CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG KSNB TẠI CƠ QUAN
2.1. Giới thiệu tổng quan về hệ thống Thanh tra Nhà nước
Sự ra đời của Ban Thanh tra đặc biệt - Tổ chức tiền thân của ngành Thanh tra Việt Nam.
Ngay trong những ngày đầu xây dựng chính quyền nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà đã nhận được khá nhiều ý kiến từ các tầng lớp nhân dân phản ảnh bằng thư từ, đơn kiện hoặc gặp gỡ trực tiếp bày tỏ nguyện vọng cần sớm chấm dứt các hiện tượng, việc làm sai trái của một số nhân viên trong bộ máy chính quyền các cấp, nhất là ở các địa phương. Từ thực tế đó, ngày 04/10/1945, lần đầu tiên cuộc họp Hội đồng Chính phủ đã đưa ra vấn đề thành lập tổ chức Thanh tra. Trong lúc chờ đợi có một sắc lệnh thành lập Ban Thanh tra, Chính phủ giao cho cấp trên quyền xét xử cấp dưới và đề nghị Bộ Nội vụ lập một Uỷ ban Thanh tra hành chính để đi điều tra công việc hành chính ở các địa phương.
Hoạt động thanh tra những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1949)
Ngày 19/12/1946, trước hành động xâm lược trắng trợn của quân đội Pháp, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động toàn dân đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp xâm lược và xác định, cuộc kháng chiến của ta sẽ là cuộc kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn diện, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc. Điều đó đòi hỏi công tác thanh tra phải được đẩy mạnh, mở rộng phạm vi hoạt động, phải chuyển hướng về tổ chức và hoạt động thanh tra cho phù hợp với điều kiện kháng chiến.
Thành lập Ban Thanh tra Chính phủ - đẩy mạnh hoạt động thanh tra phục vụ kháng chiến (1949 - 1954)
Sau nhiều lần thảo luận và thống nhất, chuẩn bị về mọi mặt, giữa tháng 12/1949, tại phiên họp toàn thể, Hội đồng Chính phủ ra quyết nghị giải thể Ban Thanh tra Đặc biệt và thành lập Ban thanh tra Chính phủ đồng thời cử các thành viên vào Ban Thanh tra Chính phủ. Ngày 18/12/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 138 B-SL thành lập Ban Thanh tra Chính phủ, cụ Hồ Tùng Mậu được cử làm Tổng Thanh tra.
Thành lập Ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ và hoạt động thanh tra giai đoạn 1955 - 1960
Trước yêu cầu thực tiễn của việc quản lý nhà nước và thực hiện chủ trương của Đảng, ngày 28/03/1956, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra Sắc lệnh số 261/SL thành lập Ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ, đồng chí Nguyễn Lương Bằng được cử làm Tổng Thanh tra, đồng chí Nguyễn Côn và Trần Tử Bình được bổ nhiệm làm Phó Tổng Thanh tra. Tiếp đó, ngày 26/12/1956, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 1194/TTg về việc thành lập Ban Thanh tra ở các liên khu, khu, thành phố và tỉnh, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Uỷ ban hành chính các cấp và chịu sự hướng dẫn nghiệp vụ của Ban Thanh tra cấp trên.
Hoạt động thanh tra góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất phát triển kinh tế quốc dân (1961-1965)
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam được coi là
“Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”. Đại hội đã đề ra năm nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất phát triển kinh tế và văn hóa. Từ đây miền Bắc nước ta chuyển sang thời kỳ mới, lấy xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội làm trọng tâm, đồng thời tiếp tục hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới.
Kiện toàn tổ chức ngành Thanh tra phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1965 - 1975)
Trước nhiệm vụ mới của đất nước và trước yêu cầu cần thiết của công tác thanh tra, xét khiếu tố, ngày 11/08/1969, Ủy ban Thanh tra của Chính phủ đã được thành lập theo Nghị quyết số 780/NQ-TVQH của Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Ủy ban Thanh tra của Chính phủ đã từng bước tăng cường, ổn định tổ chức. Các cán bộ lãnh đạo của Ủy ban Thanh tra của Chính phủ lần lượt được bổ nhiệm. Đồng chí Nguyễn Thanh Bình được cử giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban, đồng chí Trần Mạnh Quỳ và đồng chí Nguyễn Thừa Kế được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra của Chính phủ. Các vụ và các đoàn thanh tra cũng được thành lập và bổ sung thêm cán bộ để bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ thanh tra do Đảng và Nhà nước giao phó.
2.1.1. Quá trình hành thành và phát triển đối với Ngành Thanh tra Đồng Nai.
Ngành Thanh tra tỉnh Đồng Nai, từ khi hình thành (năm 1976) cho đến nay đã tròn 40 năm. Ban đầu hình thành, Thanh tra tỉnh (lúc đó có tên là Ban Thanh tra tỉnh), là một bộ phận của Ủy ban Cách mạng tỉnh. Sang năm 1977, do yêu cầu phát triển của chính quyền cách mạng, công tác thanh tra đã được tăng cường và mở rộng khắp các ngành, các địa phương trong tỉnh. Ngày 15/9/1977, UBND tỉnh Đồng Nai có các quyết định 758, 759, 760 chính thức thành lập Ủy ban Thanh tra tỉnh, Thanh tra cấp huyện và Thanh tra các sở, ngành. Thời điểm ban đầu thành lập, đội ngũ cán bộ của ngành Thanh tra chủ yếu là bộ đội chuyển ngành và cán bộ kháng chiến qua các thời kỳ. Lực lượng này nhìn chung chất lượng chính trị đảm bảo, đã qua thử thách trong chiến đấu, nhưng chất lượng chuyên môn còn hạn chế.
Qua thời gian 40 năm, ngành Thanh tra Đồng Nai đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành. Tổ chức bộ máy của ngành Thanh tra tỉnh Đồng Nai hiện nay, gồm có: Thanh tra tỉnh, 11 cơ quan Thanh tra huyện, thị xã và thành phố Biên Hòa và 18 cơ quan Thanh tra sở, ngành. Tổ chức bộ máy của ngành thanh tra không ngừng được củng cố, kiện toàn, hoạt động đúng theo quy định pháp luật về thanh tra.
Thanh tra tỉnh Đồng Nai hiện nay, tọa lạc tại địa chỉ:
- Số 395 (số cũ 10) đường 30/4, Phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai
- website: https://thanhtra.dongnai.gov.vn;
- Email: vbthanhtra@dongnai.gov.vn.
2.1.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy hiện nay tại Thanh tra tỉnh.
Hiện nay, cơ quan Thanh tra tỉnh Đồng Nai gồm có Ban lãnh đạo và 06 phòng chức năng thuộc Thanh tra tỉnh, bao gồm:
- Ban Lãnh đạo - Văn phòng;
- Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 1;
- Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 2;
- Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 3;
- Phòng Giám sát, kiểm tra và xử lý sau Thanh tra;
- Phòng Thanh tra, phòng chống tham nhũng.
Ngoài ra có 11 Thanh tra các huyện, thị xã Long Khánh và Thành phố Biên Hòa và 18 đơn vị thuộc Thanh tra của cấp sở (các đơn vị này chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra tỉnh)
2.1.1.2. Các tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng.
- Tổ chức Đảng: Có cấp ủy và 03 Tổ đảng - Tổ chức quần chúng:
+ Về tổ chức công đoàn: Hiện nay tổ chức công đoàn tại Thanh tra tỉnh đang hoạt động theo hệ thống của Liên đoàn Lao động Tỉnh.
+ Đối với tổ chức đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: Chi đoàn sinh hoạt theo sự chỉ đạo của Đoàn khối các cơ quan tỉnh.
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Đồng Nai được thực hiện theo Thông tư Liên tịch số 03/2004/TTLT-TTCP-BNV ngày 8/9/2004 của Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh tra huyện, quận, thị xã và thành phố thuộc tỉnh và Quyết định số 02/2015/QĐ-UBND ngày 04/2/2015 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của cơ quan Thanh tra tỉnh Đồng Nai.
Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo qui định của pháp luật.
Trong quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó;
- Yêu cầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung là sở), Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra;
- Chỉ đạo công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra hành chính đối với Thanh tra sở, Thanh tra huyện;
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thanh tra tỉnh.
Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của sở, của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập;
+ Thanh tra vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm của nhiều sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện;
+ Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao;
+ Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi cần thiết.
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
2.1.3. Hệ thống và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
(Nguồn: Văn phòng Thanh tra tỉnh Đồng Nai) Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Thanh tra tỉnh Đồng Nai
* 18 cơ quan Thanh tra thuộc các sở, ngành thuộc tỉnh.
* 11 cơ quan Thanh tra thuộc các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa
CHÁNH THANH TRA
Phòng Thanh tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo
1
Phòng Thanh tra, phòng chống tham nhũng PHÓ
CHÁNH THANH TRA 2
Phòng giám sát, KT và xử lý sau thanh tra
PHÓ
CHÁNH THANH TRA 3
Văn phòng PHÓ
CHÁNH THANH TRA 1
Phòng Thanh tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo
2
Phòng Thanh tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo
3
18 cơ quan Thanh tra thuộc các sở, ngành thuộc tỉnh.
(Nguồn: Văn phòng Thanh tra tỉnh Đồng Nai) Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Thanh tra tỉnh Đồng Nai đối với TT cấp huyện
11 cơ quan Thanh tra thuộc các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa
(Nguồn: Văn phòng Thanh tra tỉnh Đồng Nai) Sơ đồ 2.3: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Thanh tra tỉnh Đồng Nai đối với TT cấp sở
THANH TRA TỈNH
Thanh tra TP.
Biên Hòa
Thanh tra Tx Long Khánh
Thanh tra huyện
Vĩnh Cửu
Thanh tra huyên Thống Nhất
Thanh tra huyện Trảng Bom
Thanh tra huyện
Cẩm Mỹ
Thanh tra huyện
Xuân Lộc
Thanh tra huyện
Tân Phú
Thanh tra huyên
Định Quán
Thanh tra huyệ Long Thành
Thanh tra huyện
Nhơn Trạch
Thanh
tra Ban Dân tộc THANH TRA
TỈNH
Thanh tra Sở Tài chính
Thanh tra Sở Y tế
Thanh tra Sở Tư pháp
Thanh tra Sở Xây dựng
Thanh tra Sở Thông tin và TT
Thanh tra Sở Ngoại vụ
Thanh tra Sở Nội vụ
Thanh tra Sở Công thương
Thanh tra Sở Giao thông và
Vận tải
Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư
Thanh tra Sở Giáo dục
và Đào tạo
Thanh tra Sở Nông nghiệp
phát triển NT
Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường
Thanh tra Sở Lao động Thương
binh và Xã hội
Thanh tra Sở Khoa học và
Công nghệ
Thanh tra Sở Văn Hóa thể thao và Du
lịch
2.1.4. Mối quan hệ giữa các bộ phận
Được quy định trong các quy chế làm việc của TTT ĐN; Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy chế thi đua khen thưởng đã quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quan hệ làm việc của các bộ phận, phòng ban như sau:
- Ban lãnh đạo Thanh tra tỉnh Đồng Nai gồm có 01 đồng chí Chánh Thanh tra và 03 đồng chí Phó Chánh Thanh tra.
+ Chánh Thanh tra tỉnh: là người đứng đầu cơ quan Thanh tra tỉnh, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Thanh tra tỉnh..
+ Phó Chánh Thanh tra tỉnh: là người giúp Chánh Thanh tra tỉnh và chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra tỉnh và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công;
khi Chánh Thanh tra tỉnh vắng mặt, một Phó Chánh Thanh tra tỉnh được Chánh Thanh tra tỉnh uỷ nhiệm điều hành các hoạt động của Thanh tra tỉnh.
- Văn phòng: Tham mưu thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật của ngành và của cơ quan Thanh tra theo pháp luật qui định; thực hiện công tác hành chính - quản trị; tham mư công tác báo cáo, tổng hợp; Thực hiện công tác tiếp công dân của cơ quan.
- Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 1, 2, 3: Cùng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và trực tiếp thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các đơn nước tại các đơn vị, địa phương được phân công.
- Phòng Thanh tra, phòng chống tham nhũng: Tham mưu thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện công tác pháp chế của cơ quan.
- Phòng giám sát, kiểm tra và xử ý sau Thanh tra: Tham mưu giám sát, kiểm tra hoạt động đoàn thanh tra của Thanh tra tỉnh; thẩm định dự thảo kết luận Thanh tra do đoàn thanh tra của Thanh tra tỉnh soạn thảo; theo dọi, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thanh tra tỉnh và Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Thực hiện việc thanh tra lại. Theo dõi việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại,tố cáo có hiệu lực thi hành của Chủ tịch UBND tỉnh, Chánh thanh tra tỉnh, Giám đốc sở, chủ tịch UBND cấp huyện.