0
Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

CHƯƠNG V: CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG TY ANGIME

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO MẶT HÀNG GẠO XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG (ANGIMEX) GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 (Trang 30 -33 )

5.1.Mục tiêu của công ty đến năm 2015

Căn cứ vào tầm nhìn của công ty mà mục tiêu chiến lược của công ty được đưa ra như sau: Mục tiêu chiến lược: Đến năm 2015, Angimex nằm trong top 5 công ty xuất khẩu gạo hàng đầu cả nước.

Mục tiêu cụ thể: Tăng sản lượng và thị phần xuất khẩu gạo qua từng năm và tăng lên 2% vào năm 2015.

Bảng 5.1. Ma trận SWOT của ngành chế biến gạo xuất khẩu của Angimex

SWOT

CƠ HỘI (O)

O1: Nhu cầu gạo chất lượng của thế giới đang tăng

O2: Chính sách của nhà nước về tăng giá trị xuất khẩu gạo

ĐE DỌA (T)

T1: Cạnh tranh gay gắt trong ngành

T2: Thời tiết, sâu bệnh diễn biến phức tạp gây mất mùa.

ĐIỂM MẠNH (S)

S1: Hoạt động kinh doanh lâu năm trong ngành

S2: Tài chính dồi dào

S3: Khả năng kiểm soát tốt nguồn nguyên liệu.

S4: Kho bãi tốt, máy móc thiết bị hiện đại

CÁC CHIẾN LƯỢC S-OS3,S4+O1,O2: Giảm xuất S3,S4+O1,O2: Giảm xuất khẩu gạo cấp thấp tăng xuất khẩu gạo cấp cao để tăng giá trị xuất khẩu.

=> Phát triển sản phẩm

CÁC CHIẾN LƯỢC S-TS2,S3+T1,T2: Mở rộng vùng S2,S3+T1,T2: Mở rộng vùng nguyên liệu để tăng khả năng kiểm soát đầu vào. => Tích hợp dọc về phía sau

ĐIỂM YẾU (W)

W1: Chưa thực hiện marketing

W2: Kênh phân phối thị trường xuất khẩu còn ít

CÁC CHIẾN LƯỢC W-OW1+O1: Đẩy mạnh hoạt W1+O1: Đẩy mạnh hoạt động marketing để phát triển thị trường xuất khẩu gạo cấp cao.

=> Phát triển thị trường

CÁC CHIẾN LƯỢC W-TW1, W2+T1: Phát triển thêm W1, W2+T1: Phát triển thêm các kênh phân phối ở thị trường xuất khẩu.

=> Tích hợp dọc về phía trước

Sau khi sử dụng ma trận SWOT, ngành chế biến gạo xuất khẩu của công ty Angimex có thể xem xét các chiến lược sau: tăng trưởng tập trung (phát triển sản phẩm, phát triển thị trường) và tích hợp dọc về phía trước và tích hợp dọc về phía sau.

Lựa chọn phương án chiến lược tối ưu:

Do nhóm chiến lược tích hợp có hai chiến lược tích hợp dọc: (1) tích hợp dọc về phía trước và (2) tích hợp dọc về phía sau nên 2 chiến lược này đều sẽ được chọn thực hiện cùng lúc mà không cần đánh giá. Để lựa chọn chiến lược tối ưu trong nhóm chiến lược tăng trưởng tập

Chiến lược kinh doanh Nhóm 1_DH8QT1

trung nhóm thực hiện đánh giá bằng ma trận QSPM để lựa chọn ra chiến lược tối ưu. Sau đây là ma trận QSPM của ngành chế biến gạo xuất khẩu của công ty Angimex.

Bảng 5.2. Ma trận QSPM của ngành chế biến gạo xuất khẩu

Các yếu tố quan trọng Trọng số (Điểm) Phát triển thị trường Phát triển sản phẩm AS TAS AS TAS

Các yếu tố bên trong

Khả năng kiểm soát nguồn nguyên liệu tốt 4 4 16 0

Chất lượng sản phẩm 3 0 0

Kênh phân phối thị trường xuất khẩu 2 1 2 1 2

Quy mô sản xuất 2 2 4 1 2

Năng lực tài chính 3 4 12 4 12

Hệ thống trang thiết bị, công nghệ hiện đại 3 4 12 4 12

Quản trị nhân sự 3 0 0

Các yếu tố bên ngoài 0 0

Nhu cầu gạo chất lượng tăng cao 4 4 16 4 16 Nguồn nguyên liệu bị ảnh hưởng bởi biến

đổi khí hậu 3 0 0

Chính sách tăng giá trị xuất khẩu gạo của chính phủ 4 2 8 1 4

Nguồn cung gạo thế giới giảm 3 3 9 2 6

Tỷ giá USD/VND tăng có lợi cho hoạt động xuất

khẩu 2 3 6 1 2

Chi phí lãi vai giảm 2 0 0

Sự thiếu hụt nguồn lao động lành nghề 3 1 3 3 9

Tổng 88 65

Nhận xét:

Chiến lược hấp dẫn nhất: Phát triển thị trường xuất khẩu gạo cấp cao (TAS = 88) Chiến lược phát triển thứ hai: Phát triển sản phẩm (TAS = 65)

5.2.Đề ra một số giải nhóm giải pháp chính để thực hiện chiến lược 5.2.1.Chiến lược tích hợp dọc về phí trước

Chiến lược này có hai phương án để thực hiện:

Tìm mua lại những nhà phân phối đang gặp khó khăn về vốn ở thị trường nước ngoài. Phương án sẽ ít tốn chi phí hơn và không mất thời gian xây dựng nên nắm bắt nhanh chóng được cơ hội phân phối khi có nhu cầu. Tuy nhiên nhược điểm của phương án này là chỉ áp dụng được khi có nhà phân phối muốn bán lại.

