Về tính cấp thiết của đề tài: Thực tiễn quy hoạch và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế địa phương trong thời gian qua chưa được quan tâm đầu tư và triển khai thực hiện; vì thế, c
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội - năm 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội;
- Khoa Quản trị Kinh doanh của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội;
- Các Thầy Cô giáo đã giảng dạy, hướng dẫn suốt quá trình học tập, nghiên cứu; và đặc biệt là Thầy PGS.TS Hoàng Văn Hải đã trực tiếp và rất tận tình hướng dẫn Luận văn cho Tôi; Bên cạnh đó, là sự hỗ trợ và giúp đỡ của các Thầy Cô giáo của các phòng ban liên quan của Trường Đại học Kinh tế;
- Sự giúp đỡ, tạo điều kiện của cơ quan, lãnh đạo Thành phố Tam Kỳ đã cho phép Tôi được tham gia khóa học;
- Cảm ơn gia đình, các anh chị em học viên cùng lớp; các anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ và động viên Tôi xuyên suốt quá trình học tập; thu thập tài liệu nghiên cứu;
Với điều kiện thời gian và kiến thức còn nhiều hạn chế, do đó Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong tiếp tục nhận được sự hướng dẫn và tham gia góp ý của các Thầy Cô giáo để tiếp tục hoàn thiện./
Xin trân trọng cảm ơn!
Quảng Nam, tháng 5 năm 2015
Nguyễn Minh Nam
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Nguyễn Minh Nam
Trang 5Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chiến lược & hoạch định chiến
1.2 Nội dung và các bước hoạch định chiến lược phát triển kinh tế- xã
1.2.3 Đánh giá những tồn tại, yếu kém trong cơ chế xây dựng chính sách
1.2.4 Đề xuất Quy trình hoạch định chiến lược phát triển kinh tế-xã hội
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạch định chiến lược phát triển kinh
Trang 61.3.1 Thể chế của Nhà nước 16
Chương 3: Phân tích các căn cứ hình thành chiến lược phát triển kinh tế
Trang 73.8 Thực trạng hệ thống kết cấu hạ tầng 41
3.12 Phân tích điểm mạnh điểm yếu của Tam Kỳ theo mô hình SWOT 46
4.1.2 Định hướng phát triển KT-XH vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền
Trung; vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung tác động đến quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội thành phố Tam Kỳ đến năm 2020
54
4.2 Mục tiêu phát triển kinh tế xã - xã hội thành phố tam kỳ đến năm
4.5.2 Triển khai và quản lý tốt quy hoạch chung, tăng cường công tác xúc 65
Trang 8tiến đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng cho phát triển kinh tế trên các
lĩnh vực
4.5.3 Đẩy mạnh cải cách hành chính, đẩy mạnh thu hút đầu tư và đồng hành
4.5.9 Giải pháp về hợp tác quốc tế khu vực và hợp tác với các địa phương
Trang 9DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOT Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh
BT Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao
ODA Official Deverlopment Assistance TTCN Tiểu thủ công nghiệp
UBND Ủy ban nhân dân VHTT Văn hóa thể thao
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2014 21 Bảng 3.2 2014 Một số chỉ tiêu về dân cư thành phố Tam Kỳ đến năm 24 Bảng 3.3 Lao động và cơ cấu lao động thành phố Tam Kỳ 24 Bảng 3.4 phố Tam Kỳ giai đoạn 2010-2014 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất thành 25 Bảng 3.5 sản Một số chỉ tiêu về hiện trạng phát triển nông - lâm - thủy 27 Bảng 3.6 nghiệp Một số chỉ tiêu chủ yếu về hiện trạng phát triển nông 28 Bảng 3.7 Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng chủ yếu của
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang 121 Lời nói đầu:
1.1 Về tính cấp thiết của đề tài:
Thực tiễn quy hoạch và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế địa phương trong thời gian qua chưa được quan tâm đầu tư và triển khai thực hiện; vì thế, các địa phương đã
