BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN VĂN CƯỜNG ĐÀO TẠO NGHỀ ĐÁP ỨNG NHU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT - NGHIỆP VỤ H
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
NGUYỄN VĂN CƯỜNG
ĐÀO TẠO NGHỀ ĐÁP ỨNG NHU CẦU
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG CỦA
TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT
- NGHIỆP VỤ HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Hà Nội – 2017
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
NGUYỄN VĂN CƯỜNG
ĐÀO TẠO NGHỀ ĐÁP ỨNG NHU CẦU
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG CỦA
TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT
- NGHIỆP VỤ HẢI PHÒNG
Chuyên ngành: Giáo dục phát triển cộng đồng
Mã số: Thí điểm
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Thị Mỵ Lương
Hà Nội – 2017
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cơ quan
và bạn bè, các thầy cô trực tiếp giảng dạy trong hai năm học của Trường Đại học
sư phạm Hà Nội và các bạn bè lớp cao học chuyên ngành giáo dục và phát triển cộng đồng khoá 25 Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành về những giúp đỡ to lớn của các phòng, ban: Sở Giáo dục & đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, các cơ sở sản xuất, các thầy cô, học sinh của Trường Trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ Hải Phòng
Đặc biệt thành công của luận văn này có được là nhờ sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình, tỷ mỷ của TS Trần Thị Mỵ Lương, người hướng dẫn trực tiếp luận văn, đã tận tình giúp đỡ trong suốt quá trình chuẩn bị đề cương, viết, sửa chữa, hoàn chỉnh và bảo vệ đề tài này
Do điều kiện về thời gian và những hạn chế trong khả năng của người viết tác giả xin chân thành biết ơn và lắng nghe những chỉ dẫn, đóng góp để luận văn ngày càng hoàn thiện hơn
Ngày 15 tháng 5 năm 2017
TÁC GIẢ
Nguyễn Văn Cường
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết cho đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4
4 Giả thuyết khoa học 4
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu: 4
7 Phương pháp nghiên cứu 5
8 Cấu trúc luận văn (gồm): 5
Chương 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT – NGHIỆP VỤ HẢI PHÒNG 6
1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu về đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội: 6
1.1.1 Ở nước ngoài: 6
1.1.2 Ở Việt Nam: 8
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 11
1.2.1 Đào tạo 11
1.2.2 Đào tạo nghề 14
1.2.3 Đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội 17
1.3 Đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại trường Trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ Hải Phòng 19
1.3.1 Đặc điểm của học sinh Trường trung Kỹ thuật nghiệp vụ Hải Phòng. 19
1.3.2 Về công tác tuyển sinh của trường Trung cấp kỹ thuật nghiệp vụ Hải Phòng 21
Trang 51.3.3 Số lượng đào tạo và nghề đào tạo 23
1.3.4 Tình hình việc làm của học viên học nghề sau khi tốt nghiệp ở thành phố Hải Phòng 23
1.3.5 Kết quả hoạt động dạy nghề 25
1.3.6 Những bất cập, thách thức đối với đào tạo nghề của Hải Phòng trong bối cảnh chuyển đổi kinh tế và hội nhập 27
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương 28
1.4.1 Quan điểm chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước 28
1.4.2 Chủ chương xây dựng phát triển kinh tế- xã hội của địa phương: 29
Tiểu kết chương 1 33
Chương 2 - THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ HẢI PHÒNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG 35
2.1 Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu 35
2.1.1 Về địa bàn nghiên cứu 35
2.1.2 Tình hình phát triển giáo dục và đào tạo của Hải Phòng 39
2.1.3 Quá trình hình thành và phát triển mạng lưới đào tạo nghề của Hải Phòng 41
2.2 Về khách thể nghiên cứu 43
2.3 Tổ chức nghiên cứu thực trạng 44
2.3.1 Tiến trình nghiên cứu 44
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu và tiêu chí đánh giá 45
2.4 Thực trạng về đào tạo nghề của trường Trường trung cấp Kỹthuật – Nghiệp vụ Hải Phòng 48
2.4.1 Thực trạng đào tạo nghề của Trường trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ Hải Phòng theo những số liệu đã có 48
Trang 62.4.2 Thực trạng đào tạo nghề của trường trung cấp Kỹ thuật - Nghiệp vụ
Hải Phòng theo kết quả phiếu điều tra 56
2.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc Đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xà hội địa phương của trường trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ Hải Phòng 84
Tiểu kết chương 2: 88
Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐÀO TẠO NGHỀ ĐÁP ỨNG NHU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT – NGHIỆP VỤ HẢI PHÒNG 89
3.1 Một số định hướng của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương 89
3.2 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương tại trường trung cấp Kỹ thuật –Nghiệp vụ Hải Phòng 91
3.2.1 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa: 91
3.2.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả : 91
3.2.3 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ : 91
3.2.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi: 92
3.3 Đề xuất các biện pháp đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương của trường Trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ Hải Phòng 92
3.4 Mối quan hệ giữa các biện pháp 100
3.5 Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
PHỤ LỤC 112
Trang 7MỤC LỤC BẢNG
Bảng 2.2: Kết quả tuyển sinh của trường qua các năm 50
Bảng 2.3: Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của trường 51
Bảng 2.4: Thống kê số lượng giáo viên của trường qua các năm 52
Bảng 2.5: Thực trạng hệ thống phòng học lý thuyết và 53
thực hành của trường 53
Bảng 2.7 Cán bộ, giáo viên đánh giá về mục tiêu đào tạo của Trường Trung cấp Kỹ thuật - Nghiệp vụ Hải Phòng: (1 ≤ x ≥3; với n=30) 56
Bảng 2.8 Cán bộ, quản lý đánh giá mức độ thực hiện và về mục tiêu đào tạo của Trường Trung cấp Kỹ thuật - Nghiệp vụ Hải Phòng: 57
(1≤ x ≥3; với n=30) 57
Bảng 2.9 Cán bộ, quản lý đánh giá về nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo của Trường Trung cấp Kỹ thuật - Nghiệp vụ Hải Phòng: 58
(1≤x≥3; với n=30) 58
Bảng 2.10 Cán bộ, quản lý đánh giá mức độ thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo của Trường Trung cấp Kỹ thuật- Nghiệp vụ 60
Hải Phòng:(1≤x ≥3; n=30) 60
Bảng 2.11 Cán bộ, quản lý đánh giá về mức độ cần thiết đổi mới phương pháp đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội địa phương của Trường Trung cấp Kỹ thuật - Nghiệp vụ Hải Phòng: 61
(1≤ x ≥3; với n=30) 61
Bảng 2.12 Cán bộ, quản lý đánh giá mức độ thực hiện đổi mới phương pháp đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội địa phương của Trường Trung cấp Kỹ thuật - Nghiệp vụ Hải Phòng: 63
(1≤ x ≥3; với n=30) 63
Bảng 2.13 Cán bộ, quản lý đánh giá về các loại hình đào tạo của Trường Trung cấp Kỹ thuật - Nghiệp vụ Hải Phòng: (1≤ x ≥3; với n=30) 64
Trang 8Bảng 2.14 Cán bộ, quản lý đánh giá mức độ thực hiện các loại hình đào tạo của Trường Trung cấp Kỹ thuật - Nghiệp vụ Hải Phòng: 66(1≤ x ≥3; với n=30) 66Bảng 2.15 Cán bộ, quản lý đánh giá về quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị, kinh phí vật tư phục vụ đào tạo Trường Trung cấp Kỹ thuật - Nghiệp vụ Hải Phòng: (1 ≤
x ≥ 3; với n=30) 68Bảng 2.16 Cán bộ, quản lý đánh giá mức độ thực hiện quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị, kinh phí vật tư phục vụ đào tạo Trường Trung cấp Kỹ thuật - Nghiệp vụ Hải Phòng: 69Bảng 2.17 Cán bộ, quản lý đánh giá mức độ cần thiết bồi dưỡng giáo viên của Trường Trung cấp Kỹ thuật - Nghiệp vụ Hải Phòng: 71(1 ≤x ≥ 3; với n=30) 71Bảng 2.18 Cán bộ, quản lý đánh giá mức độ thực hiện bồi dưỡng giáo viên củaTrường Trung cấp Kỹ thuật - Nghiệp vụ Hải Phòng: 73(1 ≤ x ≥ 3; với n=30) 73Bảng 2.21 Học sinh ra trường đánh giá mức độ khả thi của khả năng tay nghề đáp ứng nhu cầu xã hội : ( 1≤ x ≥3; với n= 40) 75Bảng 2.22 Học sinh ra trường đánh giá mức độ thực hiện của khả năng tay nghề: (
