1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO MẶT HÀNG GẠO XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG (ANGIMEX) GIAI ĐOẠN 2011 – 2015

42 806 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 1,54 MB

Nội dung

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO MẶT HÀNG GẠO XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG (ANGIMEX) GIAI ĐOẠN 2011 – 2015

Trang 1

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÔN: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

DOANH CHO NGÀNH HÀNG DƯỢC PHẨM CỦA

CÔNG TY CP DƯỢC HẬU GIANG

Giảng viên: Ths Huỳnh Phú Thịnh

Sinh viên : Nhóm 3

Lớp : DH8QT

Long Xuyên, ngày 23 tháng 11 năm

2010

Trang 4

MỤC LỤC

- 

Chương I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG VÀ NGÀNH

HÀNG DƯỢC PHẨM 1

1.1 Tổng quát về công ty Cổ Phần Dược Hậu Giang 1

1.2 Lịch sử hoạt động của công ty 1

1.2.1 Quá trình hình thành 1

1.2.2 Quá trình phát triển 1

1.3 Sơ lược về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Dược Hậu Giang 2

1.3.1 Tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty từ 2006 – 2009: 2

1.3.2 Tỷ trọng doanh thu thuần của ngành dược theo cơ cấu 3 nhóm hàng: Dược phẩm, thực phẩm chức năng và dược mỹ phẩm qua 3 năm 2007 đến 2009 3

1.3.3 Tình hình doanh thu của ngành hàng Dược phẩm từ 2007 – 2009: 3

1.4 Tình hình phát triển của ngành Dược Việt Nam 4

1.5 Những thuận lợi và khó khăn của ngành hàng Dược phẩm: 4

Chương II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA NGÀNH HÀNG DƯỢC PHẨM CÔNG TY CP DƯỢC HẬU GIANG 6

2.1 Phân tích môi trường vĩ mô của ngành hàng Dược phẩm 6

2.1.1 Yếu tố kinh tế 6

2.1.2 Yếu tố văn hóa xã hội 7

2.1.3 Yếu tố chính trị pháp luật: 7

2.1.4 Yếu tố tự nhiên 8

2.1.5 Yếu tố nhân khẩu 9

2.1.6 Yếu tố công nghệ 9

2.2 Phân tích môi trường tác nghiệp ngành hàng Dược phẩm 10

2.2.1 Khách hàng: 11

2.2.1.1 Nhóm khách hàng gián tiếp 11

2.2.1.2 Khách hàng trực tiếp 12

2.2.2 Đối thủ cạnh tranh: 12

2.2.2.1 Các yếu tố quyết định mức độ cạnh tranh giữa các công ty trong ngành 12

2.2.2.2 Nội dung phân tích đối thủ cạnh tranh 13

2.2.2.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh 15

2.2.3 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 16

2.2.4 Nhà cung cấp 16

2.2.5 Sản phẩm thay thế 16

2.2.6 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài 16

2.3 Phân tích môi trường nội bộ ngành hàng Dược phẩm công ty CP DHG 17

2.3.1 Các hoạt động chủ yếu 18

2.3.1.1 Hậu cần đầu vào 18

2.3.1.2 Vận hành 19

2.3.1.3 Hậu cần đầu ra 19

2.3.1.4 Marketing và bán hàng: 20

2.3.1.5 Dịch vụ khách hàng 21

2.3.2 Các hoạt động hỗ trợ 21

2.3.2.1 Thu mua: 21

2.3.2.2 Phát triển công nghệ 22

2.3.2.3 Quản trị nguồn nhân lực 22

2.3.2.4 Cơ sở hạ tầng 23

Trang 5

2.3.3 Ma trận đánh giá nội bộ ngành hàng Dược phẩm 25

Chương III: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO NGÀNH HÀNG DƯỢC PHẨM 26

3.1 Xây dựng mục tiêu phát triển cho ngành hàng dược phẩm công ty CP Dược Hậu Giang đến năm 2015 26

3.1.1 Mục tiêu: 26

3.1.2 Căn cứ xác định mục tiêu: 26

3.2 Xây dựng chiến lược cấp đơn vị kinh doanh cho ngành hàng Dược phẩm 26

3.2.1 Đề ra chiến lược kinh doanh tổng quát cho ngành hàng Dược phẩm 26

3.2.1.1 Ma trận phạm vi hoạt động và lợi thế cạnh tranh 26

3.2.1.2 Ma trận lưới sự nhạy cảm vế giá và mức qua tâm đến sự khác biệt: 27

3.2.2 Đề ra chiến lược kinh doanh cụ thể cho ngành hàng Dược phẩm của DHG 27

3.2.2.1 Ma trận SPACE 27

3.2.2.2 Ma trận SWOT 29

3.2.2.3 Lưa chọn phương án chiến lược tối ưu 30

3.2.3 Hoạch định tài chính cho chiến lược cụ thể 32

3.2.3.1 Hoạch định tài chính cho chiến lược thâm nhập thị trường 32

3.2.3.2 Hoạch định tài chính cho chiến lược phát triển sản phẩm 32

3.2.3.3 Hoạch định tài chính cho chiến lược tích hợp dọc về phía sau 32

3.2.4 Đề ra các giải pháp để thực hiện chiến lược 32

3.2.4.1 Thâm nhập thị trường nội địa 32

3.2.4.2 Chiến lược phát triển sản phẩm 33

3.2.4.3 Tích hợp dọc về phía sau: 33

Chương IV: KẾT LUẬN 34

4.1 Kết luận 34

4.2 Hạn chế của đề tài 34

Trang 6

DANH MỤC HÌNH

- 

Hình 1.1- Tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty từ 2006 – 2009 2

Hình 1.2: Tỷ trọng doanh thu của ngành hàng Dược phẩm trong cơ cấu doanh thu theo 3 nhóm ngành 3

Hình 1.3- Tình hình doanh thu của ngành hàng Dược phẩm từ 2007 – 2009 3

Hình 1.4: Tốc độ tăng trưởng doanh thu của ngành Dược Việt Nam 4

Hình 2.1: Chuỗi giá trị của ngành dược phẩm của DHG 18

Hình 3.1: Ma trận phạm vi hoạt động và lợi thế cạnh tranh ngành hàng Dược phẩm 26

Hình 3.2: Mức nhạy cảm về giá/Mức quan tâm đến sự khác biệt của ngành hàng Dược phẩm .27

Hình 3.3: Ma Trận SPACE 28

DANH MỤC BẢNG -  Bảng 2.1: Ma trận hình ảnh cạnh tranh ngành hàng Dược phẩm công ty CP DHG 15

Bảng 2.3: Thay đổi khoản giảm trừ doanh thu của DHG và đối thủ cạnh tranh 20

Bảng 2.4: Các chỉ số tài chính quan trọng 24

Bảng 2.5: Ma trận đánh giá nội bộ ngành hàng Dược phẩm của DHG 25

Bảng 3.1: Ma trận SPACE 27

Bảng 3.2: Ma trận SWOT của ngành hàng Dược phẩm của DHG 29

Bảng 3.3: Ma trận QSPM của ngành hàng Dược phẩm - Nhóm chiến lược tăng trưởng tập trung 31