bị động trong quá trình hội nhập kinh tế, chuyển dịch cơ cấu và phát triển bền vững
Tam Kỳ là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam kể từ ngày tái lập tỉnh vào 24/3/1997 Trong hơn 15 năm qua, kinh tế thành phố Tam Kỳ có bước chuyển lớn, bộ mặt
đô thị ngày càng khang trang; đời sống nhân dân và thu nhập trung bình tăng trưởng cao Tuy nhiên, về mặt kinh tế cho thấy rằng tăng trưởng phát triển không bền vững, cơ cấu kinh
tế chưa có bước chuyển dịch đột phá, v.v… Chính vì vậy, yêu cầu của công cuộc xây dựng
và phát triển đặt ra cho thành phố tỉnh lỵ Tam Kỳ phải tập trung xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn đến Đây thực sự là vấn đề cấp thiết đồng thời đề tài cũng mang tính thực tiễn cao và có khả năng áp dụng đối với những nội dung sau khi nghiên cứu
Trên cơ sở nền tảng lý thuyết, đề tài tiếp tục gắn thực tiễn để nghiên cứu Do vậy, đây là đề tài phù hợp với nội dung chuyên ngành đã học cũng như chuyên ngành đào tạo
1.2 Tình hình nghiên cứu:
1.2.1 Về tình chung và tài liệu liên quan:
- Các tài liệu là sách giáo khoa, sách tham khảo trong quá trình học tập của các môn chuyên ngành liên quan Các tài liệu cần nghiên cứu thêm từ nước ngoài được dịch sang tiếng Việt; ví dụ: Chiến lược cạnh tranh của Micheal E Porter, Tại sao các Quốc gia thất bại của Daron Acemoglu và Jame A.Robinson
- Cho đến nay, tác giả được biết nội dung nghiên cứu ứng dụng lý thuyết quản trị vào quản trị công trong việc quy hoạch, hoạch định chiến lược kinh tế - xã hội còn mới mẻ
1.2.2 Văn bản pháp lý và các chủ trương chính sách về phát triển kinh tế-xã hội hiện hành:
- Về văn bản pháp lý hướng dẫn của Chính phủ là Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 về Lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP về Sửa đổi và bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP
- Về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội hiện nay ở qui mô Quốc gia: Hiện nay đã xây dựng và thực hiện 2 chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm là: "Chiến lược ổn
Trang 13định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000" (năm 1991) và "Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp" (năm 2001)
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 1991 - 2000 đã đưa nước ta ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 đã đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình
- Hiện nay, cả nước đang thực hiện Chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội Việt Nam 2011- 2020
Từ điều kiện thực tế của đất nước và địa phương như đã trình bày đã cho chúng ta thấy rằng Đề tài luận văn như đã chọn là rất cần thiết phải nghiên cứu và phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương; bên cạnh đó, tính khả thi về của đề tài là rất cao
1.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Trên cơ sở lý thuyết về quản trị, về quản trị chiến lược, hoạch định chiến lược để ứng dụng vào tình hình thực tiễn của địa phương; Từ đó, làm sao xác định cho được chiến lược phát triển kinh tế-xã hội thành phố Tam Kỳ trong giai đoạn đến Đồng thời, luận văn cũng phải tập trung nghiên cứu so sánh để đưa ra các kiến nghị, đề xuất những nội dung trọng yếu liên quan đối với chiến lược phát triển kinh tế đối với thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
và Chính phủ nhằm tạo điều thuận lợi trong quá trình phát triển địa phương
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là lý thuyết về quản trị, quản trị chiến lược, hoạch định chiến lược; lý luận và pháp lý về phát triển kinh tế-xã hội Đồng thời nghiên cứu thực trạng của nền kinh tế của thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam cũng như các nội dung liên quan đến chiến lược phát triển kinh tế
