1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại thanh tra tỉnh đồng nai

152 577 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 152
Dung lượng 1,61 MB

Nội dung

Thực hiện có hiệu lực và hiệu quả công tác thanh tra sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý hành chính nhà nước; bảo đảm trật tự, kỷ cương; bảo vệ quyền và

Trang 1

NGUYỄN CHÍ ĐƢỢC

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ

TẠI THANH TRA TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đồng Nai - Năm 2016

Trang 2

NGUYỄN CHÍ ĐƢỢC

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ

TẠI THANH TRA TỈNH ĐỒNG NAI

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài luận văn này, bên cạnh

sự nỗ lực bản thân, tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS Hà Xuân Thạch đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian qua để tác giả có thể hoàn thành luận văn này

Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, quý báu trong quá trình thu thập thông tin, số liệu tới Ban lãnh đạo Thanh Tra tỉnh và toàn thể cán bộ, công chức trong cơ quan Thanh tra tỉnh Đồng Nai đã phối hợp trong công việc điều tra, khảo sát của tác giả tại cơ quan

Tác giả xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô Trường Đại học Lạc Hồng đã giảng dạy, trao cho tác giả những kiến thức và kinh nghiệm quý báu làm nền tảng trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu luận văn của mình./

Đồng Nai, tháng năm 2016

Tác giả

Nguyễn Chí Đƣợc

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đề tài đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có

sự hỗ trợ từ Thầy hướng dẫn là PGS.TS Hà Xuân Thạch Các nội dung nghiên cứu

và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình./

Đồng Nai, tháng năm 2016

Tác giả

Nguyễn Chí Đƣợc

Trang 5

MỤC LỤC TRANG BÌA PHỤ

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

TÓM TẮT LUẬN VĂN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Các nghiên cứu có liên quan 2

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Những đóng góp của luận văn 6

7 Kết cấu của luận văn 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ 7

1.1.Tổng quan về hệ thống KSNB 7

1.1.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển lý thuyết KSNB 7

1.1.2 Định nghĩa về KSNB trong lĩnh vực công 9

1.1.3 Lợi ích và giới hạn của hệ thống KSNB 11

1.1.3.1 Lợi ích 11

1.1.3.2 Giới hạn 12

1.2 Hệ thống KSNB trong khu vực công 13

1.2.1 Sơ lược về hình thành và phát triển hệ thống KSNB trong khu vực công 13

1.2.2 Khái niệm KSNB trong khu vực công 14

1.2.3 Nội dung cơ bản của hệ thống KSNB trong khu vực công 16

1.2.3.1 Môi trường kiểm soát 17

1.2.3.2 Đánh giá rủi ro 19

1.2.3.3 Hoạt động kiểm soát 21

Trang 6

1.2.3.4 Thông tin và truyền thông 23

1.2.3.5 Giám sát 24

1.3 Đặc điểm tổ chức KSNB của đơn vị Thanh tra 25

1.3.1 Khái niệm, chức năng và nhiệm vụ 25

1.3.2 Đặc điểm về KSNB ở đơn vị công 27

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG KSNB TẠI CƠ QUAN THANH TRA TỈNH ĐỒNG NAI 30

2.1 Giới thiệu tổng quan về hệ thống Thanh tra Nhà nước 30

2.1.1.Quá trình hành thành và phát triển đối với Ngành Thanh tra Đồng Nai 32 2.1.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy hiện nay tại cơ quan Thanh tra tỉnh 32

2.1.1.2 Các tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng 33

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ 33

2.1.3 Hệ thống và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 35

2.1.4 Mối quan hệ giữa các bộ phận 37

2.2 Phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu tại cơ quan Thanh tra tỉnh 38

2.2.1 Quy trình nghiên cứu luận văn 38

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu Luận văn 39

2.2.3 Thu thập dữ liệu nghiên cứu 40

2.3 Đánh giá hệ thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại cơ quan Thanh tra tỉnh Đồng Nai 41

2.3.1 Môi trường kiểm soát 41

2.3.2 Đánh giá rủi ro 48

2.3.3 Hoạt động kiểm soát 51

2.3.3.1 Xây dựng và vận hành các chính sách thủ tục kiểm soát 51

2.3.3.2 Hoạt động kiểm soát 52

2.3.4 Thông tin và truyền thông 58

2.3.5 Giám sát 60

2.4 Đánh giá chung công tác kiểm soát nội nội bộ tại cơ quan Thanh tra tỉnh Đồng Nai 62

2.4.1 Ưu điểm 62

Trang 7

2.4.1.1 Môi trường kiểm soát 62

2.4.1.2 Đánh giá rủi ro 64

2.4.1.3 Hoạt động kiểm soát 64

2.4.1.4.Thông tin truyền thông 66

2.4.1.5.Giám sát 66

2.4.2 Tồn tại và nguyên nhân 67

2.4.2.1 Môi trường kiểm soát 67

2.4.2.2 Đánh giá rủi ro 69

2.4.2.3 Hoạt động kiểm soát 69

2.4.2.4 Thông tin truyền thông 74

2.4.2.5 Giám sát 75

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 76

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CƠ QUAN THANH TRA TỈNH ĐỒNG NAI 77

3.1 Quan điểm xây dựng giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại cơ quan Thanh tra tỉnh Đồng Nai 77

3.2 Giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại cơ quan Thanh tra tỉnh Đồng Nai.79 3.2.1 Hoàn thiện về môi trường kiểm soát 79

3.2.2 Hoàn thiện về đánh giá rủi ro 83

3.2.3 Hoàn thiện về hoạt động kiểm soát 85

3.2.4 Hoàn thiện về Thông tin truyền thông 89

3.2.5 Hoàn thiện về Giám sát 91

3.3 Các kiến nghị các giải pháp hỗ trợ nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại cơ quan Thanh tra tỉnh Đồng Nai 94

3.3.1 Kiến nghị đối với Thanh tra Chính Phủ 94

3.3.2 Kiến nghị đối với UBND tỉnh Đồng Nai 96

3.3.3 Kiến nghị đối Thanh tra tỉnh Đồng Nai 97

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 99

KẾT LUẬN CHUNG 100

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt

AICPA American Institute Of Certified

Public Accountants

Hiệp hội kế toán viên công chứng

Hoa Kỳ

BASEL II Basel Committee on Banking

Supervision Hiệp ước quốc tế về vốn Basel

Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về

chống gian lận báo cáo tài chính

INTOSAI The International Organizations

of Supreme Audit Institutions

Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao

ISO International Organization for

Standardization Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

Trang 9

2.7 Tổng hợp kết quả khảo sát về việc xây dựng và vận hành các

2.8 Tổng hợp kết quả khảo sát về hoạt động kiểm soát 52 2.9 Tổng hợp kết quả khảo sát về Thông tin truyền thông 58

2.11 Thống kê trình độ CBCC Thanh tra tỉnh Đồng Nai từ năm

3.1 Mẫu báo cáo kết quả hoàn thành công việc theo từng tháng 92

Trang 10

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Số hiệu

sơ đồ

2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Thanh tra tỉnh Đồng 34

2.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Thanh tra tỉnh Đồng Nai đối với

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Công tác thanh tra là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động quản lý hành chính nhà nước, là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước Quản lý nhà nước và thanh tra có mối quan hệ mật thiết với nhau Thanh tra chỉ xuất hiện khi có nhà nước và ở đâu có quản lý nhà nước thì ở đó có thanh tra Thực hiện có hiệu lực

và hiệu quả công tác thanh tra sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý hành chính nhà nước; bảo đảm trật tự, kỷ cương; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước Thực tế cho thấy rằng, một thể chế hành chính và cơ chế quản lý nhà nước sẽ không đầy đủ và kém hiệu quả nếu thiếu thanh tra Hoạt động có tính hiệu quả của thanh tra sẽ ngăn chặn được nguy cơ biến dạng, tuỳ tiện, thiếu kỷ cương trong hoạt động của bộ máy nhà nước Tổ chức và hoạt động thanh tra Việt Nam ra đời và hoạt động từ rất sớm Ngay sau khi thành lập Nhà nước Việt Nam độc lập và dân chủ, ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập Ban Thanh tra đặc biệt, tiền thân của các tổ chức Thanh tra Việt Nam ngày nay

Từ đó đến nay, tổ chức thanh tra không ngừng lớn mạnh và phát triển, hoạt động thanh tra không ngừng được mở rộng, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong từng thời kỳ Kể từ khi tổ chức

và hoạt động thanh tra được chính thức quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên biệt như Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 và Luật Thanh tra năm 2004 và hiện nay chúng ta có Luật Thanh tra 2010 công tác thanh tra đã góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý các sai phạm trong việc quản lý đời sống kinh tế, xã hội; đã kiến nghị xử lý và đề xuất nhiều biện pháp để chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước như đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; thực hiện chính sách pháp luật về thuế, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; đồng thời kiến nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm khắc phục những khiếm khuyết, sơ hở trong công tác quản lý, góp phần phát triển kinh tế và tăng cường trật tự, kỷ cương xã hội Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tổ chức và hoạt động thanh tra thời gian qua cũng còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập như: Tổ chức thanh tra còn dàn trải, thiếu tập trung, không