Bảng 3.4: Bảng dự toán nhu cầu vốn cho chiến lược thâm nhập thị trường 32

Bảng 3.5: Bảng dự toán nhu cầu vốn cho chiến lược phát triển sản phẩm 32

Bảng 3.6: Bảng dự toán nhu cầu vốn cho chiến lược tích hợp dọc về phía sau 32

Trang 7

Chương I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG VÀ NGÀNH

HÀNG DƯỢC PHẨM

-  1.1 Tổng quát về công ty Cổ Phần Dược Hậu Giang

Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang

Tên viết tắt: DHG PHARMA

1.2 Lịch sử hoạt động của công ty

1.2.1 Quá trình hình thành

Tiền thân của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang là Xí Nghiệp Dược phẩm 2/9 thànhlập ngày 02/09/1974 Tháng 11/1975, Xí nghiệp Dược phẩm 2/9 chuyển thành Công ty Dượcphẩm Tây Cửu Long, vừa sản xuất vừa cung ứng thuốc phục vụ nhân dân Tây Nam Bộ Đếnnăm 1976, Công ty Dược phẩm Tây Cửu Long đổi tên thành Công ty Dược thuộc công ty Y tếtỉnh Hậu Giang Công ty Dược thuộc công ty Y tế Hậu Giang tách thành 03 đơn vị độc lập: Xínghiệp Dược phẩm 2/9 , Công ty Dược Phẩm và Công ty Dược liệu Ngày 19/09/1979, 03 đơn

vị hợp nhất thành Xí Nghiệp Liên Hợp Dược Hậu Giang Năm 1992 Xí Ngiệp Liên hợp dượcHậu Giang chuyển đổi thành DNNN xí nghiệp liên hợp Dược Hậu Giang và hạch toán kinh tếđộc lập trực thuộc Sở Y Tế TP Cần Thơ Ngày 02/09/2004 xí nghiệp liên hợp Dược HậuGiang TP Cần Thơ chuyển đổi mô hình hoạt động thành CTCP Dược Hậu Giang và chínhthức đi vào hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 80 tỷ đồng.2

1.2.2 Quá trình phát triển

Từ năm 1988, khi nền kinh tế các nước chuyển sang kinh tế thị trường, công ty vẫncòn hoạt động trong những điều kiện khó khăn: máy móc thiết bị còn lạc hậu, công xuất thấp,sản xuất không ổn định, áp lực làm việc gay gắt,… Tổng vốn kinh doanh năm 1988 là 895triệu đồng, công ty chưa có khả năng tích luỹ, tái sản xuất mở rộng Doanh số bán hàng năm

1988 đạt 12.339 triệu đồng, trong đó giá trị sản phẩm do Công ty sản xuất chỉ đạt 3.181 triệuđồng ( chiếm tỷ trọng 25% trong tổng doanh thu).3

1 Không ngày tháng Không tác giả Giới thiệu chung [trực tuyến] Đọc từ:

http://www.dhgpharma.com.vn/1/index.php?view=news&ID=325 (Đọc ngày 10/11/2010)

2 Phòng phân tích Công ty CP chứng khoán Miền Nam (MHB) Tháng 8/2010 Báo cáo Công ty CP Dược Hậu Giang [trực tuyến] Đọc từ: http://www.mnsc.com.vn/Photos/Analyst/FileDownload830dce76_521a _43d5 a079_281952233ff9.pdf (đọc ngày 20/9/2010)

3 13/5/2005 Không tác giả TS DS Phạm Thị Việt Nga - Người phụ nữ của thời đại mới [trực tuyến] Báo Sức Khỏe & ĐờI Sống số 322 ngày 13/5/2005 Đọc từ: http://www.dhgpharma.com.vn/1/index.php?

view=news&ID=321 (đọc ngày 9/11/2010)

Trang 8

Trước tình hình này, Ban lãnh đạo Dược Hậu Giang đã thay đổi chiến lược “ đầu tư cótrọng điểm” Nguyên lý 20/80 được DHG vận dụng trong tất cả các mặt hoạt động (chiến lượcsản phẩm, khách hàng và đội ngũ nhân sự,… nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực của công

ty Cụ thể DHG chuyển đổi hợp lý cơ cấu sản phẩm, tập trung vào nhóm sản xuất mang lạidoanh thu và lợi nhuận cao Đồng thời, tập trung chăm sóc khách hàng như sứ mệnh của công

ty đã đề ra4: “ Làm hài lòng khách hàng là nên tảng tiếp bước, thành công là giá trị khách

hàng mang lại” Dựa trên chiến lược công ty đã thực hiện, đến nay Xí nghiệp Dược Hậu

Giang đã trở thành công ty dẫn đầu ngành Dược Việt nam.5

Tầm nhìn của công ty Dược Hậu Giang: “Khẳng định chất lượng Dược Hậu Giang

bằng lòng tin của khách hàng”.

1.3 Sơ lược về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Dược Hậu Giang

1.3.1 Tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty từ 2006 – 2009:

(nguồn: tính từ báo cáo thường niên năm 2007,2008,2009 của DHG)

Hình 1.1- Tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty từ 2006 – 2009

Từ hình 1.1 cho thấy Dược Hậu Giang đã hoạt động khá tốt trong giai đoạn 2006

-2009 Doanh thu và lợi nhuận của công ty liên tục: doanh thu tăng từ 868 tỷ VNĐ (2006) tănglên 1.746 tỷ VNĐ (2009) với tỷ lệ tăng 101%- tăng trung bình 25%/ năm; Lợi nhuận tăng từ

87 tỷ VNĐ (2006) tăng lên 362 tỷ VNĐ (2009)với tỷ lệ tăng 316%-tăng trung bình 79%/năm Vì vậy có thể thấy DHG đã có những bước phát triển đáng ghi nhận khi tốc độ tăng lợinhuận cao hơn tốc độ tăng doanh thu

Trong cơ cấu doanh thu thuần của công ty thì doanh thu thuần của hoạt động sản xuấtkinh doanh Dược (bao gồm 3 nhóm mặt hàng: dược phẩm, dược mỹ phẩm và thực phẩm chứcnăng) - đây là lĩnh vực hoạt động chính của DHG, chiếm tỷ trọng bình quân trên 90% Cụ thểchiếm tỷ trọng lần lượt là 92,59% (năm 2006), 94,53% (năm 2007), 93,51% (năm 2008) và93,82% (năm 2009) tỷ trọng còn lại là tỷ trọng doanh thu thuần sản xuất bao bì, kinh doanh

4 12/07/2010 VNDirect Báo cáo phân tích công ty Cp Dược Hậu Giang 120710_VNDS [trực tuyến] Đọc từ:

Trang 9

Thực phẩm chức năng Dược mỹ phẩm Dược phẩm

hàng hóa, hoạt động du lịch và các hoạt động khác Điều này cho thấy DHG đã phát triển hợp

lý dựa trên năng lực cốt lõi và tay nghề chuyên môn của mình

1.3.2 Tỷ trọng doanh thu thuần của ngành dược theo cơ cấu 3 nhóm hàng: Dược phẩm, thực phẩm chức năng và dược mỹ phẩm qua 3 năm 2007 đến 2009.

(nguồn: tính từ báo cáo thường niên năm 2007,2008,2009 của DHG)

Hình 1.2: Tỷ trong doanh thu của ngành hàng Dược phẩm trong cơ cấu doanh thu theo

3 nhóm ngành.