1 ≤ x ≥3; với n= 40) 77Bảng 2.23 Công ty, doanh nghiệp đánh giá mức độ khả thi vềkhả năng đáp ứng của học sinh đối nhu cầu công việc của công ty, doanh nghiệp (1 ≤ x ≥3; với n= 10) 79Bảng 2.24 Công ty, doanh nghiệp đánh giá mức độ thực hiện tay nghề của học sinh đối nhu cầu công việc của công ty, doanh nghiệp: ( 1 ≤ x ≥3; với n= 10) 81Bảng 2.19 Cán bộ, quản lý đánh giá về sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan trong việc đào tạo nghề củaTrường Trung cấp Kỹ thuật - Nghiệp vụ Hải Phòng: (1≤
x ≥3; với n= 30) 84Bảng 2.20 Cán bộ, quản lý đánh giá về sự ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan trong việc đào tạo nghề của Trường Trung cấp Kỹ thuật - Nghiệp vụ Hải Phòng: (1≤ x
≥3; với n= 30) 86
Trang 9Bảng 3.1 Tổng hợp số người xin ý kiến về mức độ cần thiết và mức độ khả thi 100Bảng 3.8 Tổng hợp đánh giá mức độ cần thiết các biên pháp đào tạo nghề của trường Trung cấp Kỹ thuật - Nghiệp vụ Hải Phòng; 101
x(1 ≤x ≤ 3) 101Bảng 3.9 Tổng hợp đánh giá mức độ khả thi các biên pháp đào tạo nghề của trường Trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ Hải Phòng ; x(1 ≤x ≤ 3 ); 103
Trang 10DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tình hình tuyển sinh hệ Trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề của trường qua các năm 50Biểu đồ 2.2: Trình độ đầu vào của học sinh qua các năm 54Biểu đồ 2.3: Tình hình học tập của học sinh hệ trung cấp của trường 55
Trang 111
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết cho đề tài
Tại Đại hội Đảng lần thứ XII xác định: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo theo hướng mở, hội nhập, xây dựng xã hội học tập, phát triển toàn diện năng lực, thể chất, nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức tôn trọng pháp luật và trách nhiệm công dân ” Để thực hiện tốt các yêu cầu đó, việc đổi mới giáo dục cần tập trung vào hai việc: Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo; coi trọng phát triển phẩm chất và năng lực người học
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đó quan tâm, đầu tư và chỉ đạo sát sao công tác đào tạo nghề, do đó đào tạo nghề đó có nhiều đổi mới và đạt được những kết quả đáng kể, góp phần vào công cuộc phát triển đất nước theo hướng hội nhập Quốc tế và khu vực Tuy nhiên đứng trước yêu cầu phát triển ngày càng cao của nền kinh tế - xã hội, với xu thế hội nhập Quốc tế và khu vực, đào tạo nghề còn nhiều bất cập và hạn chế nhất định “Chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cũng thấp và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội của đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế Chương trình đào tạo còn nặng về lý thuyết chưa chú trọng đến thực hành và thực tế, đào tạo tràn lan chưa gắn với sử dụng, chưa gắn với công ty, doanh nghiệp, tình trạng thất nghiệp nhiều gây lãng phí tiền của, của Nhà nước và xã hội Những bất cập đó đang được đặt ra, cần phái có hướng giải quyết
Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng một trong các mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước 5 năm, giai đoạn 2016-2020 là: “Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội” Vấn đề đặt ra là cần đánh giá thực trạng công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay ra sao
để có giải pháp hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế
Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, là trung tâm công nghiệp có cảng biển lớn nhất phía bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ Hải
Trang 122
Phòng là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin và an ninh, quốc phòng của vịnh Bắc Bộ và cả nước, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc Là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc Với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất phát triển, đồng thời là một trong những động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, đây là Trung tâm kinh tế
- khoa học - kỹ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong 2 trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp „Khu công nghiệp NOMURA, khu công nghiệp Đình Vũ, khu công nghiệp Vĩnh Niệm, khu công nghiệp Vsip ”, thương mại lớn và trung tâm dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế và thủy sản ngoài ra còn các ngành công nghiệp khác và các công ty liên doanh với nước ngoài cũng đang phát triển mạnh như: Công ty thép Việt- Úc, công ty thép Việt Nam - Hàn Quốc, Công ty công nghiệp nặng Hàn -Việt, may mặc và ngành công nghiệp đóng tầu v.v của vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam Hải Phòng là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội- Hải Phòng và Quảng Ninh, nằm ngoài Quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội Hải Phòng còn giữ vị trí tiền trạm của miền Bắc;
Hải Phòng có tiềm năng lao động dồi dào Tính đến tháng 12/2015, dân số Hải Phòng là 2.103.500 người, trong đó dân cư thành thị chiếm 46,1% và dân cư nông thôn chiếm 53,9%, là thành phố đông dân thứ 3 ở Việt Nam Vì vậy đòi hỏi thành phố cần
có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng sự phát triến đa dạng của nền kinh tế trong thời kỳ đổi mới và xây dựng đất nước nói chung và Hải Phòng nói riêng
Trong cơ chế đổi mới như hiện nay giải quyết những bất cập giữa yêu cầu nhiệm vụ và thực tiễn trong đào tạo nghề là bức thiết Vậy công tác quản lý tổ chức hoạt động đào tạo nghề có hiệu quả sẽ tạo điều kiện đáp ứng sự phát triển đa dạng của Thành phố Hải Phòng
Trong những năm qua, trường Trường trung cấp kỹ thuật – Nghiệp vụ Hải Phòng đó có nhiều đóng góp tích cực trong việc đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật, hàng năm có khoảng 500 học sinh ra trường, được Bộ Xây dựng, đánh giá cao về công tác đào tạo nghề của nhà trường và được xếp một trong những trường trọng
Trang 133
điểm của bộ Xây dựng Tuy nhiên trong thời kỳ hội nhập quốc tế và khu vực hiện nay và những năm tiếp sau, công tác đào tạo nghề của trường Trung cấp kỹ thuật nghiêp Hải Phòng còn không ít khó khăn và bất cập như: Nhận thức của một bộ phận cán bộ quảng lý, giáo viên, học sinh và các thành viên trong xã hội về công tác đào tạo nghề, học nghề chưa thật đầy đủ; Đổi mới quản lý tổ chức đào tạo nghề còn chuyển biến chậm làm cho việc đào tạo nghề ở trường Trung cấp Kỹ thuật - Nghiệp
vụ Hải Phòng thời gian qua tuy đã có rất nhiều cố gắng song hiệu quả đào tạo vẫn còn hạn chế cả về qui mô, chất lượng, chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập của Quốc gia và mục tiêu phát triển của thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới Việc đầu tư cơ sở vật chất, các phương tiện, thiết bị cho dạy nghề còn hạn chế, việc
sử dụng khai thác các nguồn lực cho hoạt động dạy nghề còn chưa hiệu quả Công tác xã hội hóa giáo dục cho hoạt động này còn nhiều hạn chế và chưa có những biện pháp hữu hiệu, số lượng tuyển sinh hằng năm chưa đạt kế hoạch được giao Giải quyết được những vấn đề trên đây chính là mục tiêu của việc hoàn thiện và đổi mới công tác quản lý tổ chức hoạt động đào tạo nghề của trường Trung cấp Kỹ thuật - Nghiệp vụ Hải Phòng nhằm thực hiện được mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực mà Đảng, Nhà nước và thành phố Hải Phòng đó xác định
Qua phân tích trên đây cho thấy đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu kinh tế - xã hội
có tầm quan trọng với Hải Phòng Vì lẽ đó tôi lựa chọn đề tài “ Đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương của trường Trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ Hải Phòng” để tiến hành nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương của trường Trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề góp phần phục vụ các yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực, việc chuyển dịch cơ cấu ngành nghề và cơ cấu kinh tế của địa phương
Trang 144
3 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Đào tạo nghề của Trường Trung cấp Kỹ thuật –
Nghiệp vụ Hải Phòng
Đối tƣợng nghiên cứu: Đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã
hội địa phương của Trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ Hải Phòng
4 Giả thuyết khoa học
Quá trình đào tạo nghề đáp ứng nhu nghề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế -
xã hội địa phương của Trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ Hải Phòng trong những năm vừa qua chưa thực sự hiệu quả vì vậy chất lượng đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực cho địa phương chưa cao Nếu nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng đào tạo nghề và đề xuất những biện pháp có căn cứ khoa học, thực tiễn và khả thi, sẽ góp phần nâng cao kết quả đào tạo nghề của trường Trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp
vụ Hải Phòng phục vụ yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực của địa phương
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về đào tạo nghề và mối quan hệ giữa đào tạo nghề với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương của trường Trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ Hải Phòng
5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng đào tạo nghề của trường Trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ Hải Phòng
5.3 Đề xuất một số biện pháp nhằm giúp đào tạo nghề của trường Trung cấp
Kỹ thuật – Nghiệp vụ Hải Phòng có tính hoàn thiện hơn và nâng cao kết quả đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
- Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu này chỉ triển khai tại Trường trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ Hải Phòng;
- Khách thể nghiên cứu: Cán bộ giáo viên, học sinh đã ra trường của trường Trường trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ Hải Phòng, các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn Hải Phòng ;
Trang 155
- Nội dung nghiên cứu: Đánh giá về thực trạng đào tạo nghề của trường Trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ Hải Phòng theo những số liệu đã có năm và qua khảo sát và bước đầu đề xuất một số biện pháp
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Sưu tầm, phân tích và tổng hợp một số tài liệu có liên quan đến hoạt dạy
nghề làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp hồi cứu,
phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; phương pháp phỏng vấn
7.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học:
Được sử dụng để xử lý các kết quả nghiên cứu do các phương pháp trên thu
thập được
8 Cấu trúc luận văn (gồm):
Chương 1: Cơ sở lý luận về đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế
- xã hội địa phương của Trường trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ Hải Phòng
Chương 2: Thực trạng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội địa phương của Trường trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ Hải Phòng
Chương 3: Đề xuất các biện pháp đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội địa phương của trường Trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ Hải Phòng
Trang 166
Chương 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG TẠI TRƯỜNG
TRUNG CẤP KỸ THUẬT – NGHIỆP VỤ HẢI PHÒNG
1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu về đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội:
1.1.1 Ở nước ngoài:
Hiện nay chúng ta đang đang sống trong thời kì văn minh thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa với khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển, nhiều thành tựu khoa học được áp dụng vào sản xuất Xã hội loài người bước vào thế kỷ của nền văn minh tin học, điện tử viễn thông, công nghệ tự động hoá v.v Với nền kinh tế tri thức Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ đã thúc đẩy nhiều ngành nghề phát triển Người ta nhận thấy rằng hệ thống nghề nghiệp ngày càng phức tạp, phong phú, nó đòi hỏi chuyên môn hoá đạt đến trình độ cao, sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ đã làm biến đổi nhận thức, quan hệ và cuộc sống của nhân loại trên toàn thế giới
Xã hội muốn phát triển cần có sự chung tay của nhiều lực lượng xã hội, đặc biệt là lực lượng lao động chất lượng cao Vì vậy công tác đào tạo nghề chiếm một
vị trí hết sức quan trọng trong xã hội, giúp mỗi cá nhân phát huy hết năng lực, tiềm năng của mình để “Vừa ích nước, vừa lợi nhà” Nếu mỗi người có một nghề với trình độ cao sẽ cho một tương lai, tiền đồ sáng lạng, hơn nữa giúp cho toàn xã hội ngày càng phát triển
Năm 1996, Theo Jacques Delors, Chủ tịch Ủy ban UNESCO về Giáo dục cho thế kỷ XXI (UNESCO Commission on Education for the Twelty-First Century) đã công bố bản báo cáo có tiêu đề tiếng Anh là: Learning: The Treasure Within 1, có thể dịch sang tiếng Việt là “Học tập: Một tài sản tiềm ẩn” (từ đây gọi tắt là Báo cáo) khi phân tích "Những trụ cột của giáo dục" đã viết "Học tri thức, học làm việc, học cách chung sống và học cách tồn tại, đó là bốn trụ cột mà ủy ban đã trình bày và minh họa những nền tảng của giáo dục" Theo tác giả vấn đề học nghề của học sinh
Trang 17“Ly nông bất ly hương” để đào tạo tại chỗ và sản xuất tại chỗ Đào tạo thợ lành
nghề bậc cao, chuyên gia kỹ thuật để xuất khẩu lao động; (Phần I,tr.52 )
Ở Nhật Bản, xuất phát từ một nước rất nghèo về tài nguyên, nhiên liệu, lại luôn gặp thiên tai, phần lớn nguyên, nhiên vật liệu phải nhập khẩu Vì vậy chính phủ Nhật Bản xác định chỉ có thể trông chờ vào chính người dân Nhật Bản và đặc biệt chú trọng đến giáo dục và đào tạo coi đó là quốc sách hàng đầu và ngay sau chiến tranh thế giới thứ 2 Nhật Bản đã triển khai thực hiện triết lý phát triển “Con người Nhật Bản cộng với khoa học kỹ thuật phương Tây” [9] Chính phủ Nhật Bản khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành hệ thống giáo dục – đào
tạo nghề trong các công ty, doanh nghiệp; (Phần I, tr.53)
Ở Singapore, một trong chính sách đánh giá cao nhất của Chính phủ là phát triển nhân lực, đặc biệt là phát triển nhân lực chất lượng cao để mở rộng và phát triển khoa học và công nghệ cho nền kinh tế [9] Chính phủ Singapore chú trọng đầu tư cho giáo dục và đào tạo, phát triển kỹ năng con người, xây dựng chính sách, đảm bảo nguồn nhân lực và thành lập các tổ chức, thể chế cần thiết để thực hiện
chính sách (phầnI, tr 54,55)
Ở Thái Lan, Từ năm 1960 nền giáo dục đào tạo Thái Lan bắt đầu phát triển mạnh với các viện Đại học, các trường Đại học, Cao đẳng và trường nghề để tạo cơ hội cho
Trang 188
mọi người dân có thể học tập [9] , Ngoài các loại hình đào tạo chuyên ngành, Thái Lan
còn áp dụng loại hình đào tạo nghề tại các doanh nghiệp; (phần I, tr.56)
Ở Hàn Quốc, hiện nay nền kinh tế Hàn Quốc đang là biểu tượng mới của thế giới Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy để phát triển nền kinh tế cần có sự đồng
bộ trong tiến trình phát triển kinh tế, sự đồng bộ trong các yếu tố, các bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất, trong đó yếu tố quan trọng là nguồn nhân lực để phát triển [9] Vì vậy trong đào tạo nguồn nhân lực Hàn Quốc đặc biệt chú trọng vào công tác đào tạo đội ngũ lao động chất lượng cao Xây dựng hệ thống mạng lưới đào tạo chất lượng cao quy củ và được tuyển chọn, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nhân lực giáo viên Hàn Quốc cũng khuyến khích các nhà doanh nghiệp đầu tư vào
lĩnh vực này (phần I, tr 57,58 );
Ở Inđônêxia, mô hình kết hợp đào tạo nghề được Bộ văn hoá và Giáo dục bắt đầu đề xuất năm 1993 có tên gọi là Pendidican Sistem Ganda- Hệ thống đào tạo song hành được thực hiện bởi trường dạy nghề và các bên tham gia đào tạo đại diện cho giới việc làm để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho thị trường thương mại tự
do ASEAN năm 2003, APEC năm 2002 ;
Ở Ấn Độ, Chính phủ đã thực hiện “Dự án đường tròn chất lượng (Quality Cỉcle Project)” Đây là sự vận dụng sáng tạo của quản lý chất lượng tổng thể (Total Quality Management) trong các trường đào tạo nghề kỹ thuật (năm đầu tiên gồm 28 trường ở14 bang)
Michael P Todaro với tác phẩm “Kinh tế học cho thế giới thứ ba” đề cập vấn
đề đào tạo nghề cho người lao động ở khu vực nông thôn
E.Wayne Nafziger với tác phẩm “Kinh tế học của các nước đang phát triển” đề cập đến chuyển dịch cơ cấu lao động và giải quyết việc làm
“Kinh tế cộng đồng” của Joseph E Stinglitz nghiên cứu về vấn đề lao động, việc làm, thuế
1.1.2 Ở Việt Nam:
Hiện nay Việt Nam là nước đang phát triển, đang từng bước Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Từ năm 1960 tại Đại hội Đại biểu lần thứ III của Đảng Lao động Việt
Trang 199
