CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
1.3. Đặc điểm tổ chức KSNB của đơn vị Thanh tra
+ Khái niệm
Theo Từ điển Tiếng Việt (2010): "Thanh tra" là kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan xí nghiệp; Theo Từ điển Luật học thì "thanh tra' là sự tác động của chủ thể đến đối tượng đã và đang thực hiện thẩm quyền được giao nhằm đạt được mục đích nhất định"; Ngoài ra thanh tra còn được hiểu là sự xem xét, kiểm soát kiểm tra thường xuyên, định kỳ nhằm rút ra nhận xét, kết luận cần thiết để kiến nghị với các cơ quan nhà nước khắc phục những nhược điểm, phát huy ưu điểm, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Hoạt động thanh tra do cơ quan nhà nước thực hiện; Thanh tra nhà nước là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục được pháp luật quy định.
Theo Luật thanh tra năm 2010: Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
- Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.
Như vậy, có thể hiểu rằng, khi nói đến khái niệm “thanh tra nhà nước” là nói đến bản chất của hoạt động thanh tra nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành; còn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành là loại hình thanh tra.
Việc phân biệt thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành dựa vào các yếu tố:
chủ thể tiến hành thanh tra, đối tượng thanh tra và nội dung thanh tra.
+ Chức năng
Cơ quan thanh tra nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện và giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
+ Nhiệm vụ
Một là: Trong công tác quản lý nhà nước
a) Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó;
b) Yêu cầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung là sở), Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra;
c) Chỉ đạo công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra hành chính đối với Thanh tra sở, Thanh tra huyện;
d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thanh tra tỉnh.
Hai là: Trong hoạt động thanh tra
a) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của sở, của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập;
b) Thanh tra vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm của nhiều sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện;
c) Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao;
d) Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi cần thiết.
Ba là: Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Bốn là: Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
1.3.2. Đặc điểm về KSNB ở đơn vị công
Một là: Hoạt động Thanh tra được quy định rõ trong Luật Thanh tra năm 2010.
Luật khiếu nại, năm 2011, Luật tố cáo năm 2011, Luật sửa đổi luật phòng, chống tham nhũng năm 2012; Theo đó việc quy định quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm được quy định trên cơ sở hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật tương đối đầy đủ.
Thứ hai: Quản lý KSNB ở đơn vị công đuợc thực hiện chủ yếu bằng phuơng pháp hành chính. Trong quản lý, để đạt được hiệu quả có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: phương pháp kinh tế, phương pháp cưỡng chế, phương pháp giáo dục, tuyên truyền, thuyết phục, phương pháp hành chính. Tuy nhiên trong quản lý đơn vị công việc sử dụng phương pháp hành chính là chủ yếu. Phương pháp này thể hiện việc tuân thủ mệnh lệnh, quyết định đơn phương của cơ quan quản lý cấp trên là chủ yếu.
Thứ ba, Thanh tra là hoạt động mang tính kĩ thuật, nghiệp vụ chặt chẽ: là cơ quan quản lý nhà nước về nội dung Thanh tra, giải quyết, khiếu nại, tố cáo và Phòng, chống tham nhũng, nhằm hướng dẫn, giúp các tổ chức, đơn vị thực hiện các lĩnh vực, nội dung đúng theo qui định pháp luật, đảm bảo quyền lợi của tổ chức cá nhân. Vì vậy, để tham mưu giải quyết đúng quy định pháp luật đòi hỏi CBCC ngành Thanh tra phải có chuyên môn, nghiệp vụ nhất định trong chuyên môn, đồng thời phải nắm bắt được những kĩ thuật nghiệp vụ chủ yếu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1 tác giả trình bày tổng quan về hệ thống KSNB bao gồm sự hình thành và phát triển lý thuyết KSNB. Tác giả đã nêu ra các định nghĩa, các mặt lợi ích, giới hạn của hệ thống KSNB. Qua đó, đã lựa chọn, xác định cơ sở lý thuyết làm nền tảng cho Luận văn của mình, đó là: khuôn khổ báo COSO 1992 và INTOSAI 1992 (cập nhật năm 2013) áp dụng cho khu vực công, cụ thể:
- Xác định đánh giá hệ thống KSNB là một quy trình không thể thiếu trong tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu về hiệu lực quản lý, hiệu quả của các hoạt động, bao gồm cả việc bảo vệ các nguồn lực không bị thất thoát, hư hỏng hoăc sử dụng sai mục đích; Tuân thủ các quy định của pháp luật.
- Xác định đánh giá hệ thống KSNB qua 05 thành phần:
+ Môi trường kiểm soát, bao gồm việc tạo lập một cơ cấu và kỷ cương toàn bộ hoạt động của đơn vị;
+ Đánh giá rủi ro, liên quan đến việc nhận biết, phân tích và lựa chon những giải pháp đối phó với các sự kiện bất lợi cho đơn vị thưc hiện các mục tiêu;
+ Các hoạt động kiểm soát, bao gồm các phương thức cần thiết đề kiểm soát như xét duyêt, phân quyền, kiểm tra, phân tích, rà soát trong từng hoạt động cụ thể của đơn vị;
+ Thông tin và truyền thông, liên quan đến việc tạo lâp môt hệ thống thông tin và truyền đạt thông tin hữu hiệu trong toàn tổ chức, phục vụ cho việc thực hiện tất cả các mục tiêu KSNB. Trong điều kiện tin học hoá, hệ thống thông tin còn bao gồm cả việc nhận thức, phát triển và duy trì hệ thống CNTT phù hợp với đơn vị;
+ Giám sát, bao gồm các hoạt động kiểm tra và đánh giá thường xuyên, định kỳ nhằm không ngừng cải thiện KSNB.
Bên cạnh đó, tác giả đã tìm hiểu một số Luận văn của các tác giả khác, nêu ra được những điểm tương đồng, thành công để kế thừa cũng như sự khác biệt, hạn chế để khắc phục trong Luận văn của mình.