CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CƠ
3.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại cơ quan Thanh tra tỉnh Đồng Nai.79
3.2.1 Hoàn thiện về môi trường kiểm soát
- Phát huy giá trị truyền thống về sự liêm chính và giá trị đạo đức:
+ Xây dựng và hoàn thiện các quy chế về sự chính trực, đạo đức thông qua hệ thống pháp luật và các văn bản pháp quy của các cơ quan nhà nước cho từng loại, từng chức danh công chức. Dựa vào quy chế lao động, bổ sung thêm phần đánh giá năng lực chuyên môn cũng như hành xử cán bộ, phẩm chất đạo đức định kỳ nhằm khuyến khích người lao động nỗ lực làm việc, đóng góp, xây dựng và hoàn thiện bản thân. Sau đó tiến hành phổ biến đến toán bộ nhân viên trong cơ quan, yêu cầu họ ký bản cam kết tuân thủ những quy định trong quy chế đã được thiết lập. Cụ thể hóa những giá trị đạo đức như lòng trung thành, cần, kiệm, liêm chính, … thành những chuẩn mực cụ thể trong hành vi công vụ.
+ Đồng thời, ban lãnh đạo cơ quan cần thể hiện những lời nói, cử chỉ, hành động cho nhân viên cấp dưới hiểu rằng họ rất coi trọng và đề cao tính chính trực và những giá trị đạo đức và coi nó như là phương châm sống, phương châm làm việc.
Những việc như làm gương trong hành vi xử lý công việc hàng ngày, tuyên dương
và nêu gương trước tập thể cơ quan đối với những CBCC có hành động trung thực, liêm chính; phê bình và kỷ luật nghiêm minh những trường hợp có hành vi gian lận, không trung thực làm ảnh hưởng đến cơ quan. Việc xử phạt nên khách quan áp dụng theo một khung xử lý đề ra, khuyết khích phát hiện sai phạm và khắc phục sai phạm theo chuẩn mực đạo đức đã được xây dựng.
- Tiếp tục xây dựng đội ngũ công chức ngành Thanh tra vững mạnh, chuyên nghiệp:
+ Phải nâng cao năng lực trình độ của đội ngũ công chức làm công tác thanh tra.
Đặc biệt phẩm chất đạo đức của công chức thanh tra phải được đặt lên hàng đầu.
Mỗi công chức làm công tác thanh tra phải thật sự gương mẫu, chấp hành nghiêm túc pháp luật. Cùng với đó, cần có cơ chế đánh giá năng lực của công chức trong ngành để xác định nhu cầu đào tạo bồi dưỡng nhằm thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng có hiệu quả, tạo được đội ngũ công chức trong tương lai đáp ứng được yêu cầu mà thực tế của ngành đặt ra, từ đó xác định nội dung, chương trình phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phù hợp.
+ Cần đổi mới chương trình và phương pháp đào tạo bồi dưỡng công chức trong ngành. Hiện nay, đối với công chức ngành Thanh tra đã có Trường cán bộ thanh tra bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên từ cơ bản đến nâng cao. Tuy nhiên, cần đưa vào chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra cơ bản đối với những công chức mới vào ngành Thanh tra về những lĩnh vực như: Xây dựng cơ bản, tài chính, quản lý đất đai, tài chính - tín dụng,... là những lĩnh vực mà thanh tra thường xuyên tiếp cận.
Cần trang bị những kiến thức cơ bản về kỹ năng, những kinh nghiệm thanh tra, những ứng xử cần thiết trong quá trình thanh tra...
+ Cần phải gắn đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng công chức. Khi sử dụng đúng người, đúng chuyên môn không những nâng cao được hiệu quả công việc, cá nhân phát huy được năng lực của mình mà còn tạo ra tâm lý tích cực cho quá trình phấn đấu của công chức. Đó chính là sự trọng dụng kiến thức, kỹ năng có được của công chức. Ngược lại sử dụng công chức không đúng quy hoạch đào tạo, sẽ là sự lãng phí lớn về chi phí đào tạo bồi dưỡng, về nguồn nhân lực. Trong thực tế do nhu cầu nhân lực của ngành nhiều nhưng khó tuyển dụng nhất là ở tuyến tỉnh, huyện, vì thế nên việc sử dụng công chức trái ngành nghề vẫn còn xảy ra, chưa phát huy hết năng lực
chuyên môn của công chức và công chức ít nhiều còn gặp khó khăn khi thực thi nhiệm vụ. Đồng thời, cần tạo điều kiện cho công chức được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm thực tế trong ngành, đó là điều kiện để công chức có thể tiếp cận thực tiễn và bổ sung những hụt hẫng trong kinh nghiệm và kiến thức của mỗi công chức. Có thể tổ chức các cuộc thi về kiến thức và kỹ năng cho công chức trong ngành để tạo môi trường làm việc hòa đồng, năng động, vui vẻ, vừa kiểm tra được năng lực cá nhân hay tập thể của mỗi đội tham gia.
+ Kiểm tra thanh tra thường xuyên trình độ, kỹ năng của công chức, Thanh tra tỉnh cần xây dựng các tiêu chí đánh giá cho từng công chức thanh tra ứng với một vị trí công việc. Xây dựng thành thước đo cụ thể, ngoài thước đo về định tính như tư duy, đạo đức, tác phong, trình độ, năng lực…cần có thước đo định lượng như công việc thanh tra đã làm, kết quả thanh tra, thời gian hoàn thành đúng hạn, các giải pháp, sáng kiến khi thực hiện thanh tra.
- Tăng cường kỹ năng lãnh đạo, cách ứng xử đối với CBCC cấp dưới:
+ Cần tạo sự quan tâm của thủ trưởng đơn vị đến nhân viên: Trong tổ chức, khi lãnh đạo có những mối quan hệ sâu sắc, nhân ái với mọi người thì sẽ tạo nên sự hợp tác rộng rãi của các thành viên đối với mình. Khi người lãnh đạo có tình thương đối với mọi người thì bất ký một cơ quan tổ chức nào cũng sẽ có sức mạnh – sức mạnh được tạo nên từ phía những người thừa hành. Vì thế, sự quan tâm của người lãnh đạo không chỉ là một cảm giác, lời nói mà phải được thể hiện qua những việc làm, những hành động cụ thể. Trong ứng xử với cấp dưới, sự thể hiện lòng nhân ái quan tâm của người lãnh đạo phải dựa trân sự hiểu biết về hoàn cảnh, nguyện vọng, chứ không phải mang tính tự phát. Có thể nói, người lãnh đạo chỉ cần sử dụng linh hoạt và có hiệu quả tình cảm của mình để tạo nên mối quan hệ có hiệu quả tốt đối vớ nhân viên.
+ Phải lắng nghe và thấu hiểu ý kiến của toàn thể CBCC trong cơ quan: Người lãnh đạo thành công là những người biết lắng nghe, biết xây dựng mối quan hệ với nhân viên mà qua đó họ không chỉ thu được những thông tin cần thiết, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của cấp dưới, để có những chính sách, giải pháp phù hợp trong quá trình quản lý, mà còn là hình thức động viên, khích lệ rất lớn để nhân viên làm
việc tốt hơn. Đó cũng là cách tốt nhất để phá bỏ rào cản giữa quan hệ cấp trên và cấp dưới.
+ Luôn giữ thái độ bình tĩnh, điềm đạm trước những vấn đề mà cấp dưới trình bày làm ban lãnh đạo không hài lòng, tránh thái độ chỉ trích vội vàng. Vì những thái độ này sẽ làm cho các cán bộ e ngại không dám bộc lộ những suy nghĩ, tâm trạng của mình và như vậy thủ trưởng sẽ không có cơ hội để hiểu nhân viên của mình.
- Cơ cấu tổ chức: Việc thực hiện cơ cấu tổ chức tại đơn vị Thanh tra tỉnh Đồng Nai còn nhiều điểm chưa phù hợp với tình hình hoạt động của các đơn vị, một số bộ phận tập trung quá nhiều trong khi nhân sự lại ít, khối lượng công việc phân bổ chưa đồng đều. Cần cơ cấu tổ chức sao cho hợp lý, bên cạnh đó cũng cần thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ được giao. Cơ quan có thể luân chuyển công việc giữa các nhân viên nhằm tạo được nguồn lực đủ sức thực hiện những công việc khác nhau khi cần thiết. Cụ thể phòng thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo có thể luân chuyển đến phòng giám sát, xử lý sau thanh tra; Phòng pháp chế và phòng chống tham nhũng sang phòng thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo hoặc ngược lai,
… điều này đơn vị cần linh hoạt hơn để đảm bảo việc khi có nhân viên nghỉ đột xuất, nhân viên khác có đảm nh ận tạm thời.
- Ban hành các hình thức khen thưởng, kỷ luật rõ ràng và tương xứng:
+ Đối với công chức có thành tích trong công vụ thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng. Bên cạnh đó, công chức được khen thưởng do có thành tích xuất sắc hoặc công trạng thì được nâng lương trước thời hạn, được ưu tiên khi xem xét bổ nhiệm chức vụ cao hơn nếu cơ quan có nhu cầu.
Đồng thời, thành tích đến đâu khen thưởng đến đó, không nhất thiết phải khen theo trình tự có hình thức khen thưởng mức thấp rồi mới được khen thưởng mức cao hơn; thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng càng lớn thì được xem xét, đề nghị khen thưởng với mức cao hơn; khen thưởng tập thể nhỏ và cá nhân là chính.
+ Đối với kỷ luật thì nền tảng của kỷ luật là sự giáo dục, giúp người bị kỷ luật nhận thức đúng hơn, đầy đủ hơn về hành vi vi phạm do mình gây ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công tác. Do vậy muốn kỷ luật có hiệu quả thì các quy tắc phải được coi trọng . Hình thức kỷ luật phải tương xứng với vi phạm: khiển trách, cảnh
cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc; cần xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, tránh tình trạng gửi gắm vào làm dù không có trình độ,... khi xem xét kỷ luật phải tính đến bối cảnh, điều kiện, hoàn cảnh của vi phạm và lỗi của người vi phạm; phải đảm bảo tính khách quan và tránh sử dụng kỷ luật như biện pháp để trả thù cá nhân…).
+ Hỗ trợ kinh phí để mua các phần mềm bảo vệ phần cứng; cử các CBCC tham gia lớp tập huấn quản lý mạng giành cho chuyên ngành thanh tra.