- Phạm vi nghiên cứu là điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế - xã hội và chiến lược, kế hoạch phát triển của nền kinh tế của thành phố Tam Kỳ; về thời gian nghiên cứu, số liệu chính liên quan lấy mốc từ năm 2010 đến nay Từ đó, hoạch định chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố Tam Kỳ cho giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn tiếp theo
1.5 Phương pháp nghiên cứu:
15.1 Phương pháp thống kê, mô tả:
Trang 14Phương pháp này thu thập những dữ liệu liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố Tam Kỳ từ giai đoạn 2010- 2014; qua đó để phân tích, đánh giá kết quả thực trạng, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển kinh tế - xã hội Bên cạnh
đó, mô tả, đánh giá khái quát bằng lời văn về tình hình thực trạng, kết quả đạt được và những hạn chế yếu kém của quá trình phát triển kinh tế - xã hội từ số liệu
1.5.2 Phương pháp phân tích, đánh giá so sánh:
Đánh giá tình hình thực hiện và kết quả đạt được của kinh tế - xã hội dựa các số liệu được hình thành trong giai đoạn đánh giá, trên cơ sở chuỗi số liệu có được, tiến hành phân tích rút ra những quy luật phát triển, những chỉ tiêu kinh tế - xã hội bằng phương pháp thống
kê thực nghiệm hay đơn giản là tính toán tốc độ tăng trưởng bình quân và trực tiếp đưa ra các phán đoán định tính dựa trên số liệu
1.5.3 Phương pháp phân tích, đánh giá thông qua so sánh chéo và chỉ tiêu:
Đánh giá, phân tích thực trạng phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội dựa trên việc đưa
ra các so sánh cùng chỉ tiêu của các địa phương khác trên địa bàn tương ứng đồng thời so sánh với số liệu chỉ tiêu đề a Phương pháp khách quan và đa chiều hơn để có kết luận chính xác hơn về thực trạng cũng như qua đó đúc kết bài học kinh nghiệm của các địa phương khác
1.6 Câu hỏi nghiên cứu:
Hoạch định chiến lược là gì? Đối với phát triển kinh tế - xã hội thì mô hình hoạch định như thế nào? Và áp dụng mô hình đó để giải quyết cụ thể đối với việc phát triển kinh tế
- xã hội của Thành phố Tam Kỳ ra sao?
1.7 Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm bốn chương, bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chiến lược và hoạch định chiến lược phát triển
kinh tế địa phương
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Phân tích các căn cứ hình thành chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố
Tam Kỳ
Chương 4: Đề xuất chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Tam Kỳ đến năm 2020
Trang 15Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHIẾN LƯỢC & HOẠCH ĐỊNH CHIẾN
LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG
1.1 Chiến lược và chiến lược phát triển kinh tế:
1.1.1.Hoạch định:
Theo “Quản trị học trong xu thế hội nhập” của tác giả Lưu Đan Thọ thì hoạch định là một trong các chức năng của quản trị; đây là hoạt động khởi đầu Hoạch định là các nhà quản trị phải xác định mục tiêu của tổ chức, xây dựng chiến lược tổng thể để đạt được mục tiêu, thiết lập và phát triển hệ thống các kế hoạch hành động phù hợp để đạt được các mục tiêu đó
1.1.2 Về chiến lược:
Quản trị chiến lược là hệ thống các quyết định và hành động nhằm đạt được thành công lâu dài của tổ chức Các quyết định và hành động gắn kết với nhau thành hệ thống tới mục tiêu lâu dài và bền vững Vì vậy, quản trị chiến lược sẽ đặt các nhà quản trị trước sự lựa chọn giữa thành tích ngắn hạn với thành công dài hạn, giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài Quản trị chiến lược phân chia thành ba giai đoạn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau: hoạch định chiến lược; thực thi chiến lược; kiểm soát chiến lược
1.1.3 Hoạch định chiến lược:
1.1.3.1 Khái niệm:
Là một quá trình tư duy nhằm tạo lập chiến lược trên cơ sở nghiên cứu và dự báo các thông tin cơ bản Hoạch định chiến lược là loại hình lao động trí óc của con người, của nhà quản trị Hoạch định chiến lược nhằm vào một thời gian dài, thông thường là 05 năm trở lên, do vậy nó phải dựa trên cơ sở dự báo dài hạn
Vai trò: Hoạch định chiến lược có các vai trò quan trọng sau:
(i) Nhận biết rõ mục tiêu và hướng đi trong tương lai;
(ii) Phát huy tối đa sức mạnh và tiềm lực của tổ chức và khai thác được những lợi thế cạnh tranh;
(iii) Tạo được thế chủ động để ứng phó với những biến đổi của môi trường;
(iv) Giảm thiểu đến mức thấp nhất những rủi ro và khai thác tối đa các cơ hội
Tầm quan trọng:
Trang 161.1.4 Sứ mệnh:
Để có thể đưa ra được sứ mệnh đúng đắn, trước hết cần xác định sứ mệnh công ty là
gì Cho đến nay có nhiều quan điểm khác nhau về sứ mệnh công ty Tuy nhiên, có một điểm chung là: sứ mệnh phải giúp các nhà quản trị chiến lược hiểu được lý do tồn tại của công ty
là gì; công ty có thể đem lại điều gì cho cộng đồng - nơi công ty tiến hành hoạt động kinh doanh
1.1.5 Mục tiêu chiến lược:
Những mục tiêu có thể được định nghĩa là những thành quả xác định mà một tổ chức tìm cách đạt được khi theo đuổi nhiệm vụ, sứ mệnh của mình Việc xác định đúng các mục tiêu có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự thành công của tổ chức Vì các mục tiêu chỉ ra hướng phát triển, đánh giá các kết quả đạt được, cho thấy những ưu tiên phân bổ nguồn lực, hợp tác phát triển, cung cấp cơ sở để lập kế hoạch một cách hiệu quả, làm căn cứ cho việc tổ chức, đánh giá hiệu quả
1.1.6 Chính sách:
Chính sách là công cụ để thực hiện chiến lược, là phương tiện để đạt được mục tiêu Các chính sách bao gồm những lời hướng dẫn, các quy tắc và thủ tục được thiết lập để hậu thuẫn cho các nỗ lực để đạt các mục tiêu đã đề ra Các chính sách là các chỉ dẫn đưa ra các quyết định và thể hiện các tình huống lặp lại hoặc những tình huống có tình chu kỳ
1.1.7 Phân tích chiến lược:
Để đánh giá năng lực cạnh tranh, cần tiến hành các bước sau:
- Bước 1, là liệt kê các nhân tố tạo nên thành công then chốt của ngành và các biện pháp tốt nhất để xác định sức mạnh cạnh tranh hay sự yếu kém trong cạnh tranh
- Bước 2, đánh giá công ty và các đối thủ cạnh tranh then chốt xem xét theo mỗi nhân
tố Tốt nhất là sử dụng thang điểm để đánh giá
- Bước 3, tổng hợp các sức cạnh tranh riêng lẻ để có được biện pháp tổng thể về sức mạnh cạnh tranh đối với mỗi công ty cạnh tranh
- Bước 4, rút ra các kết luận về các qui mô, mức độ ưu thế hay bất lợi trong cạnh tranh của đơn vị
1.1.8 Các quá trình quản trị chiến lược:
Quá trình quản trị chiến lược có 03 giai đoạn:
(i) Giai đoạn hoạch định chiến lược: Là giai đoạn đầu tiên, đặt nền tảng và đóng vai trò hết sức quan trọng trong toàn bộ quá trình quản trị chiến lược
Trang 17(ii) Giai đoạn thực hiện chiến lược: Là giai đoạn biến chiến lược thành hành động để đạt được các mục tiêu đã định; đây là giai đoạn cũng rất quan trọng bởi nếu có một chiến lược hết sức khoa học nhưng thực hiện không tốt cũng sẽ trở nên vô nghĩa
(iii) Giai đoạn đánh giá chiến lược: Là giai đoạn cuối cùng của quá trình quản trị chiến lược; trong giai đoạn này cần thực hiện các công việc sau: xem xét lại các yếu tố là cơ
sở cho các chiến lược hiện tại, đo lường thành tích và thực hiện điều chỉnh nếu xét thấy cần thiết
1.1.9 Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội được xem như là một công cụ nhằm tác động đến bản chất của quá trình phát triển của một hệ thống kinh tế - xã hội Chiến lược phải có tác dụng làm thay đổi hệ thống kinh tế - xã hội, từ những thay đổi về lượng đưa đến thay đổi quan trọng về chất của hệ thống Đó là sự thay đổi về mục tiêu, cơ cấu gắn liền với cơ chế hoạt động của hệ thống kinh tế - xã hội Những thay đổi này tạo cho hệ thống kinh tế - xã hội có được những tính chất mới
