T ng bi ổế động chi phí nguyên v t li u tr c ậ ệự
3.4.4. Đối với Hội Kế toán Việt Nam
Đối với các nước có nền kế toán nói chung và kế toán quản trị nói riêng phát triển đều có tổ chức hội nghề nghiệp kế toán quản trị, đó là các viện kế toán quản trị viên. Thí dụ như, tại Mỹ và Canada có Institute of Management Accountants (IMA), ở Vương quốc Anh có Chartered Institute of Management Accountants (CIMA), ở Australia có Institute of Certified Management Accountants (ICMA). Tổ chức CIMA của Vương quốc Anh còn có các chi nhánh ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, cả ở Châu Á, châu Phi, và Australia. Tất cả các tổ chức này đều tổ chức thi và cấp chứng nhận Kế toán quản trị viên công chứng (Certified Management Accountant – CMA) cho những người muốn hành nghề kế toán quản trị một cách chuyên nghiệp và có uy tín. Những người có chứng chỉ CMA đều được quyền là hội viên của các tổ chức đó. Theo đánh giá của các tổ chức kinh doanh tại các nước này, họ cần có các nhân viên kế toán có chứng chỉ CMA hơn là chứng chỉ CPA (Certified Public Accountant) do phạm vi kiến thức của các CMA rộng và phù hợp hơn đối với họ cả về kế toán, tài chính và quản lý [71].
Đối với Hội Kế toán Việt Nam, kể từ khi thành lập đến nay vai trò của Hội đối với nghề nghiệp kế toán nói chung thực sự mờ nhạt bởi mọi nguyên tắc, qui định liên quan tới nghề nghiệp kế toán đều do Bộ Tài chính ban hành. Ngay cả việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ CPA cũng do Bộ Tài chính. Mặc dù gần đây Bộ Tài chính cũng đã từng bước chuyển giao công việc cho Hội nhưng trên thực tế vai trò của Hội cũng chưa có gì đáng kể. Chính vì vậy, tác giả cho rằng việc thành lập một tổ chức nghề nghiệp riêng cho lĩnh vực kế toán quản trị ở Việt Nam vào thời điểm này có tính khả
thi không cao, mà Hội Kế toán Việt Nam trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hiện tại sẽ là tổ chức nghề nghiệp cho cả lĩnh vực kế toán quản trị. Việc xây dựng và vận hành hệ thống kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp có thể là một cơ hội để nâng cao vị thế của tổ chức hội. Như phần trên đã trình bày, những nhân viên kế toán quản trị phải là những người có trình độ cao, am hiểu sâu sắc các vấn đề trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hội Kế toán Việt Nam có thể tổ chức các kỳ thi cấp chứng chỉ kế toán quản trị viên (CMA) giống như các nước khác và cung cấp nguồn nhân lực này cho các doanh nghiệp.
Tóm lại, để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, xây dựng và vận hành hệ thống kế toán quản trị chi phí là công việc mang tính bắt buộc. Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm, chương này xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam bao gồm:
o Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ với mức độ hoạt động
o Lập dự toán chi phí
o Xác định khối lượng sản xuất hợp lý cho từng lô
o Tính giá thành cho từng lô sản xuất theo phương pháp chi phí thông thường
o Chi phí sản xuất chung được tách thành 2 nhóm, theo cấp lô sản xuất và theo cấp phân xưởng
o Phân tích biến động giữa dự toán và thực tế để tăng cường kiểm soát chi phí
o Lập các báo cáo kết quả kinh doanh theo sản phẩm, theo bộ phận sản xuất để tăng cường kiểm soát chi phí và đánh giá khả năng sinh lời của các sản phẩm và phân xưởng.
o Xây dựng giá chuyển nhượng giữa bộ phận sản xuất và các chi nhánh tiêu thụ để tăng cường trách nhiệm của các chi nhánh tiêu thụ đối với hiệu quả hoạt động của toàn doanh nghiệp.
o Xây dựng bộ máy kế toán quản trị theo mô hình hỗn hợp với việc đổi mới các phương pháp tổ chức chứng từ, tài khoản và phương pháp kế toán. Chương này cũng đã đưa ra một số yêu cầu đối với Nhà nước, Bộ tài chính, Hội Kế toán và bản thân các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm để có thể vận hành được mô hình kế toán quản trị chi phí trong thực tế tại các doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển cũng như phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt, ngành sản xuất dược phẩm của Việt Nam, với trình độ non kém đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt đối với các hãng dược phẩm nước ngoài. Để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, một điều kiện sống còn đối với các doanh nghiệp là phải kiểm soát tốt chi phí và có các quyết định kinh doanh đúng đắn, điều này chỉ có được thông qua hệ thống kế
toán quản trị chi phí. Chính vì vậy luận án đã nghiên cứu và xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí phù hợp cho các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam.
Luận án đã nghiên cứu những mô hình lý thuyết cơ bản của kế toán quản trị chi phí, đồng thời luận án đã tìm hiểu sự vận dụng các mô hình lý thuyết cơ bản này vào thực tế hoạt động kinh doanh ở các nước trên thế giới, bao gồm các nước có nền kinh tế và kế toán phát triển và các nước có nền kinh tế và kế toán đang phát triển.
Bên cạnh đó, luận án cũng đã đi sâu nghiên cứu chế độ kế toán chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam qua các thời kỳ và đánh giá thực trạng kế toán chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam hiện nay chưa thật sự phù hợp với đặc điểm ngành dược và khó có thể đáp ứng được nhu cầu thông tin cho việc ra các quyết định kinh doanh hợp lý.
Trên cơ sở các mô hình lý thuyết kế toán quản trị chi phí cơ bản, khả năng ứng dụng vào thực tiễn hiện nay ở Việt Nam và những đặc điểm trong tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam, luận án đã xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam, đó là tăng cường kiểm soát chi phí thông qua việc phân loại chi phí, lập dự toán chi phí, phân tích biến động chi phí, xác định qui mô hợp lý cho từng lô sản xuất. Bên cạnh đó, cần đánh giá kết quả hoạt động chi tiết theo từng sản phẩm, từng phân xưởng sản xuất và từng chi nhánh tiêu thụ.
Ngoài ra, luận án cũng đưa ra các điều kiện để có thể thực hiện được mô hình kế toán quản trị chi phí này trong các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam, đó là cần có sự kết hợp của cả Nhà nước, doanh nghiệp, Bộ Tài chính và các hội nghề nghiệp.