Trang 12

thống nhất, hoạt động thanh tra còn chồng chéo, trùng lặp cả về phạm vi, đối tượng quyền hạn thanh tra còn bị hạn chế, các kết luận, kiến nghị thanh tra chưa được thực thi một cách nghiêm chỉnh và còn thiếu những biện pháp cứng rắn, chế tài đủ mạnh Một số cán bộ thanh tra chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị trong thực hiện nhiệm vụ được giao Những yếu kém, bất cập trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, làm cho công tác thanh tra chưa đáp ứng được yêu cầu của quản lý và mong mỏi của nhân dân trong công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Cùng với việc tiến hành cải cách bộ máy nhà nước, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo đường lối đổi mới của Đảng, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước nói chung và Thanh tra tỉnh nói riêng là một yêu cầu cấp thiết được Đảng và nhà nước quan tâm chỉ đạo Để làm được điều đó cần phải đánh giá được một cách trung thực tình hình thực tiễn của Thanh tra tỉnh trong thời gian vừa qua, cũng như những vấn đề vướng mắc đang đặt ra về tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh hiện nay để từ đó đề ra các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả của hoạt động của cơ quan Thanh tra tỉnh trong thời gian tới Ý thức được tầm quan trọng, tính cấp thiết và xuất phát từ những đòi

hỏi thực tiễn trên, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện hệ thống

kiểm soát nội bộ tại Thanh tra tỉnh Đồng Nai” làm nội dung nghiên cứu, đề tài sẽ

đóng góp cụ thể vào nội bộ cơ quan Thanh tra tỉnh Đồng Nai trong việc hạn chế sai sót trong quá trình thực thi nhiệm vụ của CBCC tại cơ quan TTTĐN

2 Các nghiên cứu có liên quan

* Những nghiên cứu trong nước:

Thời gian qua đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về KSNB ở khu vực công Các tác giả đã tập trung phân tích, đánh giá những điểm mạnh, điểm còn thiếu sót trong vấn đề KSNB ở các đơn vị công, đồng thời đề ra một số các giải pháp nhằm đạt được hiệu quả của hệ thống KSNB, cụ thể:

- Đinh Thụy Ngân Trang (2007), hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại công

ty Nuplex Resini, Việt Nam, đề tài đề cập đến việc kiểm soát nội bộ tại công ty, đưa

ra những lý luận cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ trong lĩnh vực doanh nghiệp,

Trang 13

đồng thời phân tích thực trạng và đề ra những giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Nuplex Resini, Việt Nam

- Nguyễn Hồng Ánh (2008), m ột số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội

bộ tại cơ quan Bảo hiểm Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, đề tài đề cập đến việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, đưa ra những lý luận cơ bản về kiểm soát nội bộ, phân tích thực trạng và đưa

ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh Đề tài tập trung chủ yếu vào việc kiểm soát thu chi trong phạm vi bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh

- Nguyễn Duy Thành (2010), hoàn thiện hệ thống kiểm soát thanh toán vốn đầu

tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Thái Nguyên, đề tài đề cập đến việc hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Thái Nguyên, đưa ra những lý luận cơ bản về kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, phân tích thực trạng và đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hoàn thiện hệ thống kiểm soát kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng

cơ bản tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Thái Nguyên Luận văn chủ yếu tập trung vào công tác kiểm soát thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong phạm vi tỉnh Thái Nguyên

- Võ Năm (2010), Hoàn thiện công tác kiểm soát thu tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học kinh tế Đà Nẵng Luận văn đã

hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về KSNB trong các đơn vị sự nghiệp công, từ

đó rút ra những yêu cầu của công tác KSNB đối với hoạt động quản lý thu tại cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định Từ đó đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát nguồn thu tại cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định

- Văn Thế Vinh (2015), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Cục thuế tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Quy Nhơn, Bình Định Luận văn đã sẽ đóng góp cụ thể vào chống thất thu NSNN, quản lý chặt chẽ nguồn thu, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT, hạn chế sai sót trong quá trình thực thi nhiệm vụ của CBCC

Trang 14

- Phan Nam Anh (2013), hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường Trung học Công Nghệ Lương Thực Thực Phẩm, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh Luận văn đã hệ thống hóa lý luận KSNB trong khu vực công, đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại trường Trung học Công Nghệ Lương Thực Thực Phẩm, đưa ra các giải pháp từ định hướng đến cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại trường Trung học Công Nghệ Lương Thực Thực Phẩm

* Nghiên cứu ngoài nước:

Với tầm quan trọng và vai trò của mình, hệ thống KSNB đã đem đến những lợi ích đáng kể cho các doanh nghiệp, nhà quản lý cũng như các cơ quan sự nghiệp nhà nước Chính vì thế việc xây dựng hệ thống KSNB hữu hiệu là vấn đề

mà hầu hết các quốc gia lớn trên thế giới đều quan tâm đến Trong phạm vi đề tài này, tác giả tham khảo nghiên cứu Coso năm 1992 của Hội đồng quốc gia Hoa kỳ

về chống gian lận BCTC 1 hay còn gọi là Ủy ban Treadway và kinh nghiệm xây dựng hệ thống KSNB cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa ở Estonia2, được Lembi Noorvee đúc kết từ việc khảo sát hệ thống KSNB của 3 doanh nghiệp trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ kinh tế “Đánh giá sự hữu hiệu của KSNB đối với báo cáo tài chính”

- Năm 1992, Ủy ban các tổ chức đồng bảo trợ (thường được gọi là COSO) của Hội đồng quốc gia chống gian lận BCTC Hoa Kỳ (thường gọi là Ủy ban Treadway)

đã công bố Báo cáo COSO 1992, đưa ra một khuôn mẫu về KSNB Báo cáo này thông qua việc cung cấp cái nhìn toàn diện về KSNB, đã đặt nền tảng cho các lý thuyết về KSNB hiện nay

- Các nghiên cứu về KSNB sau đó được phát triển mạnh, chuyên sâu vào các loại tổ chức hoặc các loại hình hoạt động khác nhau Trong khu vực công, KSNB cũng rất được quan tâm Hướng dẫn về KSNB của Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI) đã được ban hành năm 1992, đưa ra các quan điểm và hướng dẫn về KSNB trong các đơn vị thuộc khu vực công

Trên cơ sở kế thừa về lý luận và những kinh nghiệm xây dưng hệ thống KSNB, tuy nhiên KSNB đi vào từng hoạt động đơn vị, mỗi đơn vị có những đặc

1 The national Commission on Fraudulent Financial Reporting

2 Cộng hòaEstonia là một quốc gia ở khu vực ở Bắc Âu, trước đây thuộc Liên Bang Xô Viết

Trang 15

điểm ngành nghề kinh doanh khác nhau, phụ thuộc vào văn hóa vùng miền khác nhau, trình độ kinh doanh khác nhau cho nên vận dụng lý thuyết để xây dựng hệ thống KSNB tại đơn vị là phải phù hợp với đơn vị đó Vì vậy luận văn này giải quyết được vấn đề hoàn thiện hệ thống KSNB tại Thanh tra tỉnh Đồng Nai trước giờ chưa ai nghiên cứu

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

- Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận về kiểm soát nội bộ trong khu vực công (INTOSAI 2013) và nghiên cứu thực trạng kiểm soát nội bộ đối với KSNB tại

cơ quan Thanh tra tỉnh, đề xuất giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại đây

+ Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về KSNB trong lĩnh vực công

+ Đánh giá thực trạng hiện nay về hệ thống KSNB tại TTT ĐN

+ Đưa ra giải pháp và kiến nghị hoàn thiện hệ thống KSNB phù hợp với TTT

+ Giải pháp nào nhằm nâng cao tính hữu ích của hệ thống KSNB tại TTT ĐN?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là hệ thống KSNB trong khu vực công theo INTOSAI 1992 cập nhật cơ bản đến 2013

- Phạm vi: Thanh tra tỉnh Đồng Nai

- Thời gian nghiên cứu: Năm 2015

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu trong Luận văn là phương pháp định tính, cụ thể: + Phương pháp nghiên cứu tổng hợp: từ tài liệu nghiên cứu lý luận INTOSAI 1992 cập nhật cơ bản đến 2013

+ Phương pháp nghiên cứu quan sát: Sử dụng nhằm để quan sát hệ thống KSNB tại Thanh tra tỉnh Đồng Nai từ Môi trường kiểm soát đến các văn bản pháp lý Việc quan sát thực tế về công tác thanh tra các dữ liệu về các cuộc Thanh tra được tiến hành qua các năm

Trang 16

+ Phương phát khảo sát: Nhằm thu thập các dữ liệu sơ cấp để đánh giá số liệu dúng để nhận định hệ thống KSNB hiện nay

- Phương pháp qui nạp nhằm rút ra các kết luận cần thiết và thực trạng song song với lý thuyệt nhằm đề xuất các giải pháp để thực hiện mục tiêu của đề tài

6 Những đóng góp của luận văn

- Đánh giá thực trạng của hệ thống KSNB tại TTT ĐN, từ đó đưa được những tồn tại và nguyên nhân tồn tại của hệ thống KSNB tại TTT ĐN

- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả hệ thống KSNB tại TTTĐN

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luật, nội dung luận văn được kết cấu thành 03 chương chính như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về hệ thống KSNB