Từ hình 1.2 cho thấy: Tỷ trọng doanh thu của ngành hàng dược phẩm luôn chiếm tỷtrọng lớn trong cơ cấu doanh thu thuần ngành Dược của công ty DHG, tuy tỷ trọng này cógiảm qua các năm từ năm 2007 đến 2009 nhưng nó vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất

1.3.3 Tình hình doanh thu của ngành hàng Dược phẩm từ 2007 – 2009:

Trang 10

Tốc độ tăng trưởng doanh thu của ngành

(nguồn: tính từ báo cáo thường niên năm 2007,2008,2009 của DHG)

Hình 1.3- Tình hình doanh thu của ngành hàng Dược phẩm từ 2007 – 2009

Từ hình 1.3 có thể thấy tình hình kinh doanh ngành hàng Dược phẩm của DHG từ

2007 – 2009 là khá tốt Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu đạt lần lượt là 47.54% (2007); 9.02%(2008) và 18.27% (2009)

1.4 Tình hình phát triển của ngành Dược Việt Nam

(nguồn: Báo cáo phân tích ngành Dược của công ty CP chứng khoán MHB )

Hình 1.4: Tốc độ tăng trưởng doanh thu của ngành Dược Việt Nam

Dân số tăng, mức sống người dân ngày càng được nâng cao, sức khỏe con người đượcquan tâm nhiều hơn, tạo điều kiện cho Ngành Dược Việt Nam phát triển6 Trong 3 năm 2007,

2008, 2009 ngành dược Việt Nam cũng đã có sự biến động năm 2008 tốc độ tăng trưởng củangành Dược đã tăng 6,64% so với năm 2007, nhưng đến năm 2009 đã giảm xuống còn17,93% Nguyên nhân do phần lớn thuốc sản xuất ở Việt Nam đều là thuốc thông thường, rất

ít loại đặc trị có công thức riêng, giá trị thấp hơn 1/2 đến 1/3 so với thuốc ngoại Bên cạnh đó,

tỷ giá ngoại tệ tăng nhanh một mặt tăng tính cạnh tranh cho thuốc nội, mặt khác làm mất ưuthế thị phần và giảm hiệu quả kinh doanh thuốc nội7

6 Báo cáo thường niên Dược Hậu Giang 2009

7 Báo cáo thường niên Dược Hậu Giang 2009

1157

1262

1492 47,54%

9,02%

18,27%

0 200 400 600 800 1000

Trang 11

1.5 Những thuận lợi và khó khăn của ngành hàng Dược phẩm:

Thuận lợi:

Với dân số gần 86 triệu, mức thu nhập người dân hơn 1000USD, quy mô của ngànhDược nước ta vào khoảng hơn 1 tỷ USD và mức cung cấp của các công ty nội địa khoảng hơn55% nhu cầu người dân Điều này cho thấy tiềm năng phát triển của ngành dược

Một đặc điểm của ngành Dược mà chúng ta cần quan tâm, đó là tuy Việt Nam gianhập WTO khi tham gia vào sân chơi lớn này chúng ta phải dở bỏ dần kiểm soát của cácngành nhằm tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh công bằng8 Tuy nhiên với ngành Dược

là một ngành đặc biệt nên chính phủ vẫn có sự kiểm soát về giá thuộc hệ thống phân phối.Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty trong ngành Dược 9

8 10/2006 Thùy Trang “Vào WTO, khu vực quản lý Nhà nước chịu thách thức lớn nhất” [trực tuyến] Theo

ngày 9/11/2010).

9 Phòng phân tích Công ty CP chứng khoán MHB 03/2010 Báo cáo phân tích ngành Dược [trực tuyến] Công ty

CP chứng khoán MHP Đọc từ: http://www.mhbs.vn/portal/mhbsfiles/nGANH%20DUOC/others c355-4c65-86cb-cb9a14bb1a79.pdf (đọc ngày 20/9/2010)

Trang 12

/0e10e5a0-Khó khăn:

Cũng giống như các ngành kinh tế khác, nguồn lực cho sự phát triển ngành Dược cònyếu và thiếu So với các ngành khác trong nền kinh tế ngành Dược còn yếu không những ởkhâu máy móc thiết bị lạc hậu chưa được đầu tư đúng mức nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất vàcung ứng sản phẩm thì vấn đề nguồn nhân lực, đội ngũ bác sĩ, dược sĩ vừa yếu lại vừa thiếu.Trong những năm gần đây, vấn đề nhân lực tuy đã được quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứngđược nhu cầu của ngành Dược.10

Sự phát triển của ngành Dược cũng không đồng đều giữa các vùng miền Các công tyDược phát triển chủ yếu ở Đông Nam Bộ và khu vực cận Hà Nội trong khi các vùng TâyNguyên và Tây Bắc vẫn chưa được các công ty ngành Dược quan tâm Đây là những khu vực

có nhiều tiềm năng

Bên cạnh đó thì một vấn đề cần quan tâm đó là nguyên liệu của ngành Dược Theothống kê của bộ y tế thì hơn 90% nguyên liệu của ngành Dược đều nhập khẩu Điều này làmcho giá thành của sản phẩm sẽ gặp nhiều rủi ro nhất là rủi ro về tỷ giá và giá nguyên liệu.Ngoài rủi ro về tỷ giá thì các công ty ngành Dược còn gặp phải rủi ro về thay đổi các chínhsách của nhà nước11 Các công ty ngành Dược đang hưởng được lợi thế từ các chính sách củanhà nước trong việc cạnh tranh với các đối thủ bên ngoài Tuy nhiên, các công ty ngành Dượccũng phải quan tâm đến vấn đề này, bởi một khi chính sách của chính phủ thay đổi thì cácdoanh nghiệp Dược phải có những thay đổi, điều chỉnh thế nào cho phù hợp mà vẫn đảm bảo

sự cạnh tranh và đủ sức cạnh tranh trên thị trường

Do hạn chế chung của ngành Dược là sự yếu kém về khả năng nghiên cứu các loạithuốc đặc trị nên phần lớn các công ty Dược trong nước chỉ mới sản xuất được các loại thuốcgeneric12 Chính vì vậy mà lợi nhuận thấp, bên cạnh đó do sản xuất các loại thuốc generic vàchiếm lĩnh phân khúc thị trường bình dân nên các công ty Dược trong nước sẽ gặp phải sựcạnh tranh mạnh mẽ của chính các công ty trong nước với nhau nên Dược Hậu Giang cần đề

ra những chiến lược kinh doanh cụ thể để đứng vững trên thị trường Dược Việt Nam

Từ những phân tích trên cho thấy: Để DHG tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng doanh thu ngành hàng Dược phẩm cũng như vị thế đứng đầu ngành Dược Việt Nam trước tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, DHG cần xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp trong giai đoạn 2010 -2015 Bên cạnh đó tuy DHG kinh doanh nhiều ngành hàng khác nhau nhưng ngành hàng Dược phẩm là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu thuần và lợi nhuận của công ty nên bài nghiên chỉ tập trung xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngành hàng Dược phẩm của DHG Đây là lý do nhóm chọn đề tài tiểu luận:

“Xây dựng chiên lược kinh doanh cho ngành hàng Dược phẩm của công ty CP Dược Hậu Giang trong giai đoạn từ 2010 đến 2015”.

10 18/11/2009 Không tác giả Việt Nam: Phát triển ngành công nghiệp dược theo hướng CNH - HĐH [trực tuyến] Tin y tế Đọc từ: http://www.viendonggroup.com.vn/web-vi/Tin-tuc/tin-y-te/Viet-Nam-Phat-trien-nganh- cong-nghiep-duoc-theo-huong-CNH-HDH.aspx (đọc ngày 9/11/2010)

Trang 13

Chương II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA NGÀNH HÀNG DƯỢC

PHẨM CÔNG TY CP DƯỢC HẬU GIANG

đều có bước cải thiện đáng ghi nhận Theo số liệu công bố tại cuộc họp giao ban của Bộ Kế

hoạch và Đầu tư ngày 24-6, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) 6 tháng đầu năm đạt 6-6,1% sovới cùng kỳ năm ngoái13 Dự báo, tăng trưởng GDP quý III/2010 đạt khoảng 7,18% và cả năm

2010 tăng khoảng 6,7%, vượt chỉ tiêu trên 6,5% đã được Quốc hội thông qua 14 Trong xu thếphục hồi kinh tế toàn cầu và do sản xuất trong nước đang lấy lại đà tăng trưởng nên các thànhviên chính phủ có chung nhận định tốc độ tăng trưởng GDP của quí III và quí IV năm 2010 sẽtăng cao hơn tốc độ tăng trưởng quí I và quí II năm 2010 Và theo Ban chấp hành trung ươngĐảng thảo luận đã đề ra mục tiêu: Từ năm 2010 đến 2015 tốc độ tăng trưởng GDP bình quânđạt 7 - 7,5%/năm; GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt khoảng 2.000 USD, tăng 1,7 lầnnăm 2010; Năng suất lao động năm 2015 gấp 2 lần năm 201015 Điều này giúp chúng ta có cơ

sở dự đoán kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng đến năm 2015 Như vậy cùng với sự pháttriển nền kinh tế, nhu cầu chăm lo sức khỏe của người dân sẽ càng cao tác động đến sự pháttriển của ngành công nghiệp Dược cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của Dược HậuGiang (DHG)

