CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG KSNB TẠI CƠ QUAN
2.3. Đánh giá hệ thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại cơ quan Thanh tra tỉnh Đồng Nai
2.3.3. Hoạt động kiểm soát
2.3.3.2. Hoạt động kiểm soát
Bảng 2.8. Tổng hợp kết quả khảo sát về hoạt động kiểm soát S
T T
CÂU HỎI
TRẢ LỜI TỶ LỆ
CÓ KHÔNG CÓ KHÔNG
I. Công tác Thanh tra
01 Các cuộc thanh tra có hoàn thành theo kế hoạch
với chất lượng và hiệu quả cao không? 30 0 100% 0%
02
Thực hiện kết luận thanh tra, có đảm bảo tổ chức thực hiện từ 90% trở lên các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra không?
29 1 96.67% 3.33%
03
Đơn vị có thu hồi giá trị kinh tế sai phạm theo quyết định xử lý sau thanh tra nộp vào ngân sách nhà nước không?
29 1 96.67% 3.33%
04 Thời gian Thanh tra có được thực hiện theo đúng
quy định của pháp luật không? 20 10 66.67% 33.33%
05 Báo cáo về công tác thanh tra có chậm so với kế
hoạch không? 21 9 70% 30%
II. Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo
01
Cơ quan có bố trí địa điểm tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật (theo Kế hoạch 9157/KH- UBND ngày 10/11/2010 của UBND tỉnh).
22 8 73.33% 26.67%
02 Việc tổ chức thực hiện công tác tiếp công dân có 25 5 83.33% 16.67%
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả tại cơ quan Thanh tra tỉnh Đồng Nai - 2016)
Công tác Thanh tra:
- Thanh tra tỉnh đã triển khai 10/10 cuộc thanh tra theo kế hoạch (qua kết quả khảo sát chiếm tỷ lệ 100%) về các nội dung: Tài chính, bồi thường, hỗ trợ và tái
theo đúng quy định; làm tốt chức năng tham mưu cho thủ trưởng cơ quan cùng cấp thực hiện tốt công tác tiếp dân không?
03
Việc niêm yết công khai nội quy, quy chế tiếp công dân, lịch tiếp công dân. Cơ quan có thực hiện nghiêm chế độ tiếp công dân của Thủ trưởng không?
30 0 100%
0%
04
Việc bố trí đủ số lượng nhân sự tiếp dân theo có được thực hiện theo Kế hoạch 9157/KH-UBND ngày 10/11/2010 của UBND tỉnh (cấp sở, ngành:
01 Lãnh đạo cấp phòng và 01 cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm) không?
17 13 56.67% 43.33%
05 Cơ quan có giải quyết tốt các vụ việc khiếu nại,
tố cáo mới phát sinh không? 25 5 83.33% 16.67%
06 Đơn vị hạn chế đơn thư vượt cấp, giảm số đoàn
khiếu nại đông người không? 18 12 60% 40%
07
Cơ quan có tổ chức thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật không?
30 0 100% 0%
III. Công tác phòng chống tham nhũng 01 Cơ quan có tuyên truyền, phổ biến, giao dục
pháp luật về phòng, chống tham nhũng không? 22 8 73.33% 26.67%
02
Thủ trưởng cơ quan có xây dựng và triển khai Kế hoạch và Chương trình hành động về công tác phòng, chống tham nhũng không?
30 0 100% 0%
03 Cơ quan có chủ động tự kiểm tra công khai,
minh bạch trong hoạt động cơ quan mình không? 21 9 700% 30%
04 3
CBCC có tham gia cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
không?
29 01 96.67% 3.33%
05 Các chế tài xử lý tham nhũng như vậy đã thỏa
đáng chưa? 13 17 43.33% 56.67%
06
Việc vi pham pháp luật có dấu hiệu tham nhũng có được phát hiện chuyển sang cơ quan điều tra xử lý không?
