T ng bi ổế động chi phí nguyên v t li u tr c ậ ệự
3.4.2. Đối với Nhà nước
Như phần trên đã trình bày, hiện nay các nhà quản trị doanh nghiệp không có sự nhận thức đúng đắn về vai trò của kế toán quản trị chi phí, hầu hết các quyết định của họ đều không phải dựa trên việc phân tích thông tin một cách khoa học. Một trong những lý do cơ bản của tình trạng này là môi trường hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp không thật sự cạnh tranh bình đẳng, đặc biệt là trong ngành dược phẩm với yêu cầu đáp ứng cả ba mục tiêu kinh tế, y tế và xã hội. Việc cạnh tranh giữa dược phẩm trong nước và dược phẩm nước ngoài tỏ ra quá không cân sức. Các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước bị khống chế về tỷ lệ chi hoa hồng bán hàng theo các qui định tài chính hiện hành, đồng thời phải sản xuất đủ cơ cấu mặt hàng và không được phép tăng giá thuốc để bảo đảm các mục tiêu y tế và xã hội. Trong khi đó khi các hãng dược phẩm nước ngoài chi hoa hồng cho bác sỹ kê đơn và cửa hàng kinh doanh thuốc với tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với dược phẩm trong nước và được toàn quyền lựa chọn cơ cấu mặt hàng sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam. Mặc dù đã có các qui định cấm việc chi hoa hồng cho các bệnh viện hay bác sĩ kê đơn, nhưng do hệ thống ban hành và thực thi pháp luật Việt Nam còn chưa được chặt chẽ nên trên thực tế việc kinh doanh không bình đẳng này vẫn diễn ra tương đối phổ
biến. Trong môi trường kinh doanh ấy, các nhà quản trị doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam cũng khó có thể trông chờ vào sự trợ giúp của hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí mà có thể cũng phải tìm cách “lách luật” giống như các hãng dược phẩm nước ngoài.
Nhằm tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh để cho các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm có thể tự tin đưa ra các quyết định kinh doanh dựa trên tiềm lực của bản thân với sự hỗ trợ của hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí, Nhà nước cần có những thay đổi trong hệ thống pháp luật và chính sách kinh tế vĩ mô, cần có sự bình đẳng về giá, bình đẳng về phương thức tiếp thị và tỷ lệ hoa hồng giữa dược phẩm trong nước và dược phẩm nước ngoài. Có như vậy mới thúc đẩy được sự phát triển của dược phẩm trong nước và là tiền đề cho việc xây dựng và vận hành hệ thống kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam.
Bên cạnh đó cần đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá các công ty dược phẩm nhà nước. Một khi các doanh nghiệp sản xuất dược vẫn còn có sự nâng đỡ của Nhà nước thì các nhà quản trị doanh nghiệp sẽ không chủ động trong hoạt động kinh doanh, không thấy nhu cầu bức thiết về thông tin để ra các quyết định quản lý. Đối với Tổng công ty Dược Việt Nam, hiện tại có 17 thành viên trong đó cũng có nhiều đơn vị đã tiến hành cổ phần hoá. Giống như các tổng công ty khác, tổng công ty Dược Việt Nam cũng cần nhanh chóng chuyển sang mô hình tập đoàn kinh tế (Mẹ – Con) để tăng cường các mối quan hệ tài chính giữa các công ty trong tập đoàn. Cho phép các đơn vị không muốn tham gia trong tập đoàn được tách ra hoạt động độc lập.