1.1.10 Đặc điểm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
Mối quan hệ giữa các yếu tố vật chất và phi vật chất trong chiến lược:
Có quan niệm nhấn mạnh yếu tố các nguồn lực vật chất là cơ sở quan trọng nhất để lựa chọn mục tiêu và các giải pháp chiến lược Điều này muốn khẳng định chiến lược không phải là những ý đồ và mong muốn chủ quan mà phải xác định trên cơ sở xem xét địa phương cụ thể có cái gì để thực hiện những mục tiêu, những ý đồ chiến lược đã nêu ra Vì vậy, mục tiêu chiến lược phải sát với thực tiễn, không chủ quan duy ý chí Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào yếu tố nguồn lực vật chất như một cơ sở duy nhất thì không đầy đủ và không xác đáng Chiến lược cũng cần thấy hết vai trò rất quan trọng của các yếu tố khác, những yếu tố phi vật chất trong quá trình phát triển như kinh nghiệm thực tiễn, cơ cấu, cơ chế chính sách, các lợi thế so sánh, môi trường v.v
Mối quan hệ giữa giải quyết các vấn đề trước mắt và lâu dài:
Thông thường, chiến lược chỉ đặt ra và giải quyết những vấn đề có thời gian dài hoặc tương đối dài Đó là chiến lược được hoạch định trong tình hình kinh tế, xã hội và chính trị
ổn định và phát triển bình thường Song, cũng có nhiều trường hợp không đơn giản như vậy Trong điều kiện kinh tế, xã hội có các yếu tố mới (tiêu cực hoặc tích cực), thì việc hoạch định chiến lược phát triển phải thích ứng với tình hình mới đó Tức là chiến lược trước hết phải định ra mục tiêu và giải pháp có tính “tình thế” để khắc phục tình trạng trước mắt, đưa
Trang 18vào quỹ đạo ổn định, từ đó mới có điều kiện phát triển lành mạnh, đạt hiệu quả cao Đặt cả hai quá trình ổn định và phát triển vào một dòng hỗn hợp, đan xen nhau Hai mặt đó (ổn định và phát triển) tạo điều kiện và làm tiền đề cho nhau, để cùng hướng tới những mục tiêu trước mắt và lâu dài Sự lựa chọn những giải pháp tính tới những yêu cầu và những điều kiện thực tế trong từng giai đoạn ngắn, từng bước đi để đạt tới mục tiêu cụ thể trong mỗi bước; đồng thời vẫn có những giải pháp chung bao trùm toàn bộ quá trình thực hiện chiến lược Trong thực tế nó hòa quyện, đan xen vào nhau, từ đó đòi hỏi phải có sự lý giải và những giải pháp ứng xử phù hơp với toàn bộ quá trình và từng giai đoạn, từng mảng cấu thành quá trình Đây là một vấn đề rất quan trọng trong phương pháp luận xây dựng chiến
lược
1.1.11 Lý do chủ yếu phải có chiến lược phát triển kinh tế - xã hội:
- Quá trình phát triển của mỗi nước, của mỗi vùng miền, địa phương có những đặc thù khác nhau, không phải là một quá trình tự phát, mà là một quá trình có định hướng trong một tầm nhìn bao quát, lâu dài để hướng tới mục tiêu đã lựa chọn
1.1.12 Phát triển kinh tế địa phương:
Quá trình phát triển kinh tế địa phương hướng tới các mục tiêu sau:
(i) Nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người, trong đó đặc biệt
quan tâm đến đối tượng nghèo;
(ii) Khuyến khích các khu vực nhà nước, tư nhân và xã hội thiết lập mối quan hệ
hợp tác và cùng phối hợp giữa các thành phần này để tìm ra giải pháp phát triển kinh tế địa phương có hiệu quả;
(iii) Quá trình phát triển kinh tế địa phương phải tìm cách trao quyền cho các đối
tượng tham gia, sử dụng hiệu quả nguồn lực để đạt tới các mục tiêu
1.2 Các bước hoạch định chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển triển kinh tế- xã hội địa phương theo qui định pháp luật hiện hành:
1.2.1 Hoạch định chiến lược: Hoạch định chiến lược là giai đoạn đầu của lý thuyết quản
trị chiến lược, hoạch định, bao gồm các bước:
(i) Thiết lập mục tiêu;