20 10 66.67% 33.33%
định cư, trách nhiệm việc thực hiện pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, quốc phòng, an ninh và phòng chống tham nhũng đối với các đơn vị cấp tỉnh và cấp huyện.
- Qua kết quả khảo sát chiếm 96.67% về việc thực hiện theo kết luận thanh tra và thu hồi giá trị kinh sai phạm theo quyết định xử lý sau thanh tra nộp vào ngân sách nhà nước.
- Thực tế, theo kết quả thanh tra đã phát hiện sai phạm số tiền là 374 triệu đồng và đã thu hồi 100% số tiền sai phạm về cho ngân sách theo quy định và thu hồi dứt điểm số tiền 1.282 triệu đồng của các Đoàn thanh tra năm 2014. Như vậy, năm 2015, Thanh tra tỉnh Đồng Nai đã thu hồi và nộp về ngân sách nhà nước số tiền 1.656 triệu đồng. Việc theo dõi, đôn đốc xử lý sau thanh tra được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả và đúng quy định pháp luật .
- Đối với thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, Thanh tra các sở, ban ngành đã tiến hành và kết thúc 3.704 cuộc thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực giao thông; tài nguyên và môi trường; công thương; xây dựng; giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ; lao động; văn hóa thể thao và du lịch, vệ sinh an toàn thực phẩm; thông tin truyền thông; y tế.... Qua thanh tra, kiểm tra đã ban hành 8.601 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, với số tiền là 35.316 triệu đồng, các đối tượng đã nộp Kho bạc số với tiền là 34.170 triệu đồng.
- Tuy nhiên qua kết quả khảo sát về việc thời gian Thanh tra có được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật chiếm 66.67% ý kiến CBCC. Thời hạn các cuộc thanh tra thường kéo dài, vi phạm thời gian theo quy định của pháp luật, không đáp ứng được yêu cầu khẩn trương, kịp thời của công tác quản lý nhà nước.
Hàng năm, số lượng Đoàn thanh tra không thực hiện đúng tiến độ theo quy định pháp luật và phải chuyển sang năm sau để tiếp tục thực hiện chiếm tỷ lệ đáng kể.
- Về việc xây dựng báo cáo kết quả thanh tra và ban hành kết luận thanh tra còn chậm so với kế hoạch qua kết quả khảo sát chiếm tỷ lệ cao (khoảng 70%). Thực tế trong thời gian vừa qua, sau khi kết thúc thanh tra tại đơn vị các Đoàn thanh tra mới bắt đầu tập trung soạn thảo Báo cáo kết quả thanh tra nên thời gian viết báo cáo thường kéo dài hơn so với quy định. Nội dung báo cáo thường dàn trải, chưa nêu bật được tính chất, mức độ sai phạm và trách nhiệm của cá nhân có liên quan; các
nội dung nêu trong dự thảo báo cáo chỉ dừng lại mô tả sự việc, chưa xem xét đầy đủ các sự kiện có liên quan, chứng cứ chưa chắc chắn nên khi đánh giá, kết luận rất khó và thường có ý kiến khác nhau giữa các thành viên Đoàn thanh tra; Mặc dù Đoàn thanh tra có nhiều cố gắng trong việc thẩm tra, xác minh, kết luận các nội dung thanh tra nhưng chất lượng báo cáo kết quả thanh tra còn hạn chế.
Về công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo:
Tổ chức tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân là một trong những biện pháp quan trọng góp phần đảm bảo thực hiện quyền làm chủ của nhân dân; đồng thời là một kênh thông tin quan trọng góp phần cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Thanh tra tỉnh Đồng Nai được sát với tình hình thực tiễn.
- Về công tác tiếp dân: Thủ trưởng đơn vị đã thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp công dân thường xuyên, định kỳ và đột xuất theo quy định. Đặc biệt, đã dành thời gian thích đáng trực tiếp gặp gỡ và đối thoại với công dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân để kịp thời giải quyết đúng chính sách, pháp luật những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân nên số lượng công dân đến khiếu nại, tố cáo giảm đáng kể.
