Đối với Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔ HÌNH KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM VIỆT NAM (Trang 46 - 48)

T ng bi ổế động chi phí nguyên v t li u tr c ậ ệự

3.4.3.Đối với Bộ Tài chính

Hiện tại khái niệm về kế toán quản trị mới được đề cập đến trong Luật Kế toán được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2003. Điều 10 Luật Kế toán khẳng định hệ thống kế toán trong mỗi đơn vị bao gồm hai bộ phận kế toán tài chính và kế toán quản trị. Trong đó kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị. Ngày 12/6/2006 Bộ Tài chính cũng đã ban hành thông tư số 53/2006/TT-BTC hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp, tạo cơ

sở ban đầu cho việc nhận thức cũng như định hướng cho việc tổ chức thực hiện kế toán quản trị trong các doanh nghiệp. Mặc dù có tính linh hoạt cao nhưng việc xây dựng và vận hành hệ thống kế toán quản trị (trong đó có hệ thống kế toán quản trị chi phí) là một công việc mới mẻ, đầy khó khăn và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm nói riêng, nhất là khi thói quen tổ chức thực hiện công tác kế toán trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là thực thi theo những qui định của chế độ tài chính - kế toán do Bộ Tài chính ban hành.

Mặt khác, như đã đề cập trong chương 1 và mô hình kế toán quản trị chi phí xây dựng ở chương 3, để các thông tin kế toán quản trị cung cấp có ý nghĩa thực tiễn đối với các nhà quản lý, phương pháp kế toán quản trị có những điểm khác biệt nhất định so với các phương pháp kế toán tài chính theo các hướng dẫn cụ thể hiện hành. Đối với việc tính giá thành sản phẩm theo phương pháp chi phí thông thường, nếu để tồn tại song song hai phương pháp kế toán: phương pháp chi phí thực tế như hiện tại để phục vụ mục tiêu của hệ thống kế toán tài chính và phương pháp chi phí thông thường như đề xuất để phục vụ mục tiêu của kế toán quản trị chi phí thì cả các nhà quản trị doanh nghiệp và nhân viên kế toán đều cảm thấy ít có tính khả thi do quá cồng kềnh. Hơn nữa cần khẳng định rằng việc tính giá thành theo phương pháp chi phí thông thường không vi phạm các chuẩn mực kế toán về hành tồn kho cũng như thông tin trên các báo cáo tài chính. Chính vì vậy, theo tác giả Bộ Tài chính (Vụ chế độ kế toán và Tổng cục Thuế) cần có sự chấp thuận chính thức bằng văn bản đối với phương pháp chi phí thông thường trong hệ thống kế toán tài chính cũng như kế toán thuế nhằm giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp khi xây dựng và vận hành hệ thống kế toán quản trị chi phí. Hoặc việc hạch toán các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn cho công nhân sản xuất, theo các hướng dẫn của kế toán tài chính hiện nay là tính vào chi phí nhân công trực tiếp, nhưng để có thể tính được giá thành cho từng lô sản xuất như luận án đã trình bày thì sẽ gây khó khăn cho công tác kế toán tại đơn vị. Tuy nhiên việc hạch toán các khoản này vào chi phí sản xuất chung cũng không phải là vi phạm các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán và

cũng đã được hệ thống kế toán của nhiều nước áp dụng, như tại Mỹ và Anh [22, tr217], [54, tr557]. Hoặc tại Việt Nam, các đơn vị xây lắp cũng được phép hạch toán các khoản này vào chi phí sản xuất chung cũng xuất phát từ thực tế lập dự toán chi phí cho các công trình. Vì vậy Bộ Tài chính cũng nên cho phép các doanh nghiệp hạch toán các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn cho công nhân sản xuất vào chi phí sản xuất chung nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện kế toán quản trị trong các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔ HÌNH KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM VIỆT NAM (Trang 46 - 48)