Bên cạnh đó, cùng với nhìn nhận quyết định điều chỉnh tỷ giá USD/VND hơn 2% củaNgân hàng nhà nước có mức vừa phải, tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, phó chủ ủy ban giám sát tàichính quốc gia cho rằng: Tác động tích cực nhất của đợt điều chỉnh tỷ giá này là làm cho giátrị thực của VND và USD cân bằng hơn, ít nhất là trong năm 2010 Việc điều chỉnh tỷ giá sẽmang lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu, ngược lại sẽ gây bất lợi cho các nhà nhập khẩu 16.Chính vì thế, hoạt động xuất khẩu của công ty có nhiều thuận lợi do điều chỉnh tỷ giá nhưng

do 80% nguồn nguyên liệu sản xuất thuốc của DHG được nhập khẩu từ nước ngoài17, vì vậy

sẽ gặp khó khăn Ngoài ra, động thái điều chỉnh tỷ giá lần này của Chính Phủ sẽ góp phần kéomặt bằng lãi suất đi xuống Sự biến động của lãi suất sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của cácdoanh nghiệp trong nước trong đó có ngành Dược Việt Nam Tuy nhiên đối với DHG lên thìmức độ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của công ty không đáng kể vì công ty không có cáckhoảng vay dài hạn

13 Anh Minh 25/6/2010 Sáu tháng đầu năm 2010: Kinh tế tăng trưởng khá [trực tuyến] Đọc từ:

Trang 14

2.1.2 Yếu tố văn hóa xã hội

Trong cuộc hợp Ủy Ban các vấn đề xã hội của Quốc hội tại TP.HCM bà Phạm KhánhPhong Lan, Phó giám đốc Sở y tế TP.HCM đã nêu lên một vấn đề lớn trong tâm lý người dântạo nên nguy cơ cho ngành Dược Việt Nam, trong đó có DHG là: Đa phần người dân ViệtNam chưa tin dùng thuốc nội, họ luôn mang tâm lý cho rằng “thuốc ngoại, thuốc đắt là thuốctốt” Trong khi công nghệ sản xuất dược phẩm ở Việt Nam tiên tiến, tương đương với cácnước trên thế giới18 Một yếu tố cũng không kém phần quan trọng là sự hiểu biết của ngườitiêu dùng về thuốc rất hạn chế, thuốc có cùng thành phần nhưng khác tên về biệt dược vàkhông giống tên trong đơn thuốc không dám mua và sử dụng Trong khi đó một tình trạngđang diễn ra hiện nay mà báo chí thường nhắc đến là các bác sĩ vẫn thích kê toa thuốc ngoại

vì nó cho tác dụng nhanh hơn và chi hoa hồng nhiều hơn19, xu hướng này trong tương lai sẽgây rất nhiều khó khăn cho ngành Dược nói chung và DHG nói riêng

Trong cuộc sống hiện đại cùng với sự phát triển kinh tế Con người ngày càng quantâm bảo vệ sức khỏe cho mình từ khi còn đang khỏe mạnh, theo quan niệm phòng bệnh hơnchữa bệnh các nước phát triển có xu hướng ưa chuộng các thực phẩm chức năng hơn là thuốc.Tại Việt Nam hiện nay có hơn 3.000 loại thực phẩm chức năng đang lưu hành trên thịtrường.20 Bên cạnh đó, theo báo cáo của ILO tỷ lệ lao động nữ đã tăng từ 50,2% - 51,7%(1980-2009) trong đó tỷ lệ nữ đã tham gia vào công việc được trả công tăng từ 42,8%(1999)đến 47,3%(2009) Và trong tương lai tỷ lệ này sẽ tiếp tục gia tăng21 Và nhu cầu làm đẹp củaphụ nữ là nhu cầu tất yếu, vì vậy khi thu nhập của ngày càng ổn định và tăng lên cùng vớicuộc sống ngày càng bận rộn hơn, để tiết kiệm thời gian làm đẹp và chăm sóc sức khỏe,phòng ngừa các bệnh về sau Nhiều phụ nữ có thể có xu hướng sử dụng các sản phẩm thựcphẩm chức năng và dược mỹ phẩm nhiều hơn Đây là cơ hội cho các công ty sản xuất nhữngsản phẩm này đáp ứng nhu cầu khách hàng DHG cũng đang đầu tư rất nhiều cho việc nghiêncứu và phát triển sản phẩm thực phẩm chức năng và dược mỹ phẩm cùng với hệ thống phânphối tốt công ty có thể vận dụng tốt cơ hội này

2.1.3 Yếu tố chính trị pháp luật:

Đại diện các công ty dược phẩm nêu ra bất cập quy định trong chi phí quảng cáo củaNhà Nước đã khiến các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam “thua ngay trên sânnhà” Trong khi các loại thuốc ngoại nhập được chi phí quảng cáo đến 30% doanh thu, thìthuốc sản xuất trong nước chỉ được chi 10%, nếu vượt quá sẽ bị đánh thuế Để thành công,sản phẩm rất cần được quảng bá, việc bị hạn chế chi phí quảng bá dẫn tới người tiêu dùngkhông mặn mà với thuốc nội22

Theo các cam kết cụ thể khi Việt Nam gia nhập WTO, mức thuế áp dụng chung chodược phẩm sẽ chỉ còn 0% - 5% so với mức thuế 0% - 10% như trước đây Mức thuế trungbình sẽ là 2,5% sau 5 năm kể từ ngày Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. 23

Mặt khác, việc mở cửa thị trường theo cam kết WTO sẽ thúc đẩy sự hiện diện thương mại của

18 Nguyễn Nam 21/4/2010 Vận động người bệnh dùng thuốc nội [trực tuyến] Đọc từ:

21 Ban Quốc tế biên dịch – theo ILO 22/4/2010 Hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới [trực tuyến] Đọc từ:

http://hoilhpn.org.vn/NewsDetail.asp?Catid=113&NewsId=13814&lang=VN Đọc ngày: 3/9/2010.

22 NGUYỄN NAM 14/12/2008 Thuốc ngoại lên giá, người bệnh quay lưng! [trực tuyến] Đọc từ:

http://www.nhandan.org.vn/tinbai/?top=39&sub=62&article=173005 Đọc ngày 2/9/2010

Trang 15

các công ty nước ngoài có tiềm lực mạnh mẽ hơn với thương hiệu nổi tiếng và thương quyềnngày càng được mở rộng, cùng với sự tháo dỡ các rào cản thương mại sẽ là những thách thứcrất lớn đối với ngành công nghiệp dược nội địa trong đó có DHG.