(ii) Đánh giá môi trường bên ngoài;
(iii) Đánh giá môi trường bên trong;
(iv) Đánh giá chiến lược;
(v) Cụ thể hóa chiến lược;
Trang 19(vi) Lập kế hoạch thực thi cho toàn bộ quá trình
1.2.2 Các bước quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội:
Theo Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về việc lập, thẩm định, phê duyệt
và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
(i) Xác định các nội dung nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển, khả năng khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả lợi thế so sánh của thành phố trong tỉnh và so sánh với các thành phố lân cận:
(ii) Luận chứng mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế, xã hội phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và vùng
(iii) Xác định nhiệm vụ để đạt mục tiêu đề ra trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Luận chứng phát triển cơ cấu kinh tế, định hướng phát triển và phân bố các ngành và lĩnh vực then chốt và các sản phẩm quan trọng và lựa chọn cơ cấu đầu tư (kể cả đề xuất các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm trong giai đoạn 5 năm đầu và cho thời kỳ quy hoạch)
1.2.3 Đánh giá những tồn tại, yếu kém trong cơ chế xây dựng chính sách phát triển kinh
tế - xã hội hiện hành:
Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh Việt Nam 2010 của Viện Nghiên cứu quản lý kinh
tế Trung ương (CIEM) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Học viên Năng lực cạnh tranh Châu
Á (ACI) thuộc Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, qui trình lập chính sách kinh tế hiện nay của Việt Nam bộc lộ một số hạn chế sau:
- Qui trình dài và không linh hoạt;
- Sự không phù hợp và không rõ ràng của chính sách;
- Hiệu quả thấp trong thực thi chính sách
1.2.4 Đề xuất Quy trình hoạch định chiến lược phát triển kinh tế-xã hội địa phương:
Trang 20Qua cơ sở lý luận, qui định hiện hành và những hạn chế yếu kém của chính sách phát triển kinh tế địa phương, đề xuất các bước hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội địa phương, như sau:
(i) Xác định mục tiêu chiến lược;
(ii) Phân tích môi trường bên ngoài;
(iii) Phân tích môi trường bên trong;
(iv) Đề xuất các phương án chiến lược;
(v) Lựa chọn phương án chiến lược tối ưu;
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạch định chiến lược phát triển kinh tế-xã hội địa phương:
1.3.1 Thể chế của Nhà nước:
Nhà nước chi phối công tác hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở địa phương Bởi, thứ nhất trong vai trò của người điều tiết nền kinh tế; thứ hai là, trong vai trò quản lý trực tiếp các đơn vị hành chính bằng các quy định Việc hoạch định chiến lược của địa phương sẽ chịu sự điều chỉnh của các căn cứ pháp lý cũng như các quy định được hợp thành thể chế của quốc gia
1.3.2 Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội lãnh thổ:
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội địa phương bị chi phối bởi Chiến lược phát triển kinh tế xã hội cấp cao hơn, có thể là cấp tỉnh hoặc cấp vùng Sự chi phối này thể hiện ở quản lý hành chính cũng như tính phụ thuộc và chi phối lẫn nhau trong quá trình phát triển của các khu vực địa lý Thông thường, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố
sẽ phải dựa trên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
1.3.3 Năng lực lãnh đạo của địa phương:
Hoạch định chiến lược là công việc của các nhà lãnh đạo, vì lãnh đạo thực chất là định hướng và truyền động lực Vì vậy, trình độ, kiến thức và kỹ năng của họ là nhân tố quyết định đến chất lượng của hoạch định Nếu các nhà quản trị có tầm nhìn xa, có tư duy sâu sắc thì kết quả là sẽ có một chiến lược phát triển kinh tế xã hội thành công, còn ngược lại sẽ là một chiến lược yếu kém, thiếu tính thực tiễn Năng lực của nhà hoạch định thể hiện
