CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CƠ
3.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại cơ quan Thanh tra tỉnh Đồng Nai.79
3.2.3 Hoàn thiện về hoạt động kiểm soát
Công tác Thanh tra:
- Thời hạn các cuộc thanh tra không được kéo dài:
+ Tổ chức Thanh tra các cấp cần quán triệt đầy đủ, sâu sắc cho cán bộ, thanh tra viên ý nghĩa của việc chấp hành đúng quy định thời hạn thanh tra, nhằm tăng cường tính chuyên nghiệp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác thanh tra.
+ Các yếu tố trong Quyết định thanh tra: thời hạn thanh tra, nội dung thanh tra, thành viên đoàn thanh tra phải phù hợp, đảm bảo, cân đối, tránh tình trạng khập khiễng, không phù hợp. Coi trọng việc xây dựng, duyệt đề cương, kế hoạch thanh tra: kế hoạch thanh tra phải chi tiết, cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm. Tiến hành hành thanh tra trực tiếp Trưởng đoàn thanh tra phải bám sát yêu cầu nội dung thanh tra để phân bổ thời gian, bố trí nhân lực có nghiệp vụ chuyên sâu, đồng đều, hợp lý, thực hiện đúng đề cương, kế hoạch, lịch công tác đã được phê duyệt.
+ Đề cao vai trò trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra (hoặc người được giao) trong việc xây dựng báo cáo kết quả thanh tra, tham mưu văn bản kết luận, quyết định xử lý phải chính xác kịp thời, đầy đủ các cơ sở lý luận, chứng cứ để kết luận vụ việc. Theo tôi việc xây dựng báo cáo kết quả thanh tra cần phải chủ động thực hiện ngay trong quá trình thanh tra trực tiếp, khi đã có một phần kết quả thanh tra, không lên chờ đến khi kết thúc thanh tra trực tiếp tại đơn vị mới bắt tay xây dựng báo cáo; Báo cáo kết quả thanh tra với kết luận thanh tra phải đảm bảo tính hệ thống, thống nhất, kết luận phải khái quát và chứa đựng được đầy đủ các nội dung chính cần nêu, cần xử lý trong báo cáo, tránh tình trạng báo cáo không ăn nhập gì với kết luận, phải sửa đi, sửa lại nhiều lần. Đối với những vụ việc phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, ngành cần phải có kế hoạch cụ thể trong việc đềnghị cho ý kiến, thống nhất quan điểm, nội dung xử lý kết quả thanh tra, không nên có tình trạng không thống nhất trong kết quả thanh tra giữa các cấp các ngành, giữa cơ quan
thanh tra với đối tượng thanh tra, dẫn đến việc xử lý sau thanh tra bị chậm trễ, vướng mắc.
+ Tăng cường chỉ đạo, giám sát của lãnh đạo trong viêc thực hiện nội dung và thời gian của các Đoàn thanh tra để kịp thời uốn nắn, bổ cứu trong quá trình thanh tra;
+ Có cơ chế khen thưởng kịp thời đối với các trưởng đoàn, thành viên đoàn thanh tra chấp hành đúng thời hạn thanh tra, thực hiện tốt nhiệm vụ đồng thời có chế tài cụ thể để xử lý nghiêm túc về kỷ luật hành chính, kỷ luật đảng đối với những Trưởng đoàn, thành viên đoàn thanh tra không chấp hành thời hạn thanh tra, làm giảm hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra.
- Đoàn thanh tra phải xây dựng kế hoạch cá nhân và phải lập báo cáo về kết quả nhiệm vụ được giao theo đúng quy định.
+ Sau khi Trưởng đoàn thanh tra họp đoàn và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên Đoàn thanh tra. Từng thành tra viên phải xây dựng kế hoạch cá nhân gồm những Thông tư, chế độ tài chính để áp dụng vào từng thời điểm thanh tra và phương pháp thanh tra là kiểm tra, đối chiếu.
+ Kết thúc thanh tra, từng thanh viên phải có báo kết quả nhiệm vụ được giao, kiến nghị xử lý công việc cho Trưởng đoàn thanh tra.
Công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo:
- Trang bị Phòng Tiếp công dân đảm bảo đầy đủ, khang trang, theo quy định.
- Kiểm soát và hạn chế tối đa các đơn thư vượt cấp và đoàn khiếu nại đông người:
+ Cần đề cao trách nhiệm, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, trước hết là nhờ vai trò lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý điều hành của chính quyền. Các cấp ủy có nghị quyết lãnh đạo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thanh tra tỉnh cần có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo, phân công trách nhiệm một cách rõ ràng, cụ thể để giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo. Thủ trưởng cơ quan thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền. Trong quá trình giải quyết, các cơ quan phải thu thập đầy đủ
tài liệu, chứng cứ khách quan, làm rõ nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo, kết luận rõ đúng, sai, đề ra phương án giải quyết phù hợp, có lý, có tình.
+ Cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp và khiếu nại về đất đai theo hướng tăng cường đối thoại và pháp luật thừa nhận hòa giải tại cộng đồng để giải quyết dứt điểm các khiếu nại và tranh chấp về đất đai ngay từ cơ sở, không để xảy ra các điểm “nóng” và tình trạng khiếu kiện vượt cấp, kéo dài.
+ Cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, nhân dân; tăng cường vận động, thuyết phục công dân chấp hành pháp luật và các quyết định giải quyết của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến từng người dân theo hình thức lồng ghép với các chương trình khác, phù hợp với từng thời điểm, từng đối tượng, có nhiều nội dung phong phú, thiết thực để thu hút được nhiều người nghe nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
+ Đầu tư tủ sách pháp luật đến từng xã, phường, thị trấn đảm bảo có báo Pháp luật, nhất là các chính sách pháp luật liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân như Luật Đất đai, Luật khiếu nại, Luật tố cáo... các văn bản quy phạm pháp luật, sách tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ đối với chính quyền cơ sở.
+ Đối với các trường hợp lợi dụng khiếu nại, tố cáo để kích động, gây rối thì phải tiến hành làm rõ, xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
+ Cần nêu cao vai trò, trách nhiệm của bộ phận được giao nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đồng thời, Thanh tra tỉnh cần lựa chọn cán bộ phải liêm chính, minh bạch, khôn khéo nhưng kiên quyết trong quá trình tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; đối với nhân dân phải thực sự tôn trọng lễ phép, kiên trì, kiên quyết, có giải pháp đồng bộ, giải quyết dứt điểm không để khiếu nại, tố cáo kéo dài, vượt cấp.
+ Tiếp tục bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; định kỳ tổ chức hội nghị đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh để biểu dương khen thưởng và chấn chỉnh kịp thời những tồn tại, hạn chế, tìm ra nguyên nhân và các biện pháp tiếp tục làm tốt công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo.
+ Mở rộng các kênh để tiếp nhận thông tin khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ảnh như: thành lập đường dây nóng, mở hộp thư điện tử … xử lý triệt để các đơn khiếu nại, đơn tố cáo ngay từ cơ sở, tránh để đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp.
Công tác phòng chống tham nhũng:
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt các Nghị quyết của Đảng và luật pháp của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng gắn với triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP của Chính phủ và tiếp tục dẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân.
- Tiếp tục chỉ đạo các ngành, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN. Trọng tâm là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI); Kết luận số 21-KL/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI);
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật PCTN năm 2012 và các văn bản có liên quan (Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật PCTN, Nghị định về minh bạch tài sản, thu nhập, Nghị định quy định trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao); Nghị quyết số 82/NQ- CP ngày 06-12-2012 của Chính phủ về công tác PCTN, lãng phí giai đoạn 2012- 2016…
- Tiếp tục chỉ đạo việc nghiên cứu, hoàn thiện thể chế về PCTN theo Kết luận Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI); Nghị quyết số 82/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 21- KL/TW của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI). Chính phủ tập trung chỉ đạo hoàn thiện Đề án tăng cường thực hiện và kiểm soát việc kê khai tài sản theo quy định của Đảng và Nhà nước; Đề án kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; Quy định việc chi trả qua tài khoản đối với tất cả các khoản chi từ ngân sách nhà nước cho cán bộ, công chức; sửa đổi, bổ sung quy định về khen thưởng cá nhân có thành tích xuất sắc trong tố cáo, phát hiện tham nhũng.
- Đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; tăng cường giáo dục liêm chính, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham
nhũng như Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020.
- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc trao đổi, cung cấp thông tin về tham nhũng. Đẩy mạnh thanh tra trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ công vụ, xử lý công chức, viên chức nhũng nhiễu, vô cảm, tiêu cực; giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra; chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật hành chính, xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc công tác điều tra, xử lý vụ việc có dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng. Xử lý nghiêm hành vi tham nhũng, thu hồi triệt để tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân bị chiếm đoạt, thất thoát. Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm kết luận của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN về kết quả kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp.
- Tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc các cấp, các đoàn thể, các cơ quan truyền thông và nhân dân trong giám sát việc thực hiện nhiệm vụ công vụ nhằm phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; khuyến khích sự tham gia của nhân dân đối với công tác PCTN bằng cách tăng cường hiệu quả của các cơ chế khiếu nại, tố cáo, bảo vệ người tố cáo tham nhũng; tiếp tục mở rộng các hoạt động đối thoại, hợp tác quốc tế về PCTN nhằm tiếp thu những kinh nghiệm tốt và phù hợp của thế giới để nâng cao hiệu quả công tác PCTN.