ashut-khu-go-s-la-nganh-hang-kinh-doanh-co-iu-kin&catid=9%3Akinh-t-th-trng&Itemid=17&lang=vi (Đọc ngày 25.09.2010)
27 Xuất khẩu gạo sẽ là ngành kinh doanh có điều kiện Tài liệu đã dẫn
28 Hồ Hùng 24.05.2009 Thu 226 triệu USD/năm nếu đầu tư đúng [trực tuyến] Kinh tế 24h Đọc từ:
http://www.kinhte24h.com/?a=TW&tw=VIEW&view=NEWS&category_id=54&new_id=48914 (Đọc ngày 24.09.2010)
29 Nguyễn Hiếu Tâm 30.06.2010 Top 10 doanh nghiệp xuất khẩu gạo tháng 5/2010 [trực tuyến] ArgoMonitor
Đọc từ: nghiep-xuat-khau-gao-thang-5-2010.aspx (đọc ngày 24.09.2010)
Trang 13http://www.agromonitor.vn/Home/Chuyengia/Chuyengia_Detail/tabid/131/ArticleId/533/Top-10-doanh-Bảng 3.1 Top 7 doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu gạo tháng 5 năm 2010
Thứ
hạngTên công ty
Sản lượngxuất khẩu(nghìn tấn)
Giá trịxuất khẩu(triệu USD)
Mức tăngtrưởng kimngạch so vớitháng 4/2010
1 Tổng công ty Lương thực miền
2 Tổng công ty Lương thực miền
Với tầm nhìn của công ty ANGIMEX là phấn đấu trở thành công ty xuất gạo nằm trong top 5các công ty xuất khẩu gạo hàng đầu Việt Nam nên đối thủ cạnh tranh mà ANGIMEX sẽ chọnđể phân tích là một công ty dẫn đầu ngành (Vinafood 2), một công ty nữa cũng đang trong top5 (Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long) và công ty đang đứng ở vị trí thứ 6(Công ty Lương thực Long An).
3.2.3 Phân tích đối thủ cạnh tranhTổng công ty Lương thực miền Nam
Tổng công ty lương thưc miền Nam (Vinafood 2) đứng đầu cả nước về xuất khẩu chiếm 184nghìn tấn, trị giá 121,5 triệu USD Để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu, “Tổng Công tyLương thực miền Nam sẽ xây dựng vùng lúa nguyên liệu chất lượng cao dùng xuất khẩu tại 6tỉnh An Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang và Bạc Liêu ngay vụ đông-xuân 2010 - 201130 Hiện nay, Vinafood2 sở hữu một hệ thống các nhà máy, kho tàng trải dàitừ Đà Nẵng đến Cà Mau, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh ĐBSCL để phục vụ cho việctồn trữ, chế biến nông sản xuất khẩu Hầu hết nhà máy của Vinafood2 hiện sử dụng côngnghệ và thiết bị hiện đại của các nước Nhật Bản, Đức, Ý, Pháp, Đan Mạch để tồn trữ và chếbiến tất cả các loại gạo đáp ứng mọi yêu cầu của thị trường Vinafood2 hàng năm thu mua,chế biến và xuất khẩu bình quân 3 triệu tấn gạo/năm, đến hầu hết các thị trường tiêu thụ trênthế giới như Châu Á, các nước vùng Trung Đông, Châu Phi, Châu Mỹ, các nước Đông Âu vàmột số nước thuộc liên minh Châu Âu (EU)”31
3024/08/2010. Vinafood 2 hợp tác 6 tỉnh trồng lúa chất lượng cao [trực tuyến] Tổng công ty Lương thục miền
Nam Đọc từ:http://www.vinafood2.com.vn/CMS/Pages/XemTin.aspx?IDNews=149 (đọc ngày 25/09/2010).