Trước tình hình đó, Phó Thủ Tướng yêu cầu Bộ Y tế xây dựng các chương trình ưuđãi tài chính cho các nhà sản xuất thuốc trong nước, xây dựng các báo cáo dự báo quy mô thịtrường, tăng cường sử dụng dược phẩm trong nước và tận dụng khả năng sử dụng thiết bị,nguyên liệu sản xuất trong nước thay vì “chuộng” ngoại tràn lan như hiện nay nhằm tạo độnglực thúc đẩy ngành sản xuất Dược Việt Nam trong định hướng tới 2020.24 Những vấn đề này

sẽ phần nào tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp Dược trong nước nói chung cũng nhưDHG nới riêng trong cuộc chạy đua cạnh tranh với thuốc ngoại Ngoài ra, trong tương laiChính phủ và Bộ Y Tế sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Dược trong nước thông qua các cơ chếchính sách thông thoáng để tạo điều kiện tốt nhất cho “3 nhà”: Nhà doanh nghiệp – Nhà khoahọc – Nhà nông phát triển những sản phẩm dược liệu hiệu quả và bền vững cũng như tráchnhiệm của họ trong việc xây dựng chuỗi phân phối sản phẩm dược liệu khép kín và có chấtlượng, phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân Đây là cơ hội phát triểnngành Dược của nước ta, giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ ngoài, vì Theothống kê, 90% nguyên liệu sản xuất trong ngành Dược cả tân dược và đông dược

2.1.4 Yếu tố tự nhiên

Nước ta nằm trong vành đai xích đạo với nhiệt độ cao và độ ẩm lớn thuận lợi cho thựcvật phát triển đa dạng về chủng loại Theo thống kê năm 2010 Việt Nam khoảng 394825 loàithực vật và nấm cung cấp một nguồn dược liệu khá dồi giàu cho ngành Dược trong tương lai

Với sự phát triển nhanh của nền kinh tế trong nước và thế giới, đặc biệt là sự phát triểncông nghiệp Con người đã thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhaunhư: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khíđộc hại tăng lên nhanh chóng Theo thống kê, hằng năm riêng ĐBSCL đã thải ra môi trườngmột khối lượng chất thải rắn sinh hoạt khoảng 606.000 tấn/năm, nước thải sinh hoạt khoảng

102 triệu m3/năm, chất thải nước rắn công nghiệp gần 47,2 triệu tấn/năm, rác thải y tế gần4.000 tấn/năm26 Ngoài ra, theo số liệu quan trắc của trạm không khí tự động đặt tại Đại họcxây dựng Hà Nội năm 2002: nồng độ bụi PM10 trung bình năm ở Việt Nam cao 2,5 đến 3,5lần tiêu chuẩn quốc tế27 Những hiện trạng trên cùng với tình trạng biến đổi khí hậu trên thếgiới trong tương lai sẽ trở thành hiểm họa đối với đời sống và sức khỏe của con người và gâynên nhiều bệnh về hô hấp, tim mạch, tiêu hóa…và ngày càng trầm trọng hơn Điều đó là cơ sở

để phát triển ngành Dược trong tương lai

23 Không tác giả 18/11/2009 Ngành dược chuyển mình khó nhọc [trực tuyến] Đọc từ:

http://www.duocviendong com.vn /web-vi/Tin-tuc/tin-y-te/Nganh-duoc-chuyen-minh-kho-nhoc.aspx Đọc ngày 2/9/2010

24 Lương Nguyệt 26/07/2010 Tạo môi trường thuận lợi phát triển công nghiệp dược [trực tuyến] Đọc từ: http:// tintuc.xalo.vn/00936088912/tao_moi_truong_thuan_loi _phat_triencong_nghiep_duoc.html Đọc ngày 2/9/2010

25 Từ Lương 30/05/2010 Thúc đẩy phát triển bền vững ngành Dược liệu[trự c tuyến] Đọc từ

http://baodientu.chinhphu.vn /Home/Thuc-day-phat-trien-ben-vung-nganh-Duoc-lieu/20105/31723.vgp (Đọc ngày 03.09.2010)

26

Không tác giả 19/07/2010 Đồng bằng sông Cửu Long: ô nhiễm nguồn nước nặng vì chất thải [trực tuyến] Đọc từ http://vietbao.vn/Xa-hoi/Dong-bang-song-Cuu-Long-o-nhiem-nguon-nuoc-nang-vi-chat-thai/ 1735091425/157/.(Đọc ngày 03.09.2010)

27 Không ngày tháng Ô nhiễm không khí [trực tuyến] Đọc từ: truong-va-cuoc-song/o-nhiem-khong-khi-11360.html (đọc ngày 03.09.2010)

Trang 16

http://maxreading.com/sach-hay/viet-nam-moi-2.1.5 Yếu tố nhân khẩu

Việt Nam là nước có hơn 83 triệu người, dân số đứng thứ 13 trên thế giới28 Đây vừa

có thể là lợi thế để tạo ra nhiều cơ hội đồng thời cũng có thể nảy sinh thêm những thách thứclớn đối với nền kinh tế, an sinh xã hội của đất nước Đời sống được nâng cao, con người luôncần đến giáo dục và y tế, vì vậy các dịch vụ về y tế, chăm sóc sức khỏe cũng gia tăng ở mứcrất đáng kể Nhiều năm qua, DHG là doanh nghiệp duy nhất trong ngành Dược có hệ thống

phân phối sâu và rộng khắp lãnh thổ Việt Nam đảm bảo “nơi nào có người dùng thuốc, nơi

đó có Dược Hậu Giang”29 Trong bài phát biểu Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằngquy mô dân số 100 triệu người của Việt Nam và khoảng 500 – 600 trăm triệu người củaASEAN vào năm 2020 sẽ tạo ra một thị trường đầy tiềm năng để ngành công nghiệp Dượcnước ta phát triển, hướng tới xuất khẩu30 Dược Hậu giang với vị thế đứng thứ tư trên thịtrường dược phẩm và với mạng lưới phân phối tốt có thể tận dụng tốt cơ hội này

Mặt khác, ở Việt Nam số người cao tuổi (trên 60 tuổi-hiện khoảng 6,3 triệu người,chiếm 7,5% dân số cả nước) có chiều hướng gia tăng nhờ điều kiện sống và chăm sóc y tếđược nâng cao Năm 2005, tuổi thọ trung bình của Việt Nam là 72 tuổi31 Theo các chuyêngia, tỷ lệ người cao tuổi cuối thời kỳ dự báo năm 2059 là 28.31%, số người trong độ tuổi nghỉhưu sẽ là 28 triệu Còn trước mắt, trong 10 năm tới, cả nước phải đảm bảo an sinh xã hội cho

10 triệu người 60 tuổi trở lên các khoản lương hưu, trợ cấp, chăm sóc sức khỏe32…Sức khỏe

là vấn đề quan trọng và rất được quan tâm ở những người lớn tuổi Hiểu rỏ khúc thị trườngnhu cầu về sức khỏe của người lớn tuổi đem lại sẽ là cơ hội để DHG nghiên cứu, phát triểnnhững sản phẩm cần thiết, phù hợp, kèm theo các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất

2.1.6 Yếu tố công nghệ

Trong giai đoạn 2001-2009 vừa qua ngành khoa học và công nghệ nước ta đã có nhiềuchuyển biến đáng kể cùng với việc thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, với mụcđích của quỹ này là hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai ứng dụng nghiên cứu trong nước, cáckết quả nghiên cứu có triển vọng thành sản phẩm có tiềm năng thương mại; thúc đẩy ứngdụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ, đổi mới

và nâng cao trình độ công nghệ33… Đây là một cơ hội tốt cho ngành dược trong việc vận dụng

và đổi mới công nghệ trong sản xuất

Trong những năm gần đây, với xu thế mở cửa, hội nhập của nền kinh tế đất nướcngành công nghiệp bào chế thuốc trong nước đã có những bước đột phá Trong sản xuất,nhiều công nghệ mới đã được đưa vào áp dụng (bao màng mỏng, đông khô, thuốc tác dụngkéo dài, ) Có thể nói đây là bước chuyển mình cho các doanh nghiệp sản xuất thuốc nóichung và DHG nói riêng vì có thể tiếp cận được các ngành công nghệ sản xuất thuốc tiên tiếntrên thế giới

28 Không ngày tháng Dân số [trực tuyến] Đọc từ: http://asean2010.vn/asean_vn/news/26 Đọc ngày: 4.9.2010

29 Không ngày tháng Các nhân tố rủi ro[trực tuyến] Đọc từ:

www.hsx.vn/hsx/Uploade/ma_cty /BANCAOBACH_DHG_17-05-07.rtf (đọc ngày:1.9.2010 )