Tự xây dựng kênh phân phối ở thị trường nước ngoài thì sẽ tốn nhiều chi phí và thời gian xây dựng nhưng với phương án này công ty sẽ dễ dàng xây dựng dược một kênh phân phối tập trung để dễ quản lý.

Chiến lược kinh doanh Nhóm 1_DH8QT1

5.2.2.Chiến lược tích hợp dọc về phía sau

Chiến lược này cũng có 2 phương án thực hiện:

Công ty sẽ tự đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu cho mình. Phương án này sẽ rất tốn kém nhưng bù lại sẽ dễ dàng kiểm soát chất lượng, sản lượng và cả chi phí đầu vào.

Công ty có thể liên kết với nông dân để xây dựng vùng nguyên liệu. Với phương án này thì ít tốn chi phí nhiều hơn. Tuy nhiên, việc kiểm soát chất lượng nguyên liệu từ vùng nguyên liệu này sẽ không được chặt chẽ và rủi ro cao khi giá nguyên liệu trên thị trường biến động mạnh.

5.2.3.Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo cao cấp

Cách thực hiện chiến lược:

 Tìm thêm thị trường mới cho gạo gạo cấp cao ở nước ngoài.

 Thu hút thêm các phân khúc khác có nhu cầu về gạo cao cấp của thị trường xuất khẩu gạo hiện tại của công ty.

Các biện pháp triển khai chiến lược:

 Về marketing: công ty cần thành lập bộ phận marketing để đẩy mạnh hoạt động marketing để quảng bá sản phẩm gạo cao cấp đến với khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, bộ phận marketing sẽ tìm hiểu và nhận biết nhu cầu của khách hàng để có những hoạt động marketing phù hợp thu hút khách hàng, cụ thể như sau:

Tiếp tục duy trì và phát triển ổn định thị trường Châu Á

Đẩy mạnh phát triển gạo đối với thị trường Châu Âu, đây là thị trường chiến lược nên cần có những chính sách nhất định đối với khách hàng

Thị trường cạnh tranh về giá gay gắt nhất là thị trường Châu Phi, nên tại thị trường này cần có giá cạnh tranh để sẳn sang chiếm lĩnh thị trường khi có cơ hội

Tham gia hội chợ và hội nghị quốc tế để mang thương hiệu Angimex giới thiệu đến bạn bè thế giới và qua đó có thể có những hợp tác về kinh tế.

 Về sản xuất: Bộ phận sản xuất cần có những biện pháp quản trị tồn kho tốt để đồng thời vừa giảm chi phí vừa đáp ứng kịp thời nguyên liệu đầu vào cho hệ thống xay xát để giao hàng đúng hẹn cho các hợp đồng mua gạo.

 Về cung ứng: Công ty cần tăng cường kiểm soát vùng nguyên liệu để đảm bảo ổn định nguồn.

 Về tài chính: Công ty cần huy động đủ vốn để đáp ứng cho quá trình thực hiện chiến lược.

 Về nhân sự: Bộ phận nhân sự cần lập kế hoạch tổ chức nhân sự một cách chặt chẽ. Bên cạnh phân bổ nguồn nhân lực vào những vị trí phù hợp với khả năng từng người thì công ty cần nâng cao kiến thức cho những nhân viên lâu năm. Đồng thời, công ty cũng cần có những chế độ ưu đãi-khen thưởng hợp lý cho cả nhân viên cũ và mới, tạo điều kiện cho những nhân viên mới học hỏi kinh nghiệm từ những thành viên cũ của công ty.

Chiến lược kinh doanh Nhóm 1_DH8QT1

BẢNG ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH VIÊN NHÓM

Họ và tên Hoạt động tham gia Đánh giá (%)

Châu Kim Châu Đóng góp ý kiến sữa lỗi cho bài, thư ký 100% Nguyễn Thị Ngọc Mỹ Đóng góp ý kiến sữa lỗi cho bài, thư ký 100% Nguyễn Thị Yến Nhi Đóng góp ý kiến sữa lỗi cho bài, tổng hợp 100% Nguyễn Văn Thiệt Đóng góp ý kiến sữa lỗi cho bài, tổng hợp 100% Đoàn Minh Tuấn Đóng góp ý kiến sữa lỗi cho bài, tổng hợp 100% Lê Thị Ánh Tuyết Đóng góp ý kiến sữa lỗi cho bài, tổng hợp 100%

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO MẶT HÀNG GẠO XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG (ANGIMEX) GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 (Trang 30 -33 )

×