Nam (nay là Đảng cộng sản Việt Nam) đã đề ra đường lối công nghiệp hóa và coi công nghiệp là trung tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Từ đó đến nay, qua các thời kỳ Đại hội, Đảng ta đã không ngừng phát triển, nâng cao nhận thức và cụ thể hóa theo đường lối này Tại Đại hội lần thứ XII của Đảng đưa ra nghị quyết: một trong các mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước 5 năm, giai đoạn 2016-2020 là:
“Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội”
Năm 1998, (Điều 8) luật giáo dục của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi: “Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội, tiến
bộ khoa học công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh bảo đảm cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền, mở rộng qui mô trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả kết hợp giữa lao động và sử dụng ‟‟
Điều 3 Chương1 Luật Giáo dục sửa đổi năm 2005 “Hoạt động Giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý; học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, giáo dục nhà trường gắn liền với giáo dục gia đình và xã hội” Tiếp tục phát triển Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, kết luận nghị quyết Trung ương 6 khoá IX về giáo dục nhấn mạnh “Giáo dục với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội” Điều 9 Chương III “Qui chế trường nghề Nhà nước” ban hành kèm theo quyết định số 382/QĐ ngày 27/2/1993 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi
“Quá trình giáo dục và đào tạo phải quát triệt nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội “ Nghị định số 02/2001/NĐ-CP của Chính phủ qui định tổ chức và hoạt động dạy nghề
Quyết định 2653/QĐ-BGDĐT ngày 25/7/2014 Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
Trang 2010
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta diễn ra trong bối cảnh có nhiều thuận lợi Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, nền kinh tế tri thức, xu thế toàn cầu hoá, nhưng cũng có nhiều thách thức mới, gia tăng dân số, thất nghiệp, sự thách thức và biến động liên tục của nền kinh tế -xã hội Để tồn tại được trong môi trư-ờng có nhiều thách thức và biến động đó, con người cần phải luôn luôn sáng tạo và có khả năng thích nghi nhanh chóng với môi trường làm việc Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì Đào tạo nghề là một trong những mục tiêu được đặt lên
vị trí hàng đầu Đào tạo nghề mục tiêu là đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng Ngày nay với khoa học, công nghệ phát triển, quy trình công nghệ thay đổi, nếu người lao động không có nghề, không có trình độ khoa học, thường không có khả năng
để thích ứng kịp thời với sự phát triển hiện nay
C.Mác chỉ ra nhiệm vụ cơ bản, cần thiết của đào tạo nghề gồm: “Một là: Giáo dục trí tuệ, Hai là: Giáo dục thể chất, Ba là: Dạy kỹ thuật nhằm giúp học sinh nắm vững được những nguyên lý cơ bản của tất cả các qui trình sản xuất, đồng thời biết sử dụng các công cụ sản xuất đơn giản nhất
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng, lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”
Tư tưởng này của Bác đã thể hiện trong các giai đoạn phát triển của nền giáo dục Việt Nam Tại đại hội Văn hoá toàn quốc tháng 7 năm 1948, đồng chí Trường Chinh đã khẳng định: “Biết và làm đi đôi, lý luận và hành động phối hợp”
Những năm gần đây các khoa học, giáo dục, đã tiếp cận nhiều đến vấn đề đào tạo nghề ở các khía cạnh khác nhau:
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: Phân tích tình hình giáo dục và đào tạo nước ta
và phương hướng đổi mới Giáo dục và Đào tạo đã xác định: Việc xây dựng một nền giáo dục kỹ thuật, đó là "Nền giáo dục được chỉ đạo bằng tư tưởng phục vụ phát triển công nghệ" Kết quả nghiên cứu của tác giả về con người trong công cuộc đổi mới, "Con người là giá trị sản sinh ra mọi giá trị, là thước đo của mọi bậc thang giá trị Mỗi thời đại mới đều được chuẩn bị tập trung vào vấn đề con người, chủ thể của lịch sử, chủ thể của mọi quá trình biến đổi xã hội Thời kỳ đổi mới ở nước ta cũng
Trang 2111
vậy" Công trình nghiên cứu của tác giả, đã có nhiều yếu tố được đề cấp tới, trong
đó có đề cập tới yếu tố "Bắt đầu chú ý nhiều hơn đến giáo dục nghề nghiệp"
Tác giả Phạm Tất Dong Trong công trình khoa học của mình, đã điều tra:
"Trong những người không kiếm ra việc làm, có 85,8% là thanh niên trong tổng số thanh niên đứng ngoài việc làm, có 67,4% là không biết nghề" Trên cơ sở đó, tác giá xác định cần: "Chú trọng việc hình thành những năng lực nghề nghiệp cho thế
hệ trẻ để họ tự tìm ra việc làm", đồng thời "Tiếp sau quá trình hướng nghiệp, dứt khoát phải dạy nghề cho học sinh v.v đây sẽ là một nguyên tắc cơ bản" Cũng trong đề tài khoa học này, theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn, đã nêu "Phát triển con người thực chất là mở rộng và phát huy những tiềm năng, năng lực của con người trong hoạt động, đó là quá trình gia tăng giá trị cho con người, giá trị tinh thần, trí tuệ, giá trị đạo đức, giá trị thể chất, vật chất, hay nói khác đi là quá trình phát triển trí tuệ, đạo đức nhân cách và tay nghề ”
Nói chung các công trình nghiên cứu khoa học ở trong và ngoài nước rất có giá trị về mặt phương pháp luận và lý luận đối với việc thực hiện viết đề tài luận văn của tác giả
Trên đây là sơ lược về tình hình nghiên cứu, các công trình nghiên cứu khoa học điển hình, các bài báo khoa học liên quan đến quản lý đào tạo nghề Tuy nhiên cho đến nay, khi nghiên cứu một cách nghiêm túc và nhìn nhận vấn đề một cách khách quan các công trình đã có, còn nhiều vấn đề trong công tác đào tạo nghề cần được đề cập Trong đó có đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Đào tạo
Đào tạo là "cách thức truyền dạy kiến thức" kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ
cho người khác, làm cho họ chuyển đổi thành một cấp bậc cao hơn với nhiều hiểu
biết hơn
Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến
thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những
Trang 2212
tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định Khái niệm đào tạo thường có nghĩa hẹp hơn khái niệm giáo dục, thường đào tạo đề cập đến giai đoạn sau, khi một người đã đạt đến một độ tuổi nhất định, có một trình độ nhất định Có nhiều dạng đào tạo: đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu, đào tạo chuyên môn và đào tạo nghề, đào tạo lại, đào tạo từ xa, tự đào tạo Mục tiêu của đào tạo là giúp người học biết làm một công việc rất cụ thể nào đó ví dụ: như đào tạo thợ xây dựng, thợ hàn, thợ điện Thông qua đào tạo giúp cho người học có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình
Như vậy đào tạo được hiểu là quá trình hoạt động có tổ chức, có mục đích của người dạy đến người học, nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức,
kỹ năng, kỹ xảo, thái độ để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, đáp ứng được với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội.
* Phân biệt nghề xã hội và nghề đào tạo
+ Nghề xã hội:
Hiện nay trên thế giới, nghề nghiệp rất đa dạng, phong phú có tới 65.000 nghề,
ở Việt Nam có khoảng 400 nghề Có rất nhiều cách phân loại nghề, tuỳ theo cơ sở phân loại, dựa theo mức độ phức tạp của nghề, theo kết quả cuối cùng của quá trình hành nghề, theo nhóm rộng và theo đặc điểm của hoạt động nghề, đối tượng lao động chủ yếu của nghề Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng cách phân loại của E.A.Climôv, cách phân loại dựa vào đối tượng lao động chủ yếu Theo cách phân loại này thì có 5 nhóm chính sau:
- Nhóm nghề người-người: Là loại nghề có đối tượng hành nghề của người lao động cũng chính là con người như: Nghề y, nhà dạy học, cán bộ tổ chức
- Nhóm người - nghệ thuật: như nhạc, hoạ, nhà văn May, thêu, chạm khắc, chạm khảm
- Nhóm nghề người -tự nhiên: Trồng trọt, chăn nuôi
- Nhóm nghề người kỹ thuật: Điện, cơ khí , xây dựng
- Nhóm nghề người -tín hiệu: Nghề kế toán, tin học, mật mã, bưu chính viễn thông
Trang 2313
+ Nghề đào tạo:
Khái niệm: Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được
đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản
phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội
Mỗi nghề được đặc trưng bởi nội dung lao động của nó Nội dung lao động của nghề đòi hỏi những kiến thức chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo thực hành nhất định, nó phụ thuộc vào công nghệ sản xuất, tổ chức sản xuất Mỗi nghề có một lượng công việc nhất định, có độ phức tạp nhất định