Chương 2: Thực trạng về hệ thống KSNB tại Thanh tra tỉnh Đồng Nai

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại Thanh tra tỉnh Đồng Nai

Trang 17

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ 1.1.Tổng quan về hệ thống KSNB

1.1.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển lý thuyết KSNB

Trong bất kỳ tổ chức nào, dưới góc nhìn của nhà quản lý, cũng cần có hai hệ thống chạy song song Thứ nhất đó là hệ thống đáp ứng yêu cầu kinh doanh, bao gồm các phòng ban chức năng, các quy trình thủ tục, các công việc cần thiết để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của tổ chức Tuy nhiên, bất kỳ công việc nào, quy trình nào thực hiện ở trên cũng đều đối diện với những nguy cơ, sự cố, hay rủi ro tác động làm ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành mục tiêu của công việc đó và tùy theo mức độ, gây ảnh hưởng từ thiệt hại trong mức chấp nhận được đến nguy cơ phá sản tổ chức

Nhằm giảm rủi ro cho tổ chức ở ngưỡng chấp nhận được, hệ thống thứ hai – kiểm soát nội bộ, được thiết lập trên cơ sở các biện pháp, chính sách, thủ tục, tinh thần, giá trị, chức năng, thẩm quyền của những người liên quan và trở thành phương tiện sống còn trong hoạt động của mọi cơ quan tổ chức, giúp các cơ quan tổ chức nâng cao năng lực, cải tiến hiệu quả hoạt động, hạn chế các sự cố và hoàn thành mục tiêu của tổ chức

Khái niệm KSNB bắt đầu được sử dụng vào đầu thế kỷ 20 trong các tài liệu về kiểm toán Từ thập niên 1940, các tổ chức kế toán công và kiểm toán nội bộ Hoa

Kỳ đã xuất bản một loạt các báo cáo, hướng dẫn và tiêu chuẩn về tìm hiểu KSNB trong các cuộc kiểm toán

Đến thập niên 1970, KSNB được quan tâm đặc biệt trong lĩnh vực thiết kế hệ thống và kiểm toán, chủ yếu hướng vào cách thức cải tiến hệ thống KSNB và vận dụng trong các cuộc kiểm toán Đạo luật chống hành vi hối lộ ở nước ngoài 1977, các báo cáo của Cohen Commission và FEI (Financial Executive Institute) đều

đề cập đến việc hoàn thiện hệ thống kế toán và KSNB Ủy ban chứng khoán Hoa

Kỳ (SEC) cũng đưa ra các điều luật bắt buộc các nhà quản trị phải báo cáo về hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức

Năm 1978, hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA) đã thành lập một

Ủy ban tư vấn đặc biệt về kiểm toán nội bộ nhằm đưa ra các hướng dẫn về việc thiết lập và đánh giá hệ thống KSNB Giai đoạn từ năm 1980 đến 1985, Hiệp hội kế toán

Trang 18

viên công chứng Hoa Kỳ đã tiến hành sang lọc, ban hành và sửa đổi các chuẩn mực

về sự đánh giá của kiểm toán độc lập về KSNB vá báo cáo về KSNB Hiệp hội kế toán nội bộ (IIA) cũng ban hành chuẩn mực và hướng dẫn kiểm toán viên nội bộ về bản chất của kiểm toán và vai trò của các bên liên quan trong việc thiết lập, duy trì

và đánh giá hệ thống KSNB

Từ năm 1985 về sau, sự quan tâm tập trung vào KSNB càng mạnh mẽ hơn Hội đồng quốc gia chống gian lận báo cáo tài chính Hoa Kỳ (thường gọi là Ủy ban Treaway) được thành lập năm 1985

Năm 1992, tại Hoa Kỳ, COSO đã cho ra đời báo cáo đầu tiên về hệ thống KSNB, tạo nên một khởi đầu và tiếng nói chung cho các doanh nghiệp và tổ chức; chính phủ Hoa Kỳ ban hành luật Sarbanes – Oxley quy định triển khai hệ thống KSNB cho tất cả các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, làm mở màn cho giai đoạn phát triển hệ thống KSNB tại quốc gia này và lan truyền trên thế giới COSO đã trở thành chuẩn mực được công nhận và áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới

Ủy ban các tổ chức hội đồng bảo trợ (COSO) của Hội đồng quốc gia chống gian lận báo cáo tài chính Hoa Kỳ ra đời nhằm nghiên cứu KSNB và đã công bố báo cáo COSO 1992:

- Thống nhất định nghĩa để phục vụ cho nhu cầu của các đối tượng khác nhau

- Cung cấp đầy đủ một hệ thống tiêu chuẩn đẩ giúp các đơn vị có thể đánh giá hệ thống KSNB để tìm giải pháp hoàn thiện

Báo cáo COSO năm 1992 đã tạo lập một nền tảng lý luận cơ bản về KSNB, đóng vai trò như một bước khởi đầu làm nền tảng cho các doanh nghiệp khi xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ

Trên cơ sở đó, hàng loạt các nghiên cứu về KSNB ở nhiều lĩnh vực ra đời như:

- Phát triển theo hướng quản trị: Năm 2001, dựa trên báo cáo COSO 1992, COSO nghiên cứu hệ thống đánh giá rủi ro doanh nghiệp

- Phát triển theo hướng chuyên sâu và những ngành nghề cụ thể: Báo cáo Basle

1998 của Ủy ban Basle các ngân hàng trung ương công bố về khuôn khổ KSNB trong ngân hàng

Trang 19

- Phát triển theo hướng quốc gia: Nhiều quốc gia trên thế giới có khuynh hướng xây dựng một khuôn khổ lý thuyết riêng về KSNB, điển hình là báo cáo COSO

1995 (Canada), báo cáo Turnbull 1999 (Anh)

Trong lĩnh vực công, KSNB rất được xem trọng, nó là một đối tượng được quan tâm đặc biệt của kiểm toán viên nhà nước

Về kiểm toán Nhà nước, hệ thống chuẩn mực kiểm toán Nhà nước do tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao – International Organization of Supreme Audit Insitutuions (viết tắt là INTOSAI) bao gồm 178 thành viên, ban hành gồm quy tắc đạo đức nghề nghiệp và chuẩn mực kiểm toán Một số quốc gia như Mỹ, Canada đã có những công bố chính thức về KSNB áp dụng cho các cơ quan hành chính sự nghiệp Chuẩn mực về kiểm toán của Tổng kế toán nhà nước Hoa Kỳ (GAO) 1999 đề cập đến vấn đề KSNB đặc thù trong tổ chức hành chính sự nghiệp GAO đưa ra năm yếu tố về KSNB bao gồm các quy định về môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông và truyền thông, giám sát

Hệ thống chuẩn mực kiểm toán do INTOSAI ban hành bao gồm quy tắc đạo đức nghề nghiệp và chuẩn mực kiểm toán Năm 1992, bản Hướng dẫn về chuẩn mực KSNB của INTOSAI đã hình thành một tài liệu đề cập đến việc nâng cấp các chuẩn mực KSNB, hỗ trợ cho việc thực hiện và đánh giá KSNB Năm 2001, bản hướng dẫn của INTOSAI 1992 đã cập nhật thêm về các chuẩn mực KSNB để phù hợp với tất cả các đối tượng và phù hợp với sự phát triển gần đây trong KSNB Điều cần lưu ý là tài liệu này đã tích hợp các lý luận chung về KSNB của báo cáo COSO Bên cạnh việc cải thiện định nghĩa KSNB và xây dựng một sự hiểu biết thông thường về KSNB, tài liệu của INTOSAI trình bày những vấn đề đặc thù về khu vực công

1.1.2 Định nghĩa về KSNB trong lĩnh vực công

Các nghiên cứu về kiểm soát nội bộ sau đó được phát triển mạnh, chuyên sâu vào các loại tổ chức hoặc các loại hình hoạt động khác nhau Trong khu vực công, kiểm soát nội bộ cũng rất được quan tâm Hướng dẫn về KSNB của Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI) đã được ban hành năm 1992 và cập nhật năm 2001, đưa ra các quan điểm và hướng dẫn về kiểm soát nội bộ trong các đơn vị

Trang 20

thuộc khu vực công Tại Hoa Kỳ, Chuẩn mực về kiểm soát nội bộ trong chính quyền liên bang được Cơ quan Kiểm toán Nhà nước (GAO) ban hành năm 1999 Hướng dẫn chuẩn mực về KSNB của INTOSAI (1992) đưa ra khái niệm về KSNB như sau: “KSNB là cơ cấu của một tổ chức, bao gồm nhận thức, phương pháp, quy trình và các biện pháp của người lãnh đạo nhằm đảm bảo sự hợp lý để đạt được các mục tiêu của tổ chức, đó là: Thúc đẩy các hoạt động hữu hiệu, hiệu quả và

có kỷ cương cũng như chất lượng của sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhiệm vụ của

tổ chức; Bảo vệ các nguồn lực không bị thất thoát, lạm dụng, lãng phí, tham ô và vi phạm pháp luật; Khuyến khích tuân thủ pháp luật, quy định của Nhà nước và nội bộ; Xây dựng và duy trì các dữ liệu tài chính và hoạt động, lập báo cáo đúng đắn và kịp thời”