30 Lương Nguyệt 26.07.2010 Tạo môi trường thuận lợi phát triển công nghiệp dược [online] Đọc từ:

http://tintuc.xalo.vn/00936088912/tao_moi_truong_thuan_loi_phat_trien_cong_nghiep_duoc.html (đọc ngày: 5.9.2010)

31 Không ngày tháng Dân số [trực tuyến] Đọc từ: http://asean2010.vn/asean_vn/news/26 (đọc ngày: 4.9.2010).

32 Hà Thư Không ngày tháng Sự biến đổi “dữ dội” [trực tuyến] Đọc từ:

http://giadinh.net.vn/20100702080544407p0c1054/tan-dung-co-cau-dan-so-cuoi-ung-pho-voi-tuong-lai.htm (đọc ngày: 4.9.2010)

33 Không ngày tháng Không tác giả Hội thảo đổi mới phát triển công nghệ và chuyển giao công nghệ [trực tuyến] Đọc từ: http://tintuc.xalo.vn/002052643399/hoi_thao_doi_moi_phat_trien_cong_nghe_va_chuyen _giao_cong_nghe.html (ngày đăng: 14/04/2010, ngày đọc:4/9/2010)

Trang 17

Tuy nhiên ngành sản xuất thuốc trong nước hiện cũng còn gặp nhiều khó khăn như:kinh phí đầu tư cho nghiên cứu phát triển còn hạn chế, đội ngũ cán bộ kỹ thuật và trang thiết

bị chất lượng cao chưa đáp ứng yêu cầu34 Điều này chính là thách thức cho các doanh nghiệpViệt nam vì đa phần các doanh nghiệp sản xuất thuốc tại Việt Nam đều thuộc doanh nghiệpvừa và nhỏ trong đó có DHG

2.2 Phân tích môi trường tác nghiệp ngành hàng Dược phẩm

Đặc tính kinh tế của ngành:

Ngành Dược Việt Nam là ngành có tốc độ tăng trưởng cao Trong giai đoạn 2000 –

2009, ngành Dược có mức tăng trưởng trung bình là 16% và được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng

35 Cụ thể năm 2008 doanh thu tiêu thụ của dược phẩm đạt 1,426 tỷ USD chiếm 1,78% GDPtăng 22% so với năm 2007 Trong đó giá trị sản xuất trong nước chiếm 715 triệu USD tăng33,8% so với năm 2007 và đáp ứng 50,3% nhu cầu của cả nước Đến năm 2009 doanh thutiêu thụ dược phẩm đạt 1,71 tỷ USD tăng 20% so với năm 2008, trong đó giá trị sản xuấttrong nước chiếm 585 triệu USD tăng 20% và đáp ứng 50,17% nhu cầu của cả nước và theo

dự báo của hiệp hội sản xuất kinh doanh Dược Việt Nam trong năm 2010 doanh thu tiêu thụdược phẩm có thể lên đến 2,050 tỷ USD tăng 20% so với năm 2009 36

Hệ thống phân phối của ngành Dược hiện nay được thực hiện chủ yếu qua hai kênhphân phối là phân phối qua hệ thống điều trị (bao gồm phân phối qua bệnh viện, phòng khám

đa khoa khu vực, trạm y tế cấp xã phường …) và hệ thống thương mại (các chi nhánh, đại lý,nhà phân phối và các nhà thuốc) Mạng lưới phân phối thuốc trong nước vẫn chưa có sựchuyên nghiệp, hệ thống phân phối của các công ty Dược Việt Nam còn chồng chéo tranhgiành thị trường, chưa đạt được hiệu quả cao

Hiện nay thuốc giả chiếm thị phần lớn trên thị trường tiêu thụ Theo báo cáo củaInterpol năm 2008 Việt Nam có đến 406 mẫu thuốc giả37 đứng thứ 2 so với các nước ĐôngNam Á

Theo đánh giá của tổ chức y tế thế giới WHO ngành Dược Việt Nam ở mức đang pháttriển Điển hình trong giai đoạn 2000 - 2009 chi tiêu y tế của người dân tăng cao, đặc biệt làchi tiêu cho dược phẩm với mức tăng từ 5,11 USD/người/năm (2000) lên đến 19,6 USD(2009) chiếm 1,6% GDP38 và dự doán đến năm 2010 chi tiêu y tế sẽ tiếp tục tăng lên đến mức

24 USD/ người/năm Trên thực tế tuy tăng trưởng cao nhưng mức chi tiêu cho ngành Dượcvẫn còn rất thấp so với các nước trong khu vực và vẫn còn thấp rất nhiều so với mức trungbình thế giới là 40 USD/người/năm39 Bên cạnh đó, do đa số nguồn nguyên vật liệu sản xuấtthuốc đều phải nhập khẩu từ nước ngoài với 90% 40 Vì vậy nhìn nhận ở mức khái quát thì

34 Ngày 13/01/2019 GS.TS Võ Xuân Min Dùng thuốc ngoại hay thuốc nội tốt hơn? [trực tuyến] Tin y tế Đọc

từ:http://dongyvietnam.net/forum/f35/dung-thuoc-noi-hay-thuoc-ngoai-tot-hon-417/ (đọc ngày 4/9/2010)

35 Phòng phân tích Công ty CP chứng khoán Miền Nam (MHB) Tháng 8/2010 Báo cáo Công ty CP Dược Hậu Giang [trực tuyến] Đọc từ: http://www.mnsc.com.vn/Photos/Analyst/FileDownload830dce76_521a _43d5 a079_281952233ff9.pdf (đọc ngày 20/9/2010)

36 Phòng phân tích Công ty CP chứng khoán MHB 03/2010 Báo cáo phân tích ngành Dược [trực tuyến] Công

ty CP chứng khoán MHP Đọc từ: http://www.mhbs.vn/portal/mhbsfiles/nGANH%20DUOC/others c355-4c65-86cb-cb9a14bb1a79.pdf (đọc ngày 20/9/2010)

/0e10e5a0-37 Không tác giả 31/ 12/2009 Báo cáo thường niên năm 2009 [trực tuyến] Tài liệu đã dẫn.

38 Phòng phân tích Công ty CP chứng khoán Miền Nam (MHB) Tháng 8/2010 Tài liệu đã dẩn.

39 Phòng phân tích Công ty CP chứng khoán MHB 03/2010 Tài liệu đã dẫn.

40 Thùy Hoa 24/6/2009 Ngành dược Việt Nam còn thiếu định hướng [Trực tuyến] Việt báo Đọc từ:

http://mobi.vietbao.vn/Suc-khoe/Nganh-duoc-Viet-Nam-con-thieu-dinh-huong/65169345/248/ (đọc ngày 23/9/2010)

Trang 18

ngành dược Việt Nam vẫn còn ở mức phát triển trung bình - thấp và qui mô của ngành hiệnnay vẫn còn nhỏ.