Nghề đào tạo là tập hợp các kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học nghề đạt được thông qua quá trình đào tạo,nhằm phục vụ một phạm vi lao động nhất định nào đó trong xã hội khi tham gia vào lao động xã hội theo nghề nghiệp
Phân loại nghề đào tạo: Căn cứ vào danh mục nghề đào tạo Số
215/2002/QĐ-BLĐTB & XH quyết định của Bộ trưởng Bộ lao động -Thương binh
và Xã hội để đưa ra khái niệm phân loại nghề đào tạo như sau:
Phân loại nghề đào tạo là một bộ phận trong phân loại về giáo dục và đàotạo nói chung, được sắp xếp một cách thống nhất về tên gọi và mã hoá theo tiêu chí nhất định, được hiểu thống nhất theo nội dung của chương trình đào tạo đó và được phân ra theo nhóm nghề, Cụ thể như sau:
- Nhóm nghề kỹ thuật: Nguội, Hàn, Điện công nghiệp, kỹ xây dựng , kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, viễn thông, công nghệ hoá, kỹ thuật nhiệt, kỹ thuật trắc địa,
kỹ thuật khoan, kỹ thuật lắp đặt
- Nhóm nghề mỏ và khai thác: Khai thác mỏ, dầu khí,
- Nhóm nghề sản xuất và chế biến: Chế biến lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, sản xuất muối, hàng dệt may, da giầy, giấy, gốm sứ thuỷ tinh, vật liệu xây dựng
- Nhóm nghề xây dựng: Xây dựng dân dụng, xây dựng công trình,
- Nhóm nghề nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản: Trồng trọt, chăn nuôi, bảo vệ thực vật, dâu tằm, khai thác thuỷ sản, khuyến nông, lâm, ngư nghiệp
- Nhóm nghề thú y: Thú y, sản xuất thuốc thú y
- Nhóm nghề sức khoẻ: Y, Dược,
Trang 2414
- Nhóm nghề khách sạn, nhà hàng, du lịch: Phục vụ khách sạn, chế biến hàng
ăn uống, du lịch;
- Nhóm nghề vận tải: Vận tải thuỷ, hàng không, đường sắt, đường bộ
- Nhóm nghề bảo vệ môi trường: Kỹ thuật môi trường,
- Nhóm nghề nghệ thuật: Điện ảnh, sân khấu, sản xuất nhạc cụ và đĩa, băng từ,
in trang trí nội thất, thủ công mỹ nghệ
- Nhóm nghề báo chí và thông tin: Tu sửa phục chế tư liệu
- Nhóm nghề kinh doanh và quản lý: Quản trị kinh doanh, mua bán hàng, quản lýđất đai, bất động sản, thư ký và nghiệp vụ văn phòng
1.2.2 Đào tạo nghề
1.2.2.1 Khái niệm đào tạo nghề:
Theo C.Mác công tác dạy nghề phải bao gồm các thành phần sau:
Nghề theo giáo trình Kinh tế Lao động của trường Đại học Kinh tế Quốc dân thì khái niệm nghề là một dạng xác định của hoạt động trong hệ thống phân công lao động của xã hộilà toàn bộ kiến thức và kĩ năng mà một người lao động cần có
để thực hiện các hoạt động xã hội nhất định trong một lĩnh vực lao động nhất định
“Đào tạo nghề là quá trình trang bị kiến thực nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động, để họ có thể đảm nhận được một số công việc nhất định” Theo tài liệu của bộ Lao động Thương binh và Xã hội xuất bản năm 2002 thì khái niệm đào tạo nghề được hiểu” Đào tạo nghề là hoạt động nhằm trang bị cho người lao động những kiến thức, kĩ năng và thái độ lao động cần thiết để người lao
động sau khi hoàn thành khoá học hành được một nghề trong xã hội”
Trang 2515
Tại Điều 3 trong Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 “Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp”
Hay nói theo cách khác, đào tạo nghề là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức đến người học nghề để hình thành và phát triển một cách có hệ thống những kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, trong đó có nhu cầu quốc gia, nhu cầu doanh nghiệp và nhu cầu bản thân người học nghề
1.2.2.2 Mục tiêu đào tạo nghề :
Mục tiêu đào tạo nghề là kết quả mong muốn đạt được sau khi kết thúc quá trình đào tạo, nhằm thay đổi nhân cách của người học phù hợp với yêu cầu của xã hội mà quá trình đào tạo phải đạt được Mục tiêu đào tạo quy định nội dung và phương pháp đào tạo, đồng thời là căn cứ để kiểm tra, đánh giá kết quả và chất lượng của quá trình đào tạo Nếu mục tiêu đào tạo phản ánh sát thực tế các yêu cầu của xã hội thì người học được đào tạo có chất lượng, nâng cao được chất lượng nguồn lao động, nâng cao khả năng tự tạo việc làm cũng như khả năng đáp ứng được với yêu cầu của doanh nghiệp sản xuất, tạo ra được nhiều sản phẩm có chất lượng và làm tăng hiệu suất lao động Đồng thời cũng làm tăng nguồn thu nhập cho bản thân, gia đình và cho xã hội, góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động
và cơ cấu kinh tế của địa phương phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới
1.2.2.3 Kế hoạch, nội dung và chương trình đào tạo :
Kế hoạch và chương trình đào tạo đảm bảo tính hiệu quả, đạt mục tiêu đào tạo đồng thời phải thoả mãn các nguyên tắc sư phạm của quá trình giảng dạy, tính mềm dẻo, linh hoạt tạo được khả năng liên thông dọc và ngang, thích ứng với sự thay đổi của khoa học công nghệ và thị trường sức lao động
* Kế hoạch và chương trình đào tạo cho từng nghề là căn cứ để quản lý, kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động đào tạo
Trang 2616
- Hình thức tổ chức đào tạo: Hình thức tổ chức đào tạo là sự kết hợp các hoạt
động của giáo viên và học sinh nhằm thực hiện các nội dung đào tạo Có các hình thức tổ chức như lên lớp, tự học, thí nghiệm, thực hành, thực tập, tham quan,
- Phương pháp đào tạo: Phương pháp đào tạo là cách thức nhà trường nói
chung, giáo viên và học sinh nói riêng tác động lẫn nhau để làm chuyển biến nhân cách của học sinh theo mục tiêu và nội dung đã xác định Phương pháp đào tạo bao gồm các phương pháp giảng dạy-học tập ở các môn học cụ thể và các phương pháp giáo dục, rèn luyện học sinh về mặt phẩm chất đạo đức Ví dụ: Phương pháp thực tập kết hợp với lao động sản xuất ra hàng hoá…
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo là: Máy móc, trang thiết bị,
nguyên nhiên vật liệu cần thiết cho các hoạt động đào tạo, bảo dưỡng, sửa chữa nhà xưởng, lớp học, phòng thí nghiệm và các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho đào tạo, cung cấp các điều kiện về ăn, ở, nghỉ ngơi, chữa bệnh cho giáo viên, học sinh
và cán bộ, công nhân viên của nhà trường Công tác phục vụ đào tạo có chất lượng
sẽ bảo đảm cho đào tạo nghề được thực hiện đúng kế hoạch, ổn định, tạo điều kiện
để nâng cao chất lượng đào tạo
- Chất lượng đào tạo: Chất lượng đào tạo được đánh giá qua mức độ đạt được
mục tiêu đào tạo đã đề ra đối với một chương trình đào tạo; chất lượng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo theo các ngành nghề cụ thể; Mỗi cơ sở đào tạo luôn có một nhiệm vụ được uỷ thác, nhiệm vụ này thường do các chủ sở hữu qui định, điều này chi phối mọi hoạt động của nhà trường Từ nhiệm vụ được uỷ thác này, nhà trường xác định các mục tiêu đào tạo của mình sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của xã hội để đạt được “Chất lượng bên ngoài, đồng thời các hoạt động của nhà trường sẽ được hướng vào nhằm đạt mục tiêu đó, đạt chất lượng bên trong” Đào tạo nghề cho lao động gồm những nội dung: xác định nhu cầu đào tạo nghề, xây dựng mạng lưới cơ sở dạy nghề, xây dựng hệ thống cơ sở vật chất trang thiết bị phụ vụ cho đào tạo nghề, xây dựng chương trình đào tạo nghề, phát triển đội ngũ giáo viên đào tạo nghề;
Trang 2717
Trong công tác đào tạo nghề phải quán triệt các nguyên tắc đảm bảo quan điểm, đường lối ,chiến lược phát triển kinh tế -Xã hội của Đảng, Nhà nước, đảm bảo đào tạo theo nhu cầu, đào tạo gắn với thực tiễn, đào tạo có hiệu quả
+ Nguyên tắc đảm bảo các quan điểm, đường lối, chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của Đảng và Nhà nước trong đào tạo Nguyên tắc đòi hỏi nội dung chương trình, giáo trình đào tạo phải phản ánh đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, luôn được cải tiến và không ngừng hoàn thiện quá trình đổi mới của đất nước;
+ Nguyên tắc đảm bảo đào tạo theo nhu cầu Đào tạo phải thực hiện trên cơ sở nhu cầu của người lao động, của doanh nghiệp và của Xã hội Nội dung, chương trình, giáo trình đào tạo được xác định trên cơ sở nhu cầu thực tiễn của sản xuất, tránh việc đào tạo những gì mà xã hội không có nhu cầu;
+ Nguyên tắc đào tạo gắn với thực hành, học đi đôi với hành Có nghĩa là đào tạo phải gắn với thực tiễn, phải trang bị cho học sinh có những kiến thức kỹ năng,
kỹ xảo, thái độ nghề nghiệp, chuyên môn nhất định, sát thực tiễn để sau khi tốt nghiệp họ có thể đảm đương được công việc xã hội phân công;