INTOSAI (2001) định nghĩa về KSNB như sau: “KSNB là một quá trình xử lý toàn bộ được thực hiện bởi 7 nhà quản lý và các cá nhân trong tổ chức, quá trình này được thiết kế để phát hiện các rủi ro và cung cấp một sự đảm bảo hợp lý để đạt được nhiệm vụ của tổ chức Sau đây là những mục tiêu cần đạt được: Thực hiện các hoạt động một cách có kỷ cương, có đạo đức, có tính kinh tế, hiệu quả và thích hợp; Thực hiện đúng trách nhiệm;Tuân thủ pháp luật hiện hành và các nguyên tắc, quy định; Bảo vệ các nguồn lực chống thất thoát, sử dụng sai mục đích và tổn thất”

So sánh với Báo cáo COSO 1992, các chuẩn mực kiểm soát nội bộ trong khu vực công tập trung hơn vào các chức năng và đặc điểm của đơn vị nhà nước và các quy định có tính quy chuẩn hơn là chỉ hướng dẫn Tại khái niệm này, khía cạnh đạo đức trong hoạt động thêm vào, mục tiêu của KSNB được nhấn mạnh hơn, đó chính

là tầm quan trọng của hành vi đạo đức cũng như sự ngăn chặn và phát hiện dự gian trá và thanh nhũng trong khu vực công Ngân sách được phân bố rộng rãi, chính vì vậy cần có các hoạt động kiểm soát nhằm đảm bảo Ngân sách được sử dụng đúng mục đích, các tài sản không bị thất thoát hay lãng phí Vì vậy, việc bảo vệ nguồn lực cần được nhấn mạnh thêm tầm quan trọng trong KSNB đối với khu vực công Trong tài liệu này còn nhấn mạnh đến những thông tin phi tài chính, bởi vì việc sử dụng rộng rãi hệ thống thông tin ngày càng tăng trong các tổ chức Nhà nước, kiểm soát công nghệ thông tin ngày càng trở nên quan trọng hơn

Trang 21

Mục tiêu của tài liệu này là thiết lập và duy trì KSNB hữu hiệu trong khu vực công Vì vậy, các nhà lãnh đạo của Chính phú rất quan tâm đến tài liệu này, họ xem tài liệu này là một nền tảng để thực hiện và giám sát KSNB trong tổ chức INTOSAI đưa ra hai nhóm chuẩn mực và KSNB:

- Chuẩn mực chung: Bao gồm các quy định về đảm bảo hợp lý, tinh thần tuân thủ, năng lực và phẩm chất, mục tiêu kiểm soát và giám sát

- Chuẩn mực cụ thể: Bao gồm các quy định về tổ chức hồ sơ, tài liệu; ghi chép kịp thời và đúng đắn các nghiệp vụ, phân chia trách nhiệm, tiếp cận và báo cáo về nguồn lực và sổ sách

Trong khu vực công tại Việt Nam hiện nay, khái niệm kiểm soát nội bộ còn rất mới mẻ Các nhà quản lý trong khu vực công thường dựa trên các quy định của pháp luật, kinh nghiệm cá nhân để hành xử hơn là một cái nhìn tổng quát và có hệ thống về công tác kiểm soát Ngoài ra, việc thiếu một kỹ năng phân tích từ mục tiêu, rủi ro đến các hoạt động kiểm soát sẽ dẫn đến tổn hao nguồn lực vào những thủ tục kiểm soát không cần thiết trong khi lại bỏ sót những rủi ro quan trọng

Tháng 5/1991, Kiểm toán Việt Nam chính thức xuất hiện với các Công ty kiểm toán độc lập; tháng 7/1994 với Kiểm toán Nhà nước và tháng 11/1997 với Kiểm toán nội bộ Từ năm 1985, Ủy ban tổ chức đồng bảo trợ ( COSO) của Hội đồng quốc gia chống gian lận về báo cáo tài chính đã được thành lập nhằm nghiên cứu KSNB, là nền tảng cơ sở lý luận cơ bản về KSNB

Năm 1996, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam là thành viên chính thức của INTOSAI (trang Website: www.kiemtoanvn.gov.vn) và đến năm 1997, Việt Nam tham gia Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI), từ tháng 10/2009 Việt Nam là thành viên Ban điều hành của tổ chức này nhiệm kỳ 2009-

2012 ( theo Tạp chí Kế toán và kiểm toán, tháng 8/2011)

1.1.3 Lợi ích và giới hạn của hệ thống KSNB

1.1.3.1 Lợi ích

Hệ thống KSNB thực chất là mọi hoạt động, biện pháp, kế hoạch, quan điểm, nội quy chính sách và nổ lực của mọi thành viên trong một tổ chức để đảm bảo tổ chức hoạt động có hiệu quả, đạt được mục tiêu đặt ra một cách hợp lý Có thể hiểu

hệ thống KSNB là hệ thống của tất cả những gì mà một tổ chức cần làm để có được

Trang 22

những điều muốn có và tránh những điều muốn tránh

Một hệ thống KSNB vững mạnh sẽ đem lại cho tổ chức các lợi ích như:

- Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn (sai sót vô tình gây thiệt hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch Tăng giá thành, giảm chất lượng sản phẩm )

- Bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, thất thoát, mất mát bởi hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp

- Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và BCTC

- Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt của tổ chức chức cũng như các quy định của luật pháp

- Đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra

- Bảo vệ quyền lợi người lao động, gây dựng niềm tin cho nhà đầu tư

- Bảo đảm việc chấp hành tuân thủ chính sách, pháp luật của nhà nước Điều này xuất phát từ trách nhiệm của người quản lý đối với hành vi không tuân thủ Do đó KSNB phải hướng mọi thành viên trong DN phải tuân thủ các chính sách, qui định trong nội bộ DN và của nhà nước

1.1.3.2 Giới hạn

Trên thực tế, không có hệ thống KSNB nào đảm bảo không có gian lận hay sai sót xảy ra bởi một hệ thống KSNB đưa ra sự đảm bảo hợp lý chứ không tuyệt đối về việc bảo vệ tài sản, duy trì mức độ tin cậy của thông tin và tuân thủ luật lệ, qui định Xét về bản chất, nó có những hạn chế cố hữu:

- Thứ nhất, nó được xây dựng và áp dụng nhằm ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa kịp thời các sai phạm trọng yếu nhằm hướng tới mục tiêu nên người ta cũng phải xây dựng một hệ thống sao cho chi phí xây dựng và vận hành phải nhỏ hơn lợi ích mang lại;

- Thứ hai, đây là quy trình được xây dựng sẵn nên nó chỉ có hiệu quả đối với các nghiệp vụ thông thường chứ không phải các nghiệp vụ bất thường do trong thực tế có nhiều dạng sai phạm mà hệ thống không dự kiến được;

- Thứ ba, vì hệ thống được xây dựng và vận hành bởi con người (ban lãnh đạo, nhân viên của tổ chức) nên có những sai sót từ yếu tố con người; hoặc có sự thông đồng giữa các nhân viên đặc biệt là quản lý cấp cao; hay sự lạm dụng quyền

Trang 23

hạn của người quản lý; sự lạc hậu của các thủ tục kiểm soát khi các thủ tục không kịp thay đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế

Ngoài ra, hệ thống KSNB thường trở nên không phù hợp khi điều kiện kinh

tế thay đổi

1.2 Hệ thống KSNB trong khu vực công

1.2.1 Sơ lƣợc về hình thành và phát triển hệ thống KSNB trong khu vực công

Trong lĩnh vực công, KSNB cũng được chính phủ các quốc gia đặc biệt quan tâm Một số quốc gia như Mỹ và Canada đã phát triển và công bố các hướng dẫn về KSNB áp dụng cho các đơn vị công lập Năm 1999, cơ quan kiểm toán Nhà nước Hoa Kỳ (GAO) đã ban hành chuẩn mực về KSNB trong chính quyền liên bang, có

đề cập tới vấn đề KSNB đặc thù trong tổ chức công

Năm 1992, tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI) đã ban hành hướng dẫn về KSNB áp dụng cho khu vực công Tài liệu này đã tích hợp các

lý luận chung về KSNB của báo cáo COSO và những điểm đặc thù của khu vực công

Đến năm 1996, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức INTOSAI Đến năm 1997, Việt Nam tham gia tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao Châu Á (ASOSAI) ASOSAI thành lập năm 1979, hiện nay có 45 thành viên Từ tháng 10/2009, Việt Nam là thành viên Ban điều hành tổ chức này nhiệm

kỳ 2009 – 2012

Năm 2001, bản hướng dẫn của INTOSAI 1992 đã cập nhật thêm về các chuẩn mực KSNB để phù hợp với tất cả các đối tượng và phù hợp với sự phát triển gần đây trong KSNB Điều cần lưu ý là tài liệu này đã tích hợp các lý luận chung về KSNB của báo cáo COSO

Bản hướng dẫn INTOSAI (2004) định nghĩa về KSNB như sau: “KSNB là một quá trình bị chi phối bởi nhà quản lý và các nhân viên trong đơn vị, nó được thiết lập để đối phó với các rủi ro và cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu chung của tổ chức”

INTOSAI đưa ra 2 nhóm chuẩn mực về KSNB: chuẩn mực chung và chuẩn mực

cụ thể Chuẩn mực chung bao gồm các quy định về đảm bảo hợp lý; tinh thần tuân

Trang 24

thủ; năng lực và phẩm chất; mục tiêu kiểm soát và giám sát Chuẩn mực cụ thể đi vào các quy định về tổ chức hồ sơ, tài liệu; ghi chép kịp thời và đúng đắn các nghiệp vụ; phân chia trách nhiệm; tiếp cận và báo cáo về nhân lực và sổ sách