+ Việc bố trí địa điểm tiếp công dân qua kết quả khảo sát chiếm tỷ lệ 73.33%. Thực tế tại cơ quan Thanh tra tỉnh Đồng Nai, bộ phận tiếp dân và bộ phận văn phòng chung một văn phòng nên đôi lúc trang thiết bị cơ sơ vật chất còn hạn chế. Hàng ngày, có 01 cán bộ chuyên trách làm bộ phận tiếp dân và thứ 5 hàng tuần sẽ có 01 lãnh đạo trực tiếp đối thoại tiếp công dân. Tuy vậy, việc niêm yết công khai nội quy, quy chế tiếp công dân, lịch tiếp công dân được cơ quan thực hiện đầy đủ (qua kết quả khảo sát chiếm tỷ lệ 100%).
+ Qua công tác tiếp công dân, lãnh đạo đơn vị đã tiếp thu và ghi nhận những ý kiến kiến nghị, phản ánh của công dân để xem xét, trả lời những đề xuất, kiến nghị thuộc thẩm quyền hoặc hướng dẫn công dân đến đúng cấp có thẩm quyền để xem xét giải quyết; đồng thời, chỉ đạo các cấp, các ngành có thẩm quyền tăng cường đối thoại với công dân để giải thích, trả lời những bức xúc, vướng mắc, kịp thời giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo theo qui định của pháp luật. Đối với các khiếu nại, kiến nghị, phản ánh mà lãnh đạo chưa giải quyết được, sau mỗi buổi tiếp
công dân, đều có thông báo giao trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị, địa phương xử lý, trả lời cho công dân và báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện theo quy định.
+ Toàn tỉnh đã tiếp 7.053 lượt người đến khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị (giảm 613 lượt người so với cùng kỳ năm 2014); trong đó, Thanh tra tỉnh tiếp 13 lượt người đến khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị. Qua ý kiến trình bày của công dân, lãnh đạo các cấp đã giải thích, hướng dẫn trả lời và chỉ đạo các cơ quan liên quan tham mưu xử lý theo quy định pháp luật.
+ Nội dung tiếp công dân chủ yếu liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng Quốc lộ 1A; tranh chấp đất đai, lấn chiếm đất công; khiếu nại các quyết định hành chính, hành vi hành chính, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; kiến nghị giải quyết về chế độ, chính sách trợ cấp cho người lao động bị mất việc làm.
- Về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo: Qua thanh tra nhận thấy, việc chấp hành pháp luật về Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo của các đơn vị, địa phương khá tốt; công tác tiếp nhận và giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo đã được lãnh đạo đơn vị quan tâm giải quyết kịp thời. Đặc biệt, trong công tác hòa giải ở cơ sở, công tác tổ chức gặp gỡ, đối thoại, lãnh đạo các địa phương đã nêu cao trách nhiệm của mình, xem xét vụ việc có lý, có tình nên đã giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc góp phần hạn chế phát sinh đơn, thư khiếu nại, tố cáo. Đồng thời, qua công tác thanh tra, kiểm tra đã chỉ ra những thiếu sót (chủ yếu về trình tự, thủ tục, hình thức văn bản...) cần khắc phục, chấn chỉnh, đã kiểm điểm rút kinh nghiệm các tổ chức và cá nhân đối với những thiếu sót trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm đưa công tác giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân ngày càng đi vào nền nếp, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, ổn định tình hình an ninh, chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn.
+ Qua kết quả khảo sát, trên 83% ý kiến CBCC cho rằng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã được kiến nghị xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý sai phạm và được thực thi.