+ Nguyên tắc đảm bảo tính hiêu quả Nguyên tắc này yêu cầu đào tạo phải chú
ý đến hiệu quả, không nên chú trọng hình thức chạy theo chỉ tiêu, đồng thời cũng không phiến diện chạy theo chứng chỉ, bằng cấp Đào tạo phải đảm bảo chất lượng
và hiệu quả, trong đào tạo phải chú trọng sử dụng kinh phí đào tạo một cách hợp lý,
có hiệu quả, đảm bảo thực hiện tốt ở tất cả các khâu từ khâu xác định nhu cầu đào
tạo, lập kế hoạch, thực hiện đào tạo đến khâu đánh giá kết quả đào tạo
- Các hình thức đào tạo nghề: theo đối tượng đào tạo nghề: như đào tạo nghề
cho lao động trực tiếp (nông dân, thợ thủ công ) hoặc lao động quản lý Theo phương thức đào tạo nghề: dạy nghề và truyền nghề Theo mức độ của truyền bá kiến thức: đào tạo nghề mới, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao tay nghề Theo thời gian đào tạo nghề và trình độ kết quả người học đạt được: dạy nghề trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng
1.2.3 Đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội
* Đào tạo nghề truyền thống: là phương pháp đào tạo truyền thụ kiến thức,
kỹ năng, thái độ cho người học Phương pháp đào tạo truyền thống là phương pháp
Trang 28Vì vậy để nâng cao chất lượng đào tạo cho lực lượng lao động phù hợp vơi yêu cầu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời kì hộp nhập kinh tế thì chúng ta cần phải thay đổi phương thức đào tạo cho phù hợp
* Đào tạo theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội: Để khắc phục tình trạng
thừa lực lượng lao động, lực lượng lao động không có việc làm mà doanh nghiệp lại thiếu lực lượng lao động có trình độ Hơn nữa để đáp nền kinh tế hội nhập quốc tế trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì đào tạo theo nhu cầu phát triển kinh
tế, xã hội là phương pháp đào tạo có hiệu quả nhất
Đào tạo theo nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội là đào tạo gắn lý thuyết với thực hành và gắn với nhu cầu của doanh nhiệp, đào tạo có địa chỉ, đào tạo phải đảm bảo chất lượng, đào tạo gắn liền với doanh nghiệp và sự phát triển của doanh nghiệp
và xã hội Chất lượng đào tạo quyết định sức cạnh tranh của ngồn nhân lực, thương hiệu và sự tồn tại của các cơ sơ dạy nghề trong lĩnh vực đào tạo và thị trường việc làm Vì vậy nhanh chóng chuyển từ đào tạo nghề đáp ứng về số lượng chuyển sang
mô hình đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu về chất lượng và hiệu quả
Để có được thành công trong công tác đào tạo nghề theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội thì phải xây dựng cơ chế chính sách quy định trách nhiệm, quyền lợi
và tạo điều kiện thuần lợi cho các lực lượng xã hội tham gia với tư các chủ thể trong hoạt động đào tạo nghề
Trang 29+ Phát triển hệ thống cảng, dịch vụ hàng hải, vận tải biển;
+ Xây dựng khu kinh tế, các khu công nghiệp, các khu đô thị ven biển;
+ Công nghiệp đóng mới, sửa chữa tàu thuỷ và phương tiện nổi;
+ Kinh tế thuỷ sản;
+ Du lịch biển;
+ Phát triển các huyện đảo
1.3.1 Đặc điểm của học sinh Trường trung Kỹ thuật nghiệp vụ Hải Phòng
* Đặc điểm tâm lí, lối sống của học sinh, sinh viên
Học sinh, sinh viên Trường Trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ Hải Phòng nói riêng và các trường nghề trên địa bàn Hải phòngchung, HS-SV là những thanh niên trẻ tuổi đời còn rất trẻ 15 tuổi trở nên mới tốt nghiệp THCS các em vào trường học vừa học văn hóa vừa học nghề Khi các em vào trường học còn rất nhiều bỡ ngỡ, chưa đủ chính chắn trong việc nhìn nhận đánh giá, nhận thức, về việc học tập của bản thân Hơn nữa số đông là các em có học lực thấp, ý thức kém vẫn mang nặng tư tưởng ỷ lại vào bố mẹ, học cho bố mẹ chứ không phải học cho bản thân, ở lứa tuổi này các em có nhiều ước mơ hoài bão, có nghị lực và khát khao tìm tòi sáng tạo, nhạy bén trong việc tiếp thu các mới, do đó các em chịu không nhỏ bởi những tác động tiêu cực của những vấn đề xã hội phức tạp.vì vậy khi vào trường học việc rèn luyện, đào tạo cho các em gặp rất nhiều khó khăn
Ngoài những đối tượng học sinh tốt nghiệp THCS vào học thì còn nhiều lứa tuổi khác như tốt nghiệp THPT hoặc đã đi làm về trường học tập Chính do nhiều lứa tuổi khác nhau như vậy dẫn đến việc nhận thức giữa các học sinh khác nhau, đồng thời cũng nẩy sinh nhiều vấn đề phức tạp hơn nữa môi trường sinh hoạt rất đa dạng, phong phú, phức tạp nên họ thường rất nhạy bén về thông tin, đồng thời cũng
Trang 3020
chịu ảnh hưởng lớn bởi những tiêu cực và tệ nạn xã hội (lớn tuổi bắt nạt các đối tượng ít tuổi hơn, hoặc lợi dụng các em ít tuổi hơn làm những việc sai trái còn những em ít tuổi hơn lại học tập đua đòi theo các anh chị lớn tuổi hơn ) Một số học sinh, sinh viên không quen chịu khổ, thích ăn chơi, đua đòi, tỏ vẻ "sành điệu",
dễ bị lôi kéo tham gia vào các hoạt động tiêu cực và tệ nạn xã hội
Học sinh, sinh viên khi vào học mang những đặc điểm tâm lí, đó là rất nhạy cảm, tiếp cận nhiều thông tin mới, luôn khao khát cuộc sống mới, là đại diện của những xu hướng tư tưởng và lối sống mới của thời đại, thích sống tự do, thoải mái, không thích sự giám sát, kiểm tra của tập thể lớp, nhà trường và gia đình
Khi các em vào trong nhà trường học có những tư tưởng "sống gấp", "sống không cần có quan điểm" đang phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn so với trước đây, trong khi đó, môi trường sinh hoạt của các em là khá tự do, thoải mái lại xa gia đình, không bị quản thúc của gia đình,nên việc đua đòi ăn chơi, cờ bạc, số đề, sử dụng ma tuý, tham gia vào các tệ nạn xã hội, ngày một gia tăng
Lối sống thực dụng, coi trọng sức mạnh của đồng tiền của các em đang có chiều hướng gia tăng, thể hiện thông qua thói quen cần gì làm nấy, làm bằng mọi giá, còn những cái mà chưa cần ngay thì chỉ làm qua loa Lối sống này là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các hiện tượng gian lận trong học tập, thi cử Lối sống ích kỉ
cá nhân, do ảnh hưởng thói quen sống riêng tư, ít tham gia sinh hoạt tập thể, đang phát triển ngày càng mạnh, làm mờ nhạt dần tính tập thể, cộng đồng
* Đặc điểm xã hội: Trường Trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ Hải Phòng nằm
trên địa bàn quận Kiến An là một trong các quận nội thành của thành phố có nhiều khu công nghiệp xung quanh, các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ và du lịch có quy mô Do vậy, nhu cầu nguồn nhân lực qua đào tạo là rất cao Song khả năng đáp ứng lao động qua đào tạo vừa thiếu, vừa yếu, thiếu về số lượng, yếu cả về chất lượng đào tạo Cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội, xuất hiện những thách thức đối với công tác đào tạo nghề là các tiêu cực, tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp và có
chiều hướng gia tăng
* Đặc điểm học tập, rèn luyện:
Trang 3121
- HS-SV theo học tại trường là những thanh niên tuổi đời từ 15 đến 27, là con
em công nhân và những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn
- Hình thức tuyển sinh đào tạo là xét tuyển, nên chất lượng đầu vào không cao
- Được sự quan tâm tạo điều kiện của nhà nước và sự cố gắng, nỗ lực của các trường trong công tác nâng cao chất lượng cán bộ và giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu nội dung, quy mô đào tạo ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng
- Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo: phòng học, gian xưởng, thư viện, hội trường, phòng làm việc, nhà KTX, nhà ăn tập thể, khu rèn luyện thể chất, được xây dựng theo tiêu chuẩn, có đủ trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo, giáo dục HS-SV của nhà trường Trong quá trình sử dụng, được thường xuyên sửa chữa nâng cấp, đồng thời hàng năm được bổ sung các trang thiết bị mới từ nguồn mục tiêu chương trình, vốn đầu tư của Nhà nước và nguồn vốn của các trường
1.3.2 Về công tác tuyển sinh của trường Trung cấp kỹ thuật nghiệp vụ Hải Phòng
Kết quả tuyển sinh học nghề mặc dù có sự suy giảm trong những năm gần đây song các cơ sở dạy nghề vẫn đang nỗ lực duy trì các nghề đào tạo truyền thống Năm 2014 đã tuyển mới dạy nghề cho khoảng 48.400 học sinh - sinh viên, đào tạo được 6000 sinh viên bậc cao đẳng nghề, 2848 học sinh bậc trung cấp nghề và 39652 học sinh học nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 74%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 50,5% Tổng số tuyển mới dạy nghề năm 2015 đạt 48.450 người, đạt 100% kế hoạch