1.2.2 Khái niệm KSNB trong khu vực công

* Theo hướng dẫn của INTOSAI năm 1992

Hướng dẫn chuẩn mực của KSNB của INTOSAI (1992) đưa ra định nghĩa về KSNB như sau: “KSNB là cơ cấu của một tổ chức, bao gồm nhận thức, phương pháp, quy trình và các biện pháp của người lãnh đạo nhằm bảo đảm sự hợp lý để đạt được các mục tiêu của tổ chức”:

+ Thúc đẩy các hoạt động hữu hiệu, hiệu quả và có kỷ cương cũng như chất lượng của sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhiệm vụ của tổ chức

+ Bảo vệ các nguồn lực không bị thất thoát, lạm dụng, lãng phí, tham ô và vi phạm pháp luật

+ Khuyến khích tuân thủ pháp luật, quy định của nhà nước và nội bộ

+ Xây dựng và duy trì các dữ liệu tài chính và hoạt động, lập báo cáo đúng đắn

và kịp thời

* Theo hướng dẫn của INTOSAI năm 2001

INTOSAI (2001) định nghĩa KSNB như sau: “KSNB là một quá trình xử lý toàn

bộ được thực hiện bởi nhà quản lý và các cá nhân trong tô chức, quá trình này được thiết kế để phát hiện các rủi ro và cung cấp một sự đảm bảo hợp lý để đạt được nhiệm vụ của tổ chức”

So với định nghĩa của báo cáo COSO và hướng dẫn năm 1992, khía cạnh giá trị đạo đức được thêm vào Mục tiêu của KSNB được nhấn mạnh thêm, đó chính là tầm quan trọng của hành vi đạo đức cũng như sự ngăn chặn và phát hiện sự gian trá

và tham nhũng trong khu vực công

NSNN được phân bố rộng rãi Chính vì vậy cần có các kiểm soát nhằm đảm bảo ngân sách được sử dụng đúng mục đích, các tài sản không bị thất thoát hay lãng phí

Vì vậy, việc bảo vệ nguồn lực cần được nhấn mạnh thêm tầm quan trọng trong KSNB đối với khu vực công

Mục tiêu của tài liệu này là thiết lập và duy trì KSNB hữu hiệu trong khu vực công Vì vậy, các lãnh đạo của Chính phủ rất quan tâm đến tài liệu này Các nhà

Trang 25

lãnh đạo các tổ chức của nhà nước xem tài liệu này là một nền tảng để thực hiện và giám sát KSNB trong tổ chức

* Theo hướng dẫn của INTOSAI năm 2004

INTOSAI (2004) định nghĩa về KSNB như sau: “KSNB là một quá trình bị chi phối bởi nhà quản lý và các nhân viên trong đơn vị, nó được thiết lập để đối phó với các rủi ro và cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu chung của tổ chức” Theo đó, có 5 đặc điểm quan trọng cần làm rõ, đó là:

- KSNB là một quá trình, KSNB không phải là từng hoạt động riêng rẽ mà là một chuỗi các hoạt động kiểm soát hiện diện ở mọi bộ phận trong đơn vị và được kết hợp với nhau thành một thể thống nhất Quá trình này là phương tiện giúp đơn

vị đạt được mục tiêu của mình

- KSNB chịu sự chi phối của con người, KSNB được thiết kế và vận hành bởi con người Vì vậy, muốn hệ thống KSNB thực sự hữu hiệu và hiệu quả, tạo thành sức mạnh tổng hợp thì từng thành viên trong tổ chức phải hiểu được trách nhiệm, quyền hạn của mình và hướng các hoạt động của họ đến mục tiêu chung của tổ chức

- KSNB được thiết lập để đối phó với rủi ro Hoạt động của tổ chức luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn KSNB có thể giúp tổ chức nhận diên, chủ động phòng ngừa và đối phó với những rủi ro này, qua đó tối đa hóa khả năng đạt được mục tiêu

- KSNB cung cấp một sự đảm bảo hợp lý, trong tổ chức luôn có những rủi ro tiềm tàng và trong bản thân hệ thống KSNB cũng tồn tại những hạn chế tiềm tàng

Đó là sự phức tạp trong hoạt động của đơn vị, sự thông đồng của các cá nhân hay lạm quyền của nhà quản lý…do đó, KSNB chỉ có thể cung cấp một sự đảm bảo hợp lý trong việc đạt được mục tiêu của đơn vị chứ không thể đảm bảo tuyệt đối

- Các mục tiêu của KSNB: Hoạt động của tổ chức luôn hướng về mục tiêu đề

ra Ở khu vực công, mục tiêu thường liên quan đến các dịch vụ công cộng và lợi ích cộng đồng, bao gồm:

+ Mục tiêu hoạt động: nhằm đạt được sự hữu hiệu và hiệu quả trong hoạt động của đơn vị

Trang 26

+ Mục tiêu về báo cáo: báo cáo cung cấp các thông tin tài chính và phi tài chính kịp thời, phù hợp cho các đối tượng sử dụng

+ Mục tiêu tuân thủ: tuân thủ công ước quốc tế, pháp luật của quốc gia và các quy định có liên quan

- Mục tiêu về quản lý nguồn lực: mục tiêu này là phần chi tiết hóa mục tiêu

về hoạt động của đơn vị, nhưng do đặc thù của khu vực công nên INTOSAI muốn nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của việc sử dụng hợp lý nguồn ngân sách, tránh

lạm dụng, lãng phí nguồn lực quốc gia

* Theo hướng dẫn của INTOSAI năm 2013

INTOSAI (2013) được phát triển dựa trên nền tảng của INTOSAI (1992) Tuy

nhiên, INTOSAI (2013) được bổ sung sửa đổi và cụ thể hóa một số nội dung sau:

- Đưa ra những yêu cầu cần phải tuân thủ, còn việc lựa chọn những kiểm soát nào để đạt được yêu cầu là tùy thuộc vào sự xét đoán của nhà quản lý và những đặc điểm riêng của đơn vị

- INTOSAI 2013 bổ sung những yêu cầu của một hệ thống KSNB hữu hiệu

là phải đảm bảo 5 bộ phận và các nguyên tắc tương ứng phải vận hành trên thực

tế Không thể lấy sự hữu hiệu của bộ phận này để bù đắp cho sự yếu kém hay không tồn tại của bộ phận khác

- Những nội dung cơ bản liên quan đến 5 bộ phận của KSNB được tổng hợp thành 17 nguyên tắc KSNB

- Mở rộng phần thảo luận về quản trị doanh nghiệp nhất là các vấn đề liên quan đến Hội đồng quản trị và các Ủy ban như: Ủy ban kiểm toán Ủy ban lương thưởng

- Đặc biệt INTOSAI 2013 thừa nhận vai trò ngày càng quan trọng của CNTT ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và KSNB của mỗi DN cũng như kỳ vọng ngày càng cao của các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp về năng lực quản

lý về trách nhiệm giải trình và về việc phòng chống gián lận

1.2.3 Nội dung cơ bản của hệ thống KSNB trong khu vực công

Hiện nay, trên thế giới vận dụng INTOSAI để phát triển phù hợp với trình độ cập nhật kiểm soát nội bộ khu vực công Tác giả chọn INTOSAI 2013 để vận

Trang 27

dụng vào đơn vị nghiên cứu của đề tài Theo INTOSAI (2013) thì kiểm soát nội

bộ gồm có 05 bộ phân cơ bản sau đây:

- Môi trường kiểm soát

- Đánh giá rủi ro

- Hoạt động kiểm soát

- Thông tin truyền thông

- Giám sát

1.2.3.1 Môi trường kiểm soát

Môi trường kiểm soát đã tạo nên một sắc thái chung cho một tổ chức, ảnh hưởng đến ý thức kiểm soát của các nhân viên Môi trường kiểm soát là nền tảng cho tất cả các yếu tố khác trong KSNB, tạo lập một nề nếp kỷ cương, đạo đức và cơ cấu tổ chức Các nhân tố trong môi trường kiểm soát bao gồm:

Sự liêm chính và giá trị đạo đức cá nhân, chuyên môn của nhà lãnh đạo và của đội ngũ nhân viên:

Sự liêm chính và tôn trọng giá trị đạo đức của nhà lãnh đạo và đội ngũ nhân viên xác định thái độ cư xử chuẩn mực trong công việc của họ Tinh thần tôn trọng đạo đức thể hiện qua tất cả các cá nhân, mọi cá nhân phải tuân thủ các điều lệ, quy định và đạo đức về cách ứng xử của CBCC nhà nước

Thái độ và cách điều hành của người quản lý, quyết định giọng điệu (tone) của toàn bộ tổ chức trong việc thiết lập các chính sách về kế toán, tài chính của đơn vị; ví dụ như: công khai tài sản, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế nâng lương trước thời hạn, mang tính công bằng, khách quan, vô tư, không thiên vị,…

Năng lực nhân viên:

Năng lực nhân viên bao gồm trình độ hiểu biết và kỷ năng làm việc cần thiết

để đảm bảo cho việc thực hiện có kỷ cương, trung thực, tiết kiệm, hiệu qủa và hữu hiệu, cũng như có một sự am hiểu đúng đắn về trách nhiệm của bản than trong việc thiết lập hệ thống KSNB

Lãnh đạo và nhân viên phải duy trì một trình độ đủ để hiểu được việc xây dựng thực hiện, duy trì của KSNB, vai trò của KSNB và trách nhiệm của họ trong việc thực hiện sứ mệnh chung của tổ chức Mỗi cá nhân trong tổ chức đều giữ một vai trò trong hệ thống KSNB, bởi đó là trách nhiệm của họ

Trang 28

Đào tạo là một phương thức hữu hiệu để nâng cao trình độ cho các thành viên trong tổ chức, đó là hướng dẫn về mục tiêu KSNB, phương pháp giải quyết những tình huống khó xử trong công việc

Triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo:

Triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo thể hiện qua cá tính, tư cách và thái

độ của nhà lãnh đạo khi điều hành Nếu nhà lãnh đạo cấp cao cho rằng KSNB là quan trọng thì những thành viên khác trong tổ chức cũng sẽ cảm nhận được điều đó

và sẽ theo đó mà tận tâm xây dựng hệ thống KSNB Tinh thần này biểu hiện ra thành những quy định đạo đức ứng xử trong cơ quan Ví dụ như việc xây dựng kiểm toán nội bộ trong KSNB thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo đến KSNB Ngược lại, nếu các thành viên trong tổ chức cho rằng KSNB không quan trọng có nghĩa là lãnh đạo chưa quan tâm đúng mức đến KSNB Kết quả là KSNB chỉ còn là hình thức chứ không có ý nghĩa thật sự, dẫn đến mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị không còn đạt được như mong muốn

Cơ cấu tổ chức:

Cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ đảm bảo cho sự thông suốt trong việc ủy quyền và phân công trách nhiệm Cơ cấu tổ chức được thiết kế tổ chức sao cho có thể ngăn ngừa được sự vi phạm các quy chế KSNB và loại được những hoạt động không phù hợp Hoạt động được xem là không phù hợp là những hoạt động mà sự kết hợp của chúng có thể dẫn đến sự vi phạm và che dấu sai lầm và gian lận

Cơ cấu tổ chức bao gồm:

- Sự phân chia quyền và trách nhiệm báo cáo Mỗi cấp quản lý ý thức được quyền hạn của mình tới đâu

- Hệ thống báo cáo phù hợp với đơn vị, thiết lập quy trình báo cáo kịp thời, kết quả thực hiện để đạt mục tiêu đề ra

Trong cơ cấu tổ chức cũng bao gồm bộ phận kiểm toán nội bộ, được tổ chức độc lập đối với các đối tượng kiểm toán và báo cáo trực tiếp đến lãnh đạo cao nhất trong cơ quan

Chính sách nhân sự:

Chính sách nhân sự là toàn bộ các phương pháp quản lý và chế độ chính sách của đơn vị đối với đội ngũ CBCC về: Chính sách tuyển dụng; Chính sách đào tạo;

Trang 29

Chính sách đánh giá; Chính sách bổ nhiệm; Chính sách tiền lương; Chính sách khen thưởng, phúc lợi; Chính sách kỷ luật

- Mỗi cá nhân đóng vai trò quan trọng trong KSNB Khả năng, sự tin cậy của nhân viên rất cần thiết để kiểm soát được hữu hiệu Vì vậy, cách thức tuyển dụng, huấn luyện, giáo dục, đánh giá, bổ nhiệm, khen thưởng hay kỷ luật là một phần quan trọng trong môi trường kiểm soát Nhân viên được tuyển dụng phải bảo đảm được về tư cách đạo đức cũng như kinh nghiệm để thực hiện công việc được giao

- Nhà lãnh đạo cần thiết lập các chương trình động viên, khuyến khích bằng các hình thức khen thưởng và nâng cao mức khuyến khích cho các hoạt động

cụ thể Đồng thời, các hình thức kỷ luật nghiêm khắc cho các hành vi vi phạm cũng cần được các nhà lãnh đạo quan tâm

Tóm lại, môi trường kiểm soát có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của các thủ tục kiểm soát Môi trường kiểm soát mạnh sẽ là nền tảng cho sự hoạt động hiệu quả của hệ thống KSNB Tuy nhiên môi trường kiểm soát mạnh không đồng nghĩa

là hệ thống KSNB mạnh Môi trường kiểm soát mạnh tự nó chưa đủ đảm bảo tính hiệu quả của toàn hệ thống KSNB

1.2.3.2 Đánh giá rủi ro

Đánh giá rủi ro bao gồm quá trình nhận dạng và phân tích những sự kiện tạo nên rủi ro ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu của đơn vị, qua đó xác lập các biện pháp thích hợp để đối phó với rủi ro Quá trình này bao gồm các bước:

Nhận dạng rủi ro

Rủi ro không lệ thuộc vào quy mô, cấu trúc, loại hình hay vị trí địa lý, bất kỳ

tổ chức nào khi hoạt động đều bị các rủi ro xuất hiện từ các yếu tố bên trong hoặc bên ngoài tác động

- Các yếu tố bên trong: Sự quản lý thiếu minh bạch, không coi trọng đạo đức nghề nghiệp Chất lượng cán bộ thấp, sự cố hỏng hóc của hệ thống máy tính, của trang thiết bị, hạ tầng cơ sở Tổ chức và cở sở hạ tầng không thay đổi kịp với sự thay đổi, mở rộng quy mô của đơn vị Chi phí cho quản lý và trả lương cao, thiếu sự kiểm tra, kiểm soát thích hợp hoặc do thiếu quan tâm từ cơ quan, lãnh đạo cấp trên…

Trang 30

- Các yếu tố bên ngoài: Thay đổi công nghệ làm thay đổi quy trình vận hành Thay đổi thói quen của người tiêu dùng làm các sản phẩm và dịch vụ hiện hành bị lỗi thời Xuất hiện yếu tố cạnh tranh không mong muốn tác động đến giá cả

và thị phần Sự ban hành của một đạo luật hay chính sách mới, ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức

Nhận diện rủi ro là việc nhận thức về thời điểm, mức độ một sự kiện hay hoạt động sẽ xảy ra gây ảnh hưởng tiêu cực đến đơn vị Để tránh bị thiệt hại do các tác động nêu trên, tổ chức cần thường xuyên: xác định rủi ro hiện hữu và tiềm ẩn Phân tích ảnh hưởng của chúng kể cả tần suất xuất hiện và xác định các biện pháp

để quản lý và giảm thiểu tác hại của chúng Một khi đơn vị nhận diện được các yếu

tố rủi ro trong hoạt động của mình thì nguy cơ không đạt được mục tiêu giảm đi đáng kể Do đó, nhận dạng rủi ro phải được thực hiện liên tục bởi các nhân tố ảnh hưởng luôn thay đổi

Phân tích rủi ro

Phân tích sắp xếp thứ tự các rủi ro, tiến hành định tính và định lượng tổn thất khi rủi ro xảy ra Từ đó xác định hành động nào là cần thiết để quản lý rủi ro Trên thực tế không thể loại bỏ hết tất cả rủi ro mà chỉ giới hạn rủi ro xảy ra ở mức độ chấp nhận được Để làm được điều này, cấp quản lý trước hết cần đánh giá khả năng xảy ra rủi ro và mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến mục tiêu của đơn vị Nếu rủi

ro ảnh hưởng không đáng kể và ít có khả năng xảy ra thì không cần phải quan tâm nhiều Ngược lại, một rủi ro ảnh hưởng trọng yếu và khả năng xảy ra cao thì đơn vị cần tập trung chú ý Những tình huống nằm giữa hai thái cực này thường gây khó khăn cho việc đánh giá Do vậy, đơn vị cần có những phương pháp phân tích hợp

Đối phó rủi ro

Có bốn biện pháp đối phó với rủi ro: Phân tán rủi ro, chấp nhận rủi ro, tránh

né rủi ro và xử lý hạn chế rủi ro Trong phần lớn các trường hợp rủi ro phải được xử

lý hạn chế và đơn vị duy trì KSNB để có biện pháp thích hợp Các biện pháp xử lý hạn chế rủi ro ở mức độ hợp lý vì mối liên hệ giữa lợi ích và chi phí nhưng nếu nhận dạng được và đánh giá được rủi ro thì có sự chuẩn bị tốt hơn

Trang 31

Khi môi trường thay đổi như các điều kiện về kinh tế, chế độ của Nhà nước, công nghệ, luật pháp sẽ làm rủi ro thay đổi thì việc đánh giá rủi ro cũng nên thường xuyên xem xét lại, điều chỉnh theo từng thời kỳ

1.2.3.3 Hoạt động kiểm soát

Hoạt động kiểm soát là những chính sách và những thủ tục đối phó rủi ro và đảm bảo đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị Để đạt được hiệu quả, hoạt động kiểm soát phải phù hợp, nhất quán giữa các thời kỳ, dễ hiểu, đáng tin cậy và liên hệ trực tiếp đến mục tiêu kiểm soát Hoạt động kiểm soát có mặt xuyên suốt trong tổ chức, ở các mức độ và các chức năng