ở khả năng phân tích và dự báo trên cơ sở hệ dữ liệu thông tin chiến lược Chất lượng của hoạch định phụ thuộc rất nhiều vào khả năng dự báo và phân tích của nhà quản trị Nhà quản trị phải biết cách phân tích các thông tin chiến lược để từ đó có dự báo về xu hướng chủ yếu về kinh tế - xã hội liên quan đến địa phương mình
Trang 211.3.4 Yếu tố văn hóa - xã hội:
Khi địa phương có nền tảng văn hóa, truyền thống và bản sắc lâu đời, hoặc do đặc thù trong quá trình phát triển địa phương tiếp thu và cải biến được nhiều yếu tố tích cực, văn minh và hiện đại thì công tác hoạch định chiến lược phát triển kinh tế sẽ tiếp thu được các yếu tố tích cực và sản phẩm hoạch định sẽ đạt chất lượng và phù hợp với thời đại và ngược lại Bên cạnh đó, văn hóa phản biện, ứng xử, văn hóa lãnh đạo cũng ảnh hưởng đến quá trình hoạch định chiến lược
Cũng giống như các thay đổi khác, các thay đổi về xã hội và các giá trị văn hóa cũng tạo ra các cơ hội, thách thức và đe dọa Trong nhiều quốc gia, khuynh hướng quan trọng nữa
là sự tăng tính đa dạng về dân số và lực lượng lao động Ngoài ra, yếu tố nhân khẩu học, phân bố dân cư cũng ảnh hưởng đến quá trình hoạch định chiến lược
Trang 22Lý luận về Quản trị chiến lược/Hoạch định chiến lược
Lý luận và pháp lý về chiến lược phát triển KTXH
Hoạch định chiến lược Phát triển KTXH theo
Lý thuyết HĐCL
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mô hình và quy trình nghiên cứu:
2.1.1 Mô hình nghiên cứu:
Từ nhiệm vụ cần nghiên cứu, trên cơ sở tổng quan về lý luận về quản trị, hoạch định chiến lược đồng thời dựa vào cơ sở pháp lý quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội địa phương Trên cơ sở đó, ứng dụng công tác hoạch định chiến lược vào việc xây dựng chiến lược Phát triển kinh tế địa phương Nghĩa là thực hiện xây dựng chiến lược phát triển kinh tế địa phương theo lý thuyết về quản trị chiến lược mà cụ thể là giai đoạn hoạch định chiến lược
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu (Do tác giả thiết lập)
N/vụ nghiên cứu
2.1.2 Quy trình nghiên cứu chung:
Hình 2.2 Qui trình nghiên cứu (Do tác giả thiết lập)
Xác định vấn đề/Sự cần thiết Câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu
Lý thuyết nghiên cứu Thu thập và phân tích dữ liệu Kết quả nghiên cứu
Trang 232.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu:
2.2.1 Nguồn số liệu:
- Nguồn số liệu được lấy từ số liệu Niên giám thống kê của tỉnh Quảng Nam, Niên giám thống kế của Thành phố Tam Kỳ và các số liệu trong các tài liệu pháp lý của UBND tỉnh Quảng Nam, của thành phố Tam Kỳ, các địa phương lân cận; các văn bản, văn kiện liên quan của Nhà nước
- Các số liệu khác được trích từ các website của Chính phủ cùng các bộ ngành liên quan dẫn thuyết minh sẽ chỉ rõ nguồn
- Số liệu từ các tài liệu khoa học chuyên ngành hoặc trên các tạp chí chuyên ngành liên quan
2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu:
- Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: các số liệu từ các bảng báo cáo tài chính,
kế toán được so sánh qua các năm, phân tích tại sao và tổng hợp để đưa ra nhận xét
- Phương pháp thống kê: Thống kê các bảng biểu, số liệu từ đó rút ra các kết luận, các xu hướng để đánh giá tình hình
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của chuyên gia về nội dung, lĩnh vực liên quan hoặc ý kiến phát biểu của chuyên gia trên các phương tiện thông tin, diễn đàn có
độ tin cậy cao
- Phương pháp ma trận SWOT: Là kỹ thuật để phân tích và xử lý kết quả nghiên cứu của môi trường hoạt động bằng cách kết hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức,
từ đó hoạch định chiến lược một cách hợp lý