động nông thôn)
Trang 3323
1.3.3 Số lượng đào tạo và nghề đào tạo
Năm 2013 số học viên được đào tạo thống kê trong 43 nghề trong đó trình độ
sơ cấp nghề vẫn chiếm đa số với 21.381 học viên chiếm 55.6%, trình độ trung cấp nghề chiếm 30.3% và cao đẳng nghề chiếm 14.1%
Phân theo nghề đào tạo thì nhóm nghề công nghệ - kỹ thuật, các nghề có số lượng học viên đào tạo lớn nhất là nghề hàn với 3656 học viên và nghề công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy: 2340 học viên Tiếp đến là nghề điện công nghiệp với 1775 học viên Hai nghề kỹ thuật sửa chữa máy tính và công nghệ thông tin cũng có số lượng học viên được đào tạo tương đối lớn, trên 800 em Nghề sửa chữa máy tàu thủy và Điều khiển tàu thủy đào tạo học viên ở 2 trình độ là CĐN và TCN với số lượng lần lượt là 735 và 620 em Nghề điện dân dụng cũng đào tạo 620 học viên song lại chỉ đào tạo ở trình độ thấp là TCN và SCN Cuối cùng nghề có số lượng đào tạo trên
500 học viên là Công nghệ ôtô với 570 em ở 2 trình độ là CĐN và TCN
Năm 2014, số lượng học viên đào tạo trình độ cao đẳng nghề và trung cấp nghề tiếp tục có sự sụt giảm so với năm 2013, trình độ sơ cấp nghề là 4860 người, tuy nhiên số lượng đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng tăng khá nên tống số lượt người qua đào tạo nghề vẫn đạt mức xấp xỉ 51.000 người Trong các nghề đào tạo dài hạn thì điện công nghiệp, công nghệ ôtô, hàn, may và kỹ thuật chế biến món ăn vẫn là những nghề thu hút được nhiều học viên trong khi một số nghề chỉ tuyển sinh được 20-30 học viên như Chế tạo thiết bị cơ khí, Gia công và lắp dựng kết cấu thép,.…
1.3.4 Tình hình việc làm của học viên học nghề sau khi tốt nghiệp ở thành phố Hải Phòng
Tỷ lệ có việc làm của sinh viên trình độ cao đẳng nghề đạt tối thiểu 85% Bên cạnh đó một số em có khả năng tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học liên thông lên đại học Nhiều sinh viên cao đẳng nghề sau một thời gian làm việc tại các doanh nghiệp, công ty của nước ngoài (như Nhật Bản và các công ty ở KCN Nomura) đã khẳng định được trình độ và năng lực bản thân nên được bổ nhiệm vào các vị trí quản lý, điều hành kỹ thuật cao trong dây chuyền sản xuất
Trang 3424
Đối với các học viên trình độ trung cấp nghề: chỉ có khoảng 65% tổng số học viên có việc làm Hiện nay nhiều học viên tốt nghiệp trình độ trung cấp nghề chưa tìm được vị trí làm việc thỏa đáng mà phải làm vị trí của trình độ sơ cấp hoặc lao động giản đơn tại các công ty nhỏ, các doanh nghiệp tư nhân như các xưởng may gia công Nguyên nhân do các kiến thức và kỹ năng được học ở trình độ trung cấp chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện công việc ở mức độ cao Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc kém thu hút người học vào hệ trung cấp nghề ở các cơ sở dạy nghề khi thời gian học nghề dài (2 năm) nhưng người sử dụng lao động lại không được đánh giá cao, lương thấp, gần như chỉ ngang bằng với người lao động hệ sơ cấp nghề Do
đó, nhiều học viên tốt nghiệp trình độ trung cấp nghề chưa đi làm mà học tiếp liên thông lên cao đẳng nghề
- Đối với học sinh tốt nghiệp sơ cấp nghề có năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề; có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn Tỷ lệ học sinh sơ cấp nghề có việc làm hoặc tự tạo việc làm còn cao hơn cả đối với trung cấp nghề, đạt khoảng 80%
Khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp đã tiếp nhận học sinh, sinh viên học nghề vào làm việc đã nhận được nhiều đánh giá tích cực về kiến thức và trình độ chuyên môn của nhiều của học viên học nghề Tuy nhiên nhân lực chất lượng cao với kỹ năng nghề, thái độ và tác phong làm việc chuyên nghiệp, khả năng thích ứng trong môi trường đa văn hóa vẫn là điểm yếu của lao động qua đào tạo nghề nói riêng và nguồn nhân lực nói chung Các doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn phải đào tạo lại để người lao động nâng cao kỹ năng nghề, làm quen với các trang thiết bị hiện đại
Để hỗ trợ các học viên tìm kiếm việc làm, nhiều trường đã chủ động mời đại diện các doanh nghiệp tham gia chấm thi tốt nghiệp và có thể tuyển dụng lao động cho doanh nghiệp của mình Vì thế tỷ lệ sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp khá cao Qua số liệu báo cáo từ 34 cơ sở dạy nghề được khảo sát cho thấy trung bình tỷ lệ sinh viên có việc làm trong vòng 6 tháng sau khi tốt nghiệp đạt
Trang 351.3.5 Kết quả hoạt động dạy nghề
Trong những năm qua, công tác xã hội hóa hoạt động dạy nghề của Hải Phòng
đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển dạy nghề, đào tạo nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố Số lượng
cơ sở tư thục hiện nay là 19 cơ sở bao gồm 03 trường cao đẳng nghề, 03 trường trung cấp nghề, 03 trường trung cấp chuyên nghiệp và 10 trung tâm dạy nghề Việc các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề đã tạo điều kiện cho người học nhanh chóng tiếp cận thực tế, thu hẹp một cách có hiệu quả khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành, cũng như tăng khả năng thích ứng với sự thay đổi công nghệ cho học viên Với số lượng hàng chục nghìn doanh nghiệp ở Hải Phòng như hiện nay thì chỉ cần một bộ phận trong số đó cùng tham gia với các cơ sở dạy nghề của chính quy cũng có thể cung cấp một số lượng lớn lao động kỹ thuật có chất lượng cho thành phố
Cũng nhờ việc đẩy mạnh công tác dạy nghề, công tác đào tạo tại các cơ sở dạy nghề của Hải Phòng đã từng bước có sự gắn kết với doanh nghiệp như đưa học sinh đến thực tập tại doanh nghiệp, làm quen với môi trường sản xuất, kinh doanh và đào tạo, bồi dưỡng chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao tay nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, góp phần đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa Tuy nhiên để phát huy hơn nữa công tác “xã hội hóa” cần đa dạng hoá các hình thức dạy nghề như phát triển đào tạo tại chỗ, học qua mô hình, lấy nghề dạy nghề Mở rộng phạm vi của “xã hội hóa”, không chỉ phát triển các khu công nghiệp, đô thị mà cần quan tâm phát triển cả các vùng nông thôn
Trang 3626
- Tổng số ngành, nghề đào tạo trên địa bàn gồm gần 100 ngành nghề; hiện này các ngành nghề đạo rất da dạng nhưng vẫn chưa được chú trọng để phù hợp với phát triển kinh tế xã hội của địa phương
- Trong những năm gần đây, Hải Phòng đã có những cố gắng trong công tác tạo việc làm mới cho người lao động Đi đôi với việc đẩy mạnh sản xuất để giải quyết việc làm, thành phố đã chú trọng thực hiện các giải pháp, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người lao động tự tìm kiếm việc làm và giải quyết việc làm Qua đánh giá, phân tích có thể thấy được nguồn lao động đáp ứng nhu cầu đang ở mức rất thấp; đánh giá trên tuy chưa phản ánh đầy đủ mối quan hệ cung cầu lao động song cũng cho thấy dấu hiệu thiếu nguồn lao động và những bất cập về chất lượng nguồn lao động: thể lực, tác phong – kỷ luật làm việc, trình độ nghề nghiệp; thiếu công nhân kỹ thuật, đặc biệt ở trình độ cao, thiếu lao động ở các nghề kỹ thuật chuyên ngành xây dựng, tự động hóa, điện… trong khi đó lại thừa cử nhân và trình độ đào tạo cao đẳng về các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật…
- Sự bất hợp lý này gây nên tình trạng ngành thì thiếu, ngành thì thừa lực lượng lao động, nhiều học sinh sinh viên tốt nghiệp không tìm được viêc làm, nhiều người phải làm trái ngành, trái nghề, thậm chí phải làm những công việc đòi hỏi tay nghề và chuyên môn thấp hơn rất nhiều Thực trạng này gây nên sự lãng phí rất lớn cho cả Nhà nước và người học, trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị vẫn
ở mức 5,3% (năm 2013) Theo thống kê cả nước cho thấy 70% sinh viên tốt nghiệp đại học không làm đúng nghành nghề mình đã học
Hiện nay có những khu công nghiệp ở Hải Phòng có hàng nghìn cử nhân, kỹ
sư tốt nghiệp đại học nhưng lại làm vị trí của công nhân Vậy là giữa cung và cầu chưa tỷ lệ với nhau, việc định hướng nghề nghiệp cho phụ huynh, cho học sinh phổ thông chưa tốt, chưa có chiều sâu Nên học sinh chọn nghề chỉ theo cảm tính, theo trào lưu, theo dư luận xã hội, đám đông… Đây là vấn đề nóng hiện nay đối với thị trường lao động nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng và trong mâu thuẫn quan hệ cung, cầu nguồn lực lao động trên địa bàn thành phố