Trong tương lai ngành Dược Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển VìViệt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới và thu nhậpbình quân đầu người ngày càng tăng Theo dự đoán của BMI đến năm 2019 thị trường ngànhDược có thể đạt tới 6,1 tỷ USD và dân số Việt nam sẽ tiếp tục gia tăng từ 86,8 triệu người(2008) lên hơn 100 triệu người (2019)41 Dân số tăng, mức sống người dân tăng lên kéo theonhu cầu về dược phẩm cũng tăng Cùng với mục tiêu của chính phủ là đến năm 2010 thuốcsản xuất trong nước sẽ đáp ứng được 60% nhu cầu của người dân và đến năm 2015 là 70%.Điều này tạo nhiều cơ hội để phát triển ngành Dược Việt Nam trong tương lai

Sau khi tìm hiểu đặc tính kinh tế của ngành, để hiểu rỏ hơn ta cần tìm hiểu phân tích

về khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đối thủ tiềm ẩn, nhà cung cấp, sản phẩm thay thế củangành Dược

Nhóm khách hàng gián tiếp nước ngoài

Nhìn chung thị phần xuất khẩu Dược của Việt Nam rất nhỏ chủ yếu sang Nhật,Đông Âu Nhưng theo dự đoán của tổ chức RNCOS, tăng trưởng công nghiệp Dược ởcác nước đang phát triển trong giai đoạn 2009 - 2012 sẽ đạt 12%-15%, trong khi mứctăng trưởng của thế giới chỉ đạt 6 - 8% 42 và nhu cầu dược phẩm ở các nước châu ÁThái Bình Dương, Châu Mỹ Latinh…vẫn có tiềm năng tăng trưởng mạnh trong thờigian tới vì dân số đông, thu thập bình quân đầu người không ngừng được cải thiện, vìvậy nhu cầu nhập khẩu dược ở khu vực này cũng sẽ gia tăng Trong tương lai quy môcủa nhóm khách hàng này sẽ có nhiều tiềm năng phát triển

Đặc điểm của nhóm khách hàng gián tiếp nước ngoài (các nước châu Âu):

- Yêu cầu về chất lượng và tính an toàn cao khi sử dụng sản phẩm

- Quan tâm nhiều đến thương hiệu sản phẩm

Nhóm khách hàng gián tiếp trong nước

Như phân tích ở trên trong những năm gần đây, Việt Nam ngày càng gia tăngviệc chi tiêu về dịch vụ y tế, đặc biệt là chi tiêu cho dược phẩm Vì vậy cho thấy nhómkhách hàng gián tiếp trong nước vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển

Đặc điểm của nhóm khách hàng gián tiếp trong nước

- Đa phần người dân Việt Nam chưa tin dùng thuốc nội Họ luôn mang tâm

lý rằng thuốc ngoại, thuốc đắt là thuốc tốt

41 Phòng phân tích Công ty CP chứng khoán MHB 03/2010 Tài liệu đã dẫn.

42 Phòng phân tích Công ty CP chứng khoán MHB 03/2010 Tài liệu đã dẫn.

Trang 19

- Phần lớn người dân tập trung ở nông thôn, thường có mức sống thấp, nên

có nhu cầu cao các loại thuốc có giá rẻ43

- Họ có thói quen là thường tự mua thuốc theo kinh nghiệm cá nhân hoặctheo lời khuyên của người thân và dược tá bán thuốc (có tới 45% ngườitiêu dùng Việt Nam thường mua thuốc theo kinh nghiệm) 44

- Ngoài ra do mức sống của người dân ngày càng được nâng cao hơn nênvấn đề về sức khỏe cũng được quan tâm, chăm sóc và đầu tư kỹ hơn vì vậyngười dân ngày nay yêu cầu cao hơn về chất lượng được phẩm cũng như

- Nhóm 1: Bao gồm các bệnh viện và các cơ sở điều trị tại các cấp

- Nhóm 2: Bao gồm các chi nhánh, đại lý, nhà phân phối, các nhà thuốc (như cáccông ty xuất nhập khẩu dược phẩm, công ty thương mại, các điểm bán lẻ )

Đặc điểm của nhóm khách hàng trực tiếp 45 :

- Bởi vì dược phẩm có liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng nên họ đòi hỏisản phẩm phải có chất lượng và uy tín

- Họ mong muốn mức chiết khấu thương mại cao

- Họ yêu cầu khả năng cung cấp sản phẩm đúng thời hạn theo hợp đồng đã ký kết

Nhóm khách hàng này có khả năng gây sức ép cao lên ngành bởi vì:

- Họ mua với số lượng sản phẩm lớn, chiếm doanh số cao trong tổng các doanh sốcủa ngành Dược Sản phẩm muốn đến được với người tiêu dùng phải thông quacác kênh phân phối của họ

- Họ có nhiều sự lựa chọn về người bán

- Họ có đầy đủ thông tin về nhu cầu, giá cả, đặc điểm của người tiêu dùng

2.2.2 Đối thủ cạnh tranh:

2.2.2.1 Các yếu tố quyết định mức độ cạnh tranh giữa các công ty trong ngành

Mức độ cạnh tranh trong ngành dược hiện nay khá cao vì:

Đây là một ngành có khá nhiều đối thủ cạnh tranh (tính đến tháng 7 năm 2010, cảnước có khoảng 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc trong đó có 98 doanh nghiệp sản xuất thuốctân dược, chiếm 55,1 % và 80 doanh nghiệp sản xuất thuốc từ dược liệu ngoài ra còn có 5doanh nghiệp sản xuất Vaccin, sinh phẩm y tế)46

43 Phòng phân tích Công ty CP chứng khoán MHB 03/2010 Tài liệu đã dẫn.

44 Phòng phân tích Công ty CP chứng khoán MHB 03/2010 Tài liệu đã dẫn.

45 Phòng phân tích Công ty CP chứng khoán MHB 03/2010 Tài liệu đã dẫn.

Trang 20

Sau hơn 20 năm phát triển trong môi trường cạnh tranh có thể khẳng định đến thờiđiểm hiện nay thị trường dược Việt Nam đã cơ bản vận hành theo cơ chế thị trường với cácđặc thù riêng có của một ngành kinh doanh đặc biệt Điều này có nghĩa các nguyên tắc và quyluật của cạnh tranh đã từng bước phát huy tác dụng ngày càng có vai trò chi phối trên thịtrường này.

Ngày nay các doanh nghiệp Dược Việt Nam đã bắt đầu chú trọng đến các tiêu chuẩnquốc tế và đang nỗ lực để gia tăng sức cạnh tranh để tồn tại và phát triển Tính đến tháng7/2009 có 53 doanh nghiệp sản xuất thuốc đạt chuẩn GMP- WHO chiếm 57% và 24 doanhnghiệp đạt GMP-ASEAN Theo cam kết gia nhập WTO đến cuối năm 2010 các doanh nghiệpDược Việt Nam đều phải đạt tiêu chuẩn GMP-WHO nếu không sẽ phải ngừng sản xuất 47 Vìvậy doanh nghiệp Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện các tiêu chuẩn này và để góp phần tăngsức cạnh tranh

Các doanh nghiệp Dược trong nước hiện nay chỉ có thể bào chế các loại thuốc thôngthường, cạnh tranh nhau trong thị trường nội địa nhưng khi Việt Nam gia nhập WTO, cácdoanh nghiệp nước ngoài sẽ ngày càng nhiều hơn và theo lộ trình cam kết của Việt Nam gianhập WTO thì kể từ năm 2009 thị trường dược nội địa chỉ được bảo hộ ở mức rất thấp (chỉcòn lĩnh vực phân phối là chưa mở cửa cho doanh nghiệp nước ngoài) Và đến khi hết thờihạn bảo hộ thì ngành Dược sẽ có một môi trường cạnh tranh gay gắt hơn Lúc đó các doanhnghiệp Dược trong nước sẽ phải đối đầu với các tập đoàn đa quốc gia có công nghệ hiện đại,năng suất cao

Sau khi tìm hiểu về mức độ cạnh tranh trong ngành ta sẽ phân tích một số đối thủcạnh tranh chủ yếu của DHG để đánh giá năng lực cạnh tranh của họ

2.2.2.2 Nội dung phân tích đối thủ cạnh tranh

Xác định đối thủ cạnh tranh

Hiện nay các doanh nghiệp dược Việt Nam chủ yếu là phục vụ cho thị trường nội địanên việc xác định đối thủ cạnh tranh sẽ dựa vào thị phần của các công ty trong ngành DượcViệt nam Theo thống kê của cục quản lý dược Việt Nam Dược Hậu Giang được công nhận làdoanh nghiệp dẫn đầu ngành công nghiệp Dược Việt Nam và đứng thứ 6 trong top 10 doanhnghiệp có doanh thu đứng đầu ngành dược ( 5 doanh nghiệp đứng đầu thuộc các doanh nghiệpnước ngoài )