Phân loại hoạt động kiểm soát

- Kiểm soát phòng ngừa: Là những chính sách và thủ tục kiểm soát được

đưa ra nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu khả năng xảy ra gian lận và sai sót

- Kiểm soát phát hiện: Là những chính sách và thủ tục kiểm soát được đưa

ra nhằm phát hiện kịp thời những hành vi gian lận và sai sót

- Kiểm soát bù đắp: Là những thủ tục kiểm soát khác được đưa ra để thay

thế những hoạt động kiểm soát yếu kém, không hiệu quả

Các yếu tố trong hoạt động kiểm soát

- Thủ tục ủy quyền và xét duyệt:

+ Việc thực hiện các nghiệp vụ chỉ được thực hiện bởi người được ủy quyền theo trách nhiệm và phạm vi của họ Ủy quyền là một cách thức chủ yếu để đảm bảo rằng chỉ có những nghiệp vụ có thực mới được phê duyệt đúng mong muốn của người lãnh đạo Các thủ tục ủy quyền phải được tài liệu hóa và công bố rõ ràng, phải bao gồm những điều kiện cụ thể

+ Tuân thủ những quy định chi tiết của sự ủy quyền nói trên, nhân viên thực hành đúng theo hướng dẫn, trong giới hạn được quy định của người lãnh đạo và luật pháp

- Phân chia trách nhiệm:

+ Để giảm rủi ro về việc sai sót, lãng phí, những hành động cố ý làm sai và rủi ro không ngăn ngừa được thì không một bộ phận hay cá nhân nào được giao một công việc từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc hoặc được giao quá nhiều trách nhiệm

và quyền hạn Trách nhiệm phải được giao một cách có hệ thống cho từng cá nhân

Trang 32

để đảm bảo sự kiểm tra có hiệu quả Năm trách nhiệm chủ yếu bao gồm ủy quyền, phê chuẩn, ghi chép, xử lý và đánh giá các nghiệp vụ Tuy nhiên, việc phân chia trách nhiệm có thể bị vô hiệu hóa do sự thông đồng giữa các cá nhân trong tổ chức

+ Trong một số trường hợp đơn vị có quy mô nhỏ, có quá ít nhân viên để thực hiện việc phân chia phân nhiệm Khi đó, nhà lãnh đạo phải nhận biết được rủi

ro và bù đắp bằng những biện pháp kiểm soát khác như sự luân chuyển nhân viên

Sự luân chuyển nhân viên đảm bảo rằng một người không xử lý mọi mặt nghiệp vụ trong một thời gian dài

- Kiểm soát việc tiếp cận tài sản và sổ sách:

Việc tiếp cận tài sản và sổ sách phải được giới hạn trong những cá nhân mà

họ được giao trách nhiệm bảo quản hoặc sử dụng tài sản Trách nhiệm của người bảo quản tài sản thể hiện qua chứng từ, hàng tồn kho, ghi chép sổ sách Hạn chế việc tiếp cận tài sản làm giảm rủi ro lạm dụng hoặc làm thất thoát tài sản của Nhà nước Mức độ giới hạn tùy thuộc vào rủi ro thất thoát tài sản Mức độ giới hạn phải được xem xét định

- Kiểm tra: Các nghiệp vụ và sự kiện phải được kiểm tra trước và sau khi xử

lý Thí dụ, khi xác định số thu của từng đối tượng thì căn cứ vào số tiền đã nộp đối chiếu trên cơ sở các sổ theo dõi thu của cán bộ quản lý thu

- Đối chiếu: Sổ sách được đối chiếu với các chứng từ thích hợp một cách

định kỳ Thí dụ, sổ sách ghi chép tiền gửi ngân hàng đối chiếu với sổ phụ ngân hàng

- Rà soát việc thực hiện các hoạt động: Việc thực hiện các hoạt động được

rà soát dựa trên một loạt các chuẩn mực nguyên tắc cơ bản, đánh gía hiệu quả và tính hữu hiệu Nếu sự rà soát cho thấy rằng các hoạt động thực hiện không phù hợp với mục tiêu của tổ chức hoặc các tiêu chuẩn, thì quy trình thực hiện để đạt các mục tiêu cần phải rà soát lại để đưa ra cải tiến cần thiết

- Rà soát sự điều hành, xử lý và hoạt động: Việc điều hành, xử lý và hoạt

động nên được rà soát định kỳ để đảm bảo tuân thủ nguyên tắc, chính sách, thủ tục

và những đòi hỏi hiện hành khác

- Giám sát nhân viên (giao việc, soát xét và chấp thuận, hướng dẫn và huấn luyện)

Trang 33

Việc giám sát kỹ càng đảm bảo rằng mục tiêu của việc tổ chức sẽ được thực hiện Sự giao việc, soát xét và chấp thuận công việc của nhân viên bao gồm:

+ Sự thông báo rõ ràng, nghĩa vụ, trách nhiệm và sự chịu trách nhiệm giao cho mỗi thành viên

+ Đánh giá một cách hệ thống công việc của mỗi thành viên trong phạm vi cần thiết

+ Chấp thuận công việc theo những tiêu chuẩn để đảm bảo công việc được thực hiện theo đúng định hướng

Người giám sát cung cấp cho nhân viên những hướng dẫn cần thiết và huấn luyện họ để đảm bảo rằng sự sai sót, lãng phí và hành động sai trái được giảm thiểu

và làm cho các nhà lãnh đạo trực tiếp hiểu được và đạt được kết quả

1.2.3.4 Thông tin và truyền thông

Thông tin và truyền thông là hai thành phần gắn kết với nhau Đó là hệ thống thu nhận, xử lý, ghi chép thông tin và hệ thống truyền thông thông tin cho các đối tượng bên trong và bên ngoài đơn vị

Thông tin

- Là dữ liệu đã được xử lý nhằm phục vụ cho quá trình ra quyết định Không phải bất kỳ tin tức, sự kiện nào cũng trở thành thông tin mà phải qua quá trình xử lý

để đảm bảo tính hữu ích của thông tin, nó phải đáp ứng các yêu cầu:

+ Tính chính xác: Thông tin phải phản ánh đúng bản chất nội dung tình huống

+ Tính kịp thời: Thông tin được cung cấp đúng lúc, đúng thời điểm theo yêu cầu của các nhà quản trị

+ Tính đầy đủ và hệ thống: Thông tin phải phản ánh đầy đủ mọi khía cạnh của tình huống giúp người sử dụng có thể đánh giá vấn đề một cách toàn diện

+ Tính bảo mật: Đòi hỏi thông tin phải được cung cấp đúng người phù hợp với quyền hạn và trách nhiệm của họ

- Thông tin được cung cấp qua hệ thống thông tin, trong đó hệ thống thông tin kế toán là một bộ phận quan trọng Thông tin có thể chính thức hoặc không chính thức và được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau

Trang 34

-Thu nhận, xử lý thông tin, mục đích chính của hệ thống là tập hợp những thông tin đáng tin cậy về các hoạt động của DN để sẵn sàng cung cấp cho những người cần thiết Qua đó cấp quản lý nhận diện được các rủi ro Trong đó, hệ thống thông tin kế toán (hệ thông sổ sách và chứng từ, bao gồm kế toán tài chính, kế toán quản trị và kế toán chi phí) đóng vai trò quan trọng Các nhân viên kế toán cần được trang bị kiến thức về phân loại, tính hợp lệ, cách thức ghi chép chứng từ vào sổ Mục tiêu của hệ thống kế toán là:

+ Xác định và ghi chép tất cả các nghiệp vụ có thật

+ Diễn giải nghiệp vụ một cách chi tiết để ghi chép đúng giá trị của chúng + Xác định đúng kỳ của các nghiệp vụ kinh tế đã xảy ra để phản ánh một cách đúng đắn

Truyền thông

- Truyền thông là thuộc tính của hệ thống thông tin nhưng được nêu ra để nhấn mạnh vai trò của việc truyền đạt thông tin Các kênh truyền thông bao gồm truyền thông từ cấp trên xuống cấp dưới, từ cấp dưới lên cấp trên, trao đổi giữa các

bộ phận trong tổ chức, giữa tổ chức với đối tượng bên ngoài

- Thông tin được truyền đạt bằng nhiều hình thức, văn bản, truyền miệng, thư điện tử, có thể bằng các mẫu biểu, sơ đồ bắt buộc hoặc tùy chọn, có thể công khai hoặc không công khai tùy theo phân quyền quản lý và xử lý thông tin của đơn vị Việc truyền thông thông tin đóng vai trò quan trọng trong hệ thông KSNB Nó giúp cho nhân viên hiểu biết về vai trò và trách nhiệm của họ và biết được công việc của

họ có liên quan đến người khác như thế nào và họ được yêu cầu báo cáo thông tin đến những ai Đôi với hệ thông thông tin kế toán, sơ đồ hạch toán, sổ tay hướng dẫn

về các chính sách và thủ tục kế toán và các báo cáo kế toán là phương tiện truyền thông hữu hiệu Nó giúp cho việc xử lý các nghiệp vụ đúng đắn và thông nhất trong toàn đơn vị, thông qua đó cấp quản lý biết được tình hình tài chính, hoạt động chung của đơn vị cũng như của từng bộ phận

1.2.3.5 Giám sát

Hệ thống KSNB cần được giám sát để đánh giá chất lượng hoạt động của hệ thống qua thời gian Những khiếm khuyết của hệ thống KSNB cần được phát hiện kịp thời để có biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt

Trang 35

Việc giám sát được thực hiện thường xuyên, định kỳ hoặc kết hợp cả hai

Giám sát thường xuyên

Giám sát thường xuyên KSNB được thiết lập cho những hoạt động thông thường và lặp lại của tổ chức Bao gồm cả những hoạt động giám sát và quản lý mang tính chất định kỳ Giám sát thường xuyên được thực hiện trên tất cả các yếu

tố của KSNB và liên quan đến việc ngăn chặn và phát hiện tất cả những hiện tương

vi phạm luật pháp, không tiết kiệm, không hiệu quả của hệ thống

Giám sát định kỳ:

Phạm vi và tầng suất giám sát định kỳ phụ thuộc vào sự đánh giá mức độ rủi

ro và hiệu quả của thủ tục giám sát thường xuyên Giám sát định kỳ bao phủ toàn bộ

sự đánh giá, sự hữu hiệu của hệ thống KSNB và đảm bảo KSNB đạt kết quả như mong muốn dựa trên các phương pháp và thủ tục kiểm soát

Những yếu kém của hệ thống KSNB phải được thông báo cho lãnh đạo cấp trên Giám sát này bao gồm cả việc xem xét các phát hiện kiểm toán và các kiến nghị của kiểm toán viên để chúng thực hiện được trong thực tế một cách hữu hiệu

1.3 Đặc điểm tổ chức KSNB của đơn vị Thanh tra

1.3.1 Khái niệm, chức năng và nhiệm vụ

+ Khái niệm

Theo Từ điển Tiếng Việt (2010): "Thanh tra" là kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan xí nghiệp; Theo Từ điển Luật học thì "thanh tra' là sự tác động của chủ thể đến đối tượng đã và đang thực hiện thẩm quyền được giao nhằm đạt được mục đích nhất định"; Ngoài ra thanh tra còn được hiểu là sự xem xét, kiểm soát kiểm tra thường xuyên, định kỳ nhằm rút ra nhận xét, kết luận cần thiết để kiến nghị với các cơ quan nhà nước khắc phục những nhược điểm, phát huy

ưu điểm, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước Hoạt động thanh tra do cơ quan nhà nước thực hiện; Thanh tra nhà nước là việc xem xét, đánh giá, xử lý của

cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục được pháp luật quy định

Theo Luật thanh tra năm 2010: Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm

Trang 36

quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành

- Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao

- Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó

Như vậy, có thể hiểu rằng, khi nói đến khái niệm “thanh tra nhà nước” là nói đến bản chất của hoạt động thanh tra nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành; còn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành là loại hình thanh tra Việc phân biệt thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành dựa vào các yếu tố: chủ thể tiến hành thanh tra, đối tượng thanh tra và nội dung thanh tra

+ Chức năng

Cơ quan thanh tra nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện và giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật

+ Nhiệm vụ

Một là: Trong công tác quản lý nhà nước

a) Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó;

b) Yêu cầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung là sở), Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra;

c) Chỉ đạo công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra hành chính đối với Thanh tra sở, Thanh tra huyện;

Trang 37

d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử

lý về thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thanh tra tỉnh

Hai là: Trong hoạt động thanh tra

a) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của sở, của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập;

b) Thanh tra vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm của nhiều sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện;

c) Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao;

d) Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi cần thiết

Ba là: Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo

Bốn là: Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng

1.3.2 Đặc điểm về KSNB ở đơn vị công

Một là: Hoạt động Thanh tra được quy định rõ trong Luật Thanh tra năm 2010

Luật khiếu nại, năm 2011, Luật tố cáo năm 2011, Luật sửa đổi luật phòng, chống tham nhũng năm 2012; Theo đó việc quy định quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm được quy định trên cơ sở hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật tương đối đầy

đủ

Thứ hai: Quản lý KSNB ở đơn vị công đuợc thực hiện chủ yếu bằng phuơng

pháp hành chính Trong quản lý, để đạt được hiệu quả có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: phương pháp kinh tế, phương pháp cưỡng chế, phương pháp giáo dục, tuyên truyền, thuyết phục, phương pháp hành chính Tuy nhiên trong quản

lý đơn vị công việc sử dụng phương pháp hành chính là chủ yếu Phương pháp này thể hiện việc tuân thủ mệnh lệnh, quyết định đơn phương của cơ quan quản lý cấp trên là chủ yếu

Trang 38

Thứ ba, Thanh tra là hoạt động mang tính kĩ thuật, nghiệp vụ chặt chẽ: là cơ

quan quản lý nhà nước về nội dung Thanh tra, giải quyết, khiếu nại, tố cáo và Phòng, chống tham nhũng, nhằm hướng dẫn, giúp các tổ chức, đơn vị thực hiện các lĩnh vực, nội dung đúng theo qui định pháp luật, đảm bảo quyền lợi của tổ chức cá nhân Vì vậy, để tham mưu giải quyết đúng quy định pháp luật đòi hỏi CBCC ngành Thanh tra phải có chuyên môn, nghiệp vụ nhất định trong chuyên môn, đồng thời phải nắm bắt được những kĩ thuật nghiệp vụ chủ yếu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Trang 39

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 tác giả trình bày tổng quan về hệ thống KSNB bao gồm sự hình thành và phát triển lý thuyết KSNB Tác giả đã nêu ra các định nghĩa, các mặt lợi ích, giới hạn của hệ thống KSNB Qua đó, đã lựa chọn, xác định cơ sở lý thuyết làm nền tảng cho Luận văn của mình, đó là: khuôn khổ báo COSO 1992 và INTOSAI

1992 (cập nhật năm 2013) áp dụng cho khu vực công, cụ thể:

- Xác định đánh giá hệ thống KSNB là một quy trình không thể thiếu trong tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu về hiệu lực quản lý, hiệu quả của các hoạt động, bao gồm cả việc bảo vệ các nguồn lực không bị thất thoát, hư hỏng hoăc sử dụng sai mục đích; Tuân thủ các quy định của pháp luật

+ Thông tin và truyền thông, liên quan đến việc tạo lâp môt hệ thống thông tin

và truyền đạt thông tin hữu hiệu trong toàn tổ chức, phục vụ cho việc thực hiện tất

cả các mục tiêu KSNB Trong điều kiện tin học hoá, hệ thống thông tin còn bao gồm cả việc nhận thức, phát triển và duy trì hệ thống CNTT phù hợp với đơn vị; + Giám sát, bao gồm các hoạt động kiểm tra và đánh giá thường xuyên, định kỳ nhằm không ngừng cải thiện KSNB

Bên cạnh đó, tác giả đã tìm hiểu một số Luận văn của các tác giả khác, nêu ra được những điểm tương đồng, thành công để kế thừa cũng như sự khác biệt, hạn chế để khắc phục trong Luận văn của mình

Trang 40

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG KSNB TẠI

THANH TRA TỈNH ĐỒNG NAI 2.1 Giới thiệu tổng quan về hệ thống Thanh tra Nhà nước

 Sự ra đời của Ban Thanh tra đặc biệt - Tổ chức tiền thân của ngành Thanh

tra Việt Nam

Ngay trong những ngày đầu xây dựng chính quyền nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà đã nhận được khá nhiều ý kiến từ các tầng lớp nhân dân phản ảnh bằng thư từ, đơn kiện hoặc gặp gỡ trực tiếp bày tỏ nguyện vọng cần sớm chấm dứt các hiện tượng, việc làm sai trái của một số nhân viên trong bộ máy chính quyền các cấp, nhất là ở các địa phương Từ thực tế đó, ngày 04/10/1945, lần đầu tiên cuộc họp Hội đồng Chính phủ đã đưa ra vấn đề thành lập tổ chức Thanh tra Trong lúc chờ đợi có một sắc lệnh thành lập Ban Thanh tra, Chính phủ giao cho cấp trên quyền xét xử cấp dưới và đề nghị Bộ Nội vụ lập một

Uỷ ban Thanh tra hành chính để đi điều tra công việc hành chính ở các địa phương

 Hoạt động thanh tra những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp

(1946 - 1949)

Ngày 19/12/1946, trước hành động xâm lược trắng trợn của quân đội Pháp, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động toàn dân đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp xâm lược và xác định, cuộc kháng chiến của ta sẽ là cuộc kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn diện, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc Điều đó đòi hỏi công tác thanh tra phải được đẩy mạnh, mở rộng phạm vi hoạt động, phải chuyển hướng về tổ chức và hoạt động thanh tra cho phù hợp với điều kiện kháng chiến

Thành lập Ban Thanh tra Chính phủ - đẩy mạnh hoạt động thanh tra phục vụ kháng chiến (1949 - 1954)

Sau nhiều lần thảo luận và thống nhất, chuẩn bị về mọi mặt, giữa tháng 12/1949, tại phiên họp toàn thể, Hội đồng Chính phủ ra quyết nghị giải thể Ban Thanh tra Đặc biệt và thành lập Ban thanh tra Chính phủ đồng thời cử các thành viên vào Ban Thanh tra Chính phủ Ngày 18/12/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 138 B-SL thành lập Ban Thanh tra Chính phủ, cụ Hồ Tùng Mậu được cử làm Tổng

Thanh tra

Ngày đăng: 10/03/2017, 20:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w