Trang 3727
1.3.6 Những bất cập, thách thức đối với đào tạo nghề của Hải Phòng trong bối cảnh chuyển đổi kinh tế và hội nhập
+ Hiện các cơ sở đào tạo mới chỉ tập trung đào tạo những gì mình có khả năng
mà chưa đào tạo được những gì xã hội cần; điều này phần lớn do yếu tố lịch sử của thời bao cấp và hạn chế về năng lực đào tạo (đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, chương trình, giáo trình giảng dạy), nguồn lực đành cho dào tạo còn thiếu, cơ sở đào tạo chưa năng động, hiện đang họat động để tồn tại, về mặt nào đó cơ sở đào tạo cũng là đơn vị phải tính toàn cân bằng thu chi như doanh nghiệp nên họ cũng phải đào tạo nghề nào mà có nhiều người học;
+ Người học theo trào lưu chung, chưa có định hướng, hướng nghiệp đầy đủ
từ phía gia đình, xã hội; người học vẫn chưa quan niệm đúng về giáo dục nghề nghệp, chỉ coi trọng bậc đại học;
+ Các doanh nghiệp, ngoài những doanh nghiệp lớn thì hầu hết chưa có kế hoạch và dự báo về nhu cầu nhân lực, hoặc nếu có thì còn đại cương chung chung chứ chưa cụ thể: cần bao nhiêu người, ngành nghề gì, cần lúc nào, các chế độ trả lương cho người lao động…;
+ Mối quan hệ gắn kết giữa doanh nghiệp – cơ sở đào tạo và người học hiện chưa có hoặc có nhưng chưa hiệu quả;
Nói một cách khác sản phẩm của đào tạo (cung) chưa phù hợp với đòi hỏi nhân lực của doanh nghiệp (cầu) Từ đó dẫn đến tình trạng hiện nay
- Hiện nay quy hoạch phát triển Hải Phòng là thành phố công nghiệp, dịch vụ
và du lịch; vì vậy rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản, đúng nhu cầu phát triển của người sử dụng lao động; từ đó các cơ sở đào tạo phải thực hiện tốt việc kết hợp với doanh nghiệp, xác định rõ cơ cấu nghề đào tạo phù hợp với địa phương
- Nhân lực đào tạo ở các bậc hàng năm vẫn tăng, nhưng đội ngũ nhân lực chất lượng cao vẫn rất thiếu so với nhu câu xã hội: Nhiều ngành nghề/lĩnh vực có tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu nhân lực Theo một cuộc thăm dò mới đây trên báo điện
tử Vietnamnet, những lĩnh vực đang thiếu nhân lực, trong đó lĩnh vực Xây dựng, cơ khí, đống tầu, điện… hiện đang thiếu trầm trọng các công nhân kỹ thuật trình độ cao;
Trang 3828
- Trong cơ cấu lao động của một doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ khung chỉ chiếm 5%-10% Tuy nhiên, xu hướng thích vào đại học của không ít học sinh đã khiến thị trường lao động diễn ra tình trạng thiếu hụt, khan hiếm cả đội ngũ lao động kỹ thuật, từ đó đặt ra thách thức trong công tác xây dựng chính sách, chiến lược phát triển công tác đào tạo nghề nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương
1.4.1 Quan điểm chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước
Công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước là quá trình tất yếu mà sớm hay muộn các nước đang phát triển phải trải qua để chuyển từ xã hội nông nghiệp lạc hậu lên
xã hội công nghiệp hiện đại Vì lẽ đó, để thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực và thế giới, Đảng và Nhà nước ta xác định không có con đường nào khác ngoài việc phải tiến hành CNH, HĐH Để thực hiện đó cần phải có các nguồn lực như nguồn lực con người, vốn đầu tư và tài nguyên thiên nhiên…Các nguồn lực này đều cần thiết và có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó nguồn lực con người giữ vai trò quyết định
- Trong thời đại phát triển của khoa học và công nghệ như ngày nay phát triển đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là chủ yếu gắn đào tạo cùng sự phát triển sản xuất, công nghiệp, nông nghiệp theo từng vùng, miền, lãnh thổ
- Nhà nước đã ban hành chính sách qui định về quyền, trách nhiệm và nghĩa
vụ của Doanh nghiệp sản xuất tuy đã có văn bản chỉ đạo đối với việc khi vào công
ty, doanh nghiệp phải qua đào tạo và có chế độ khuyến khích Song những cơ chế
đó còn chưa đủ mạnh, hiệu lực kém và chỉ tồn tại trên văn bản và chưa sát thực tế trên thực tế thì số lượng chưa qua đào tạo cũng vẫn được vào trong công ty, doanh nghiệp làm Điều này gây ảnh hưởng nhiều đến cơ sở đào tạo và chất lượng đội ngũ công nhân và chất lượng sản phẩm
- Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa việc đánh giá chất lượng cơ sở đào tạo hết sức cần thiết Nhưng nhà nước chưa có chính sách cụ thể về đánh giá về quản lý chất lượng, các quyền lợi, nghĩa vụ kèm theo cho các cơ sở đào tạo nghề
Trang 391.4.2 Chủ chương xây dựng phát triển kinh tế- xã hội của địa phương:
Tại đại hội đảng lần thứ XV chỉ ra: Tập trung các nguồn lực để đầu tư phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phấn đấu trong nhiệm kỳ sẽ triển khai thêm, mở rộng diện tích của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp từ 4.000 đến 5.000 ha, sử dụng chủ yếu đất bãi bồi ven sông, ven biển Chủ động chuẩn bị toàn diện để thu hút đầu tư trong thời kỳ mới, khi mà các Hiệp định kinh tế - thương mại song phương và đa phương có hiệu lực
Trong quá trình thu hút đầu tư, ưu tiên những ngành công nghiệp có công nghệ hiện đại, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, có giá trị gia tăng cao Đồng thời, chú trọng thu hút các lĩnh vực công nghiệp mang lại nhiều việc làm và thu nhập cao cho người lao động Kiên quyết không chấp nhận đầu tư các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường Công nghiệp tập trung vào các ngành công nghiệp chủ lực có lợi thế, tiềm năng như: Công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, sản xuất kim loại, vật liệu xây dựng, sản xuất máy móc thiết bị, công nghiệp chế biến xuất khẩu, công nghiệp bổ trợ, công nghiệp công nghệ cao, có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất khấu và thu hút nhiều lao động, phát triển một số khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất
Dịch vụ phát triển đa dạng, từng bước trở thành một trong các trung tâm dịch vụ lớn của cả nước Chú trọng phát triển các ngành, lĩnh vực dịch vụ trọng yếu và nhiều lợi thế như: Vận tải thương mại dịch vụ, bưu chính-viễn thông, tài chính-ngân hàng
- Điều kiện nhân lực, cơ sở vật chất của nhà trường
+ Từ năm 2007, được sự quan tâm của Nhà nước, Trường đã thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng Trường mới tại phường Đồng Hòa, Kiến An với kinh phí đầu tư được phê duyệt theo là: 86.869 triệu đồng trên diện tích gần 4ha Giai đoạn 1 của
Trang 4030
Dự án đã hoàn thành với tổng kinh phí đầu tư xây dựng gần 60 tỷ đồng, đưa vào sử dụng từ tháng 11/2010; với cơ sở vật chất hiện có, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và học tập cho 2500 học sinh/năm;
+ Công tác đầu tư trang thiết bị phục vụ giảng dạy, cải thiện điều kiện làm việc của giáo viên luôn được quan tâm đúng mức từ nguồn vốn tự có của Trường như: năm 2011 đầu tư gần 100 triệu đồng mua sắm các thiết bị phục vụ giảng dạy ngành Quản lý đất đai, năm 2013 đầu tư gần 200 triệu đồng đầu tư xây dựng xưởng thực hành Nề và các thiết bị phục vụ giảng dạy nghề Điện; năm 2014 đã đầu tư mua sắm các trang thiết bị đáp ứng các yêu cầu phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, làm việc và học tập, như: Máy trắc đạc, các trang thiết bị Điện, máy văn phòng với tổng kinh phí gần 100 triệu đồng; đầu tư xây dựng mới Xưởng thực hành nghề
Nề hoàn thiện đáp ứng quy mô đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường với tổng mức đầu tư gần 200 triệu đồng từ nguồn tự có Năm 2015, Nhà trường tiếp tục đầu tư các trang thiết bị phục vụ giảng dạy, cải thiện điều kiện làm việc của giáo viên từ nguồn vốn tự có của Trường như: đầu tư hơn 700 triệu đồng mua sắm các máy móc, thiết bị, mô hình phục vụ giảng dạy nghề Cấp thoát nước,
Kỹ thuật xây dựng, Điện Công nghiệp, Hàn và các hoạt động ngoại khóa của học sinh, sinh viên
Hiện nay, nhà trường đang triển khai thủ tục, chuẩn bị khởi công xây dựng hạng mục nhà Ký túc xá đáp ứng nhu cầu ở cho 500 học sinh từ nguồn vốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại Trường cũ của UBND thành phố Hải Phòng
Dự kiến kế hoạch bổ sung cơ sở vật chất theo quy mô đào tạo hàng năm:
Diện tích hiện
có (m2)
Lưu lượng/HS
Diện tích cần có (4 m2/Hs)
Diện tích hiện có (m2)
Diện tích tăng thêm (m2)