+ Khoảng 60% CBCC cơ quan đã hạn chế được các đơn thư vượt cấp, giảm số đoàn khiếu nại đông người. Tuy nhiên, với số liệu khảo sát cho thấy, tình trạng
khiếu nại tố cáo vẫn còn nhiều và việc giải quyết dứt điểm các đơn thư vẫn kéo dài và chưa dứt điểm.
Về công tác phòng chống tham nhũng:
- Qua kết quả khảo sát, 100% ý kiến CBCC đồng ý cho rằng thủ trưởng cơ quan có xây dựng và triển khai Kế hoạch và Chương trình hành động về công tác phòng, chống tham nhũng.
- Thực tế, tại đơn vị Thanh tra tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2015, Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động về PCTN năm 2015, Tham mưu tổng hợp báo cáo kết quả kê khai tài sản, thu nhập năm 2014 theo quy định. Tại cơ quan Thanh tra tỉnh đã thực hiện tốt việc xây dựng và triển khai Kế hoạch và Chương trình hành động về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2015; Kế hoạch tự kiểm tra công khai, minh bạch trong hoạt động cơ quan; thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về phòng chống tham nhũng.
- Trong năm 2015, Thanh tra tỉnh đã triển khai và kết thúc 03 Đoàn thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng theo kế hoạch đã đề ra (đạt tỷ lệ 100%).
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giao dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng tuy được quan tâm bằng nhiều thức phong phú và đạt một số hiệu quả nhất định (kết quả khảo sát chiếm trên 73%) .
- 70% ý kiến CBCC cho rằng cơ quan luôn chủ động tự kiểm tra công khai, minh bạch trong hoạt động cơ quan mình. Điều này cho thấy cơ quan đã thực hiện chế độ công khai, minh bạch về kinh tế, tài chính torng cơ quan mình. Đồng thời, thực hiện có hiệu quả việc kê khai và công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức theo quy định. Xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu khi để cơ quan, đơn vị xảy ra tham nhũng, lãng phí. Xử lý đúng pháp luật, kịp thời, công khai cán bộ tham nhũng, tịch thu sung công tài sản tham nhũng và có nguồn gốc tham nhũng; có cơ chế khuyến khích và bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
- Trên 96% là tỷ lệ được khảo sát về CBCC tham gia cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Theo hướng dẫn của Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh Toàn thể cán bộ, công chức người lao động Thanh tra tỉnh tham gia thực hiện đăng ký nêu gương 03 chuyên đề tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh về “Trung thực trách nhiệm”, “gắn bó với nhân dân” và “xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh” định kỳ hàng quý chi bộ tổ chức đánh giá trong buổi sinh hoạt định kỳ tháng cuối quý; tất cả Đảng viên tham gia học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, định kỳ hàng tháng thực hiện đánh giá trong cuộc họp chi bộ. Ngoài ra, vào sáng thứ hai hàng tuần, Thanh tra tỉnh tổ chức sinh hoạt tư tưởng qua những mẫu chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong cơ quan.
- Khoảng 43% ý kiến CBCC cho rằng các chế tài xử lý tham nhũng còn hạn chế; Trên 33% ý kiến CBCC cho rằng việc vi phạm pháp luật có dấu hiệu tham chưa được chuyển sang cơ quan điều tra xử lý. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động của các cơ quan chuyên trách về PCTN còn hạn chế; vai trò của xã hội trong công tác PCTN chưa được phát huy đầy đủ. Công tác giám sát, kiểm tra, giữ gìn kỷ cương, kỷ tại đơn vị chưa thường xuyên; việc xử lý hành vi tham nhũng trong một số trường hợp còn chưa nghiêm, chưa kịp thời, còn có biểu hiện nương nhẹ. Vẫn còn tình trạng lợi dụng các quy định của pháp luật chưa chặt chẽ để xử lý hành vi tham nhũng bằng biện pháp kỷ luật hành chính hoặc áp dụng nhiều tình tiết giảm nhẹ để xử phạt dưới khung hình phạt hoặc hưởng án treo, phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ.