CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CƠ
3.3. Các kiến nghị các giải pháp hỗ trợ nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại cơ
3.3.3. Kiến nghị đối Thanh tra tỉnh Đồng Nai
- Lãnh đạo Thanh tra tỉnh Đồng Nai cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của các thanh tra viên trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
- Chú trọng thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm và khi được giao; thanh tra lại theo đúng quy định của Luật thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Tổ chức có hiệu quả Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công
dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Kế hoạch phối hợp tổ chức tiếp công dân phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
- Tiếp tục triển khai, tuyên truyền Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân và các văn bản hướng dẫn thi hành đến tận cán bộ, nhân dân chấp hành đúng quy định của pháp luật, nhất là ở các xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh, nhằm nâng cao nhận thức chính sách pháp luật cho cơ quan, tổ chức, nhân dân và hạn chế tình hình khiếu kiện gay gắt, đông người, vượt cấp lên Trung ương.
- Tổ chức giám sát, kiểm tra và thi hành nghiêm túc các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật, nhất là những vụ việc đã có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và ý kiến, quyết định giải quyết các Bộ, ngành chức năng của Trung ương, chấm dứt vụ việc tồn đọng, kéo dài. Coi đây là việc làm thường xuyên của đơn vị mình;
- Tập trung giải quyết có chất lượng các vụ việc khiếu nại, tố cáo; phấn đấu đạt tỷ lệ trên 90% trong thời hạn quy định của pháp luật đối với các vụ việc mới phát sinh; chú trọng việc tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 80%.
- Hoàn thiện đề án minh bạch tài sản thu nhập; triển khai kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng tại một số bộ, ngành, địa phương và các Tập đoàn, Tổng công ty.
- Thực hiện thường xuyên chế độ luân chuyển CBCC giữa các phòng với nhau.
Đây là một việc rất quan trọng và cần thiết nhằm kiểm soát rủi ro trong công việc và tiêu cực tại đơn vị. Ngoài điều kiện trình độ phù hợp với chuyên ngành là từ đại học trở lên cần đòi hỏi phải có phẩm chất đạo đức tốt, kinh nghiệm trong công tác và có tâm huyết với nghề.
-Tổ chức thường xuyên tuần lễ lắng nghe ý kiến của người dân. Nhằm nắm được tâm tư nguyện vọng của công dân và thái độ làm việc của cán bộ tiếp dân để có biện pháp ngăn chặn kịp thời cán bộ tiếp dân làm khó, nhũng nhiễu.
- Tiếp nhận, xử lý đơn thư tố cáo tham nhũng; phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc cung cấp thông tin và phát hiện, xử lý tham nhũng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề về lý luận kiểm soát nội bộ ở chương 1, tìm hiểu và phân tích thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại cơ quan Thanh tra tỉnh Đồng Nai ở chương 2, tác giả đã đề xuất một giải pháp cũng như những kiến nghị để thực hiện những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB cơ quan Thanh tra Tỉnh, góp phần tăng cường công tác kiểm soát nội bộ tại đơn vị của mình.
Mong rằng những giải pháp đề xuất trên sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngành Thanh tra nói chung và đơn vị Thanh tra tỉnh Đồng Nai nói riêng.
KẾT LUẬN
Kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 64/SL ngày 23-11-1945 thành lập Ban Thanh tra Đặc biệt, đến nay Thanh tra Việt Nam đã trải qua 65 năm xây dựng và trưởng thành. 65 năm qua, với nhiều tên gọi và hình thức tổ chức khác nhau, Thanh tra Việt Nam đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc (1945-1954), thực hiện hai nhiệm nhiệm chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1955-1975) và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Ngày nay, đất nước đã và đang tiếp tục công cuộc đổi mới với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, ngành Thanh tra đã và đang góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Nhận thức được tầm quan trọng của ngành thanh tra, tác giả đã thực hiện đề tài “ Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại cơ quan Thanh tra tỉnh Đồng Nai”. Tác giả đã tập trung giải quyết được một số nội dung chính như sau:
+ Làm rõ khái niệm, nội dung quản lý Nhà nước đối với hoạt động kiểm soát nội bộ trong khu vực công .
+ Trên cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát tác giả phân tích thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại cơ quan Thanh tra tỉnh Đồng Nai để thấy được những tồn tại, những vấn đề còn hạn chế về môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin truyền thông, giám sát và đặc biệt là các hoạt động kiểm soát , từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao công tác kiểm soát nội bộ tại cơ quan.
Với thời gian nghiên cứu có hạn, trong khi vấn đề nghiên cứu rộng và phức tạp.
Mặc dù đã được sự giúp đỡ của các đồng nghiệp và đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của PGS.TS Hà Xuân Thạch, nhưng sự hiểu biết của bản thân còn hạn chế, chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý chia sẻ của các thầy cô giáo và những người quan tâm đến công tác thanh tra để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. /.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn kiểm toán, khoa Kế toán – Kiểm toán Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, (2012), Kiểm soát nội bộ, Nhà xuất bản Phương Đông.
2. Luật Số Thanh tra 56/2010/QH12, ban hành ngày 15/11/2010, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 11/11/2011.
4. Luật Tố cáo số 03/2011/QH13, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 11/11/2011.
5. Nghị định 86/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra, Chính phủ ban hành ngày 22/9/2011.
6. Thông tư 05/2014/TT-TTCP quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đòan Thanh tra và trình tự thủ tục tiến hành một cuộc Thanh tra, Chính phủ ban hành ngày 16/10/2014.
7. Bùi Xuân Phong (2006), Quản trị dự án đầu tư, Học viện Bưu chính viễn thông, Hà Nội.
8. Lecturer (2004), “INTERNAL CONTROLS IN ENSURING GOOD CORPORATE GOVERNANCE IN FINANCIAL INSTITUTIONS”, Bindura University, Zimbabwe.
9. Nguyễn Hồng Ánh (2008), “Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại cơ quan Bảo hiểm Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học kinh tế Tp.HCM.
10. Nguyễn Duy Thành (2010), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Thái Nguyên”, Luận văn thạc sỹ, Đại học kinh tế Quốc Dân.
11. Phạm Hồng Thái (2011), “Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của ngành y tế tỉnh Long An, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế TP. HCM.
12. - Võ Năm (2010), “Hoàn thiện công tác kiểm soát thu tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định” Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học kinh tế Đà Nẵng.
13. - Văn Thế Vinh (2015), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Cục thuế tỉnh Bình Định” Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Quy Nhơn, Bình Định
14. Vũ Hữu Đức, Kiểm soát nội bộ - bài giảng môn kiểm toán ( Hệ cao học), trường Đại học kinh tế TP.HCM, NXB Phương Đông.
PHỤ LỤC 01 PHIẾU KHẢO SÁT
BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA KHẢO SÁT VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CƠ QUAN THANH TRA TỈNH ĐỒNG NAI
Kính chào Anh / Chị
Nhằm khảo sát việc vận hành hệ thống KSNB tại cơ quan Thanh tra tỉnh Đồng Nai trong việc đáp ứng các mục tiêu mà các đơn vị đề ra, từ đó nêu ra những mặt đạt được và những điểm còn hạn chế ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu của các đơn vị nhằm đề xuất thêm một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện hơn về hệ thống KSNB tại cơ quan Thanh tra tỉnh Đồng Nai. Tất cả các câu trả lời Khách quan của Anh/Chị góp phần quyết định sự thành công của nghiên cứu này. Thông tin trả lời của từng cá nhân sẽ không xuất hiện trong kết quả nghiên cứu mà chỉ công bố kết quả tổng hợp.
Cảm ơn sự giúp đỡ của Anh/Chị!
I. Thông tin chung :
1. Họ tên : ...
2. Phòng: ... Chức vụ: ...
3. Giới tính ...
4. Thời gian công tác tại cơ quan :
a. dưới 1 năm b. 1-3 năm c. 3-5 năm d. Trên 5 năm
Anh/ Chị vui lòng trả lời bằng cách đánh dấu “x” vào ổ trả lời “có” hoặc
“không” ở từng dòng đối với mỗi câu hỏi. Những con số này thể hiện mức độ Anh/ Chị đồng ý như thế nào với câu phát biểu đó.
S T T
CÂU HỎI
TRẢ LỜI TỶ LỆ
CÓ KHÔNG CÓ KHÔNG
1. Môi trường kiểm soát a. Tính chính trực và giá trị đạo đức
01
Cơ quan có xây dựng môi trường văn hóa của tổ chức (các chuẩn mực về cách thức ứng xử và các giá trị đạo đức, cách thức truyền đạt và thực hiện trong thực tiễn) nhằm nâng cao tính trung thực và cư xử có đạo đức của nhân viên không?
02
Cơ quan có ban hành các văn bản, quy tắc, nội quy liên quan đến đạo đức nghề nghiệp và phổ biến đến từng CBCC không?
03
Lãnh đạo có thường xuyên đề cập đến vấn đề giá trị đạo đức trước toàn thể CBCC không?
04 Cơ quan có tồn tại những áp lực khiến CCBC phải hành xử trái luật không?
05
Công chức hiểu được các chính sách của ngànhthanh tra trong mối quan hệ với người dân và các tổ chức khác.
b. Năng lực nhân viên 06
Quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận, phòng ban có được phân chia rõ ràng bằng văn bản không?
07
CBCC ở tất cả các vị trí có đủ kinh nghiệm và kiến thức để thực hiện công việc không?
08
CBCC có được phân công công việc hợp lý, phù hợp với trình độ chuyên môn của từng người không?
09
Cơ quan có đưa ra những biện pháp cụ thể để xử lý nhân viên không đủ năng lực không?
c. Triết lý và phong cách lãnh đạo 10
Công tác KSNB đối với ban lãnh đạo có phải là yếu tố quan trọng không?
11
Lãnh đạo có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để điều hành hoạt động cơ quan và kiểm soát việc giải quyết tất cả các
đơn khiếu nại tố cáo hay không?
12
Mỗi quý, lãnh đạo có đưa ra các mục tiêu, phương hướng và giải pháp thực hiện nhiệm vụ công việc trong cơ quan không?
13
Ban lãnh đạo giải quyết công việc một cách thận trọng, xem xét kỹ lưỡng tất cả những rủi ro tiềm ẩn trước khi đưa ra quyết định không?
14 Ban lãnh đạo có thường xuyên tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với cán bộ, công chức.
d. Cơ cấu tổ chức
15 Cơ quan có xây dựng sơ đồ về cơ cấu tổ chức không?
16
Cơ cấu tổ chức tại cơ quan Thanh tra tỉnh Đồng Nai có phù hợp với quy mô hoạt động của cơ quan hay không?
17
Cơ cấu tổ chức của cơ quan có ban hành văn bản phân chia quyền hạn rõ ràng giữa các phòng ban, bộ phận và mối quan hệ giữa các bộ phận với nhau không?
18
Các bộ phận, phòng nghiệp vụ trong cơ quan có ban hành đầy đủ quy trình làm việc của mình không?
19
Cơ cấu tổ chức có tạo thuận lợi cho việc truyền đạt thông tin từ trên xuống, từ dưới lên trong các hoạt động cơ quan Thanh tra tỉnh Đồng Nai không?
e. Chính sách nhân sự 20
Nguồn nhân sự tại cơ quan Thanh tra tỉnh Đồng Nai có đáp ứng đủ cho nhu cầu công việc không?
21
Khi tuyển dụng nhân viên mới, cơ quan có những chính sách, thủ tục để phát triển đội ngũ nhân viên trung thực và có khả năng chuyên môn ?
22 Khi tuyển dựng, cơ quan có chú trọng đến năng lực chuyên môn không?
23 Cơ quan có xây dựng quy chế làm việc, khen thưởng và kỷ luật rõ ràng không?
24 Cơ quan có nhân viên chuyên quản lý mạng máy tính và bảo vệ phần cứng không?
25
Cơ quan có tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên tham gia các khóa học nhằm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ không?
2. Đánh giá rủi ro a. Nhận dạng rủi ro 26
Thanh tra tỉnh có xây dựng, quy hoạch chiến lược và tầm nhìn trong ngành Thanh tra không?
27
Cơ quan có xây dựng các cơ chế để nhận dạng rủi ro từ bên trong (thay đổi nhân sự chủ chốt, thay đổi hệ thống thông tin, …) không?
28
Mục tiêu chung của Thanh tra tỉnh có được cụ thể hóa thành mục tiêu cho từng bộ phận Phòng ban không?
29
Cơ quan có thường xuyên xây dựng cơ chế để nhận diện rủi ro từ bên ngoài (biến động kinh tế, chính trị, thay đổi của luật pháp, …) không?
b. Đánh giá rủi ro 30
Các lãnh đạo phòng trong cơ quan Thanh tra có ý thức trách nhiệm và chủ động trong công việc không?
31
Cơ quan có thường xuyên giám sát và phân tích các rủi ro bên trong và bên ngoài không?
32
Trình độ của cán bộ quản lý, phụ trách có đáp ứng được nhu cầu không?
c. Phát triển các biện pháp đối phó
33
Cơ quan có đề ra các biện pháp kịp thời để đối phó với rủi ro từ bên trong và bên ngoài cơ quan không?
34
Việc bảo quản để cho hệ thống dữ liệu không bị hư hỏng và mất mát có được thực hiện rất tốt tại cơ quan không?
3. Hoạt động kiểm soát a. Hoạt động kiểm soát chung 35 Cơ quan có xây dựng chính sách kiểm
soát (những nguyên tắc cần làm) không?
36
Cơ quan có xây dựng các thủ tục kiểm soát (những quy định cụ thể để thực thi chính sách kiểm soát) không?
37 Cơ quan có thường xuyên đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát không?
38
Cơ quan có đưa ra biện pháp khi hoạt động kiểm soát không hiệu quả không?
39
Chính sách kiểm soát và thủ tục kiểm soát có được xây dựng đặc thù cho những bộ phận khác nhau không?
b. Công tác Thanh tra 40
Các cuộc thanh tra có hoàn thành theo kế hoạch với chất lượng và hiệu quả cao không?
41
Thực hiện kết luận thanh tra, có đảm bảo tổ chức thực hiện từ 90% trở lên các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra không?
42
Đơn vị có thu hồi giá trị kinh tế sai phạm theo quyết định xử lý sau thanh tra nộp vào ngân sách nhà nước không?
43 Thời gian Thanh tra có được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật không?
44 Báo cáo về công tác thanh tra có chậm so với kế hoạch không?
c. Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo
45
Cơ quan có bố trí địa điểm tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật (theo Kế hoạch 9157/KH-UBND ngày 10/11/2010 của UBND tỉnh).
46
Việc tổ chức thực hiện công tác tiếp công dân có theo đúng quy định; làm tốt chức năng tham mưu cho thủ trưởng cơ quan cùng cấp thực hiện tốt công tác tiếp dân không?
47
Việc niêm yết công khai nội quy, quy chế tiếp công dân, lịch tiếp công dân. Cơ quan có thực hiện nghiêm chế độ tiếp công dân của Thủ trưởng không?
48
Việc bố trí đủ số lượng nhân sự tiếp dân theo có được thực hiện theo Kế hoạch 9157/KH-UBND ngày 10/11/2010 của UBND tỉnh (cấp sở, ngành: 01 Lãnh đạo cấp phòng và 01 cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm) không?
49 Cơ quan có giải quyết tốt các vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh không?
50 Đơn vị hạn chế đơn thư vượt cấp, giảm số đoàn khiếu nại đông người không?
51
Cơ quan có tổ chức thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật không?
d. Công tác phòng chống tham nhũng 52
Cơ quan có tuyên truyền, phổ biến, giao dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng không?
53
Thủ trưởng cơ quan có xây dựng và triển khai Kế hoạch và Chương trình hành động về công tác phòng, chống tham nhũng không?
54
Cơ quan có chủ động tự kiểm tra công khai, minh bạch trong hoạt động cơ quan mình không?
55
CBCC có tham gia cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” không?
56 Các chế tài xử lý tham nhũng như vậy đã thỏa đáng chưa?
57
Việc vi pham pháp luật có dấu hiệu tham nhũng có được phát hiện chuyển sang cơ quan điều tra xử lý không?
4. Thông tin truyền thông 58
Xây dựng hệ thống thông tin có phải là yếu tố quan trọng của Ban lãnh đạo Thanh tra tỉnh không?
59
Cán bộ then chốt có thường xuyên báo cáo tình hình công việc cho lãnh đạo để họ có thể giám sát hiệu quả và có hành động động cần thiết không?