31Không tên 22/04/2010 Tổng công ty Lương thực miền Nam [trực tuyến] Đọc từ:
http://www.vinafood2.com.vn/CMS/Pages/XemGioiThieu.aspx?IDNews=36 (Đọc ngày 24.09.2010)
Trang 14Tổng công Lương thực miền Nam hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ-Con gồm 11 công tythuộc khối mẹ và 16 công ty con gồm 4 Công ty TNHH, 10 Công ty Cổ phần và 2 công ty đặttại nước ngoài Ngoài ra, Vinafood2 còn sở hữu vốn trong 12 công ty liên kết32
Về tài chính thì BIDV là ngân hàng chủ lực cung ứng vốn và tất cả các dịch vụ tài chính, ngânhàng cho Vinafood 2 để đảm bảo cho Tổng công ty này hoạt động sản xuất kinh doanh hiệuquả và nâng cao năng lực thu mua và xuất khẩu lúa gạo cùng các mặt hàng nông sản khác.33
Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long
Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long là một trong những công ty nằm trongtop 5 công ty xuất khẩu gạo hàng đầu Việt Nam Sản phẩm của công ty đạt chuẩn quản lý chấtlượng và giải vàng chất lượng Việt Nam năm 200434 Để chủ động cho nguồn nguyên liệu,Công ty cổ phần Lương thực – thực phẩm Vĩnh Long (VinhLong Food) tập trung mua gạothành phẩm chất lượng cao loại 5% tấm với giá từ 7.200 – 7.500 đồng/kg, loại 15% tấm vớigiá từ 6.600 – 6.700 đồng/kg cung ứng cho các hợp đồng xuất khẩu sang các thị trường Mỹ,Nhật Bản, EU Bênh cạnh đó công ty đã triển khai kế hoạch đầu tư 85 tỷ đồng xây dựng Xínghiệp Chế biến lương thực tại xã Xuân Hiệp (huyện Trà Ôn) có sức chứa kho 30.000 –40.000 tấn, lắp đặt thiết bị xay xát chế biến hiện đại để tổ chức mua, tiêu thụ lúa hàng hóa củacác vùng trọng điểm sản xuất lúa Trà Ôn, Tam Bình, Vũng Liêm, Long Hồ trong vụ thu đôngnăm 2010, góp phần thực hiện kế hoạch xuất khẩu 380.000 tấn gạo của tỉnh Vĩnh Long trongnăm 2010 và tiêu thụ lúa hàng hóa cho nông dân35.
Công ty đã năng động mở rộng cung ứng cho các đơn vị xuất khẩu với sản lượng trên 486ngàn tấn, góp phần đem lại hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh Bênh cạnh đó côngty áp dụng phương thức thực hiện trả lương trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc và mứcđộ hoàn thành công việc của người lao động gắn với kết quả kinh doanh của công ty Từ đótạo được động lực phấn đấu của cán bộ công nhân viên góp phần vượt mức các chỉ tiêu kếhoạch đề ra36 Đến nay, Công ty đã đầu tư 107 tỷ đồng lắp đặt hoàn chỉnh 38 dây chuyền đồngbộ có khả năng sản xuất từ 300.000 - 350.000 tấn/năm, phát triển mạng lưới 8 xí nghiệp trongđó có 3 xí nghiệp lớn có sức kho chứa từ 10.000 tấn trở lên, tổng sức kho chứa trên 80.000tấn Năm 2007, Công ty đầu tư thêm 1 xí nghiệp sản xuất chế biến lương thực số 8 công suấttừ 70.000 - 80.000 tấn/năm với tổng trị giá 28 tỷ đồng tại tỉnh An Giang Nhờ mạnh dạn đầutư đổi mới công nghệ, Công ty đã từng bước đưa mặt hàng gạo xuất khẩu thâm nhập các thịtrường lớn, tỷ lệ gạo cao cấp chiếm tỷ trọng 65-68% trong cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu37.
32 Không tên 28/04/2010 Giới thiệu Tổng công ty Lương thực miền Nam [trực tuyến] Tổng công ty Lương thực
miền nam Đọc từ: http://www.vinafood2.com.vn/CMS/Pages/XemGioiThieu.aspx?IDNews=39 (đọc ngày25/09/2010)
33 SANOTC 23/12/2008 BIDV ký kết Thoả thuận Hợp tác toàn diện với Vinafood 2 [trực tuyến] Vina Corp.Đọc từ: http://www.vinacorp.vn/news/bidv-ky-ket-thoa-thuan-hop-tac-toan-dien-voi-vinafood-2/ct-323975 (đọcngày 25/09/2010).
34 Không ngày tháng Sứ mệnh và tầm nhìn [trực tuyến] Công ty cổ phần lương thực Vĩnh Long Đọc từ: http://www.vinhlongfood.com/noidunglv1.php?idparent=1&idcate=28 (đọc ngày 25.09.2010)
35 26.08.2010 Vĩnh Long: Mua Tạm Trữ Hơn 61.000 Tấn Gạo Và Tiếp Tục Đẩy Mạnh Xuất Khẩu [trực tuyến].
Đọc từ: http://www.vietfood.org.vn/vn/default.aspx?c=66&n=5147 (đọc ngày 25.09.2010).