Đối thủ cạnh tranh của DHG trong ngành công nghiệp dược Việt Nam là tất cả cáccông ty đang hoạt động trong ngành như: Domesco, Imexpharm, Trapaco, dược Viễn Đông

và OPC…Trong đó Domesco đứng thứ 2 với thị phần tiêu thụ nội địa là 4,67% và Imexpharmđứng thứ 3 với thị phần 3,72% (tính đến hết quý I/2010)48 Đây là 2 đối thủ quan trọng củaDHG

Ngoài ra đối thủ cạnh tranh của Dược Hậu Giang còn là các công ty dược nước ngoàinhư: Sanofi-Aventis (Pháp), GSK (Anh), Servier (Pháp) Bài phân tích sẽ chọn phân tíchđối thủ Sanofi –Aventis vì tại Việt Nam Sanofi- Aventis giữ vị trí số một trên thị trường, dẫnđầu trong các doanh mục dược phẩm kê toa, không kê toa và Vacxin

Tổng quan về các đối thủ:

Công ty Sanofi- Aventis Việt Nam:

46 Hoàng Trường Giang 26/07/2010 Cần xây dựng chiến lược cho ngành Dược phẩm [trực tuyến] Đọc từ:

http://www.soixam.com/c68/1086161/can-xay-dung-chien-luoc-cho-nganh-duoc-pham (đọc ngày23/9/2010)

47 Phòng phân tích Công ty CP chứng khoán MHB 03/2010 Tài liệu đã dẫn.

48 Phòng phân tích Công ty CP chứng khoán Miền Nam (MHB) Tháng 8/2010 Tài liệu đã dần

Trang 21

Tại Việt Nam Sanofi – Aventis Việt nam là công ty giữ vị trí số 1 trên thị trường dượcphẩm với danh mục sản phẩm phong phú, dịch vụ tư vấn hỗ trợ khách hàng cũng như nhữngđóng góp trong việc phát triển ngành Dược Việt Nam

Sanofi – Aventis Việt Nam có hơn 150 sản phẩm các loại bao gồm các sản phẩm kêtoa, không kê toa và vacxin Trong đó có những sản phẩm hàng đầu trong lĩnh vực điều trị timmạch, ung thư, rối loạn hệ thần kinh trung ương, đái tháo đường, nội khoa và vacxin

Sanofi – Aventis Việt nam đã thực hiện tốt hoạt động hỗ trợ khách hàng với việc mởtrung tâm dịch vụ khách hàng (2002) để hỗ trợ tư vấn trực tiếp cho khách hàng Hiện tạiSanofi đang thực hiện chiến lược mở rộng quan hệ đối tác, đặc biệt là trong công nghệ sinhhọc và trị liệu sinh học, thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược trên toàn thế giới để cải tiến sảnphẩm và phát triển thêm các sản phẩm mới Mục tiêu Sanofi trong tương lai trở thành ngườidẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ sinh học và dự định tăng tỷ lệ sản phẩm bắt nguồn từ côngnghệ sinh học từ 14% (2008) đến 25% (2012) 49

và có chứng nhận DMF Riêng các nguyên liệu có nguồn gốc từ thảo mộc, Domesco tổ chứcthu mua tại các vùng cung cấp lớn trong nước51

Mục tiêu của Domesco là đến năm 2015 phát triển thành một Tập đoàn về Dược Thực phẩm chức năng, có đủ sức chiếm thị phần lớn trong cả nước, nâng cao uy tín trên thịtrường quốc tế để mở rộng xuất khẩu Công ty đang thực hiện các chiến lược phát triển sảnphẩm, tích hợp dọc về phía sau như duy trì và phát triển hệ thống chất lượng toàn diện(TQM), tích hợp bộ tiêu chuẩn ISO nhằm cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm có chấtlượng cao DMC đã khánh thành cụm công nghiệp Dược giai đoạn 1 với nhiều hạng mục cơbản của dự án đã hoàn tất, đưa các hạng mục này vào khai thác sẽ giúp DMC đa dạng hóa cácmặt hàng dược phẩm Đồng thời Domesco cũng đang khẩn trương xây dựng công trình Hạtầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Dược kỹ thuật cao Domseco, diện tích 111.320m2, dự kiếnhoàn thành vào tháng 12/2010 52

-Công ty Imexpharm:

Trong năm 2009, công ty chiếm 3.72% thị phần các thị trường thuốc tiêu thụ tại ViệtNam Imexpharm đặt ra mục tiêu trong tương lai là tổng doanh thu thuần 760 tỷ đồng tăng7,55% so với năm 2009 và trở thành Công ty Dược phẩm hàng đầu trong nước, tạo thế cạnh

49 Không tác giả 3/2010 Giới thiệu Sanofi – Aventis Việt nam.[trực tuyến] Đọc từ:

Ngày đăng: 05/04/2013, 09:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Ma trận hình ảnh cạnh tranh ngành hàng Dược phẩm công ty CP DHG - XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO MẶT HÀNG GẠO XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG (ANGIMEX) GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
Bảng 2.1 Ma trận hình ảnh cạnh tranh ngành hàng Dược phẩm công ty CP DHG (Trang 21)
Bảng 2.2: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ngành hàng Dược phẩm - XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO MẶT HÀNG GẠO XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG (ANGIMEX) GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
Bảng 2.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ngành hàng Dược phẩm (Trang 24)
Hình 2.1: Chuỗi giá trị của ngành dược phẩm của DHG - XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO MẶT HÀNG GẠO XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG (ANGIMEX) GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
Hình 2.1 Chuỗi giá trị của ngành dược phẩm của DHG (Trang 25)
Bảng 2.3: Thay đổi khoản giảm trừ doanh thu của DHG và đối thủ cạnh tranh - XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO MẶT HÀNG GẠO XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG (ANGIMEX) GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
Bảng 2.3 Thay đổi khoản giảm trừ doanh thu của DHG và đối thủ cạnh tranh (Trang 27)
Bảng 2.4: Các chỉ số tài chính quan trọng - XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO MẶT HÀNG GẠO XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG (ANGIMEX) GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
Bảng 2.4 Các chỉ số tài chính quan trọng (Trang 31)
Bảng 2.5: Ma trận đánh giá nội bộ ngành hàng Dược phẩm của DHG - XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO MẶT HÀNG GẠO XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG (ANGIMEX) GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
Bảng 2.5 Ma trận đánh giá nội bộ ngành hàng Dược phẩm của DHG (Trang 32)
Hình 3.2: Mức nhạy cảm về giá/Mức quan tâm đến sự khác biệt của ngành hàng Dược - XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO MẶT HÀNG GẠO XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG (ANGIMEX) GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
Hình 3.2 Mức nhạy cảm về giá/Mức quan tâm đến sự khác biệt của ngành hàng Dược (Trang 34)
Hình dạng tổng quát của ma trận SPACE: - XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO MẶT HÀNG GẠO XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG (ANGIMEX) GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
Hình d ạng tổng quát của ma trận SPACE: (Trang 35)
Hình 3.3: Ma Trận SPACE - XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO MẶT HÀNG GẠO XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG (ANGIMEX) GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
Hình 3.3 Ma Trận SPACE (Trang 35)
Bảng 3.3: Ma trận QSPM của ngành hàng Dược phẩm- Nhóm chiến lược tăng trưởng tập - XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO MẶT HÀNG GẠO XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG (ANGIMEX) GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
Bảng 3.3 Ma trận QSPM của ngành hàng Dược phẩm- Nhóm chiến lược tăng trưởng tập (Trang 39)
Bảng 3.4: Bảng dự toán nhu cầu vốn cho chiến lược thâm nhập thị trường - XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO MẶT HÀNG GẠO XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG (ANGIMEX) GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
Bảng 3.4 Bảng dự toán nhu cầu vốn cho chiến lược thâm nhập thị trường (Trang 40)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w