36 10.03.2010 Thanh Bình Phát triển kinh tế [trực tuyến] Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long Đọc từ:
http://www.vinhlong.gov.vn/Default.aspx?tabid=36&categoryid=39&itemid=8518 (đọc ngày 25.09.2010)
37 06.09.2007 Gạo Vĩnh Long: Đẩy mạnh công nghệ, thích ứng linh hoạt, tăng năng lực cạnh tranh [trực
tuyến] Đọc từ: http://www.agro.gov.vn/news/newsdetail.aspx?targetid=4185 (đọc ngày 25.09.2010)
Trang 15Công ty Lương thực Long An
Công ty Lương thực Long An đứng vị trí thứ 6 trong ngành xuất khẩu gạo Việt Nam chiếm17 nghìn tấn trị giá 6,9 triệu USD Công ty đã nâng cấp, hoàn thiện dây chuyền công nghệ đểtăng năng suất và sản lượng cũng như tăng giá trị sản xuất Bên cạnh việc đầu tư dây chuyềnmáy xay và máy sấy hiện đại có công suất 5 tấn/giờ ở các Xí nghiệp lương thực trực thuộc,Công ty còn đầu tư thống máy tách hạt màu theo công nghệ tiên tiến của Châu Âu để nângcao chất lượng xuất tại các thị trường “khó tính” như Đông Á, Bắc Á và Châu Âu Sản phẩmcủa công ty đã nhận được giải thưởng Thương hiệu Xanh bền vững do Tạp chí Thương hiệuViệt (thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam - VUSTA), phối hợp với BộKhoa học - Công nghệ và Bộ Tài nguyên - Môi trường tổ chức, giải thưởng “Giải Vàngthương hiệu thực phẩm chất lượng an toàn Việt Nam“ năm 2009 do Tạp chí Thương hiệu Việtphối hợp với Trung tâm Khoa học - Công nghệ thực phẩm Việt Nam tổ chức tháng 6 năm2009 Và nhờ thực hiện tốt việc tiếp thị và chăm sóc khách hàng mà Công ty đã duy trì đượcthị trường trong nước và khu vực Đông Nam Á 38
Công ty đã chủ động và chỉ đạo quyết liệt, tổ chức và điều hành tốt công tác mua vào bằngcác giải pháp kết hợp mua tại các cơ sở, đặt 25 trạm mua lưu động và khai thác tốt 25 nhàcung ứng đạt kết quả mua vào quy gạo trong năm là 272.087 tấn đạt 108,83% kế hoạch Từtháng 8/2008 đến nay công ty đã triển khai được 3 cửa hàng lương thực - thực phẩm (2 tạiLong An và 01 tại thành phố Hồ Chí Minh), 5 đại lý; tuy bước đầu sản lượng và doanh số đạtchưa cao, hiệu quả chưa nhiều, nhưng điều này nhằm góp phần thực hiện chủ trương lớn làđẩy mạnh khai thác thị trường nội địa trong lúc thị trường thế giới có nhiều biến động và cũnggóp phần bình ổn giá cả lương thực trên thị trường nội địa Công ty chủ động quan hệ vớinhiều ngân hàng và vay dưới nhiều hình thức thích hợp nên luôn bảo đảm được đủ vốn phụcvụ cho mua vào cả năm, tổ chức tốt khâu luân chuyển vốn, tăng cường kiểm soát công nợphải thu của khác hàng, kiểm soát thanh toán chi trả khách hàng và nhất là các khoản chi phí,kiểm tra chặt chẽ số dư ngân hàng nên đã không để xảy ra tình trạng nợ lâu tiền hàng đối vớikhách hàng cũng như nợ quá hạn đối với ngân hàng nhằm quay nhanh vòng vốn lưu động.Việc bố trí bộ máy tổ chức, lao động ở các phòng chức năng và đơn vị trực thuộc phù hợp vớitổ chức bộ máy của công ty, tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm sựphân công hợp tác chặt chẽ trong sản xuất và trong quản lý điều hành, có sự phân cấp nhưngvẫn bảo đảm sự quản lý kiểm tra, kiểm soát toàn diện đầy đủ đã làm cho bộ máy tổ chức hoạtđộng khoa hoc, nhịp nhàng, tăng năng suất và mang lại hiệu quả cao đáp ứng nhu cầu đổi mớicủa công ty.39
Để đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu của từng đối thủ đã phân tích và của Angimex, thìcần phải so sánh năng lực của mỗi doanh nghiệp ứng với các nhân tố thành công chủ yếutrong ngành thông qua ma trận hình ảnh cạnh tranh:
38 21.09.2009 Thanh Hùng Công ty lương thực tỉnh Long An – Thương hiệu Xanh bền vững [trực tuyến] Tạp
chí thương hiệu Việt Đọc từ: http://www.thuonghieuviet.com/news/Detail/?gID=6&tID=17&cID=19307 (đọcngày 25.09.2010)
39 20.01.2009 Thái Chuyên Công ty lương thực Long An với một năm thắng lợi lớn [trực tuyến] Cổng thông
tin điện tử Long An Đọc từ: http://www.longan.gov.vn/tintuc/Pages/200901/20090120163206.aspx
(đọc ngày 25.09.2010)